Browsing "Older Posts"
Trị Mụn Thịt Bằng Các Bài Thuốc Từ Thiên Nhiên Rất Hiệu Quả
Trị Mụn Thịt Bằng Các Bài Thuốc Từ Thiên Nhiên Rất Hiệu Quả
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn nguyên nhân gây ra mụn thịt và Các bài thuốc thiên nhiên trị mụn thịt hiệu quả, cùng đọc để biết thêm chi tiết.
1: MỤN THỊT THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở VỊ TRÍ NÀO?
Mụn thịt là những nốt mụn sần cùng màu với da. Chúng giống như mụn cơm và dễ bị nhầm lẫn. Mặc dù không gây đau nhưng mụn thịt có thể gây mất thẩm mỹ. Nó cũng là nguyên nhân gây bất an cho nhiều chị em. Mụn thịt chủ yếu xuất hiện ở vùng quanh mắt, cổ, mặt, vùng háng và chúng thường có hình dạng bất thường. Đôi khi, chúng xuất hiện ở dưới ngực và nách.
2: NGUYÊN NHÂN GÂY RA MỤN THỊT.
Mụn thịt gây ra bởi nhiều yếu tố. Một vài trong số chúng là do vết cắt hoặc vết trầy xước khi cạo râu, da cọ với đồ trang sức, sử dụng steroid quá mức và những thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai. Một số bệnh có thể gây mụn thịt gồm tiểu đường và béo phì.
3. CÁC BÀI THUỐC THIÊN NHIÊN TRỊ MỤN THỊT HIỆU QUẢ
Có nhiều cách để loại bỏ mụn thịt thừa. Có thể là tới bác sĩ thẩm mỹ nhưng những cách tự nhiên luôn đỡ tốn kém và cũng có hiệu quả tương đương. Dưới đây là những bài thuốc tự nhiên điều trị mụn thịt tại nhà.
A. CHỮA MỤN THỊT HIỆU QUẢ NHỜ DẦU TRÀM
Dầu tràm (melaleuca oil), còn gọi là dầu cây trà (Tea tree oil), là một loại tinh dầu có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Queensland và Úc. Nó được cho là có tính kháng vi khuẩn, chống nấm và kháng vi-rút, nhờ vậy có tác dụng điều trị nhiều bệnh và tình trạng về da. Một nghiên cứu chỉ ra rằng trộn dầu tràm với bạc cũng là một chất khử trùng hiệu quả.
Đối với mụn thịt, dầu tràm có tác dụng làm khô mụn thịt từ trong ra ngoài. Phương pháp này không gây đau, lại đơn giản, nhưng có thể cần trên 2 tuần mới loại bỏ được mụn thịt.
Cách sử dụng: nhỏ vài giọt dầu lên một miếng bông gòn. Nhẹ nhàng xoa lên mụn thịt theo hình vòng tròn. Bôi 2 lần/ngày cho tới khi mụn biến mất.
B. CHỮA MỤN THỊT HIỆU QUẢ NHỜ GIẤM TÁO
Giấm táo từ lâu đã được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng khác nhau từ đau răng tới ngộ độc, gàu và dị ứng. Giấm táo cũng được biết đến là một thành phần có tác dụng làm đẹp phổ biến.
Giống như dầu tràm, giấm táo có thuộc tính sát trùng, nhờ vậy có thể chữa nhiều bệnh về da và giúp loại bỏ các mô trong mụn thịt thừa. Nó cũng có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây ngứa da.
Cách sử dụng: thoa một chút giấm táo lên mụn bằng ngón tay hoặc thoa nhẹ nhàng bằng bông gòn. Cần làm sạch khu vực mụn thịt thừa trước khi thoa. Khi thoa, giấm táo có thể gây ra cảm giác châm chích nhẹ. Để vài phút hoặc cho tới khi khô.
Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang
Hướng Dẫn Cách Chữa Bệnh Viêm Họng Mãn Tính Bằng Cây Cam Thảo Rất Hiệu Quả.
Hướng Dẫn Cách Chữa Bệnh Viêm Họng Mãn Tính Bằng Cây Cam Thảo Rất Hiệu Quả.
Cam thảo là một vị thuốc chữa bệnh rất phổ biến trong đông y để chữa trị nhiều căn bệnh. Các nghiên cứu hiện đại cũng xác định dùng cam thảo chữa bệnh mang lại nhiều lợi ích, nhất là dùng để chữa bệnh viêm họng dứt điểm tại nhà mà không cần dùng tới thuốc kháng sinh. Dưới đây là những thông tin về công dụng và cách dùng cam thảo trị viêm họng hiệu quả tốt nhất được khuyên áp dụng.
