Một Số Loại Cây Thuốc Nam Sau Giúp Thoát Khỏi Các Cơn Đau Nhức Xương Khớp Mà Bạn Nên Biết.
Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường gặp không những ở người cao tuổi mà còn ở giai đoạn tuổi trung niên cần được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời để phòng tránh nguy cơ dẫn đến tàn phế.
Đau nhức xương khớp là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm
Đau nhức xương khớp không chỉ là hiện tượng xảy ra do làm việc sai tư thế hay sự thay đổi bất thường và đột ngột của thời tiết mà đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều căn bệnh liên quan như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… Những loại bệnh này nếu không có sự chữa trị sớm và kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế. Chính vì vậy mà trong y học cổ truyền người ta đã nghiên cứu nên những bài thuốc từ nhiều loại thảo dược khác nhau có thể hỗ trợ hoặc điều trị bệnh bệnh về xương khớp mà không gây hại hay có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là một số cây thuốc nam quanh ta thường được nhiều người áp dụng chúng ta cùng tham khảo hi vọng có thể giúp các bạn cải thiện được tình trạng bệnh.
Dây đau xương
Kể đến những vị thuốc cho tác dụng hiệu quả đối với bệnh về xương khớp đầu tiên chúng ta thường nghĩ ngay đến cây dây đau xương. Đúng như tên gọi đây là một loại cây thuộc họ dây leo, bài thuốc từ cây này đã có từ rất lâu đời và cho thấy những chuyển biến tình trạng bệnh một cách rõ rệt đối với những bệnh nhân đã từng sử dụng.
Trong đông y nó còn có nhiều cái tên khác như là khoan cân đằng, trục cốt đằng, thân cân đằng,…có bị hơi đắng, tính mát. Dây đau xương cho những tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp , hoạt lạc, thư cân,…và chữa các loại bệnh như đau nhức xương khớp, tê bại, tê thấp, đau dây thần kinh hông, bổ sức.
Dây đau xương là vị thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả
Người ta thường sử dụng thân và lá của cây khi đã già đem thái nhỏ phơi khô để làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau.
Lá Lốt
Lá lốt là loại cây không hề xa lạ với nhiều người, đây là loại gia vị thường được thêm vào trong các món ăn hàng ngày ngoài ra chúng cũng là vị thuốc chữa được rất nhiều các loại bệnh khác nhau đặc biệt những bệnh liên quan đến xương khớp.
Ngoài cái tên lá lốt người ta còn hay gọi chúng với tên gọi là tất bát, toàn bộ cây đều cho tác dụng dược học có thể sử dụng như những vị thuốc. Lá lốt có vị cay, mùi thơm đặc trưng và tính ấm có tác dụng ôn trung, hạ khí, tán hàn chỉ thống vì thế mà người ta thường sử dụng chúng để trị chứng phong hàn thấp, tê bại, đau lưng, chân tay tê buốt, sưng đầu gối.
Có thể sử dụng trực tiếp lá lốt tươi hoặc có thể sấy khô, phơi nắng và dùng dần trong thời gian dài.
Cỏ Xước
Mặc dù đây mà một loại cây mọc hoang ở khắp nơi tuy nhiên đừng bao giờ nghi ngờ công dụng của loại cây này trong những bài thuốc Đông y cổ truyền điều trị xương khớp.
Rễ cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát
Trong đông y người ta vẫn thường gọi chúng là Nam Ngưu Tất, có thể dùng toàn cây để chế biến thành thuốc tuy nhiên người ta vẫn hay sử dụng phần rễ của nó là chủ yếu. Rễ cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát và cho những tác dụng rất tốt để thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi niệu. Bên cạnh đó chúng còn là loại dược liệu không thể thiếu để chữa phong thấp, đau lưng, viêm khớp, nhức xương, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái buốt,…
Cây cỏ xước sau khi thu hoạch người ta lấy phần rễ( hoặc cả phần thân) đem rửa sạch và thái nhỏ sau thế có thể dùng tươi ngay hoặc đem phơi khô dùng dần.
Đơn Châu Chấu
Cây đơn Châu chấu hay còn gọi là cây đinh lăng gai, độc lực, cây cuồng có vị đắng, tính ấm, hơi cay . Rễ cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc khu phong, trừ thấp, tiêu thũng, tán ứ hiệu quả .
Tất cả các bộ phận của cây như rễ, cành, lá, vỏ rễ đều có thể bào chế thành các vị thuốc sử dụng chữa bệnh trong đông y. Phần thân nhất là lõi thân cho thấy những tác dụng bồi bổ cơ thể đặc biệt theo nghiều nghiên cứu cho thấy rằng rễ cây có tác dụng kháng sinh khá là mạnh có thể giải được một số loại độc, tương tự lá cây cũng có tác dụng tiêu độc.
Loại thảo dược này thường được dân gian sử dụng để chữa một số loại bệnh như phong thấp tê bại, đòn ngã, đau dạ dày, viêm khớp.
Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang
NHẬN XÉT CỦA BẠN