Trang Chủ trihoinachtankhang.blogspot.com Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang: Trang Chủ Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang: Trang Chủ

Browsing "Older Posts"

Home » Trang Chủ

hướng dẫn 4 cách trị mụn ẩn bằng mật ong cho làn da đẹp mịn màng

 Bật mí 4 cách trị mụn ẩn bằng mật ong cho làn da đẹp mịn màng.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang bật mí 4 cách trị mụn ẩn bằng mật ong cho làn da đẹp mịn màng.


Mụn ẩn dưới da luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Vậy liệu cách trị mụn ẩn bằng mật ong có thể giúp bạn dễ dàng lấy lại làn da mịn màng săn chắc hay không? Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn cùng nhau đi tìm lời giải nhé.


Chắc chắn chẳng chị em nào không sợ mụn dưới da cả. Mụn này rất khó điều trị nhé do việc loại bỏ nhân mụn rất khó so với các loại mụn khác. Tuy nhiên, nếu không hay chậm điều trị, làn da của bạn sẽ luôn sần sùi và không mịn màng. Đừng quá lo lắng vì đã có mật ong.

Hướng dẫn cách trị mụn ẩn bằng mật ong ngay tại nhà.

Mật ong được xem là 1 thần dược chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho làn da, giúp kháng viêm, diệt khuẩn. Ngoài khả năng làm sáng da, mật ong nguyên chất hỗ trợ giảm mụn.

Tác dụng của mật ong trong việc điều trị mụn.


Tác dụng của mật ong trong việc điều trị mụn


Trong sổ tay làm đẹp của bất kỳ chị em nào thì mật ong luôn được coi là thần dược làm đẹp. Tất cả đều nhờ vào thành phần bên trong.

Mật ong tự nhiên có hàm lượng chất chống oxy hóa cực cao, vitamin C lớn giúp kháng nấm, vi khuẩn, bảo vệ làn da, giảm mụn.

Dưỡng ẩm.

Chống lão hóa.

Làm sạch da nhờ enzyme, axit alpha hydroxy và axit malic trong mật ong. Đặc biệt, khi kết hợp với nước sẽ tạo ra chất thanh tẩy làn da tự nhiên mà không làm mất đi chất dầu tự nhiên.

Nào cùng đi vào phân tích chi tiết nhé!.

1. Đắp mật ong nguyên chất.


Đắp mật ong nguyên chất


Trước tiên, chắc chắn bạn phải xem qua bài viết về cách làm mặt nạ mật ong trị mụn chúng tôi đã giới thiệu trước đây. Mật ong rất giàu vitamin A, E, C… và rất nhiều chất chống oxy hóa nên ngay cả khi dùng mật ong làm mặt nạ thôi cũng cho hiệu quả bất ngờ.

Nguyên liệu:

Mật ong nguyên chất.

Thực hiện:

Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm, lau khô.

Thoa mật ong lên mặt, để yên trong 10 phút.

Rửa sạch hoàn toàn bằng nước ấm, rồi nước lạnh.

2. Mặt nạ trị mụn ẩn dưới da bằng mật ong và chanh.


Mặt nạ trị mụn ẩn dưới da bằng mật ong và chanh


Trước khi đi vào phân tích sức mạnh của hỗn hợp này, có lẽ bạn chẳng xa lạ gì với bài viết về cách trị mụn bằng chanh. Trong chanh có chứa rất nhiều axit tự nhiên giúp kháng khuẩn cực tốt, giúp vô hiệu hóa vi khuẩn. Ngoài ra, chanh còn giúp làm sạch lỗ chân lông. Kết hợp cả 2 sẽ tạo thành hỗn hợp trị mụn ẩn.

Nguyên liệu:

1 trái chanh.

2 muỗng mật ong.

Thực hiện:

Vắt nước cốt chanh tươi, cho mật ong vào 1 ly nhỏ.

Khuấy đều chanh và mật ong.

Rửa mặt bằng nước ấm và lau khô.

Thoa hỗn hợp lên mặt, massage 2 phút.

Sau 5 đến 10 phút, rửa sạch bằng nước ấm và nước lạnh.

3. Mặt nạ trị mụn dưới da bằng mật ong và táo.


Mặt nạ trị mụn ẩn dưới da bằng mật ong và chanh


Táo và mật ong hiển nhiên là những nguyên liệu quá dễ kiếm ở bất kỳ đâu. Khi kết hợp cả 2, bạn sẽ có 1 mặt nạ tuyệt vời có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm. Vậy thì chẳng có lý do nào bỏ qua.