Công dụng chữa bệnh của cam thảo
Cam thảo là một loại cây sống lâu năm, cao khoảng 30 – 100cm. Đặc điểm nhận dạng của cây là thân có lông mềm; lá mọc so le hình dáng như lông chim sẻ; hoa mọc thành từng chùm ở nách, hoa nhỏ và có màu tím nhạt; quả cam thảo có hình lưỡi liềm dài khoảng 3 – 4cm có màu nâu đen, lông, trong quả chữa 2 – 8 hạt nhỏ dẹt, màu nâu bóng; rễ cây có màu vàng nhạt.
Cây cam thảo thường được thu hoạch khoảng từ 5 năm tuổi trở lên và dùng để làm thuốc chữa bệnh rất phổ biến trong đông y. Thông thường, rễ cây cam thảo dược dùng để làm thuốc nhiều nhất. Theo đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, tả hoả; cam thảo tẩm mật sao vàng (chích thảo) tính ấm, có tác dụng bổ (ôn trung) nhuận phế, điều hoà các vị thuốc. Đây là vị thuốc lành tính được dùng trong điều trị các bệnh dạ dày – tá tràng, viêm gan B, các bệnh ngoài da, mụn nhọt, nhiễm độc thức ăn,…
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy đây là một vị thuốc quý từ tự nhiên có nhiều dược tính chữa bệnh rất tốt. Tiêu biểu như cam thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc tố, chống co thắt cơ trơn trong ống tiêu hóa, chống lại tình trạng viêm loét đường tiêu hóa, làm lành vết thương, kháng khuẩn rất tốt,…
Vì sao cam thảo dùng để chữa viêm họng, có thể trị dứt điểm bệnh ?
Theo kinh nghiệm dân gian từ xa xưa đã dùng cam thảo để chữa viêm họng, ho kéo dài rất hiệu quả, an toàn. Hiện nay, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra công dụng đặc biệt của cam thảo trị viêm họng như sau:
- Cam thảo có tác dụng thanh nhiệt, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, cả các độc tố trong các loại thuốc như Chloralhydrat, Physostigmin, Acetylcholin, Pilocarpin,…
- Dùng cam thảo có khả năng kích thích hệ thần kinh xuất tiết làm hóa đờm, từ đó làm giảm, tiêu đờm trong cổ họng.
- Công dụng kháng khuẩn của cam thảo vô cùng quan trọng giúp chữa trị nhiều bệnh, loại bỏ các loại vi khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn lao,… Bên cạnh đó nó còn có khả năng kháng viêm mạnh mẽ giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
Do vậy, người bệnh có thể dùng cam thảo để trị viêm họng tại nhà mang lại hiệu quả cao, an toàn hơn cả dùng thuốc kháng sinh và được khuyến khích sử dụng.
Cách chữa viêm họng bằng cam thảo
Có nhiều cách dùng cam thảo chữa trị bệnh như dùng để ngậm hay hãm nước uống là cách phổ biến nhất; có thể dùng độc vị cam thảo hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác để trị bệnh thúc đẩy hiệu quả cao. Khi bị viêm họng, người bệnh có thể lựa chọn áp dụng theo các bài thuốc như sau:
– Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: cam thảo, nhân sâm mỗi thứ 10g; bạch linh, hoàng cầm, cát cánh, ngưu bang tử, thăng ma, bạch thược mỗi thứ 12g và hoàng liên 8g.
- Cách dùng: cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc thuốc, cho thêm khoảng 7 lát gừng, đổ 1,2 lít nước, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Chia bài thuốc uống 5 lần, uống hết mỗi ngày 1 thang.
– Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: cam thảo, cây rẻ quạt mỗi thứ 6g; mạch môn 10g, lá húng chanh 8g.
- Cách dùng: Bài thuốc đem sắc với 650ml nước sắc còn 300ml, chia làm 3 lần uống trước mỗi bữa ăn. Dùng bài thuốc này liên tiếp trong 5 ngày sẽ hết bị viêm họng.
– Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: cam thảo đất, kinh giới, lá tía tô, sài hồ nam mỗi thứ 3g; mạn kinh 2g; kim ngân 4g và 3 lát gừng.
- Cách dùng: tất cả nguyên liệu cho vào ấm sắc uống trong ngày. Dùng bài thuốc liên tiếp trong 2 – 3 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng lát cam thảo để ngâm mỗi khi bị viêm họng cũng có tác dụng giúp làm dịu cổ họng, giảm ho, rát họng và tiêu đờm rất tốt.
Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang
Tiêu Diệt Vi Khuẩn HP Dạ Dày Trong 10 Ngày Bằng Cây Rau Mương
Tiêu Diệt Vi Khuẩn HP Dạ Dày Trong 10 Ngày Bằng Cây Rau Mương
Cây rau mương có vị nhạt, tính mát, công dụng chính là thanh nhiệt, lợi niệu, lương huyết giải độc. Thảo dược này được nhiều người sử dụng trong điêu trị bệnh dạ dày và đau khớp nói chung. Bài viết thông tinh những kiến thức về cây rau mương, cũng như công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc này.
Cây rau mương được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày do vi khuẩn H.Pylori gây ra. Mặc dù vẫn chưa có công trình y học hiện đại nào nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của cây rau mương nhưng không ít người bệnh dùng qua thảo dược này công nhận hiệu quả của bài thuốc.
Cây rau mương – Đặc điểm hình thái, dược tính
Cây rau mương còn có các tên gọi khác là cây rau mương thon, rau lục. Tên tiếng Anh là Ludwigia hyssopifolia(G.don) Exell (Jussiaea linifoliaVahl). Cây thuộc họ rau dừa nước (danh pháp khoa học: Onagraceae).
Cây rau mương là cây thảo cao có chiều cao tương đối thấp (25 – 50cm). Cây có màu xanh nhạt, thân phân nhánh, mọc đứng, cành có 4 góc tù. Lá cây rau mương mọc thành hình dải – ngọn giáo, phiến lá thuôn hẹp dài thành cuống, mũi lá nhọn, trung bình chiều dài của lá cây khoảng 4 – 8cm, chiều rộng khoảng 10 -15mm.
Cây rau mương là thực vật có hoa, số lượng hoa nhỏ màu trắng trắng ở nách lá, hoa không có cuống. Đến thời điểm nhất định cây rau mương mọc ra các quả hình trụ, bề mặt quả nhẵn hơi phồng lên ở đỉnh. Chiều dài của quả chỉ khoảng 15 – 18mm, chiều rộng 2,5mm. Bên trong quả rau mương có chứa nhiều hạt lớn hình bầu dục.
Cây rau mương phân bố nhiều nơi tại Việt Nam, chủ yếu sinh trưởng tốt tại những khu vực ẩm ướt có nhiều sông ngòi. Ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có loài cây này, chủ yếu cây được người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long thu nhặt về làm thuốc chữa bệnh dạ dày, nấu nước uống giải nhiệt.
Bộ phận dùng: Toàn bộ cây.
Thu hái: Quanh năm.
Chế biến: Hái về, rửa sạch, để ráo và phơi khô dùng dần.
Bảo quản: Nơi khô thoáng.
Tác dụng dược lý của cây rau mương
Cây rau mương có tính mát, vị ngọt, hơi sít
Tác dụng dược lý
Dựa theo nghiên cứu của nền Y học cổ truyền, cây rau mương có tác dụng chính là thanh nhiệt, tiêu thũng, tiêu sưng, trừ thấp, hỗ trợ điều trị bệnh lỵ và rối loạn tiêu hóa. Một số tác dụng dược lý của cây rau mương trong y học được công nhận gồm:
- Chữa bệnh đau khớp
- Điều trị ho gà
- Giảm mụn, giải nhiệt
- Cải thiện triệu chứng đau nhức cơ răng
- Chữa bệnh tiểu đường
- Điều trị viêm họng, viêm ruột
- Chữa bệnh đau dạ dày có yếu tố H.Pylori
Cách sử dụng cây rau mương chữa bệnh
Theo kinh nghiệm điều trị lâu đời của dân gian, cây rau mương có thể sử dụng làm thuốc với tất cả các bộ phận bao gồm lá, thân và rễ cây. Điều chế thuốc uống bằng cây tươi hoặc cây khô đều mang đến hiệu quả tốt, tuy nhiên nếu sử dụng cây tươi sẽ tốt hơn.
- Cách sử dụng: Dùng cây rau mương chữa bệnh theo dạng điều chế thành bài thuốc sắc uống hằng ngày, giã nát nuốt lấy nước hoặc nhai nuốt tươi.
- Liều dùng: Dùng dưới dạng dược liệu khô 20 – 40 gram, hoặc sử dụng dưới dạng dược liệu tươi 40 – 50 gram
Bài thuốc từ cây rau mương
Để chữa bệnh bằng cây rau mương, người ta thường dùng nguyên liệu dưới dạng cây khô sắc lấy nước uống hoặc phối hợp cùng với nhiều vị thuốc khác. Trong trường hợp nấu thuốc với cây khô, người bệnh nên đem cây thái nhỏ, sao vàng khử thổ trước rồi sắc mỗi lần sắc thuốc lấy vài nhúm.
