Công Dụng l Hình Ảnh l Cách Dùng Cây Thuốc Thất Diệp Nhất Chi Hoa Công Dụng l Hình Ảnh l Cách Dùng Cây Thuốc Thất Diệp Nhất Chi Hoa | Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Công Dụng l Hình Ảnh l Cách Dùng Cây Thuốc Thất Diệp Nhất Chi Hoa đông y gia truyền tấn khang Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021 No Comment

Công Dụng l Hình Ảnh l Cách Dùng Cây Thuốc Thất Diệp Nhất Chi Hoa. 




Bạn đã bao giờ nghe nói đến loại thảo dược “bảy lá một hoa” hay chưa? Trong Đông Y, loại thảo dược có tên xa lạ này lại được xem là thuốc quý hiếm với những công dụng tốt cho sức khỏe. Bạn đang hứng thú muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về cây bảy lá một hoa? Trong bài viết này Đông Y Gia Truyền Tấn Khang sẽ giúp bạn có thêm thông tin về loại dược liệu này.


Cây bảy lá một hoa là gì?.

Loại thảo dược bảy lá một hoa còn được gọi với cái tên là: Thất diệp nhất chi hoa. Cây thuốc được xem là loại kỳ hoa dị thảo với hình dạng đặc biệt và có thành phần dược chất quý hiếm.


Công Dụng l Hình Ảnh l Cách Dùng Cây Thuốc Thất Diệp Nhất Chi Hoa


Đây là thảo dược mọc tự nhiên trong rừng, có khả năng sống lâu năm và sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện tự nhiên khác nhau.

Những đặc điểm dễ nhận thấy của thảo dược.

Để nhận biết loại thảo dược này, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:

Cây thuốc dạng thân thảo nhỏ, có thể sống lâu năm với phần thân và rễ ngắn chỉ từ 12 – 17cm.

Trên thân cây có những đốt nhỏ màu vàng, trắng hay xám vàng.

Từ phần rễ nổi trên mặt đất, cây có thể mọc cao đến 1m theo dáng thẳng đứng.

Phần ngọn cây thường có 4 – 7 lá xếp thành vòng, số đài ls bằng số cánh hoa và số lá.

Thông thường, số lượng nhị hoa sẽ gấp đôi lượng lá cây.

Gốc và nhụy hoa có màu sắc nổi bật, đa dạng từ màu tía đến màu xanh lam.

Tại Việt Nam nước ta, thảo dược tập trung xuất hiện nhiều ở những tỉnh vùng núi phía Bắc, miền Trung hay vùng Tây Nguyên.

Để cung cấp đủ dược liệu cho thị trường, hiện tại loại cây này đã được trồng tại những vùng khí hậu ít gió, thoáng mát, điều kiện môi trường có độ ẩm cao. Cây chủ yếu được nhân giống từ thân rễ hoặc hạt.

Sử dụng bộ phận nào để làm thuốc?

Với loại cây bảy lá một hoa này thường sẽ sử dụng phần thân rễ để làm thuốc. Thảo dược này không quy định quá khắt khe về thời gian thu hoạch. Tuy nhiên vào mùa đông, thu hoạch dược liệu sẽ giúp giữ được dược tính cao nhất.

Phần thân rễ của cây sau khi thu hoạch và làm sạch, có thể sử dụng tươi hay phơi khô để dùng dần tùy ý. Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, trong cây bảy lá một hoa tồn tại những dược chất quý hiếm, có lợi trong việc ức chế gốc tự do, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tế bào xấu và ngăn ngừa tình trạng ung bướu.

Những công dụng nổi bật nhất của dược liệu.

Nói đến những công dụng nổi bật của cây thảo dược bảy lá một hoa. Không thể kể thiếu những điểm sau:

Thất diệp nhất chi hoa có thành phần dược chất quý hiếm hỗ trợ làm chậm phát triển kích thước khối u, ngăn chặn tình trạng khối u lây lan.

Là bài thuốc có công dụng chống viêm, tiêu sưng hiệu quả.

Theo như nghiên cứu của các chuyên gia, dược chất trong cây bảy lá một hoa còn có khả năng hỗ trợ ức chế tình trạng tăng trưởng nhanh chóng của bệnh ung thư.

Có thể sử dụng cây thất diệp nhất chi hoa để điều trị các bệnh về hô hấp. Cụ thể là: Viêm amidan, viêm họng cấp tính, ho có đờm lâu ngày không khỏi, ho lao, viêm phổi, ho khan ngứa rát cổ họng.

Thành phần trong cây thuốc còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, cải thiện sức đề kháng ở người lớn tuổi, người mới ốm dậy, người bị suy nhược.

Dược tính trong cây thuốc có công dụng tốt trong việc phục hồi chức năng và bảo vệ lá gan luôn khỏe mạnh. Đồng thời sử dụng thảo dược còn giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

Ngoài ra, cây thuốc còn được sử dụng nhiều trong điều trị những vấn đề về sức khỏe như: Chữa vết thương do rắn độc cắn, viêm tuyến vú, mụn nhọt, sốt rét cơn, hen suyễn…

Tham khảo những bài thuốc từ cây bảy lá một hoa.

