Bật mí 4 cách trị mụn ẩn bằng mật ong cho làn da đẹp mịn màng.
Mụn ẩn dưới da luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Vậy liệu cách trị mụn ẩn bằng mật ong có thể giúp bạn dễ dàng lấy lại làn da mịn màng săn chắc hay không? Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn cùng nhau đi tìm lời giải nhé.
Chắc chắn chẳng chị em nào không sợ mụn dưới da cả. Mụn này rất khó điều trị nhé do việc loại bỏ nhân mụn rất khó so với các loại mụn khác. Tuy nhiên, nếu không hay chậm điều trị, làn da của bạn sẽ luôn sần sùi và không mịn màng. Đừng quá lo lắng vì đã có mật ong.
Hướng dẫn cách trị mụn ẩn bằng mật ong ngay tại nhà.
Mật ong được xem là 1 thần dược chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho làn da, giúp kháng viêm, diệt khuẩn. Ngoài khả năng làm sáng da, mật ong nguyên chất hỗ trợ giảm mụn.
Tác dụng của mật ong trong việc điều trị mụn.
Trong sổ tay làm đẹp của bất kỳ chị em nào thì mật ong luôn được coi là thần dược làm đẹp. Tất cả đều nhờ vào thành phần bên trong.
Mật ong tự nhiên có hàm lượng chất chống oxy hóa cực cao, vitamin C lớn giúp kháng nấm, vi khuẩn, bảo vệ làn da, giảm mụn.
Dưỡng ẩm.
Chống lão hóa.
Làm sạch da nhờ enzyme, axit alpha hydroxy và axit malic trong mật ong. Đặc biệt, khi kết hợp với nước sẽ tạo ra chất thanh tẩy làn da tự nhiên mà không làm mất đi chất dầu tự nhiên.
Nào cùng đi vào phân tích chi tiết nhé!.
1. Đắp mật ong nguyên chất.
Trước tiên, chắc chắn bạn phải xem qua bài viết về cách làm mặt nạ mật ong trị mụn chúng tôi đã giới thiệu trước đây. Mật ong rất giàu vitamin A, E, C… và rất nhiều chất chống oxy hóa nên ngay cả khi dùng mật ong làm mặt nạ thôi cũng cho hiệu quả bất ngờ.
Nguyên liệu:
Mật ong nguyên chất.
Thực hiện:
Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm, lau khô.
Thoa mật ong lên mặt, để yên trong 10 phút.
Rửa sạch hoàn toàn bằng nước ấm, rồi nước lạnh.
2. Mặt nạ trị mụn ẩn dưới da bằng mật ong và chanh.
Trước khi đi vào phân tích sức mạnh của hỗn hợp này, có lẽ bạn chẳng xa lạ gì với bài viết về cách trị mụn bằng chanh. Trong chanh có chứa rất nhiều axit tự nhiên giúp kháng khuẩn cực tốt, giúp vô hiệu hóa vi khuẩn. Ngoài ra, chanh còn giúp làm sạch lỗ chân lông. Kết hợp cả 2 sẽ tạo thành hỗn hợp trị mụn ẩn.
Nguyên liệu:
1 trái chanh.
2 muỗng mật ong.
Thực hiện:
Vắt nước cốt chanh tươi, cho mật ong vào 1 ly nhỏ.
Khuấy đều chanh và mật ong.
Rửa mặt bằng nước ấm và lau khô.
Thoa hỗn hợp lên mặt, massage 2 phút.
Sau 5 đến 10 phút, rửa sạch bằng nước ấm và nước lạnh.
3. Mặt nạ trị mụn dưới da bằng mật ong và táo.
Táo và mật ong hiển nhiên là những nguyên liệu quá dễ kiếm ở bất kỳ đâu. Khi kết hợp cả 2, bạn sẽ có 1 mặt nạ tuyệt vời có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm. Vậy thì chẳng có lý do nào bỏ qua.
Nguyên liệu:
1 trái táo.
4 muỗng mật ong.
Thực hiện:
Xay nhuyễn táo và mật ong.
Rửa mặt bằng nước ấm.
Thoa hỗn hợp lên mặt, mát xa nhẹ nhàng trong 5 phút.
Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và nước lạnh.
4. Mặt nạ mật ong và bột quế.
Bạn đã xem bài viết về cách làm mặt nạ trị mụn bằng bột quế mà Đông Y Gia Truyền Tấn Khang cung cấp chưa? Quế được xem là 1 vị thuốc quý cũng như là 1 nguyên liệu làm đẹp cực tốt. Nhiều người sử dụng quế để dưỡng da.
Nguyên liệu:
1 muỗng cà phê bột quế.
1 muỗng cà phê mật ong.
Thực hiện:
Trộn cả 2 nguyên liệu lại với nhau.
Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và lau.
Do quế khá nóng nên bạn chỉ nên chấm từng ít lên từng nốt mụn.
Sau đó đi ngủ và sáng dậy rửa sạch.
Làm liên tục trong 3 ngày và sau đó nghỉ 3 ngày.
Sau khoảng 3 tuần là mụn trồi lên.
Xông hơi và nặn ra.
Một số điều cần lưu ý.
Luôn thử trên tay trước khi áp dụng lên mặt để tránh bị dị ứng nhé.
Không áp dụng quá 2 lần/tuần.
Luôn rửa mặt bằng nước lạnh cuối cùng.
Luôn thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài.
Luôn thoa kem dưỡng.
Hạn chế các đồ ăn nóng, chua, cay.
Luôn tắm rửa sạch sẽ.