Nguyên liệu:

1 trái táo.

4 muỗng mật ong.

Thực hiện:

Xay nhuyễn táo và mật ong.

Rửa mặt bằng nước ấm.

Thoa hỗn hợp lên mặt, mát xa nhẹ nhàng trong 5 phút.

Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và nước lạnh.

4. Mặt nạ mật ong và bột quế.


Mặt nạ mật ong và bột quế


Bạn đã xem bài viết về cách làm mặt nạ trị mụn bằng bột quế mà Đông Y Gia Truyền Tấn Khang cung cấp chưa? Quế được xem là 1 vị thuốc quý cũng như là 1 nguyên liệu làm đẹp cực tốt. Nhiều người sử dụng quế để dưỡng da.

Nguyên liệu:

1 muỗng cà phê bột quế.

1 muỗng cà phê mật ong.

Thực hiện:

Trộn cả 2 nguyên liệu lại với nhau.

Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và lau.

Do quế khá nóng nên bạn chỉ nên chấm từng ít lên từng nốt mụn.

Sau đó đi ngủ và sáng dậy rửa sạch.

Làm liên tục trong 3 ngày và sau đó nghỉ 3 ngày.

Sau khoảng 3 tuần là mụn trồi lên.

Xông hơi và nặn ra.

Một số điều cần lưu ý.

Luôn thử trên tay trước khi áp dụng lên mặt để tránh bị dị ứng nhé.

Không áp dụng quá 2 lần/tuần.

Luôn rửa mặt bằng nước lạnh cuối cùng.

Luôn thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài.

Luôn thoa kem dưỡng.

Hạn chế các đồ ăn nóng, chua, cay.

Luôn tắm rửa sạch sẽ.

Ngoài ra, để tăng thêm độ hiệu quả, bạn nên tham khảo thêm các video tổng hợp các loại kem trị mụn tốt nhất tại Đông Y Gia Truyền Tấn Khang. Các bạn nhớ thường xuyên ghé Đông Y Gia Truyền Tấn Khang để cập nhật những nội dung hữu ích nhất. Nhớ nhấn like, share và bấm nút đăng ký để nhận được thông báo khi có bài viết mới. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Cây chó đẻ chữa bệnh gì? bạn đã hiểu gì về công dụng của nó chưa ?

Cây chó đẻ mọc hoang khắp nơi và được dân gian hái về làm thuốc nhờ công dụng trị các bệnh u nhọt, bệnh gan, chữa sốt và phòng một số bệnh thông thường rất hữu hiệu.

Diệp Hạ Châu khô (Cây chó đẻ) - Đặc Sản Làm Quà

 Năm 1988 các nhà khoa học chứng minh cây chó đẻ có tác dụng kháng sinh nhất là viêm gan siêu vi B ở người, cả cây chó đẻ răng cưa và cây chó đẻ thân xanh (đắng) đều có tác dụng tốt, vì thế họ đã khuyên dùng hai loại cây chó đẻ này để làm ức chế lên men DNA của virus viêm gan B.
Nhân dân dùng cây chó đẻ răng cưa giã nát với muối đắp chữa mụn nhọt hay rắn cắn, hàng ngày dùng 20-40 gam cây tươi sao khô đặc uống để chữa bệnh gan, sốt, hay tiểu đường.
Đông y còn cho rằng cây chó đẻ có vị ngọt, nhầy nhậy đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, tốn ứ, thông huyết mạch, điều kinh, thanh càn, hạ nhiệt… dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh đường tiết niệu, đường ruột, bệnh ngoài da.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây chó đẻ tham khảo tại Đông y gia truyền Tấn Khang

Cách nhận biết cây chó đẻ

Cây chó đẻ răng cưa và những công dụng chữa bệnh thần kỳ - iHS ... 
Cây chó đẻ hay còn gọi là cây diệp hạ châu, chó đẻ răng cưa, trân châu thảo.
1. Chữa nhọt độc, sưng đau
Dùng Chó đẻ răng cưa một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau.
2. Chữa bị thương, vết đứt chảy máu
Dùng Chó đẻ răng cưa với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương.
3. Chữa bị thương ứ máu
Dùng lá, cành Chó để răng cưa và Mần tưới, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ chế nước đồng tiện vào, vắt lấy nước uống, bã thì đắp hoặc hòa thêm bột Ðại hoàng 8-12g càng tốt.
4. Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm gan vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước
Dùng cây chó đẻ răng cưa 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g sắc uống.
5. Chữa lở loét thối thịt không liền miệng
Dùng lá chó đẻ răng cưa. lá thồm lồm, liều bằng nhau. Ðinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp.
6. Chữa trẻ em tưa lưỡi
Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi.
7. Sản hậu ứ huyết
Dùng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày.