1. Trị bệnh viêm phế quản mãn tính.

Bạn sử dụng thân rễ cây thất diệp bán chi liên đã phơi khô, rửa sạch và nghiền thành bột mịn. Tiếp đến sử dụng 5g bột để sắc thành thuốc uống trong ngày. Bệnh nhân kiên trì sử dụng 2 tuần sẽ cảm nhận được tình trạng bệnh giảm dần.

2. Sử dụng thảo dược chữa độc rắn cắn.

Với vết thương bị rắn độc cắn, bạn sử dụng từ 5 – 7 lá cây bảy lá một hoa đã rửa sạch, giã nát để đắp lên vết thương. Đồng thời, bạn sử dụng khoảng 20g củ tươi hoặc 10g củ khô của cây thất diệp nhất chi hoa để sắc cùng 100g cây Bán chi liên làm thuốc uống trong ngày. Đều đặn thực hiện trong 7 ngày, tình trạng vết thương sẽ nhanh chóng lành lại, độc tính còn sót cũng được giải trừ.

3. Điều trị xuất huyết tử cung.

Muốn sử dụng cây thuốc bảy lá một hoa để điều trị bệnh xuất huyết tử cung. Bạn cần những loại dược liệu sau:

Dùng bột của của cây thuốc và viên thành những hình tròn nhỏ khoảng 2g. mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần 2 viên nhỏ. Thang thuốc này đã nghiên cứu lâm sàng trên 122 ca, có đến 85% người nhận được kết quả bệnh thuyên giảm.

4. Hỗ trợ điều trị bệnh sốt cao kèm co giật.

Với trẻ nhỏ bị sốt cao kèm theo co giật, bạn có thể sử dụng bài thuốc như sau:

Sử dụng 15g củ của cây bảy lá một hoa, 10 mạch môn, 12g bạch cúc, 10g kim ngân hoa. Các vị thuốc sau khi đã được làm sạch đem sắc cùng 800ml nước. Bệnh nhân sử dụng mỗi ngày 1 thang chia thành 3 lần uống trước bữa ăn chính. Sau khoảng 3 ngày tình trạng sốt co giật sẽ được cải thiện.

5. Điều trị bệnh quai bị.

Thảo dược được dùng nhiều trong những bài thuốc điều trị bệnh quai bị. thuốc vừa sử dụng để uống, vừa đắp ngoài da để mang đến hiệu quả tốt nhất. Thành phần dược liệu cần chuẩn bị bao gồm: 7g cây bảy lá một hoa, 30g bồ công anh.

2 loại dược liệu trên sâu khi làm sạch mang sắc cùng 800ml nước, đun ở lửa nhỏ cho đến khi nước cạn đi còn 500ml thì tắt bếp. Bạn chắt phần nước vừa đun được ra bình và chia thành 3 lần uống trong ngày. Với phần bã thuốc, bạn giã nhỏ và bỏ vào 1 tấm vải lưới mỏng để đắp lên vùng quai bị.

6. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ổn định huyết áp.

Thành phần dược chất có trong cây thuốc làm nhiệm vụ làm chậm quá trình hoại tử của tế bào. Đồng thời cây thuốc hỗ trợ ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường. Nhờ khả năng loại bỏ mỡ máu, thảo dược giúp kiểm soát huyết áp cách hiệu quả.

7. Điều trị ho có đờm, hen suyễn.

Trong cây thuốc có thành phần kháng khuẩn, chống viêm nên mang lại khả năng tăng cường miễn dịch, chống virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bệnh nhân kiên trì sử dụng bài thuốc gồm: 6g củ bảy lá 1 hoa, 6g tỳ bà diệp, 6g cúc bách nhật, 10g trái nhót. Tất cả dược liệu sau khi đã làm sạch thì sắc cùng 800ml nước đến khi còn lại 500ml nước thì tắt bếp, chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày.

Trên đây là thông tin Đông Y Gia Truyền Tấn Khang muốn gửi đến bạn về loại cây bảy lá một hoa. Những thông tin trên mang tính tham khảo. Trước khi sử dụng thảo dược để điều trị bệnh, bạn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ để nghe tư vấn về liều lượng, cách dùng phù hợp. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.
Mình tên: Đinh Bá Tường

Chào mừng bạn đã đến với blog của mình, blog chuyên cung cấp các bài viết bổ ích và miễn phí. Điều đặc biệt ở đây luôn cập nhật các bài viết về sức khỏe, đời sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt đông, thể dục với mục đích có lợi tốt nhất cho sức khỏe của bạn cũng như cộng đồng người Việt Nam.

Trang mạng xã hội: Twitter | Facebook | Google Plus

Tags:

NHẬN XÉT CỦA BẠN