Ngoài ra, để tăng thêm độ hiệu quả, bạn nên tham khảo thêm các video tổng hợp các loại kem trị mụn tốt nhất tại Đông Y Gia Truyền Tấn Khang. Các bạn nhớ thường xuyên ghé Đông Y Gia Truyền Tấn Khang để cập nhật những nội dung hữu ích nhất. Nhớ nhấn like, share và bấm nút đăng ký để nhận được thông báo khi có bài viết mới. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau.
Một Số Loại Cây Thuốc Nam Sau Giúp Thoát Khỏi Các Cơn Đau Nhức Xương Khớp Mà Bạn Nên Biết.
Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường gặp không những ở người cao tuổi mà còn ở giai đoạn tuổi trung niên cần được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời để phòng tránh nguy cơ dẫn đến tàn phế.
Đau nhức xương khớp là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm
Đau nhức xương khớp không chỉ là hiện tượng xảy ra do làm việc sai tư thế hay sự thay đổi bất thường và đột ngột của thời tiết mà đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều căn bệnh liên quan như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… Những loại bệnh này nếu không có sự chữa trị sớm và kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế. Chính vì vậy mà trong y học cổ truyền người ta đã nghiên cứu nên những bài thuốc từ nhiều loại thảo dược khác nhau có thể hỗ trợ hoặc điều trị bệnh bệnh về xương khớp mà không gây hại hay có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là một số cây thuốc nam quanh ta thường được nhiều người áp dụng chúng ta cùng tham khảo hi vọng có thể giúp các bạn cải thiện được tình trạng bệnh.
Dây đau xương
Kể đến những vị thuốc cho tác dụng hiệu quả đối với bệnh về xương khớp đầu tiên chúng ta thường nghĩ ngay đến cây dây đau xương. Đúng như tên gọi đây là một loại cây thuộc họ dây leo, bài thuốc từ cây này đã có từ rất lâu đời và cho thấy những chuyển biến tình trạng bệnh một cách rõ rệt đối với những bệnh nhân đã từng sử dụng.
Trong đông y nó còn có nhiều cái tên khác như là khoan cân đằng, trục cốt đằng, thân cân đằng,…có bị hơi đắng, tính mát. Dây đau xương cho những tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp , hoạt lạc, thư cân,…và chữa các loại bệnh như đau nhức xương khớp, tê bại, tê thấp, đau dây thần kinh hông, bổ sức.
Dây đau xương là vị thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả
Người ta thường sử dụng thân và lá của cây khi đã già đem thái nhỏ phơi khô để làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau.
Lá Lốt
Lá lốt là loại cây không hề xa lạ với nhiều người, đây là loại gia vị thường được thêm vào trong các món ăn hàng ngày ngoài ra chúng cũng là vị thuốc chữa được rất nhiều các loại bệnh khác nhau đặc biệt những bệnh liên quan đến xương khớp.
Ngoài cái tên lá lốt người ta còn hay gọi chúng với tên gọi là tất bát, toàn bộ cây đều cho tác dụng dược học có thể sử dụng như những vị thuốc. Lá lốt có vị cay, mùi thơm đặc trưng và tính ấm có tác dụng ôn trung, hạ khí, tán hàn chỉ thống vì thế mà người ta thường sử dụng chúng để trị chứng phong hàn thấp, tê bại, đau lưng, chân tay tê buốt, sưng đầu gối.
Có thể sử dụng trực tiếp lá lốt tươi hoặc có thể sấy khô, phơi nắng và dùng dần trong thời gian dài.
Cỏ Xước
Mặc dù đây mà một loại cây mọc hoang ở khắp nơi tuy nhiên đừng bao giờ nghi ngờ công dụng của loại cây này trong những bài thuốc Đông y cổ truyền điều trị xương khớp.
Rễ cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát
Trong đông y người ta vẫn thường gọi chúng là Nam Ngưu Tất, có thể dùng toàn cây để chế biến thành thuốc tuy nhiên người ta vẫn hay sử dụng phần rễ của nó là chủ yếu. Rễ cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát và cho những tác dụng rất tốt để thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi niệu. Bên cạnh đó chúng còn là loại dược liệu không thể thiếu để chữa phong thấp, đau lưng, viêm khớp, nhức xương, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái buốt,…
Cây cỏ xước sau khi thu hoạch người ta lấy phần rễ( hoặc cả phần thân) đem rửa sạch và thái nhỏ sau thế có thể dùng tươi ngay hoặc đem phơi khô dùng dần.
Đơn Châu Chấu
Cây đơn Châu chấu hay còn gọi là cây đinh lăng gai, độc lực, cây cuồng có vị đắng, tính ấm, hơi cay . Rễ cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc khu phong, trừ thấp, tiêu thũng, tán ứ hiệu quả .
Tất cả các bộ phận của cây như rễ, cành, lá, vỏ rễ đều có thể bào chế thành các vị thuốc sử dụng chữa bệnh trong đông y. Phần thân nhất là lõi thân cho thấy những tác dụng bồi bổ cơ thể đặc biệt theo nghiều nghiên cứu cho thấy rằng rễ cây có tác dụng kháng sinh khá là mạnh có thể giải được một số loại độc, tương tự lá cây cũng có tác dụng tiêu độc.
Loại thảo dược này thường được dân gian sử dụng để chữa một số loại bệnh như phong thấp tê bại, đòn ngã, đau dạ dày, viêm khớp.
Tiêu Diệt Vi Khuẩn HP Dạ Dày Trong 10 Ngày Bằng Cây Rau Mương
https://www.youtube.com/watch?v=s113jDqYLzU
Cây rau mương có vị nhạt, tính mát, công dụng chính là thanh nhiệt, lợi niệu, lương huyết giải độc. Thảo dược này được nhiều người sử dụng trong điêu trị bệnh dạ dày và đau khớp nói chung. Bài viết thông tinh những kiến thức về cây rau mương, cũng như công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc này.