8. Chữa viêm gan do vi-rút 
Dùng 20g Chó đẻ thân xanh đem sao khô, sắc nước ba lần, mỗi lần ba bát nước, cô lại còn một bát, pha đường ngọt vừa phải cho dễ uống, chia làm bốn lần, uống hết trong một ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-), khỏi bệnh, thì ngừng uống thuốc. 
9. Chữa xơ gan cổ trướng
Dùng 100g Chó đẻ đắng sao khô, sắc với nước ba lần, cô lại còn một bát ăn cơm, pha với đường, chia nhiều lần uống trong ngày, liệu trình trong vòng 40 ngày, kết hợp khẩu phần ăn hằng ngày hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ…).

Đông y gia truyền Tấn Khang xin chúc quý vị áp dụng thành công và luôn luôn mạnh khỏe, an lành nha.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

Đông y gia truyền bài thuốc chữa bệnh từ rau bầu đất mà rất nhiều người chưa biết.

Theo Đông y cổ truyền bầu đất có vị cay, hơi đắng, ngọt, thơm có tính bình, tác dụng của bầu đất là thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái.

Rau bầu đất

Dùng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, xương đau nhức, phong tê thấp khớp, chấn thương sưng đau, ho lao, ngã thương, ho gió, ho gà sưng vú, nhọt độc, loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng, ngứa loét, bong gân, điều hòa máu huyết, an thần, giảm đau, trị nhức đầu, chóng mặt, cầm máu, điều hòa huyết áp, điều hòa kinh nguyệt, giải độc…

Đông y cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ rau bầu đất

Chữa khí hư, bạch đới:

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá rau bầu đất, ngày 2 lần sáng, chiều, có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu rất rõ rệt. Không gây phản ứng phụ. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị đái tháo đường khác.

Hoặc sắc nước uống với bột thổ tam thất và ý dĩ sao, với liều bằng nhau, mỗi lần 10-15g, ngày uống 2 lần.

Ăn canh rau bầu đất: rau bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 15g, cỏ xước 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

Chữa vết thương:

Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau bầu đất và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.

Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau bầu đất và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.

Chảy máu: Dùng rau bầu đất rửa sạch đắp, buộc vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức.

Chữa đái dầm ở trẻ: nấu canh rau bầu đất cho trẻ ăn hàng ngày vào buổi trưa.

Chữa chứng còi xương, ra mồ hôi trộm ở trẻ em: thường dùng lá và ngọn non nấu canh cua.

Chữa mất ngủ: thường xuyên ăn sống bầu đất hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, giúp có giấc ngủ tốt.

Canh rau bầu đất

Chữa viêm phế quản mạn: nấu canh rau bầu đất với thịt lợn nạc hoặc tôm tươi ăn với cơm trong nhiều ngày.

Rau bầu đất (kim thất) trị viêm họng, viêm khí phế quản mạn, đau nhức xương khớp…

Chữa viêm họng, ho gió, ho khan hoặc có đờm: nhai vài lá rau bầu đất, ngậm nước nuốt dần.

Chữa táo bón, kiết lỵ: giã một nắm rau bầu đất rồi hòa với 100ml nước sôi để nguội, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều, trong 5-6 ngày.

Chữa tiểu dắt, tiểu buốt: sắc rau bầu đất chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10-15 ngày

Kinh nghiệm trong nhân dân còn dùng bầu đất chữa mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, đau xương khớp, chấn thương, loét dạ dày, viêm đại tràng, điều hòa kinh nguyệt, huyết áp, giải độc, sưng vú, lợi tiểu tiêu thũng, ho gà, ho lao.

Theo: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Cây lạc tiên "Thần dược" chữa bệnh mất ngủ cực hiệu quả

Lạc tiên là một tặng phẩm quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho sức khỏe. Thảo dược lạc tiên xóa tan nỗi lo mất ngủ đối với những người thường xuyên khó ngủ, ngủ không ngon dẫn tới suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần.