Nước rau mương có tác dụng kháng viêm rất công hiệu, người bệnh có thể dùng để ngâm và súc miệng hàng ngày để chữa và phòng ngừa các bệnh liên quan đến hầu họng, miệng. Một số bài thuốc từ cây rau mương được áp dụng nhiều trong dân gian là:
- Bài thuốc trị viêm amidan và viêm họng: Sử dụng lá rau mương tươi, sau đó đem đi rửa sạch và nhai nuốt nước.
- Bài thuốc trị ung nhọt, chín mẻ, áp xe: Sử dụng lá rau mương tươi, đem đi rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó đem rau mương đi giã nát đắp lên da. Kết hợp dùng 30 – 40 gram rau mương sắc lấy nước uống mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị.
- Bài thuốc trị đầy bụng, tiêu chảy: Đem lá rau mương tươi đi rửa sạch, sau đó đem đi giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày.
- Bài thuốc trị bệnh tiểu đường: Dùng 15 gram rau mương, lục bình, chuối hột, bông dừa nước, dây mây, cam thảo, 20 gram khổ qua sắc cùng với 3 chén nước. Chia thành 2 lần uống trong ngày.
Tác dụng của cây rau mương
Tác dụng của cây rau mương trong điều trị bệnh được Đông y ghi nhận. Chủ yếu rau mương được sử dụng như một vị thuốc, hiệu quả của bài thuốc chỉ giới hạn ở một số tác dụng nhất định. Dựa theo kinh nghiệm được lưu truyền trong dân gian, những công dụng chính của cây rau mương là điều trị bệnh dạ dày, điều trị mụn nhọt, lở ngứa, chữa đi ngoài…
Điều trị bệnh HP dạ dày
Rất nhiều thông tin được ghi nhận về tác dụng của cây rau mương trong trị bệnh đau dạ dày. Trong đó, chủ yếu là bệnh dạ dày do virus Helicobacter pylori (HP) gây ra. Các nhà nghiên cứu Đài Loan đã có kết quả về các phương thuốc thảo dược có thể không chế được vi khuẩn HP , cây rau mương là một trong số đó.
Kiểm soát bệnh ung thư
Một nghiên cứu bằng phương pháp quang phổ cho thấy hoạt chất triterpen có trong cây rau mương chiếm thành phần đáng kể. Hoạt chất này trước đó đã được chứng minh có khả năng chống lại hai dòng tế bào khối u ở người. Chủ yếu là ung thư tại vị trí tế bào miệng và ung thư biểu mô đại trực tràng.
Chữa bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu khác tại Đài Loan chứng minh rằng, thành phần chiết xuất từ rau mương – Ludwigia octovalvis có công dụng chính là ổn định đường huyết. Thí nghiệm được thực hiện dựa trên chuột mắc bệnh tiểu đường được bơm dịch chiết từ rau mương đều đặn mỗi ngàu. Kết luận nghiên cứu cho thấy rau mương là thảo dược tiềm năng để điều chế thuốc cho bệnh nhân tiểu đường
Trừ thấp, tiêu thũng
Trong Đông Y, công dụng được sử dụng phổ biến nhất của rau mương là khả năng trừ thấp, tiêu thũng hiệu quả. Bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan đến các vấn đề trên, ngay sau thời ngắn sử dụng rau mương làm thuốc uống nhận thấy kết quả điều trị được hiệu quả hơn.
Tác dụng của cây rau mương chữa thấp khớp
Bệnh nhân bị thấp khớp có thể dùng rau mương để làm thuốc cải thiện tình trạng tê thấp, nhức mỏi. Ngoài ra tại một số nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan cũng sử dụng rau mương để chữa chứng đau cơ hoặc đau răng thay vì dùng thuốc tây. Nhưng để đảm bảo điều trị không gây tác dụng phụ, người bệnh tốt hơn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Trị bệnh lỵ
Tác dụng của cây rau mương lâu đời dùng trong chữa bệnh lỵ được nhiều người biết đến. Thông thường, bài thuốc được điều chế từ rễ cây rau mương nấu nước với sữa. Bệnh nhân kiên nhẫn uống vài lần thì bệnh sẽ tự động thuyên giảm và khỏi hẳn.
Chữa bệnh cảm mạo phát sốt
Có rất nhiều bài thuốc được lưu truyền trong dân gian dùng để điều trị chứng bệnh cảm mạo phát sốt. Trong đó các bài thuốc từ cây rau mương có tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Người bệnh sử dụng những ngọn non của rau mương làm rau nấu canh ăn hàng ngày. Kết hợp với tiêu và hành lá sẽ giúp hạ sốt và hệ thống miễn dịch được cải thiện tốt hơn.