Cây rau mương được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày do vi khuẩn H.Pylori gây ra. Mặc dù vẫn chưa có công trình y học hiện đại nào nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của cây rau mương nhưng không ít người bệnh dùng qua thảo dược này công nhận hiệu quả của bài thuốc.
Cây rau mương – Đặc điểm hình thái, dược tính
Cây rau mương còn có các tên gọi khác là cây rau mương thon, rau lục. Tên tiếng Anh là Ludwigia hyssopifolia(G.don) Exell (Jussiaea linifoliaVahl). Cây thuộc họ rau dừa nước (danh pháp khoa học: Onagraceae).
Cây rau mương là cây thảo cao có chiều cao tương đối thấp (25 – 50cm). Cây có màu xanh nhạt, thân phân nhánh, mọc đứng, cành có 4 góc tù. Lá cây rau mương mọc thành hình dải – ngọn giáo, phiến lá thuôn hẹp dài thành cuống, mũi lá nhọn, trung bình chiều dài của lá cây khoảng 4 – 8cm, chiều rộng khoảng 10 -15mm.
Cây rau mương là thực vật có hoa, số lượng hoa nhỏ màu trắng trắng ở nách lá, hoa không có cuống. Đến thời điểm nhất định cây rau mương mọc ra các quả hình trụ, bề mặt quả nhẵn hơi phồng lên ở đỉnh. Chiều dài của quả chỉ khoảng 15 – 18mm, chiều rộng 2,5mm. Bên trong quả rau mương có chứa nhiều hạt lớn hình bầu dục.
Cây rau mương phân bố nhiều nơi tại Việt Nam, chủ yếu sinh trưởng tốt tại những khu vực ẩm ướt có nhiều sông ngòi. Ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có loài cây này, chủ yếu cây được người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long thu nhặt về làm thuốc chữa bệnh dạ dày, nấu nước uống giải nhiệt.
Bộ phận dùng: Toàn bộ cây.
Thu hái: Quanh năm.
Chế biến: Hái về, rửa sạch, để ráo và phơi khô dùng dần.
Bảo quản: Nơi khô thoáng.
Tác dụng dược lý của cây rau mương
Cây rau mương có tính mát, vị ngọt, hơi sít
Tác dụng dược lý
Dựa theo nghiên cứu của nền Y học cổ truyền, cây rau mương có tác dụng chính là thanh nhiệt, tiêu thũng, tiêu sưng, trừ thấp, hỗ trợ điều trị bệnh lỵ và rối loạn tiêu hóa. Một số tác dụng dược lý của cây rau mương trong y học được công nhận gồm:
Chữa bệnh đau khớp
Điều trị ho gà
Giảm mụn, giải nhiệt
Cải thiện triệu chứng đau nhức cơ răng
Chữa bệnh tiểu đường
Điều trị viêm họng, viêm ruột
Chữa bệnh đau dạ dày có yếu tố H.Pylori
Cách sử dụng cây rau mương chữa bệnh
Theo kinh nghiệm điều trị lâu đời của dân gian, cây rau mương có thể sử dụng làm thuốc với tất cả các bộ phận bao gồm lá, thân và rễ cây. Điều chế thuốc uống bằng cây tươi hoặc cây khô đều mang đến hiệu quả tốt, tuy nhiên nếu sử dụng cây tươi sẽ tốt hơn.
Cách sử dụng: Dùng cây rau mương chữa bệnh theo dạng điều chế thành bài thuốc sắc uống hằng ngày, giã nát nuốt lấy nước hoặc nhai nuốt tươi.
Liều dùng: Dùng dưới dạng dược liệu khô 20 – 40 gram, hoặc sử dụng dưới dạng dược liệu tươi 40 – 50 gram
Bài thuốc từ cây rau mương
Để chữa bệnh bằng cây rau mương, người ta thường dùng nguyên liệu dưới dạng cây khô sắc lấy nước uống hoặc phối hợp cùng với nhiều vị thuốc khác. Trong trường hợp nấu thuốc với cây khô, người bệnh nên đem cây thái nhỏ, sao vàng khử thổ trước rồi sắc mỗi lần sắc thuốc lấy vài nhúm.
Nước rau mương có tác dụng kháng viêm rất công hiệu, người bệnh có thể dùng để ngâm và súc miệng hàng ngày để chữa và phòng ngừa các bệnh liên quan đến hầu họng, miệng. Một số bài thuốc từ cây rau mương được áp dụng nhiều trong dân gian là:
Bài thuốc trị viêm amidan và viêm họng:Sử dụng lá rau mương tươi, sau đó đem đi rửa sạch và nhai nuốt nước.
Bài thuốc trị ung nhọt, chín mẻ, áp xe: Sử dụng lá rau mương tươi, đem đi rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó đem rau mương đi giã nát đắp lên da. Kết hợp dùng 30 – 40 gram rau mương sắc lấy nước uống mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc trị đầy bụng, tiêu chảy: Đem lá rau mương tươi đi rửa sạch, sau đó đem đi giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày.
Bài thuốc trị bệnh tiểu đường: Dùng 15 gram rau mương, lục bình, chuối hột, bông dừa nước, dây mây, cam thảo, 20 gram khổ qua sắc cùng với 3 chén nước. Chia thành 2 lần uống trong ngày.
Tác dụng của cây rau mương
Tác dụng của cây rau mương trong điều trị bệnh được Đông y ghi nhận. Chủ yếu rau mương được sử dụng như một vị thuốc, hiệu quả của bài thuốc chỉ giới hạn ở một số tác dụng nhất định. Dựa theo kinh nghiệm được lưu truyền trong dân gian, những công dụng chính của cây rau mương là điều trị bệnh dạ dày, điều trị mụn nhọt, lở ngứa, chữa đi ngoài…
Điều trị bệnh HP dạ dày
Rất nhiều thông tin được ghi nhận về tác dụng của cây rau mương trong trị bệnh đau dạ dày. Trong đó, chủ yếu là bệnh dạ dày do virus Helicobacter pylori (HP) gây ra. Các nhà nghiên cứu Đài Loan đã có kết quả về các phương thuốc thảo dược có thể không chế được vi khuẩn HP , cây rau mương là một trong số đó.