Giấc ngủ chiếm giữ một vai trò rất quan trọng. Bất kể vì nguyên nhân gì dẫn tới mất ngủ cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập và làm việc của chúng ta. Và việc chú trọng giấc ngủ trở thành mối quan tâm lớn hàng đầu trong cuộc sống hiện đại. Một trong những cách đơn giản để có một giấc ngủ ngon là sử dụng thảo dược cây lạc tiên, tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, mang lại một giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn, khởi động một ngày tuyệt vời, tràn đầy năng lượng. Lạc tiên có tên khoa học là Passiflora foetida L, họ chùm gửi. Loài này thường mọc hoang tại các bờ bụi, ven sông ven suối, sinh tồn một cách mạnh mẽ và kiên cường trong tự nhiên. Được ví như các loài cỏ dại nhưng hiện hữu trong cây thuốc nam này là những tác dụng phòng, chữa bệnh hiệu quả được sử dụng trong cả Đông Y và Tây Y. Cây thuốc lạc tiên cũng được sử dụng như một loại rau sạch ở rất nhiều địa phương, được nhân dân sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa mất ngủ.

Thông Tin ề Cây Lạc Tiên

Lạc tiên còn được biết đến với tên gọi khác như dây nhãn lồng, dây chùm bao. Tuy nhiên cái tên cây lạc tiên vẫn luôn phù hợp và thông dụng nhất đối với mọi người. Loại thảo dược này thuộc về xứ nhiệt đới, lưu lạc tới Việt Nam từ rất xa xưa. Thân cây thuốc mềm, mảnh phủ nhiều lông mịn, chiều dài thân có thể lên tới 10m. Lá cây thuốc hình tim mọc so le nhau, bám chắc nhờ tua cuốn. Hoa có màu trắng hoặc tím, quả có thể ăn được. Quả chín có màu đỏ hoặc vàng, là món ăn ưa chuộng của người dân nông thôn Việt Nam.


Công dụng của cây lạc tiên

Lạc tiên có các thành phần như Alcaloid, flavonoid, saponin… Các hoạt chất này với liều lượng nhỏ giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn sự lão hóa tế bào.

Theo y học cổ truyền, dược liệu lạc tiên có tính mát, hơi đắng, vị ngọt hậu. Đây là vị thuốc nam rất có giá trị về mặt dược liệu, phát triển mạnh mẽ trong tự nhiên mà không có sự can thiệp của phân bón hay hóa chất, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.

Thân và lá cây lạc tiên phơi khô có các công dụng, tác dụng cho sức khỏe như:

  • Thảo dược có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.
  • Giúp giảm căng thẳng hệ thần kinh, giảm thiểu stress do áp lực công việc.
  • Có tác dụng an thần, giảm đau nhức ở người cao tuổi.
  • Tác dụng giải nhiệt, giải độc và làm mát gan.
  • Đặc biệt hỗ trợ chữa trị chứng mất ngủ kinh niên, giúp có người sử dụng có một giấc ngủ sâu, an lành.

Cách sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ



Vị thảo dược được sử dụng như nước trà hàng ngày. Bạn có thể dùng theo cách thuốc sắc hoặc trà hãm. Sử dụng khoảng 50 gram với 1.5 lít nước.

Ngoài ra cây lạc tiên cũng có thể sử dụng theo kiểu cô đặc, dùng 20 – 40 gram cho 1.5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa cho tới khi còn 500 ml nước, tạo thành dạng siro dùng 2 lần một ngày.

Thảo dược dùng tốt nhất là trước khi đi ngủ 60 phút.

Cách pha trà:

  • Bước 1: Dùng một nhúm lạc tiên( 10g) khô cho 150 ml nước
  • Bước 2: Tráng trà, dùng nước sôi đổ 1 chút vào đảm bảo nước tưới qua 1 lượt trà lắc đều ấm rồi đổ nước này đi.
  • Bước 3: Cho nước sôi ấm pha trà theo tỉ lệ pha, đợi 5-7 phút cho nước ngấm vào trà. Thưởng thức khi trà còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn.

Cách nấu trà:

  • Nếu như bạn không có thói quen nhâm nhi ly trà vào mỗi sáng thì cũng có thể sử dụng lạc tiên để nấu nước uống thay nước hàng ngày.
  • Mỗi ngày lấy khoảng 50-80g khô đem nấu với 1.5 lít nước uống.

                                            Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Trị bệnh vôi hóa cột sống bằng Hương Nhu cực kỳ hiệu quả.

Hiện có rất nhiều bài thuốc Đông Y với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau nhưng ít ai biết đến công dụng chữa bệnh vôi hóa cột sống từ cây thuốc quý “Hương Nhu”

Hương nhu bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống là gì?

Bệnh vôi hóa cột sống hay bệnh gai cột sống, bệnh thoái hóa khớp là tình trạng lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống làm cột sống có gai. Và bệnh lý thường hay gặp ở độ tuổi trên 40, thông thường tỉ lệ mắc bệnh của nam giới sẽ cao hơn ở phụ nữ.

  • Triệu chứng

Theo Đông y gia truyền Tấn Khang một số triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống như: đau ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi, đau nhức gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân và cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này. Bên cạnh đó, khi các dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

Hương nhu bài thuốc chữa vôi hóa cột sống

Bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống từ cây hương nhu được các danh y về y học cổ truyền Việt Nam áp dụng rất phổ biến không gây hại cho sức khỏe cũng như tiết kiệm chi phí so với sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng Tây Y.

  • Bài thuốc sắc uống

Chuẩn bị nguyên liệu: hương tía nhu 50g, cây cỏ xước 20g, cà gai leo 20g, thiên niên kiện 20g và cây sâm ngọc linh 20g.

Cách sắc thuốc: tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đem rửa sạch và sau đó sử dụng nồi đất để sắc cùng với 850 ml nước lọc, nhớ sắc lửa nhỏ liu riu cho nước thuốc ra hết. Sắc đến khi lượng thuốc trong nồi còn khoảng 250 – 300 thì tắt bếp.

Hương nhu bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống

Cách dùng thuốc: uống sau khi ăn khoảng 30 phút và chia làm 3 lần uống trong ngày sáng, trưa và tối. Người bệnh cần kiên trì uống đều đặn từ 15 ngày cho đến một tháng tùy vào thể trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

  • Bài thuốc đắp từ cây hương nhu

Chuẩn bị nguyên liệu: cây hương nhu 500g và 100g tinh dầu bạc hà.

Cách làm: rửa sạch hương nhu sau đó đem giã nát và cho tinh dầu bạc hà trộn cùng. Tiếp theo để bệnh nhân nằm sấp trên giường rồi tiến hành massage, bấm huyệt các vùng bị gai cột sống và vùng lân cận trước. Tiếp tục sử dụng phần hương nhu đã được giã nát đắp đều lên vùng gai cột sống. Thời gian duy trì 15 phút sau đó tiến hành xoa bóp, bấm huyệt và massage nhẹ nhàng cho bệnh nhân. Mục đích để tinh dầu bạc hà và các dưỡng chất khác có thể ngấm sâu hơn và hiệu quả nhanh.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang 

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

Theo phương pháp đông y trị bệnh sởi vô cùng hiệu quả.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em. Đông y gọi chứng này là ma chẩn, dịch tà phạm vào hai kinh phế, vị.

Trị bệnh sởi hiệu quả theo phương pháp Đông Y

Bệnh sởi lây rất nhanh, 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Đông y gia truyền Tấn Khang sẽ giới thiệu một số bài thuốc thường dùng trong từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Thời kỳ phát bệnh

Thời kỳ này, bệnh nhi thường phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, chảy nước mũi, khái thấu, hắt hơi, mắt đỏ, chảy nước mắt. Pháp điều trị là thấu chẩn (thúc sởi mọc), tán phong, thanh nhiệt. Người bệnh có thể dùng một trong các bài thuốc Đông y cổ truyền sau:

Bài 1: Tang diệp 5g, đạm đậu xị 5g, bạc hà 2g, liên kiều 5g, cam thảo 2g, thuyền thoái 2g, sơn chi 2g, cúc hoa 3g, lô căn 6g. Thang thuốc dùng cho trẻ 3 tuổi. Tùy theo tuổi mà gia lượng.

Bài 2:Tiền hồ 3g, kinh giới 3g, liên kiều 6g, bạc hà 3g, cúc hoa 3g, ngưu bàng tử 6g, kim ngân hoa 9g, thuyền thoái 2g, tang diệp 5g, lô căn 9g. Sắc uống.

Bài 3: Thăng ma 10g, cát căn 10g, hoàng cầm 10g, cam thảo đất 6g, bạch chỉ 6g, mạch môn 6g, sài hồ 4g, kinh giới 6g, bạc hà diệp 1 nắm, gừng tươi 3 lát. Sắc cho trẻ uống.

Bài 4: Dùng hạt mùi, tán nhỏ hòa với 2/3 chén rượu trắng, phun vào chăn hoặc quần áo của trẻ, cho trẻ trùm chăn hoặc mặc quần áo có phun rượu hạt mùi 1-2 giờ, sởi sẽ mọc.

Thời kỳ sởi mọc

Theo Đông y gia truyền Tấn Khang thời kỳ này trẻ thường có triệu chứng họng đau, khái thấu, nốt sởi xuất hiện từ phía sau tai, chân tóc, vùng cổ rồi lan dần ra toàn thân, phải tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết và dưỡng âm.

Tử thảo

Bài 1: Thuyền thoái 3g, liên kiều 10g, kinh giới tuệ 3g, tử thảo 3g, bạc hà 3g, đào nhân 3g, bối mẫu 6g, kim ngân hoa 10g, thiên hoa phấn 6g, lô căn 12g, mạch môn đông 10g, hạnh nhân 3g. Sắc uống.

Bài 2: Nếu sốt cao, khát nước, phiền táo, mắt đỏ nhiều dử, khí bế, suyễn khái dùng qua lâu nhân 6g, bối mẫu 6g, sa sâm 6g, sinh thạch cao 10g, bạch mao căn 9g, tỳ bà diệp 6g, hạnh nhân 3g, tri mẫu 6g, hoàng cầm 6g, lô căn 9g. Sắc cho trẻ uống chia 2-3 lần.

Bài 3: Trường hợp sởi độc quá nặng, sốt cao không dứt, nốt sởi dày, đỏ tía, sởi mọc quá thời gian, không lặn, trẻ mệt mỏi, nói sảng, suyễn thở, chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng, dày, nhớt dùng kim ngân hoa 6g, rễ chàm mèo 6g, rễ lau tươi 9g, cam thảo 3g, ma hoàng 2g, hạnh nhân 4g, ngưu bàng tử 2g, sinh thạch cao 12g. Sắc uống.

Thời kỳ sởi bay

Theo Đông Y Gia truyền Tấn Khang thời kỳ sởi bay, nốt sởi hơi mờ mờ, người hơi sốt, họng khô, ho ít thì cần dưỡng âm, sinh tân, thanh giải tà độc còn sót lại, nên dùng 1 trong các bài thuốc Đông y cổ truyền sau sau:

Bài 1: dùng sa sâm 10g, tang diệp 3g, thạch cao 4,5g, lô căn tươi 15g, mạch môn đông 10g, thiên hoa phấn 10g, sinh biển đậu 10g, sắc uống ngày 1 thang chia đều uống 2 lần.

Bài 2: sa sâm 10g, thiên hoa phấn 10g, hạnh nhân 3g, tỳ bà diệp 6g, mạch môn đông 10g, bối mẫu 4g, cam thảo 4g, địa cốt bì 6g. Sắc uống.

Bài 3: Nếu sởi độc làm tổn thương tới phần âm chủ yếu là phế dùng huyền sâm 6g, sinh địa hoàng 6g, ma hoàng 1,5g, sơn chi tử 5g, đại thanh diệp 6g, mạch môn đông 9g, tri mẫu 6g, lô căn tươi 10g. Sắc uống.

Trên đây là cách trị bệnh sởi theo phương pháp Đông Y, để biết thêm nhiều bài thuốc hay, hãy theo dõi Đông Y Gia Truyền Tấn Khang để có thêm hiểu biết bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Tri bệnh gai đốt sồng bằng thuốc nam tại nhà vô cùng hiệu quả nhưng rất dễ thực hiện

Gai đốt sống là một căn bệnh xương khớp phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy dưới đây là những bài thuốc điều trị bệnh gai đốt sống bằng thuốc nam như sau.

Gai cột sống thường xảy ra nhiều ở nam giới và nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng dần theo độ tuổi

MÁCH MỌI NGƯỜI MỘT SỐ DƯỢC LIỆU TRỊ BỆNH GAI ĐỐT SỐNG

Trong tự nhiên, có vô vàn những loại cây dược liệu quen thuộc với tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh cơ xương khớp rất tốt. Dưới đây là một số cây thuốc nam hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả như sau:

Điều trị bệnh đau đốt sống bằng dược liệu Đinh lăng

Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị khoảng 20g rễ đinh lăng. Đem rửa sạch rồi sao trên chảo nóng cho khô. Tiếp đến cho vào ấm sắc chung với khoảng 500ml nước đến khi còn khoảng 150ml thì ngưng. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày và nhớ sử dụng khi còn ấm nóng.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 12g rễ đinh lăng, 8g hà thủ ô, 8g cối xay, 8g huyết rồng, 8g cỏ xước, 8g thiên niên kiện, 4g vỏ quýt, 4g quế chi. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc rồi đổ đầy nước. Đun trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 2 bát nước cốt thì tắt bếp. Có thể chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, kiên trì liên tục 10 ngày sẽ bắt đầu cảm nhận rõ tác dụng.

Lá lốt có đặc tính kháng khuẩn tốt trong điều trị bệnh

Lá lốt có tính kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, với lượng tinh dầu dồi dào, lá lốt còn có thể giúp giảm đau, chống viêm. Dùng lá lốt có thể giúp ức chế các cơn đau do bệnh gai cột sống gây ra.

Cách thực hiện:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 500g lá lốt, 50 – 70g lá đinh lăng, đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc chung với 3 bát nước trên lửa nhỏ đến khi còn 1 bát. Chắt bỏ bã và uống thuốc khi còn ấm sau bữa ăn tối. Kiên trì sử dụng trong khoảng từ 10 – 15 ngày sẽ bắt đầu thấy hiệu nghiệm rõ rệt.

Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị 30g lá lốt, 30g hy thiêm hào và 25g ngải cứu. Các nguyên liệu đem rửa sạch sau đó giã nát và cho thêm 1 thìa muối hạt vào giã cùng. Sử dụng 1 túi vải sạch để bọc hỗn hợp thuốc rồi đắp lên vùng bị tổn thương. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Điều trị bệnh gai đốt sống bằng lá lốt ngay tại vườn nhà

Ngải cứu có tác dụng làm giảm đau cho người bệnh

Ngải cứu có tác dụng giảm đau, khứ hàn, bồi bổ sức khỏe nên được áp dụng khá phổ biến trong nhiều bài thuốc. Trong đó có bài thuốc nam trị bệnh gai cột sống.

Có thể dùng ngải cứu theo nhiều cách để giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh gai cột sống. Phổ biến nhất là dùng đắp trực tiếp bên ngoài da hoặc giã ngải cứu tươi để lấy nước uống.

Cách thực hiện các bài thuốc như sau:

Bài thuốc đắp: Cần chuẩn bị khoảng 1 nắm ngải cứu cùng với 3 thìa muối biển. Ngải cứu đem rửa sạch rồi để ra rổ cho ráo nước. Sau đó cho lên chảo sao nóng với muối biển trên lửa nhỏ. Dùng vải mỏng bọc thuốc lại và chườm trực tiếp lên vị trí đốt sống bị đau nhức. Để giảm triệu chứng gai cột sống, bạn cần thực hiện bài thuốc đều đặn 1 – 2 lần/ngày trong 1 tháng liên tục.

Bài thuốc uống: Chuẩn bị 300g ngải cứu cùng với 2 – 3 thìa cà phê mật ong. Ngải cứu đem rửa sạch với nước muỗi loãng rồi để ráo. Sau đó cho vào cối giã nát và vắt lấy nước cốt. Thêm mật ong vào khuấy đều và chia làm 2 lần uống trong ngày.

Cần duy trì đều đặn trong ít nhất là 3 tháng.

Xương rồng làm giảm sưng và tiêu viêm

Xương rồng là dược liệu có vị đắng và tình hàn, tất cả các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh. Đối với bệnh gai cột sống thì phần thân cây được dùng phổ biến nhất với tác dụng giảm sưng, tiêu viêm, khử trùng…

Để làm giảm triệu chứng của bệnh theo kinh nghiệm dân gian thì nên dùng xương rồng bẹ để áp dụng bài thuốc đắp. Có thể thực hiện bài thuốc dùng xương rồng bẹ chữa gai cột sống theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị: Khoảng 3 – 4 nhánh xương rồng bẹ, 1 ít muối hạt và 1 cái khăn mỏng.

Thực hiện: Dùng dao cắt bỏ hết phần gai phía ngoài xương rồng bẹ rồi rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 20 phút. Hơ nóng các nhánh xương rồng trên bếp than rồi cuốn vào khăn và chườm trực tiếp lên vị trí tổn thương. Khi nhánh xương rồng này nguội thì dùng nhánh khác để thay thế. Chườm nóng liên tục như vậy trong 20 phút sẽ kích thích tuần hoàn máu, đẩy lùi cơn đau một cách hiệu quả.

Qua những bài thông tin và bài thuốc chữa bệnh gai đốt sống ở trên, mọi người có thể tham khảo. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Những bài thuốc hỗ trợ trị tình trạng cảm nắng trong Đông y cổ truyền.

Thời tiết nắng nóng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn là nguyên nhân gây nên chứng cảm nắng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới mọi người một số bài thuốc giúp trị cảm nắng như sau.

Tình trạng cảm nắng được thể hiện thông qua sơ đồ

CÁCH SƠ CỨU BỆNH NHÂN BỊ CẢM NẮNG NHƯ THẾ NÀO?

Khi gặp bệnh nhân bị cảm nắng, trước tiên chúng ta cần đưa người bị cảm nắng, say nắng vào chỗ râm, bóng mát và cho uống nước ngay lập tức. Cần thiết có thể đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để can thiệp kịp thời.

Chữa cảm nắng ngày hè bằng rau má tươi

MỘT SỐ BÀI THUỐC GIÚP HỖ TRỢ GIẢI NHIỆT TÌNH TRẠNG CẢM NẮNG

Trong Đông y cổ truyền, khi bị say nắng nên xoa bóp các huyệt: khúc trì, đại lăng, thái uyên. Nếu bị ngất lịm, bấm thêm huyệt thiếu trạch, trung xung. Cách bấm: Một tay đặt trước bụng, tay kia dùng ngón cái bấm huyệt với lực hơi mạnh, ấn xuống rồi nhấc lên, liên tục như vậy mỗi huyệt 36 lần hoặc hơn tùy tình trạng người bệnh. Đồng thời cho người bệnh uống thuốc và ăn cháo giải nhiệt để hỗ trợ điều trị như sau:

Bài 1: Hương nhu tươi 20g, rau má tươi 30g, lá sen tươi 20g, củ sắn dây tươi thái lát 20g. Cho các vị vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc 2 lần, hòa chung 2 nước, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc bột sắn dây hòa vào thuốc rồi uống. Tác dụng: Chữa cảm nắng, nóng.

Bài 2: Rau má tươi 12g, lá tre 12g, lá hương nhu 16g, củ sắn dây thái lát 12g, nước vừa đủ. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Lá bạc hà 8g, lá kinh giới 8g, cam thảo đất 12g, lá dâu 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g. Sắc với 2 bát nước, đun sôi 20 phút, chắt nước lúc còn nóng. Lại sắc uống lần thứ 2. Uống 2-3 thang liền.

Bài 4: Mạch môn 120g, lô căn 150g. Dược liệu rửa sạch thái vụn, trộn đều, đựng lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi sau 30 phút thì uống. Có thể thêm chút đường phèn cho dễ uống. Tác dụng: Thanh nhiệt, hạ sốt, trị cảm nắng nóng có sốt.

Sau khi uống thuốc, cho bệnh nhân ăn cháo giải nhiệt: Đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá dâu non 16g và lá tía tô 12g rửa sạch thái nhỏ. Đun chín đậu xanh (có thể cho 1 ít gạo tẻ), cho lá dâu, lá tía tô vào, đun sôi tiếp 5-10 phút. Ăn khi cháo nguội để tránh ra mồ hôi nhiều.

Công dụng: Chữa cảm nóng có sốt cao, không sợ lạnh mà sợ nóng, mồ hôi dâm dấp, miệng khô, khát, nước tiểu vàng.

Thời tiết nắng nóng rất dễ khiến người già, trẻ nhỏ bị mệt mỏi, mất sức. Vì thế hạn chế tối đa ra ngoài trong các khoảng từ 9h – 16h. Nếu cần thiết ra ngoài cần trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, mũ nón, cần cung cấp đủ nước cho cơ thể. Khi đang ngồi trong điều hòa không nên ra ngoài ngay lập từ bởi điều này có thể gây nên hiện tượng sốc nhiệt.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020