Người sống thọ thường có thói quen cọ rửa thật sạch 3 bộ phận này trên cơ thể, nếu bạn cũng làm đủ thì sức khỏe sẽ rất tốt.
Những người phụ nữ sống thọ thường có thói quen làm sạch 3 khu vực này trên cơ thể, bạn thử kiểm tra xem có giống mình không nhé!
Tắm là một hoạt động cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Trong văn hóa của người Nhật Bản, tắm được coi là một hình thức thư giãn, giải tỏa căng thẳng đồng thời giúp họ nâng cao sức đề kháng, làm đẹp da, tăng cường sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc tắm rửa cẩn thận. Nhiều người coi công việc tắm rửa chỉ là cách thức để họ rửa trôi chất bẩn trên người, do đó thường thực hiện việc tắm qua loa hoặc tắm rửa không đúng cách.
Y học cổ truyền Trung Quốc đã viết về vấn đề này như sau: Nếu cơ thể không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho một số vi khuẩn tấn công gây bệnh. Ngoài ra, việc tắm rửa phải tuân thủ đúng trình tự và khoa học mới mang lại lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu tắm rửa sạch sẽ 3 bộ phận này, không những tốt cho cơ thể mà còn kéo dài tuổi thọ, đảm bảo sức khỏe.
Người sống thọ thường có thói quen tắm rửa sạch sẽ 3 bộ phận cơ thể
Đó là:
1. Vùng nách.
Nách là vùng da dưới cánh tay, đổ rất nhiều mùi hôi nên tạo điều kiện lý tưởng cho một số loại vi khuẩn phát triển. Bạn không nên để vùng da này quá bẩn vì có thể khiến khu vực này bị ngứa, có mùi hương khó chịu và gây bệnh viêm nang lông.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, vệ sinh kỹ vùng nách là cách để mở rộng khí quản, làm dịu thần kinh. Điều này có ý nghĩa trong việc cải thiện tốc độ lưu lượng máu, cải thiện sức khỏe tiêu hóa cho phụ nữ.
2. Đùi.
Trong Đông y, đùi là cơ quan có "đường kinh tuyến" nối đến gan, do đó chăm sóc đùi cũng là một điều quan trọng để duy trì sức đề kháng khỏe mạnh. Sở dĩ đùi thường dễ bị đổ mồ hôi và tăng nhiệt độ bởi chúng thường bị bao phủ bởi lớp quần áo dài tay thường ngày. Do đó, nếu không chăm sóc kỹ khu vực này, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và ngứa ngáy, từ đó ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng, trong đó có gan.
3. Bàn chân.
Đông y quan niệm: Chân là bộ não thứ 2 của cơ thể. Ngoài đóng vai trò là một bộ phận nâng đỡ trọng lượng cơ thể, bàn chân còn chứa nhiều huyệt vị quan trọng nhất. Bộ phận này liên quan đến lục phủ ngũ tạng, thông suốt từ trong ra ngoài. Lòng bàn chân còn kết nối với thận, ngón cái thì có liên quan đến gan, mu ngón thứ hai liên hệ với dạ dày…
Vệ sinh sạch sẽ bàn chân giúp cải thiện lưu thông máu trên da, làm giãn mạch máu, cải thiện tốc độ thải độc tố, giảm độ nhớt của máu và phòng ngừa bệnh tật.
Theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc, vệ sinh sạch sẽ bàn chân giúp cải thiện lưu thông máu trên da, làm giãn mạch máu, cải thiện tốc độ thải độc tố, giảm độ nhớt của máu và phòng ngừa bệnh tật. Nói cách khác, chăm sóc bàn chân cũng là cách để cơ thể ngày càng khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Trước khi đi ngủ, bạn có thể massage chân trong vài phút sẽ giúp ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, người sống thọ thường tắm như thế nào?
- Thời gian tắm không nên quá lâu, mỗi lần tắm từ 15-20 phút.
- Nhiệt độ nước quá lạnh dễ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, hạ huyết áp và đột quỵ. Tốt nhất là nên tắm khi nước ở nhiệt độ khoảng 20-25 độ C.
- Vào ngày hè cũng chỉ nên tắm tối đa 2 lần/ngày, một lần vào buổi sáng và có thể thêm một lần vào buổi chiều tối. Tắm nhiều lần gây ra hiện tượng khô da, làm mất đi các vi khuẩn có lợi trên da.
- Sau khi đi nắng hoặc ra nhiều mồ hồi, nên chờ đợi khoảng 15p cho đến khi cơ thể khô ráo rồi mới đi tắm.
Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sưc khỏe - bình an và hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA BẠN