Kiểm soát bệnh ung thư
Một nghiên cứu bằng phương pháp quang phổ cho thấy hoạt chất triterpen có trong cây rau mương chiếm thành phần đáng kể. Hoạt chất này trước đó đã được chứng minh có khả năng chống lại hai dòng tế bào khối u ở người. Chủ yếu là ung thư tại vị trí tế bào miệng và ung thư biểu mô đại trực tràng.
Chữa bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu khác tại Đài Loan chứng minh rằng, thành phần chiết xuất từ rau mương – Ludwigia octovalvis có công dụng chính là ổn định đường huyết. Thí nghiệm được thực hiện dựa trên chuột mắc bệnh tiểu đường được bơm dịch chiết từ rau mương đều đặn mỗi ngàu. Kết luận nghiên cứu cho thấy rau mương là thảo dược tiềm năng để điều chế thuốc cho bệnh nhân tiểu đường
Trừ thấp, tiêu thũng
Trong Đông Y, công dụng được sử dụng phổ biến nhất của rau mương là khả năng trừ thấp, tiêu thũng hiệu quả. Bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan đến các vấn đề trên, ngay sau thời ngắn sử dụng rau mương làm thuốc uống nhận thấy kết quả điều trị được hiệu quả hơn.
Tác dụng của cây rau mương chữa thấp khớp
Bệnh nhân bị thấp khớp có thể dùng rau mương để làm thuốc cải thiện tình trạng tê thấp, nhức mỏi. Ngoài ra tại một số nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan cũng sử dụng rau mương để chữa chứng đau cơ hoặc đau răng thay vì dùng thuốc tây. Nhưng để đảm bảo điều trị không gây tác dụng phụ, người bệnh tốt hơn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Trị bệnh lỵ
Tác dụng của cây rau mương lâu đời dùng trong chữa bệnh lỵ được nhiều người biết đến. Thông thường, bài thuốc được điều chế từ rễ cây rau mương nấu nước với sữa. Bệnh nhân kiên nhẫn uống vài lần thì bệnh sẽ tự động thuyên giảm và khỏi hẳn.
Chữa bệnh cảm mạo phát sốt
Có rất nhiều bài thuốc được lưu truyền trong dân gian dùng để điều trị chứng bệnh cảm mạo phát sốt. Trong đó các bài thuốc từ cây rau mương có tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Người bệnh sử dụng những ngọn non của rau mương làm rau nấu canh ăn hàng ngày. Kết hợp với tiêu và hành lá sẽ giúp hạ sốt và hệ thống miễn dịch được cải thiện tốt hơn.
Cải thiện tình trạng sình bụng
Cách tốt nhất để chữa sình bụng bằng cây rau mương là sử dụng lá rau non nấu canh ăn. Sình bụng không phải là bệnh mà là triệu chứng, vì thế nếu không chữa bệnh từ nguyên nhân thì triệu chứng sẽ tiếp tục tiếp diễn. Người bệnh nên đến thăm khám khoa Tiêu hóa – Đường ruột để nắm rõ tình trạng bệnh lý trước khi sử dụng thảo dược điều trị.
Rau mương thanh nhiệt giải độc
Trong Đông y, rau mương là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, thải độc gan thận, bổ huyết. Vì thế đây là bài thuốc phù hợp cho những người hay bị mụn do nóng trong người. Đồng thời người bị các vấn đề liên quan như táo bón, chậm kinh, cũng có thể sử dụng rau mương để hỗ trợ điều trị.
Chữ ho gà, viêm họng
Hoạt tính giảm đau, kháng viêm và thải độc đồng thời của cây rau mương giúp cải thiện cơn đau ở cổ họng đáng kể. Ngoài ra, bài thuốc từ hạt rau mương cũng được Y học cổ truyền công nhận có thể ngăn chặn và điều trị chứng ho gà cho người lớn và trẻ nhỏ.
Thuốc đắp chữa mụn nhọt
Rau mương có tính mát tương tự như rau má, chính vì thế người thường xuyên bị mụn nhọt có thể áp dụng bài thuốc này để cải thiện tình trạng. Đắp bã cây rau mương thường xuyên giúp mụn nhọt mau chóng tiêu biến và không còn đau nhức âm ỉ.
Chữa chứng viêm ruột
Một số bài thuốc chữa viêm ruột có nguyên liệu chính là cây rau mương được áp dụng khá phổ biến trong dân gian. Ngoài tác dụng này, cây rau mương cũng mang đến hiệu quả nhất định trong điều trị các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm như viêm gan hoàng đản cấp tính, viêm ruột thừa cấp tính…
Bài thuốc từ cây rau mương trị đau khớp
Tác dụng của cây rau mương chữa bệnh đau nhức xương khớp được áp dụng chủ yếu tại các vùng ven Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bài thuốc được công nhận hiệu quả, lành tính và không có tác dụng phụ. Song, người bệnh phải kiên nhẫn sử dụng mỗi ngày mới có hi vọng chữa bệnh triệt để.
Chuẩn bị
20 – 40 gram cây rau mương khô
40 – 50 gram nếu dùng rau mương tươi.
Thực hiện
Đem cây rau mương khô hoặc tươi đi rửa sạch và để ráo dưới bóng râm.
Đem nguyên liệu đi giã nát nát hoặc nhai nuốt tươi.
Hoặc cho một lon bia vào hỗn hợp vừa giãn, vắt nước uống kiên trì để bệnh thuyên giảm nhanh.
Bài thuốc từ cây rau mương trị dạ dày
Cây rau mương trị dạ dày được người trong dân gian sử dụng phổ biến. Mặc dù bài thuốc chưa được khoa học công nhận nhưng bài thuốc đã được nhiều người thử qua và công nhận những thay đổi tích cực. Đặc biệt bài thuốc từ cây rau mương có thể hỗ trợ điều trị khuẩn HP dạ dày.
Chuẩn bị
50 – 60 gram cây rau mương khô
Nếu dùng cây tươi thì dùng 100 gram
Thực hiện
Đem tất cả các nguyên liệu sơ chế và để ráo nước tại không gian bóng râm
Đem cắt rau mương thành khúc vừa đủ lòng bàn tay, nếu chưa sao thì đem sao vàng hạ thổ.
Đem rau mương đi đun cạn với 3 chén nước, đến khi thuốc còn khoảng 800ml.
Sau khi lọc lấy thuốc thì chia làm 3 lần uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
Kiên trì sử dụng bài thuốc trong vòng 10 ngày là bệnh cải thiện đáng kể.
Một số lưu ý khi dùng cây rau mương chữa bệnh
Không thể phủ nhận những tác dụng của cây rau mương trong chữa bệnh. Tuy nhiên để bệnh lý cải thiện hiệu quả mà không xảy ra các phản ứng phụ kèm theo. Người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc sau khi sử dụng cây rau mương làm thuốc:
Bệnh nhân không sử dụng cây rau mương điều trị bệnh nếu chưa nhận được sự cho phép của bác sĩ điều trị cũng như thầy thuốc Đông Y.
Hiện vẫn chưa có khuyến cáo về tác dụng phục của cây rau mương, tuy nhiên bệnh nhân vẫn tránh lạm dụng thảo dược này quá liều.
Không phải bệnh nhân nào cũng nhận thấy hiệu quả khi sử dụng rau mương chữa bệnh. Công hiệu của bài thuốc tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
Người bệnh không nên tự ý sử dụng cây rau mương cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú hoặc đang điều trị với thuốc làm đông máu.
Vì rau mương có thể sinh sôi tại các vùng nước ô nhiễm, người bệnh có thể bị nhiễm độc thạch tín khi sử dụng rau mương tại các nguồn nước nhiễm bẩn này.
Người bệnh không nên tự hái, hoặc sử dụng rau mương tại các cửa hàng kém tin cậy để chữa bệnh.
Nếu sử dụng cây đau mương trong thời gian dài điều trị mà không nhận thấy hiệu quả. Bệnh nhân nên dừng sử dụng để chuyển sang phương thuốc khác.
Cũng nên lưu ý thêm, dùng cây rau mương trị bệnh dạ dày mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh đây là phương pháp hiệu quả. Vì thế để không mất nhiều hi vọng khi điều trị không hiệu quả, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên môn để được khám và tư vấn về bệnh lý để được hướng dẫn điều trị đúng hướng.
Ngăn ngừa, hỗ trợ trị ung thư và một số bệnh khác bằng cây lá ổi rất hiệu quả nhưng mọi người lại bỏ qua.
Ổi là một loại cây ăn quả xuất hiện ở khắp các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam tuy nhiên những công dụng của lá ổi mang lại thì không phải ai cũng biết đến.
Quả ổi là loại trái cây phổ biến có mặt trên khắp các khu chợ, hàng tạp hóa, hay khắp các siêu thị. Người ta biết đến ổi như một loại quả với hàm lượng vitamin khá là cao, tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng lá ổi cũng là một vị thuốc đã được các nhà khoa học nhận định là có giá trị trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Sau đây là một vài tác dụng của lá ổi đã được các chuyên gia kiểm chứng.
Lá ổi giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư
Thành phần các chất như quercetin, lycopene và vitamin C có trong lá ổi là những chất có thể giúp ức chế sự phát triển cũng như sự hình thành các khối u nhờ tính chống oxy hóa rất mạnh. Một số nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy kết quả rằng những chất được chiết ra từ thành phần của lá ổi có thể làm tiêu diệt hoàn toàn những tế bào ung thư dạ dày đang phát triển.
Thành phần lycopene có trong lá ổi là một trong những chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng có tác dụng ngăn ngừa và ức chế quá trình sản xuất các androgen dư thừa và duy trì cân bằng hàm lượng nội tiết tố ngăn ngừa các bệnh như ung thư vòng họng, tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Lá ổi phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Lá ổi điều trị bệnh tiêu chảy
Tinh dầu được chiết xuất từ thành phần lá của cây ổi là một trong những loại thuốc điều trị bệnh tiêu chảy từ thiên nhiên. Ngoài ra ta cũng có thể sử dụng lá ổi tương ngâm nước ấm uống trực tiếp cũng cho những hiệu quả tương tự.
Lá ổi ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Các danh y đã cho biết rằng thành phần của lá ổi tồn tại những hợp chất có khả năng kháng lượng đường huyết trong cơ thể con người vì vậy chúng ta có thể sử dụng lá ổi như một bài thuốc Đông y cổ truyền để làm giảm nồng độ đường trong máu những bệnh nhân bị mắc chứng tiểu đường. Ngoài ra lá ổi cũng cho thấy khả năng làm tăng tăng insulin và kháng insulin cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Lá ổi hỗ trợ người đang giảm cân
Lá ổi có tác dụng trong ức chế khả năng chuyển hóa tinh bột thành các chất béo của cơ thể, giảm áp lực cho gan. Chính vì vậy đối với những người đang muốn giảm cân thì sử dụng trà lá ổi là một trong những lựa chọn tuyệt vời mang lại hiệu quả cao.
Trà lá ổi có lợi với người giảm cân
Lá ổi cải thiện các vấn đề liên quan về da
Thành phần lá ổi chứa những chất có tính kháng khuẩn và loại bỏ những vi khuẩn là tác nhân gây ra mụn, không những vậy nó còn giúp cho nốt mụn giảm sưng đỏ và nhanh xẹp hơn nhờ các chất chống viêm tự nhiên như axit tannic, flavonoids và quercetin.
Sử dụng lá ổi để tắm gội cũng giúp cái hiện tình trạng rụng tóc và hạn chế được các vấn đề về viêm da, mụn đầu đen.
Lá ổi làm giảm lượng cholesterol
Các chuyên gia y học cho biết rằng thường xuyên sử dụng lá ổi như một loại trà có thể giúp cơ thể cải thiện tình trạng tiêu hóa và chuyển hóa của cơ thể giúp cho lượng cholesterol xấu trong cơ thể giảm xuống, không gây nguy hại đối với sức khỏe của con người bảo vệ hệ thống tim mạch của cơ thể.
Kháng viêm, Giảm sưng và thông kinh lạc nhờ cây rau xương sông.
Rau xương sông không chỉ là loại rau chế biến được thành nhiều món ăn ngon, mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt, có công dụng trong việc điều trị các bệnh như trị phong thấp, tê nhức chân tay, lưu thông trí huyết, trị viêm họng… đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về tác dụng của rau xương sông.
Rau xương sông Đông y gọi là thiên danh tinh, tên khoa học là Blumea myriocephala, họ cúc Asteraceae. Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm thuốc. Xin giới thiệu một số cách dùng xương sông phòng chữa bệnh.
Lá xương sông
Có vị cay thơm, tính ấm. Nó có tác dụng khử mùi tanh hôi, tiêu thực, tiêu đàm, tiêu máu ứ, thông tiểu, trị cảm ho, viêm họng, tưa lưỡi, nghẹt mũi, nhức đầu, đau bụng. Tinh dầu xương sông có vị cay tính ấm nên có tác dụng giảm hàn tà, thông kinh lạc. Khi thời tiết thay đổi mà tâu lý không kín đáo, vệ khí không vững vàng thì hàn tà xâm nhập gây bệnh. Phế nằm ở chỗ cao, chủ về hô hấp, khai khiếu ở mũi. Tà khí đầu tiên vào phế, gây bệnh ở phế như: sổ mũi, hắt hơi, ho đờm. Xông hơi lá xương sông để trục tà khí và thông lạc mạch. Sau đây là một số công dụng trị bệnh của xương sông.
Trị phong thấp: rắn bỏ đầu, bỏ đuôi, lột da. Bỏ hết tạng phủ, róc lấy thịt, băm vụn với rau ngò gai và lá xương sông, vò viên, bọc lá lốt nướng. Món này nên ăn nóng với các rau thơm khác.
Trong món gỏi: xương sông khử mùi tanh và tiêu thực nó còn chống dị ứng.
Trai nướng chả: lấy thịt con trai băm với thịt heo, gói lá xương sông. Nướng lá xương sông khử mùi tanh, tiêu thực, chống dị ứng cải thiện tình trạng suy giảm tình dục.
Tiêu thực, hoạt huyết, tiêu ứ
Thịt bò gói xương sông: nướng trên bếp làm cho tinh dầu xương sông bốc khói thơm đồng thời khử mùi ngầy ngậy của mỡ bò.
Trừ cảm, ho: nấu canh với rau tần dày lá và xương sông, thêm thịt heo với mục đích bổ chính khu tà, thêm phổi lợn để làm mát phổi chữa ho.
Chữa lở miệng, sưng họng, viêm amidan, khản tiếng: nước xương sông ngậm trong miệng.
Ăn lá xương sông thường xuyên giúp giảm mỡ trong máu cao.
Hạt xương sông
Làm tan huyết ứ và cầm huyết trong chứng chấn thương bầm máu: sắc hạt và uống nhiều lần cho tan máu bầm.
Tê nhức tứ chi: đầu ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân: uống nước sắc hạt xương sông. Mỗi ngày 15-20g.
Trị viêm, đau họng: sắc hạt xương xông ngậm và uống.
Để lưu thông khí huyết, trẻ lâu: Uống thường xuyên nước hãm (hoặc nước sắc loãng).
Lưu ý: Không dùng lâu vì có tác dụng phụ như khô háo trong người, táo bón…
Cách dùng Cây Giao trị Viêm Xoang – Đau Răng – Bong Gân – Tụ Máu Bầm – Mụn Cóc – Mụn Thịt và côn Trùng Cắn cực kỳ hiệu quả.
Cây giao là loài cây mọc dại ngoài tự nhiên. Nam Phi được xem là quê hương của loại thảo dược này. Từ lâu, dùng cây quỳnh giao chữa bệnh đã sớm góp mặt trong các bài thuốc cổ truyền của Đông Y. Công dụng của cây quỳnh giao là gì? Cần lưu ý gì khi dùng dược liệu này điều trị bệnh? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác nhất!
Cây giao (Cây xương cá) nhìn như thế nào
Cây giao còn có tên gọi khác là cây xương cá, cây nọc rắn, cây san hô xanh, cây xương khô, cây quỳnh giao… Cây chủ yếu mọc dại ngoài tự nhiên. Toàn thân cây chứa mủ nhựa độc nên trâu bò không ăn được. Người dân thường dùng cây để trồng làm hàng rào. Bên cạnh đó, cây còn được trồng làm cảnh hoặc cung cấp dược liệu cho y khoa.
Theo khoa học, cây quỳnh giao có tên là Euphorbia Tiricabira L. Đây là loại thực vật thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây có thân khá to, chiều cao trưởng thành từ 4 mét đến 8 mét. Cành màu xanh mọc nhiều và tỏa xung quanh thân như san hô. Cây rất ít lá, hoặc rụng sớm nên rất hiếm nhìn thấy. Cây có hoa nhỏ, mọc thành cụm. Khi kết trái, quả cây quỳnh giao có hình trái xoan và lông nhung bao phủ.
Cây xương cá rất dễ trồng, sinh trưởng mạnh. Chỉ cần cắt cành giâm xuống đất ẩm và nước nước mỗi ngày, cây sẽ nhanh bén rễ và nảy nhánh con.
Cây giao mọc ở đâu?
Người ta tìm thấy số lượng lớn cây Euphorbia tirucalli có mặt tại phía Đông, phía Bắc nước Ethiopia nằm ở phía Đông châu Phi. Cây cũng được phát hiện ở hầu khắp vùng Nam Phi nơi có khí hậu nóng ẩm. Ngoài châu Phi, Ấn Độ cũng được xem là quê hương thứ hai của cây quỳnh giao. Tại châu Á, cây quỳnh giao sinh trưởng tốt với khí hậu nhiệt đới ở Indonesia, Trung Quốc, Philippines và cả Việt Nam.
Cây xương cá sống tốt ở nhiều điều kiện đất đai từ màu mỡ đến khắc nghiệt. Từ đồi cỏ, vùng núi, bờ sông đến núi đá, đá granite, đá sa thạch, đá ryolit… cây đều sinh trưởng và đẻ nhánh liên tục.
Dược tính chữa bệnh của cây giao
Ít ai biết rằng loại cây này thường mọc dại có vẻ ngoài thô cứng lại tiềm ẩn bên trong những dược tính chữa bệnh tuyệt vời. Y học hiện đại đã phân tích và phát hiện trong nhựa cây xương cá có chứa hàm lượng lớn isophorone. Khi để nhựa khô lại, họ tách được một chất xeton có tên euphoreon. Thân cây chứa nhiều chất quý như cycloeucalenol, euphorginol, taraxasteryl acetat… Hàm lượng lớn chất kháng sinh tự nhiên này có đóng góp quan trọng cho y khoa hiện đại.
Bên cạnh đó, Đông y gia truyền đã chỉ ra cây xương cá có vị chua, tính mát. Nhờ vậy mà cây phát huy tác dụng trong nhiều trường hợp tiêu viêm, giải ngứa, khử phong. Hơn thế, nhựa của cây vừa có độc tính, vừa có tính khử khuẩn, sát trùng cực mạnh. Nhựa chỉ nên bôi ngoài ra và không dùng để uống.
Với những dược tính hiếm có khó tìm, cây xương cá được các nhà danh y cổ truyền vận dụng đưa vào các bài thuốc điều trị nhiều bệnh lý. Bao gồm bệnh ngoài da và bệnh lý bên trong cơ thể. Dưới đây là 5 bài thuốc dân gian chữa bệnh bằng loại cây này để bạn bỏ túi.
Bài thuốc trị viêm xoang
Chứng minh cho thấy cây quỳnh giao có khả năng chữa bệnh viêm xoang mũi hiệu quả đến 80%. Không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều nước châu Á đã tận dụng cây này để chữa khỏi viêm xoang với công thức như sau:
Chuẩn bị
Cắt khoảng 2 – 3 nhánh của cây giao tươi.
Một ấm sứ hoặc kim loại chỉ dùng để sắc thuốc.
1 ống ti ô hoặc ống tre nhỏ.
Cách làm
Rửa sạch nhanh cây giao để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
Cắt cành thành từng đốt ngắn từ 1,5 đến 2,5 cm. Nên để cành cây ở miệng ấm để nhựa chảy xuống dưới đáy ấm.
Cho thêm khoảng 300ml nước sạch vào ấm rồi bắc bếp đun lửa to.
Khi hơi trong ấm bốc ra nhiều thì vặn bếp nhỏ lại. Dùng ống ti ô hoặc ống trẻ đưa vào vòi ấm, đầu ống còn lại đưa lên gần mũi để hít.
Người bệnh duy trì cách xông bằng cây giao khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày hai lần sáng tối. Chỉ sau 2-3 tuần, bạn sẽ cảm nhận hiệu quả trị bệnh rõ rệt.
Lưu ý
Nên xông hơi ngay khi nước bắt đầu sôi để tận dụng chất mủ đậm đặc.
Không được cho ống xông vào bên trong mũi.
Không áp dụng bài thuốc cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Khi cắt cành cây quỳnh giao tránh để mủ bắn vào mắt.
Bài thuốc chữa đau răng bằng cây giao
Đau răng do nhiều nguyên nhân gây ra: răng bị sâu, khớp thái dương có vấn đề, nhiễm trùng trong khoang miệng, áp xe miệng. Trong đó, nhiễm trùng trong miệng là nguyên nhân thường gặp nhất. Với dược tính chống viêm, khử nhiễm trùng tốt nên cây giao được dùng để chữa đau răng rất hiệu nghiệm. Bạn sẽ sớm chấm dứt chuỗi ngày đau răng buốt lên tận óc nếu làm theo bài thuốc sau:
Chuẩn bị
50g cành giao khô
100ml Cồn 90 độ C
Cách làm
Cành giao khô được rửa sạch, để ráo.
Ngâm cành đã qua sơ chế vào 100ml cồn 90 độ C.
Khi dùng, người bị đau răng cho khoảng 1 thìa cà phê nước thuốc hòa vào 50ml nước sôi nguội.
Ngậm dung dịch trong vòng 5, 7 phút. Sau đó súc miệng và nhổ bỏ.
Người bệnh áp dụng bài thuốc khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày duy trì đến khi tình trạng đau răng khỏi hẳn. Lưu ý không nuốt dung dịch thuốc vào trong bụng.
Bài thuốc cây giao trị bong gân
Bong gân là chấn thương dễ xảy ra trong quá trình vận động, làm việc, di chuyển. Tổn thương thường gặp ở gân, dây chằng xung quanh các khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, bong gân sẽ dẫn đến nhiều di chứng nghiêm trọng như: cứng khớp, hạn chế khả năng vận động của khớp… Y học cổ truyền và hiện đại đều rất ngạc nhiên với khả năng trị bong gân của cây giao.
Chuẩn bị
Cành giao tươi
Muối bột
Vải băng bó
Cách làm
Cắt cành giao tươi vừa đủ, đem rửa sạch và để ráo nước.
Đắp thuốc vào vùng tổn thương do bong gân rồi dùng vải bó chặt.
Bài thuốc sẽ phát huy công dụng chỉ sau 1 – 2 ngày bó thuốc.
Chữa trị côn trùng đốt bằng cây giao
Tác dụng diệt khuẩn của nhựa cây quỳnh giao có khả năng làm ức chế và đào thải nọc độc côn trùng: muỗi, ong, bọ cạp, rắn…Vì vậy, khi bị côn trùng đốt bạn có thể lấy nhựa cây bôi lên vết thương sẽ nhanh chóng giảm sưng hết đau vô cùng hiệu nghiệm. Tuy nhiên cần lưu ý không bôi lên mắt cũng như những người có làn da mẫn cảm.
Cây giao chữa mụn cóc
Mụn cóc là bệnh da liễu thường do tác nhân virus HPV gây nên. Mụn cóc nếu mọc ở trên mặc hoặc vùng da hở khi mặc quần áo làm mất tính thẩm mỹ cho gương mặt, thân hình. Dùng nhựa tươi cây chấm lên vùng da có mụn cóc mỗi ngày 2 lần sáng tối sau. Tình trạng mụn sẽ được cải thiện chỉ sau 7-10 ngày.
Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng dược liệu này
Khoa học đã phát hiện ra trong mủ nhựa cây này có chứa độc tính cao. Tuy không đến mức gây hại đến tính mạng người nhưng độc tính của cây giao có thể gây hại cho sức khỏe nếu không dùng đúng cách:
Mủ nhựa cây quỳnh giao khi tiếp xúc với mắt có thể làm mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Nếu bạn thuộc tuýp người có làn da nhạy cảm, da mỏng, thì nhựa cây giao sẽ gây kích ứng, nổi mụn nước, phồng rộp da.
Khi đi vào đường tiêu hóa, cây quỳnh giao gây bỏng rát lưỡi, cổ họng, khoang miệng. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng… Nghiêm trọng hơn, dạ dày bị tổn thương và viêm loét nặng.
Nhựa tươi của cây giao có thể gây phản ứng đối với nữ giới dùng thuốc nội tiết tố.
Người đang dùng thuốc ho dùng cây quỳnh giao chữa bệnh có nguy cơ gặp phải chứng khó thở dồn dập.
Lưu ý khi dùng cây giao chữa bệnh
Nhiều dược tính tuyệt vời là thế nhưng cây giao cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho người dùng. Vì thế, dùng dược liệu chữa bệnh cần ghi nhớ những điều dưới đây:
Không dùng loại dược liệu này để chữa bệnh cho trẻ em dưới 10 tuổi.
Bài thuốc chữa viêm xoang bằng cây giao không áp dụng cho nữ giới đang mang bầu hoặc nuôi con bằng sữa mẹ.
Không dùng cho nữ giới đang điều trị bằng thuốc nội tiết tố. Đặc biệt là nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.
Người đang gặp các bệnh về hô hấp: ho, viêm phế quản. Bởi cây giao có thể khiến tình trạng khó thở nặng thêm.
Không dùng ấm nấu thuốc để uống. Bởi nhựa tồn đọng trong ấm có thể khiến nước bị nhiễm độc.
Cây xương cá điều trị xoang mũi có tác dụng nhanh hay chậm tùy vào cơ địa người bệnh. Nếu áp dụng 1 – 2 tuần có thấy biến chuyển tích cực thì nên dừng lại. Bởi lạm dụng bài thuốc có thể làm mỏng, gây tổn thương niêm mạc mũi.
Khi thu hái dược liệu cần đeo kính mắt, găng tay, đồ bảo hộ để tránh mủ nhựa tiếp xúc với cơ thể.
Ngoài dược tính thì cây quỳnh giao còn là thảo dược chứa độc tính mạnh. Người bệnh chỉ sử dụng thảo dược chữa bệnh cần có sự đồng ý của bác sĩ.
Cây giao có đắt không?
Cây xương cá là dược liệu quý được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y và cả Tây y hiện đại. Thảo dược được thu hái và dùng chữa bệnh quanh năm, phơi khô hoặc dùng tươi đều phát huy hiệu quả. Y học hiện đại đã sử dụng loại cây này để bào chế nhiều loại thuốc viêm mũi dị ứng, viêm xoang… bán tại nhiều hiệu thuốc. Vậy cây giao có đắt không?
Dược liệu này được dùng tươi là chủ yếu. Vậy nên bạn có thể mua cây giống về trồng để sử dụng. Cây xương cá dễ trồng và sinh trưởng rất tốt trên mọi điều kiện đất đai. Tùy vào kích thước, cây giống hiện có giá bán dao động 50.000 đến 200.000 VNĐ/ cây.
Tin chắc rằng bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và bỏ túi 5 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây giao. Dù được cả Đông y và Tây y tin dùng nhưng hãy cẩn thận để độc tính có trong mủ cây không làm hại đến bạn nhé!