Cải thiện tình trạng sình bụng
Cách tốt nhất để chữa sình bụng bằng cây rau mương là sử dụng lá rau non nấu canh ăn. Sình bụng không phải là bệnh mà là triệu chứng, vì thế nếu không chữa bệnh từ nguyên nhân thì triệu chứng sẽ tiếp tục tiếp diễn. Người bệnh nên đến thăm khám khoa Tiêu hóa – Đường ruột để nắm rõ tình trạng bệnh lý trước khi sử dụng thảo dược điều trị.
Rau mương thanh nhiệt giải độc
Trong Đông y, rau mương là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, thải độc gan thận, bổ huyết. Vì thế đây là bài thuốc phù hợp cho những người hay bị mụn do nóng trong người. Đồng thời người bị các vấn đề liên quan như táo bón, chậm kinh, cũng có thể sử dụng rau mương để hỗ trợ điều trị.
Chữ ho gà, viêm họng
Hoạt tính giảm đau, kháng viêm và thải độc đồng thời của cây rau mương giúp cải thiện cơn đau ở cổ họng đáng kể. Ngoài ra, bài thuốc từ hạt rau mương cũng được Y học cổ truyền công nhận có thể ngăn chặn và điều trị chứng ho gà cho người lớn và trẻ nhỏ.
Thuốc đắp chữa mụn nhọt
Rau mương có tính mát tương tự như rau má, chính vì thế người thường xuyên bị mụn nhọt có thể áp dụng bài thuốc này để cải thiện tình trạng. Đắp bã cây rau mương thường xuyên giúp mụn nhọt mau chóng tiêu biến và không còn đau nhức âm ỉ.
Chữa chứng viêm ruột
Một số bài thuốc chữa viêm ruột có nguyên liệu chính là cây rau mương được áp dụng khá phổ biến trong dân gian. Ngoài tác dụng này, cây rau mương cũng mang đến hiệu quả nhất định trong điều trị các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm như viêm gan hoàng đản cấp tính, viêm ruột thừa cấp tính…
Bài thuốc từ cây rau mương trị đau khớp
Tác dụng của cây rau mương chữa bệnh đau nhức xương khớp được áp dụng chủ yếu tại các vùng ven Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bài thuốc được công nhận hiệu quả, lành tính và không có tác dụng phụ. Song, người bệnh phải kiên nhẫn sử dụng mỗi ngày mới có hi vọng chữa bệnh triệt để.
Chuẩn bị
- 20 – 40 gram cây rau mương khô
- 40 – 50 gram nếu dùng rau mương tươi.
Thực hiện
- Đem cây rau mương khô hoặc tươi đi rửa sạch và để ráo dưới bóng râm.
- Đem nguyên liệu đi giã nát nát hoặc nhai nuốt tươi.
- Hoặc cho một lon bia vào hỗn hợp vừa giãn, vắt nước uống kiên trì để bệnh thuyên giảm nhanh.
Bài thuốc từ cây rau mương trị dạ dày
Cây rau mương trị dạ dày được người trong dân gian sử dụng phổ biến. Mặc dù bài thuốc chưa được khoa học công nhận nhưng bài thuốc đã được nhiều người thử qua và công nhận những thay đổi tích cực. Đặc biệt bài thuốc từ cây rau mương có thể hỗ trợ điều trị khuẩn HP dạ dày.
Chuẩn bị
- 50 – 60 gram cây rau mương khô
- Nếu dùng cây tươi thì dùng 100 gram
Thực hiện
- Đem tất cả các nguyên liệu sơ chế và để ráo nước tại không gian bóng râm
- Đem cắt rau mương thành khúc vừa đủ lòng bàn tay, nếu chưa sao thì đem sao vàng hạ thổ.
- Đem rau mương đi đun cạn với 3 chén nước, đến khi thuốc còn khoảng 800ml.
- Sau khi lọc lấy thuốc thì chia làm 3 lần uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
- Kiên trì sử dụng bài thuốc trong vòng 10 ngày là bệnh cải thiện đáng kể.
Một số lưu ý khi dùng cây rau mương chữa bệnh
Không thể phủ nhận những tác dụng của cây rau mương trong chữa bệnh. Tuy nhiên để bệnh lý cải thiện hiệu quả mà không xảy ra các phản ứng phụ kèm theo. Người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc sau khi sử dụng cây rau mương làm thuốc:
- Bệnh nhân không sử dụng cây rau mương điều trị bệnh nếu chưa nhận được sự cho phép của bác sĩ điều trị cũng như thầy thuốc Đông Y.
- Hiện vẫn chưa có khuyến cáo về tác dụng phục của cây rau mương, tuy nhiên bệnh nhân vẫn tránh lạm dụng thảo dược này quá liều.
- Không phải bệnh nhân nào cũng nhận thấy hiệu quả khi sử dụng rau mương chữa bệnh. Công hiệu của bài thuốc tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
- Người bệnh không nên tự ý sử dụng cây rau mương cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú hoặc đang điều trị với thuốc làm đông máu.
- Vì rau mương có thể sinh sôi tại các vùng nước ô nhiễm, người bệnh có thể bị nhiễm độc thạch tín khi sử dụng rau mương tại các nguồn nước nhiễm bẩn này.
- Người bệnh không nên tự hái, hoặc sử dụng rau mương tại các cửa hàng kém tin cậy để chữa bệnh.
- Nếu sử dụng cây đau mương trong thời gian dài điều trị mà không nhận thấy hiệu quả. Bệnh nhân nên dừng sử dụng để chuyển sang phương thuốc khác.
Cũng nên lưu ý thêm, dùng cây rau mương trị bệnh dạ dày mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh đây là phương pháp hiệu quả. Vì thế để không mất nhiều hi vọng khi điều trị không hiệu quả, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên môn để được khám và tư vấn về bệnh lý để được hướng dẫn điều trị đúng hướng.
Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang
Hướng dẫn cách trị bệnh phụ khoa bằng lá ổi tại nhà không tốn 1 xu
Hướng dẫn cách trị bệnh phụ khoa bằng lá ổi tại nhà không tốn 1 xu
https://www.youtube.com/watch?v=4LrZcPdiKmo&t=8s
Hướng dẫn cách trị bệnh phụ khoa bằng lá ổi l Gia đình Win
Chữa viêm phụ khoa bằng lá ổi là một mẹo dân gian được nhiều chị em áp dụng khi bị viêm ngứa vùng kín, nhất là những bà mẹ đang mang thai hoặc sau sinh. Rửa vùng kín đúng cách với lá ổi Rửa vùng kín với nước lá ổi chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị. Vì thế, trước khi áp dụng các chị em nên lưu ý những hướng dẫn sau: Chuẩn bị nguyên liệu: Hái một nắm lá ổi ( khoảng 100g) chọn loại gần búp không quá non và cũng không quá già hay sâu úa. Cách thực hiện: Rửa sạch lá ổi rồi ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Cho lá ổi vào nồi với 2 lít nước và đung sôi, sau 10 phút (khi lá và nước đã chuyển màu vàng) thì tắt bếp. Chờ cho nước nguội hơn rồi dùng để rửa vùng kín, chỉ nên rửa bên ngoài, không ngâm hay thụt rửa sâu; rửa từ trước sang hai bên rồi mới tới hậu môn sau cùng để tránh vi khuẩn gây viêm nhiễm ngược cho vùng kín. Lau khô vùng kín và mặc trang phục thoáng mỏng, dễ thấm hút; thực hiện 3 lần/tuần. ** Lưu ý chỉ nên sử dụng nước lá đã đun sôi khi mới nấu xong, không dùng nước đã để qua đêm từ ngày hôm trước. Chọn lựa nguyên liệu tại những địa chỉ tin cậy để tránh có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đó. Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa ở mọi phụ nữ là không giống nhau hoàn toàn về nguyên nhân, biểu hiện và mức độ nghiêm trọng. Vì thế, trước khi áp dụng bất kể một phương pháp nào cũng cần phải biết được chính xác bệnh tình của mình rồi mới thực hiện. Rửa vùng kín với nước lá là một phương pháp hỗ trợ điều trị tốt giúp hạn chế ảnh hưởng của thuốc kháng sinh nếu phụ nữ bị viêm nhiễm trong thời kỳ nhạy cảm (có bầu hoặc đang cho con bú). Tuy nhiên, nó không thể thay thế chỉ dẫn điều trị chuyên nghiệp của các chuyên gia y tế. Nếu không thấy thuyên giảm khi đã áp dụng cách trên thì đừng e ngại mà hãy đi khám sớm, nhất là khi bộ phận sinh dục có những biểu hiện bất thường: khí hư đổi màu, đau rát khi đi tiểu, giao hợp, vùng kín có mụn ngứa, đau bụng dưới… Lưu ý vệ sinh vùng kín đúng cách để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa Để hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa, các chị em nên chú ý một số vấn đề sau đây: Cần chú tâm đến vấn đề vệ sinh sạch sẽ vùng kín hằng ngày 1 – 2 lần bằng dung dịch vệ sinh có pH phù hợp. Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục. Cần thấm khô vùng kín sau khi rửa xong, mặc quần áo thoải mái, co giãn tốt. Thay băng vệ sinh thường xuyên 3 – 4 tiếng/ lần vào những ngày có kinh nguyệt. Chỉ sử dụng băng vệ sinh hằng ngày vào cuối những ngày “đèn đỏ”. Không nên thụt rửa vùng kín hay sử dụng các chất tẩy rửa khác như xà phòng, sữa tắm thay thế cho dung dịch vệ sinh. Không sử dụng nước hoa vùng kín Chọn lựa các loại giấy vệ sinh an toàn, không hương liệu để tránh gây kích ứng âm đạo. Sau khi đại, tiểu tiện xong, cần lau sạch vùng kín từ trước ra sau để tránh cho vi khuẩn lây lan ngược về âm đạo. Sử dụng các biện pháp an toàn tình dục, quan hệ tình dục chung thủy với 1 bạn tình, không quan hệ khi một trong hai đang có bệnh phụ khoa. Các chị em nên khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện dấu hiệu của bệnh phụ khoa, giúp điều trị kịp thời. Ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe vùng kín. Do đó hãy luôn duy trì thói quen chăm sóc vùng kín khoa học, sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp sẽ giúp duy trì sự cân bằng pH sinh lý tại âm đạo và tránh cho những vi khuẩn gây hại có điều kiện phát triển và gây bệnh.
...Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang
CÔNG DỤNG, ĐẶC ĐIỂM, CÁCH NHẬN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG CÂY BỒ NGÓT TẠI NHÀ
Rau bồ ngót ( rau ngót)
Rau ngót ngoài là món rau xanh giàu dưỡng chất còn được biết đến như vị thuốc nam giúp hỗ trợ điều trị viêm phổi, táo bón hoặc nám da. Bên cạnh đó, thảo dược này còn giúp cải thiện sữa ở phụ nữ sau sinh và chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ.
+ Tên khác: Rau bồ ngót, rau tuốt, rau bù ngót
+ Tên khoa học: Sauropus androgynus
+ Họ: Phyllanthaceae
I. MÔ TẢ RAU NGÓT
+ Đặc điểm thực vật
Rau ngót là loại cây bụi, có thể cao đến 2 m. Lá chét có hình bầu dục, có màu lục thẫm, thường mọc so le, có cuống lá. Phiến lá mỏng, láng và không có thấm nước. Quả bồ ngót thuộc dạng quả nang khô, có hình bầu, bên trong chứa các hạt hình tam giác.
+ Phân bố
Rau bồ ngót được trồng nhiều ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc. Loại rau này thường được trồng để làm thuốc thuốc chữa bệnh, làm hàng rào hoặc dùng làm rau ăn.
+ Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
- Bộ phận dùng: Lá và rễ
- Thu hái: Có thể thu hoạch liên tục
- Chế biến: Dùng tươi
+ Thành phần hóa học
Theo một số nghiên cứu về thành phần hóa học của bồ ngót, lá rau ngót có chứa các hoạt chất:
- Protein: 6.4 gram
- Carbohydrate: 9,9 gram
- Chất xơ: 1.5 gram
- Canxi: 233 mg
- Chất béo: 1 gram
- Sắt: 3.5 mg
- Vitamin A và B: 10 mcg
- Phốt pho: 98 mg
- Vitamin C: 164 mg
- Nước: 81 gram
II. VỊ THUỐC RAU NGÓT
+ Tính vị
- Lá: Tính mát và vị ngọt bùi
- Rễ: Tính mát, ngọt nhạt và hơi đắng
+ Tác dụng
Theo Đông y, lá bù ngót có tác dụng giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu và mát huyết. Trong khi đó, rễ rau ngót có công tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu dắt, sốt cao. Còn theo Y học hiện đại, rau ngót có những tác dụng chính như:
- Thanh nhiệt: Rau ngót có công dụng giúp lợi tiểu, giải độc và làm mát cơ thể
- Giúp cải thiện đời sống tình dục: Hợp chất phytochemical có trong rau ngót có tác dụng làm tăng ham muốn tình dục. Chưa kể đến, sterol có trong rau ngót có công dụng như một loại hormone tình dục giúp kích thích hưng phấn. Đồng thời, chúng còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới
- Giảm cân: Rau ngót chứa hàm lượng protein khá cao nhưng lượng calo và lipit lại thấp. Do đó, có thể sử dụng nguyên liệu này để thay thế đạm động vật trong khẩu phần ăn, giúp giảm cân
- Kiểm soát đường huyết: Một số nghiên cứu chỉ rõ, rau ngót có chứa lượng lớn insulin. Vì vậy, sử dụng thường xuyên có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển
- Ổn định huyết áp: Hoạt chất papaverin có trong lá bồ ngót có tác dụng chống co thắt cơ trơn, đồng thời giúp làm giãn mạch máu. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao
- Tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm: Lá bồ ngót chứa lượng lớn vitamin C và các thành phần dinh dưỡng khác. Do đó, chúng có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, chống lại tác nhân gây hại và ngăn ngừa viêm nhiễm
+ Cách dùng và liều lượng
Rau ngót có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, nước ép hoặc chế biến món ăn. Liều dùng mỗi ngày là 20 – 40 gram.
III. BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ RAU NGÓT THEO KINH NGHIỆM DÂN GIAN
+ Chữa đỏ mắt
Chuẩn bị 50 gram rau bồ ngót, 30 gram lá tre, 10 gram lá chanh, 30 gram rễ cỏ xước và 30 gram lá dâu. Tất cả các nguyên liệu sau khi rửa sạch cho vào ấm và sắc thuốc uống. Nên chia thuốc thành nhiều phần và uống trong ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày để cải thiện tình trạng nhức nhối và giảm đỏ ở mắt.
+ Điều trị táo bón ở trẻ
Dùng 30 gram rau ngót nấu canh với 30 gram bầu đất và 1 quả bầu dục lợn. Cho trẻ ăn 3 – 5 ngày giúp chữa chứng đổ mồ hôi trộm và táo bón hiệu quả. Ngoài ra, món ăn này còn giúp kích thích trẻ chán ăn trở nên ăn ngon miệng hơn.
+ Trị sốt cao, ho, ban, tưa lưỡi hoặc sởi
Sử dụng 20 – 40 gram lá rau ngót tươi đem sắc nước và uống mỗi ngày giúp hạ sốt và cải thiện triệu chứng ho và ban. Ngoài ra, nước sắc của nguyên liệu này còn giúp tiêu độc và hỗ trợ điều trị chứng đái rắt.
Ngoài ra, có thể dùng lá bồ ngót chữa tưa lưỡi ở trẻ em bằng cách giã nát lá, vắt lấy nước cốt và hòa tan mật ong. Sau đó, dùng băng gạc thấm hỗn hợp này thoa đều lên lưỡi, vòm họng và lợi của trẻ. Trong quá trình bôi nên đánh nhẹ cho đến khi lưỡi hết tưa thì ngưng.
+ Điều trị chứng đái dầm ở trẻ
Dùng 40 gram lá bồ ngót đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó thêm 1 ít nước đun sôi để nguội và chia đều cho trẻ uống trong ngày.
+ Giúp làm lợi sữa, làm sạch và đẩy nhau thai còn sót lại ở phụ nữ sau sinh
Lấy 40 gram lá rau ngót tươi đem giã nát, vắt lấy nước và thêm nước đun sôi để nguội cho đủ 100 ml. Chia làm 2 và uống cách nhau 10 phút. Ngoài bài thuốc này, để tăng cường sức khỏe sau sinh, chị em có thể dùng rau ngót nấu canh giò sống hoặc thịt lợn nạc ăn.
+ Chữa chảy máu cam
Sử dụng một nắm lá rau ngót tươi đem rửa sạch và giã nát. Dùng phần nước uống, còn phần bã đắp lên mũi.
+ Chữa nám da
Mỗi ngày dùng 20 – 40 gram lá bồ ngót xay hoặc giã nát rồi vắt lấy nước uống. Phần bã đem đắp lên vùng da bị nám 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp xua tan vết nám hiệu quả.
IV. TÁC DỤNG PHỤ CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG RAU NGÓT
Mặc dù ít gây tác dụng phụ nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc đúng liều lương, rau ngót có thể gây nên những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe như:
- Gây mất ngủ: Một số báo cáo nghiên cứu cho biết, việc sử dụng liên tục nước ép rau ngót từ 2 tuần đến 7 tháng với hàm lượng 150 gram mỗi ngày có thể gây khó ngủ, khó thở và ăn kém ngon. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho hay, những triệu chứng này thường biến mất sau đó 1 ngày nếu bạn ngưng sử dụng loại thức uống từ rau xanh này.
- Gây cản trở quá trình hấp thụ phốt pho và canxi: Một số thành phần hóa học chứa trong rau ngót được chứng minh có tác dụng làm cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đặc biệt, glucocorticoid có trong nguyên liệu này có tác dụng ức chế, làm giảm quá trình hấp thu canxi và phốt pho.
- Nghi ngờ gây sẩy thai: Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào nói về tác hại của rau ngót đối với thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phụ nữ mang thai sử dụng các món ăn hoặc thức uống từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu dùng quá liều.
Rau ngót mặc dù có tác dụng chữa bệnh nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, người bệnh nên hết sức lưu ý trong quá trình dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi sử dụng.
Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang