Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Theo phương pháp đông y trị bệnh sởi vô cùng hiệu quả.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em. Đông y gọi chứng này là ma chẩn, dịch tà phạm vào hai kinh phế, vị.

Trị bệnh sởi hiệu quả theo phương pháp Đông Y

Bệnh sởi lây rất nhanh, 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Đông y gia truyền Tấn Khang sẽ giới thiệu một số bài thuốc thường dùng trong từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Thời kỳ phát bệnh

Thời kỳ này, bệnh nhi thường phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, chảy nước mũi, khái thấu, hắt hơi, mắt đỏ, chảy nước mắt. Pháp điều trị là thấu chẩn (thúc sởi mọc), tán phong, thanh nhiệt. Người bệnh có thể dùng một trong các bài thuốc Đông y cổ truyền sau:

Bài 1: Tang diệp 5g, đạm đậu xị 5g, bạc hà 2g, liên kiều 5g, cam thảo 2g, thuyền thoái 2g, sơn chi 2g, cúc hoa 3g, lô căn 6g. Thang thuốc dùng cho trẻ 3 tuổi. Tùy theo tuổi mà gia lượng.

Bài 2:Tiền hồ 3g, kinh giới 3g, liên kiều 6g, bạc hà 3g, cúc hoa 3g, ngưu bàng tử 6g, kim ngân hoa 9g, thuyền thoái 2g, tang diệp 5g, lô căn 9g. Sắc uống.

Bài 3: Thăng ma 10g, cát căn 10g, hoàng cầm 10g, cam thảo đất 6g, bạch chỉ 6g, mạch môn 6g, sài hồ 4g, kinh giới 6g, bạc hà diệp 1 nắm, gừng tươi 3 lát. Sắc cho trẻ uống.

Bài 4: Dùng hạt mùi, tán nhỏ hòa với 2/3 chén rượu trắng, phun vào chăn hoặc quần áo của trẻ, cho trẻ trùm chăn hoặc mặc quần áo có phun rượu hạt mùi 1-2 giờ, sởi sẽ mọc.

Thời kỳ sởi mọc

Theo Đông y gia truyền Tấn Khang thời kỳ này trẻ thường có triệu chứng họng đau, khái thấu, nốt sởi xuất hiện từ phía sau tai, chân tóc, vùng cổ rồi lan dần ra toàn thân, phải tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết và dưỡng âm.

Tử thảo

Bài 1: Thuyền thoái 3g, liên kiều 10g, kinh giới tuệ 3g, tử thảo 3g, bạc hà 3g, đào nhân 3g, bối mẫu 6g, kim ngân hoa 10g, thiên hoa phấn 6g, lô căn 12g, mạch môn đông 10g, hạnh nhân 3g. Sắc uống.

Bài 2: Nếu sốt cao, khát nước, phiền táo, mắt đỏ nhiều dử, khí bế, suyễn khái dùng qua lâu nhân 6g, bối mẫu 6g, sa sâm 6g, sinh thạch cao 10g, bạch mao căn 9g, tỳ bà diệp 6g, hạnh nhân 3g, tri mẫu 6g, hoàng cầm 6g, lô căn 9g. Sắc cho trẻ uống chia 2-3 lần.

Bài 3: Trường hợp sởi độc quá nặng, sốt cao không dứt, nốt sởi dày, đỏ tía, sởi mọc quá thời gian, không lặn, trẻ mệt mỏi, nói sảng, suyễn thở, chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng, dày, nhớt dùng kim ngân hoa 6g, rễ chàm mèo 6g, rễ lau tươi 9g, cam thảo 3g, ma hoàng 2g, hạnh nhân 4g, ngưu bàng tử 2g, sinh thạch cao 12g. Sắc uống.

Thời kỳ sởi bay

Theo Đông Y Gia truyền Tấn Khang thời kỳ sởi bay, nốt sởi hơi mờ mờ, người hơi sốt, họng khô, ho ít thì cần dưỡng âm, sinh tân, thanh giải tà độc còn sót lại, nên dùng 1 trong các bài thuốc Đông y cổ truyền sau sau:

Bài 1: dùng sa sâm 10g, tang diệp 3g, thạch cao 4,5g, lô căn tươi 15g, mạch môn đông 10g, thiên hoa phấn 10g, sinh biển đậu 10g, sắc uống ngày 1 thang chia đều uống 2 lần.

Bài 2: sa sâm 10g, thiên hoa phấn 10g, hạnh nhân 3g, tỳ bà diệp 6g, mạch môn đông 10g, bối mẫu 4g, cam thảo 4g, địa cốt bì 6g. Sắc uống.

Bài 3: Nếu sởi độc làm tổn thương tới phần âm chủ yếu là phế dùng huyền sâm 6g, sinh địa hoàng 6g, ma hoàng 1,5g, sơn chi tử 5g, đại thanh diệp 6g, mạch môn đông 9g, tri mẫu 6g, lô căn tươi 10g. Sắc uống.

Trên đây là cách trị bệnh sởi theo phương pháp Đông Y, để biết thêm nhiều bài thuốc hay, hãy theo dõi Đông Y Gia Truyền Tấn Khang để có thêm hiểu biết bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

Tri bệnh gai đốt sồng bằng thuốc nam tại nhà vô cùng hiệu quả nhưng rất dễ thực hiện

Gai đốt sống là một căn bệnh xương khớp phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy dưới đây là những bài thuốc điều trị bệnh gai đốt sống bằng thuốc nam như sau.

Gai cột sống thường xảy ra nhiều ở nam giới và nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng dần theo độ tuổi

MÁCH MỌI NGƯỜI MỘT SỐ DƯỢC LIỆU TRỊ BỆNH GAI ĐỐT SỐNG

Trong tự nhiên, có vô vàn những loại cây dược liệu quen thuộc với tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh cơ xương khớp rất tốt. Dưới đây là một số cây thuốc nam hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả như sau:

Điều trị bệnh đau đốt sống bằng dược liệu Đinh lăng

Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị khoảng 20g rễ đinh lăng. Đem rửa sạch rồi sao trên chảo nóng cho khô. Tiếp đến cho vào ấm sắc chung với khoảng 500ml nước đến khi còn khoảng 150ml thì ngưng. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày và nhớ sử dụng khi còn ấm nóng.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 12g rễ đinh lăng, 8g hà thủ ô, 8g cối xay, 8g huyết rồng, 8g cỏ xước, 8g thiên niên kiện, 4g vỏ quýt, 4g quế chi. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc rồi đổ đầy nước. Đun trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 2 bát nước cốt thì tắt bếp. Có thể chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, kiên trì liên tục 10 ngày sẽ bắt đầu cảm nhận rõ tác dụng.

Lá lốt có đặc tính kháng khuẩn tốt trong điều trị bệnh

Lá lốt có tính kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, với lượng tinh dầu dồi dào, lá lốt còn có thể giúp giảm đau, chống viêm. Dùng lá lốt có thể giúp ức chế các cơn đau do bệnh gai cột sống gây ra.

Cách thực hiện:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 500g lá lốt, 50 – 70g lá đinh lăng, đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc chung với 3 bát nước trên lửa nhỏ đến khi còn 1 bát. Chắt bỏ bã và uống thuốc khi còn ấm sau bữa ăn tối. Kiên trì sử dụng trong khoảng từ 10 – 15 ngày sẽ bắt đầu thấy hiệu nghiệm rõ rệt.

Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị 30g lá lốt, 30g hy thiêm hào và 25g ngải cứu. Các nguyên liệu đem rửa sạch sau đó giã nát và cho thêm 1 thìa muối hạt vào giã cùng. Sử dụng 1 túi vải sạch để bọc hỗn hợp thuốc rồi đắp lên vùng bị tổn thương. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Điều trị bệnh gai đốt sống bằng lá lốt ngay tại vườn nhà

Ngải cứu có tác dụng làm giảm đau cho người bệnh

Ngải cứu có tác dụng giảm đau, khứ hàn, bồi bổ sức khỏe nên được áp dụng khá phổ biến trong nhiều bài thuốc. Trong đó có bài thuốc nam trị bệnh gai cột sống.

Có thể dùng ngải cứu theo nhiều cách để giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh gai cột sống. Phổ biến nhất là dùng đắp trực tiếp bên ngoài da hoặc giã ngải cứu tươi để lấy nước uống.

Cách thực hiện các bài thuốc như sau:

Bài thuốc đắp: Cần chuẩn bị khoảng 1 nắm ngải cứu cùng với 3 thìa muối biển. Ngải cứu đem rửa sạch rồi để ra rổ cho ráo nước. Sau đó cho lên chảo sao nóng với muối biển trên lửa nhỏ. Dùng vải mỏng bọc thuốc lại và chườm trực tiếp lên vị trí đốt sống bị đau nhức. Để giảm triệu chứng gai cột sống, bạn cần thực hiện bài thuốc đều đặn 1 – 2 lần/ngày trong 1 tháng liên tục.

Bài thuốc uống: Chuẩn bị 300g ngải cứu cùng với 2 – 3 thìa cà phê mật ong. Ngải cứu đem rửa sạch với nước muỗi loãng rồi để ráo. Sau đó cho vào cối giã nát và vắt lấy nước cốt. Thêm mật ong vào khuấy đều và chia làm 2 lần uống trong ngày.

Cần duy trì đều đặn trong ít nhất là 3 tháng.

Xương rồng làm giảm sưng và tiêu viêm

Xương rồng là dược liệu có vị đắng và tình hàn, tất cả các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh. Đối với bệnh gai cột sống thì phần thân cây được dùng phổ biến nhất với tác dụng giảm sưng, tiêu viêm, khử trùng…

Để làm giảm triệu chứng của bệnh theo kinh nghiệm dân gian thì nên dùng xương rồng bẹ để áp dụng bài thuốc đắp. Có thể thực hiện bài thuốc dùng xương rồng bẹ chữa gai cột sống theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị: Khoảng 3 – 4 nhánh xương rồng bẹ, 1 ít muối hạt và 1 cái khăn mỏng.

Thực hiện: Dùng dao cắt bỏ hết phần gai phía ngoài xương rồng bẹ rồi rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 20 phút. Hơ nóng các nhánh xương rồng trên bếp than rồi cuốn vào khăn và chườm trực tiếp lên vị trí tổn thương. Khi nhánh xương rồng này nguội thì dùng nhánh khác để thay thế. Chườm nóng liên tục như vậy trong 20 phút sẽ kích thích tuần hoàn máu, đẩy lùi cơn đau một cách hiệu quả.

Qua những bài thông tin và bài thuốc chữa bệnh gai đốt sống ở trên, mọi người có thể tham khảo. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Những bài thuốc hỗ trợ trị tình trạng cảm nắng trong Đông y cổ truyền.

Thời tiết nắng nóng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn là nguyên nhân gây nên chứng cảm nắng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới mọi người một số bài thuốc giúp trị cảm nắng như sau.

Tình trạng cảm nắng được thể hiện thông qua sơ đồ

CÁCH SƠ CỨU BỆNH NHÂN BỊ CẢM NẮNG NHƯ THẾ NÀO?

Khi gặp bệnh nhân bị cảm nắng, trước tiên chúng ta cần đưa người bị cảm nắng, say nắng vào chỗ râm, bóng mát và cho uống nước ngay lập tức. Cần thiết có thể đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để can thiệp kịp thời.

Chữa cảm nắng ngày hè bằng rau má tươi

MỘT SỐ BÀI THUỐC GIÚP HỖ TRỢ GIẢI NHIỆT TÌNH TRẠNG CẢM NẮNG

Trong Đông y cổ truyền, khi bị say nắng nên xoa bóp các huyệt: khúc trì, đại lăng, thái uyên. Nếu bị ngất lịm, bấm thêm huyệt thiếu trạch, trung xung. Cách bấm: Một tay đặt trước bụng, tay kia dùng ngón cái bấm huyệt với lực hơi mạnh, ấn xuống rồi nhấc lên, liên tục như vậy mỗi huyệt 36 lần hoặc hơn tùy tình trạng người bệnh. Đồng thời cho người bệnh uống thuốc và ăn cháo giải nhiệt để hỗ trợ điều trị như sau:

Bài 1: Hương nhu tươi 20g, rau má tươi 30g, lá sen tươi 20g, củ sắn dây tươi thái lát 20g. Cho các vị vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc 2 lần, hòa chung 2 nước, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc bột sắn dây hòa vào thuốc rồi uống. Tác dụng: Chữa cảm nắng, nóng.

Bài 2: Rau má tươi 12g, lá tre 12g, lá hương nhu 16g, củ sắn dây thái lát 12g, nước vừa đủ. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Lá bạc hà 8g, lá kinh giới 8g, cam thảo đất 12g, lá dâu 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g. Sắc với 2 bát nước, đun sôi 20 phút, chắt nước lúc còn nóng. Lại sắc uống lần thứ 2. Uống 2-3 thang liền.

Bài 4: Mạch môn 120g, lô căn 150g. Dược liệu rửa sạch thái vụn, trộn đều, đựng lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi sau 30 phút thì uống. Có thể thêm chút đường phèn cho dễ uống. Tác dụng: Thanh nhiệt, hạ sốt, trị cảm nắng nóng có sốt.

Sau khi uống thuốc, cho bệnh nhân ăn cháo giải nhiệt: Đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá dâu non 16g và lá tía tô 12g rửa sạch thái nhỏ. Đun chín đậu xanh (có thể cho 1 ít gạo tẻ), cho lá dâu, lá tía tô vào, đun sôi tiếp 5-10 phút. Ăn khi cháo nguội để tránh ra mồ hôi nhiều.

Công dụng: Chữa cảm nóng có sốt cao, không sợ lạnh mà sợ nóng, mồ hôi dâm dấp, miệng khô, khát, nước tiểu vàng.

Thời tiết nắng nóng rất dễ khiến người già, trẻ nhỏ bị mệt mỏi, mất sức. Vì thế hạn chế tối đa ra ngoài trong các khoảng từ 9h – 16h. Nếu cần thiết ra ngoài cần trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, mũ nón, cần cung cấp đủ nước cho cơ thể. Khi đang ngồi trong điều hòa không nên ra ngoài ngay lập từ bởi điều này có thể gây nên hiện tượng sốc nhiệt.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

Đông y cổ truyền bài thuốc trị loãng xương hiệu quả

Loãng xương theo Đông y cổ truyền biểu hiện của bệnh được mô tả trong phạm vi chứng hư lao. Việc điều trị bệnh có thể chia làm các thể: Thận Dương hư, Thận âm suy tổn và thể tỳ hư, thể huyết ứ.

Đông y cổ truyền bài thuốc trị loãng xương hiệu quả 

Loãng xương thể thận dương hư:

Biểu hiện lưng đau gối mỏi, cơ thể yếu mệt, chân tay không có lực, lạnh lưng và lạnh chân tay, liệt dương, đầu choáng mắt hoa, tiểu đêm nhiều lần, phân lỏng… Phép trị: ôn bổ thận dương, cường kiện gân cốt. Dùng bài thuốc: Ngưu tất 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, tang ký sinh 12g, tần giao 12g, đỗ trọng 10g, quế 6g, kiện 10g, thục địa (sao khô) 12g, dâm dương hoắc 10g, đại táo 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Loãng xương thể thận âm suy tổn:

Biểu hiện mắt hoa, lưng gối đau mỏi, vận động chậm chạp, ù tai, mắt kém, triều nhiệt, tâm phiền, đại tiện táo kết, răng đau, tóc rụng, lợi sưng, tinh thần mệt mỏi. Phép trị: tư bổ thận âm, dưỡng tinh tủy. Dùng bài thuốc: Hoài sơn 10g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 12g, bạch linh 10g, thục địa 12g, quy bản (sao) 12g, đương quy 12g, đỗ trọng 10g, khởi tử 12g, đại táo 10g, hắc táo nhân 16g, viễn chí 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Loãng xương thể tỳ hư:

Biểu hiện cơ thể gầy xanh, chân tay yếu mềm, ăn ngủ kém, hay bị lạnh bụng, phân lỏng, mình mẩy nặng nề, ngại vận động, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế. Dùng bài thuốc: bạch truật 12g, sơn tra 10g, thần khúc 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, cao lương khương 10g, sa nhân 10g, lá lốt 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Vị thuốc bạch truật

Gia giảm: – Nếu đau đầu mất ngủ, gia hắc táo nhân 12g, viễn chí 12g; Hay sôi bụng, phân lỏng, gia: quế 8g, sinh khương 6g; Đau nhức các khớp, gia: đỗ trọng 12g, tục đoạn 12g; Ho hen mắc đờm, gia: cát cánh 12g, tía tô 16g, sinh khương 6g.

Loãng xương thể huyết ứ:

Biểu hiện đau nhức các khớp, cơ thể mỏi mệt, da sạm, chất lưỡi tía, có thể có những điểm xuất huyết. Đau mình mẩy… Phép trị: hoạt huyết, hóa ứ, tán kết, giảm đau. Dùng bài thuốc: xuyên khung 12g, hoàng kỳ 16g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, ngải diệp 10g, huyết đằng 12g, tục đoạn 12g, phòng sâm 12g, bạch truật 12g, xa tiền 12g, uất kim 10g, hương phụ tử chế 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

Bài thuốc Đông Y cổ truyền chữa chứng vẹo cổ hiệu quả

Theo Đông Y Cổ Truyền, vẹo cổ thường được gọi là thất chẩm hay lạc chẩm. Đây là chứng thường phát sinh đột ngột sau một đêm ngủ dậy.

Khi bị vẹo cổ, người bệnh sẽ cảm thấy cổ bị căng cứng, khó chịu, có cảm giác đau nhức, nhất là khi chúng ta quay cổ. Cơn đau có thể lan tận xuống cánh tay, bả vai, vùng liên sống bả, thậm chí khiến cho đầu bị nghiêng về một bên mà không thể giữ thẳng như bình thường.

Nguyên nhân của chứng vẹo cổ

Các bác sỹ Đông Y Cổ truyền cho biết, nguyên nhân chủ yếu gây ra vẹo cổ khi ngủ dậy là do trong lúc ngủ, chúng ta nằm ngủ không đúng tư thế, khiến đầu bị vẹo, lệch sang một bên. Sử dụng gối quá cao hay quá cứng cũng có thể là nguyên nhân khiến cho đầu bị lệch khi ngủ. Khi đó, các cơ ở vùng cổ như cơ thang, cơ ức đòn chũm sẽ bị căng giãn, khiến cho phần cổ bị đau nhức.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác là trong lúc ngủ để cổ bị lạnh cũng dễ khiến cổ bị đau khi thức dậy. Những người bị thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng vẹo cổ hiệu quả

Khi gặp chứng vẹo cổ, người bệnh có thể áp dụng một trong các bài thuốc dân gian sau đây, sẽ rất hiệu quả:

Thuốc uống

Bài 1: Nam tục đoạn, kê huyết đằng, ngũ gia bì mỗi vị 16g, quế chi 8g, tang ký sinh 16g, tế tân 10g, tơ hồng xanh 16g, ngải diệp 12g, ngưu tất 12g, cam thảo 10g, hà thủ ô 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài thuốc này có tác dụng: khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.

Bài 2: Rễ bưởi bung 16g, rễ cúc tần 12g, ngải diệp 12g, rễ cây xấu hổ 16g, nam tục đoạn 16g, tất bát 12g, cẩu tích 12g, kinh giới 16g, cát căn 16g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, độc lực 12g, đỗ trọng 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Tác dụng: trừ phong hoạt huyết, thư giãn cân cơ, ôn kinh tán hàn.

Bài 3: Hà thủ ô 12g, kinh giới, xương bồ, rễ đinh lăng, phòng phong 10g, xấu hổ, hy thiêm mỗi vị 16g, thiên niên kiện 10g, đơn hoa 16g, quế chi 8g,lá đơn đại hoàng 12g, cát căn 16g, ngải diệp 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Tác dụng: khu phong tán hàn, thư giãn chỉ thống, thông kinh hoạt lạc.

Rễ đinh lăng

Thuốc xoa bóp:

Xuyên khung, phá cố chỉ, thạch xương bồ, hoa hồi, dây đau xương, kê huyết đằng, tế tân, trần bì, mỗi vị 15g. Các vị thuốc mang đi thái nhỏ cho tất cả vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu, ngâm 10 ngày sau là có thể dùng được.

Cách dùng: lấy bông có tẩm thuốc đã ngâm, xoa vào nơi bị đau.

Công dụng: giảm đau, hoạt huyết, trừ tà, ôn kinh, thư giãn cơ.

Thuốc chườm

Bài 1: Lá cúc tần 80g, lá đơn đại hoàng 100g. Hai thứ lá mang đi giã nhỏ, sao dấm. Sau đó dùng miếng vải gói lại, chườm vào vùng cổ bị đau. Mỗi ngày 2 lần.

Bài 2: Củ thạch xương bồ 60g, lá ngải cứu 100g. Mang giã nhỏ, sao với rượu. Dùng miếng vải gói lại rồi chườm thuốc vào nơi cổ bị đau. Cũng có thể đắp thuốc tại chỗ bị đau, dùng băng vải cố định lại.

Ngoài ra, các chuyên gia Đông Y Cổ Truyền cũng cho biết, bên cạnh thuốc uống, thuốc xoa bóp và thuốc chườm thì người bệnh có thể tiến hành phương pháp sau:

– Xoa hai bàn tay vào nhau rồi dùng lòng bàn tay xoa quanh vùng cổ trong vài phút sao cho vùng bị đau ở cổ nóng lên.

– Lấy muối sao nóng hoặc muối sao với ngải cứu rồi chườm vào chỗ cổ bị đau để giảm cảm giác đau nhức.

– Dùng các ngón tay để xác định được các điểm đau nhiều. Sau đó, hãy dùng ngón tay giữa hoặc ngón cái day ấn các điểm này trong vài phút. Làm cách này cũng giúp làm giảm đau rất hiệu quả.

Để phòng tránh vẹo cổ khi ngủ dậy, mọi người lưu ý nên chọn cho mình một chiếc gối thấp vừa đủ, êm, mềm, đặc biệt là mọi người cần ngủ đúng tư thế. Nếu tình trạng vẹo cổ kéo dài, người bệnh nên đi khám bởi có thể, bạn đã mắc một số vấn đề về xương vùng cổ.

Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Đông y gia truyền Tấn Khang mách bạn 4 loại rau quen thuốc chữa bệnh đau vai gáy

Chứng đau vai gáy là một căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tỉ lệ chiếm nhiều hơn cả là lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt ở người có tuổi. Dưới đây là những loại rau có thể ăn hằng ngày để chữa bệnh.

Chứng đau vai gáy là một căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TẤN KHANG MÁCH BẠN 4 LOẠI RAU GIÚP GIẢM CHỨNG ĐAU VAI GÁY.
Cây lá đắng mang lại giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe

Đây là loại cây thuộc họ nhân sâm, ở mỗi vùng lại có tên gọi khác nhau như: chân chim, lá lằng, sâm nam… Với vị đắng đặc trưng, lá cây này thường được dùng để nấu canh giải nhiệt mùa hè. Ngoài ra, lá cây còn mang lại giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

Đối với hiện tượng đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp, từ lâu ông cha ta đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ cây lá đắng rất hiệu nghiệm. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện như sau:
Vỏ cây lá đắng 2kg, vỏ cây gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ 1kg. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, lấy 200ml cao lỏng. Hòa 200ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm. Ngày uống 50ml, chia 2 lần. Hiện tượng đau mỏi vai gáy sẽ thuyên giảm dần.

Lá lốt có tác dụng kháng sinh, chống viêm, chữa đau mỏi

Lá lốt vốn là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt. Thế nhưng, bạn có biết lá lốt còn là vị thuốc giúp “đánh bay” chứng đau mỏi vai gáy cực kỳ hiệu quả.

Theo Đông Y Gia truyền Tấn Khang, lá lốt vị cay, mùi nồng, tính nhiệt; ôn trung tán hàn, kiện tỳ tiêu thực, hạ khí, chỉ thống. Thành phần hóa học của lá lốt chủ yếu là tinh dầu piperin và piperidin, có tác dụng kháng sinh, chống viêm, chữa đau mỏi hiệu quả.

Để nhanh chóng loại trừ chứng đau mỏi vai gáy, bạn có thể áp dụng cách sau:
15g rễ lá lốt, 15g rễ bưởi bung, 15g cây vòi voi, 15g rễ cỏ xước. Tất cả sao vàng, sắc uống trong ngày, chia làm 3 lần.

Hoặc có thể dùng lá lốt tươi cùng ngải cứu với liều lượng ngang nhau. Sau đó giã nát, cho thêm tí dấm rồi đảo nóng trên chảo, dùng để đắp hoặc chườm lên vùng đau mỏi.

Rau kinh giới giúp tiêu diệt chứng đau vai gáy

Thịt luộc, nộm tai heo… đó là những món mà khi chế biến không thể thiếu mùi vị đặc trưng của rau kinh giới. Chưa hết, loại rau “nhỏ mà có võ” này còn mang đến khả năng “thần kỳ” giúp bạn loại trừ chứng đau mỏi vai gáy.
Bí quyết từ dân gian là bạn hãy lấy lá và hoa kinh giới phơi trong bóng râm cho khô, sau đó nhồi vào gối đầu hoặc kê bên dưới vùng bị đau mỏi. Để qua đêm như thế trong vài ngày, bạn sẽ nhận thấy chứng đau mỏi vai gáy giảm dần.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

Cây Kim xương giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm vai gáy, đau, nhức xương khớp, tê bì chân tay vô cùng hữu quả.

Cây kim sương hay còn gọi là ớt rừng, tiếng Mường hang chang là một trong những vị thuốc có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, tê bại chân tay,… rất hay.

Tìm hiểu những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ cây Kim xương

TÌM HIỂU NHỮNG THÔNG TIN VỀ CÂY KIM XƯƠNG

Kim xương là cây thuộc họ Cam – Rutaceae, có tên khoa học là Micromelum falcatum (Lour.) Tanaka. Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, Nhánh có lông len, rồi nhẵn.

Lá màu lục vàng, kép lông chim lẻ, gồm 7-9 lá chét, hình ngọn giáo, không cân đối ở gốc, có mũi nhọn sắc kéo dài, khía tai bèo không rõ, nhẵn, trừ trên gân giữa ở mặt trên và các gân lớn ở mặt dưới.

Hoa kim sương có trắng hay vàng, họp thành cụm hoa có lông mềm, ngắn hơn lá, cánh hoa có ít hoặc không có lông nhung thường ra hoa vào tháng 11 đến tháng 3.

Kim sương thường ra quả vào tháng 5 đến tháng 7 dương lịch hàng năm, quả có màu vàng, màu cam hay đỏ, nhẵn, dạng bầu dục, nạc có nhiều tuyến, có 2-3 ô, mỗi ô chứa 1 hạt.

Đối với Đông y, Rễ, lá kim sương có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng tán ứ hành khí, giảm đau, hoạt huyết.

Công dụng: Lá dùng rắn độc cắn, trị cảm mạo, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ. Rễ trị tức ngực, phong thấp tê bại, chân tay co quắp, đòn ngã tổn thương,hohen, vết đứt dao chém.

Một số nơi dùng lá hay rễ sắc uống chữa sốt, tê thấp. Ngày dùng 6g-12g, dạng thuốc sắc, hoặc ngâm rượu để xoa bóp. Dùng ngoài lấy lá tươi giã đắp.

Cây kim sương giúp điều trị đau dạ dày hiệu quả

MỘT SỐ BÀI THUỐC HỖ TRỢ TRỊ BỆNH TỪ VỊ THUỐC KIM XƯƠNG
Chữa đau nhức, teo cơ

Rễ Kim sương sao vàng 50g, cồn 40° 500ml, ngâm trong vòng 1 tuần lễ. Dùng rượu này xoa bóp vào chỗ đau.

Trị đau ngực, té ngã tổn thương

Rễ Kim sương 12g-20g, sắc lấy nước uống.

Chữa cảm mạo, rắn độc cắn

Lá Kim sương 8g-16g, sắc uống.

Trị nhức mỏi, tê thấp, teo cơ, ho hen

Rễ Kim sương, vỏ núc nác, thân bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam, rễ cây vú bò, củ sả, mỗi vị 10g, sắc uống.

Chữa cảm sốt, đau dạ dày, tiêu chảy

Rễ Kim sương, rễ xuyên tiêu, rễ cúc áo hoa vàng, rễ chanh, quả màng tang, mỗi vị 8g, sắc uống.

Trị đau họng

Vỏ thân Kim sương sắc đặc, ngậm nuốt dần từng ít một.

Trị rắn độc cắn

Lá Kim sương giã nhuyễn, thêm nước gạn uống, bã đắp lên vết cắn.

Chế rượu xoa bóp

Rễ chùm hôi sao vàng 50 g, ngâm trong 500ml cồn 400, sau 1 tuần lễ, dùng rượu này xoa bóp vào chỗ đau nhức, teo cơ.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn khang

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

Chữa hôi nách theo phương pháp Đông Y Cổ Truyền

Chữa hôi nách theo phương pháp Đông Y Cổ Truyền

Khi bị hôi nách sẽ khiến cho chúng ta khó chịu, mất tự tin, ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt, vậy làm sao để cải thiện tình trạng này, dưới đây sẽ là các bài thuốc Đông y cổ truyền chữa hôi nách hiệu quả, các bạn tham khảo và áp dụng nhé!

chữa hôi nách

Bài 1: Dùng phèn chua rang lên, tán mịn. Sau khi tắm sạch, lau khô hố nách, lấy bột phèn chua xát vào hai hố nách. Mỗi ngày một lần. Bài thuốc này rất hiệu quả vì trong phèn chua có thành phần chính là nhôm sunfat, khi mồ hôi ở nách tiết ra sẽ bị khử bởi nhôm sun fat.Bài 1:

Bài 2: Thân, rễ gừng tươi 20g (phơi hoặc sấy khô, tán mịn), long não 4g, trộn đều. Sau khi tắm xong xát vào nách. Do gừng chứa tinh dầu và chất cay có tác dụng ngăn ngừa tiết mồ hôi, giúp da khô thoáng không có mùi khó chịu.

Bài 3: Gừng tươi 1 miếng, lá chè 5g, hãm trong nước sôi để nguội dùng rửa nách, ngày 1-2 lần, làm liên tục trong 10 ngày. Bài 4: Thanh mộc hương (mật hương), hoắc hương, kê thiệt hương (mẫu đinh hương), hồ phấn (diên phấn) mỗi thứ 30g. Nghiền nhỏ mịn các dược liệu. Lấy vải bọc thuốc lại, hằng ngày để vào trong hố nách. Khi nào thấy thuốc hết mùi thì thay. Làm trong thời gian 10-15 ngày.

Bài 5: Dùng 2 – 4 lá trầu không tươi, rửa sạch. Sau khi tắm sạch chà xát vào hố nách. Làm liên tục trong 1 tháng sẽ cải thiện rất tốt tình trạng hôi nách do trầu không có tác dụng khử trùng rất tốt, hiệu quả khi khử mùi mồ hôi cơ thể.

Bài 6: Sau khi tắm sạch, dùng quả chanh tươi cắt lát xát vào nách, đợi khoảng 15 phút rồi rửa sạch, làm thường xuyên, ngày 1 lần sẽ có tác dụng khử mùi rất tốt.

Bài 7: Bạc hà 10g, bạch chỉ 10g tán nhỏ, tắm rửa  sạch, rồi xát vào nách ngày 1 lần, làm như vậy trong 10 ngày.

Chú ý: Cần tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch vi khuẩn trên da. Quần áo mùa hè nên dùng loại vải cotton giúp thấm mồ hôi tốt và thay thường xuyên. Mùi hôi còn có thể do thức ăn gây ra, do đó nên hạn chế ăn nhiều gia vị cay, nóng như ớt, tỏi, hành,… tránh các yếu tố gây gây xúc động, hồi hộp, lo sợ, nóng nảy… đều làm các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.

Theo: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Những bài thuốc Đông Y chữa hôi nách hiệu quả

Hôi nách là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tổn thương sâu sắc đến sự tự tin và cuộc sống của người bệnh.
CHUA-HOI-NACH
Hôi nách là căn bệnh cực kỳ khó chịu

Nếu như bạn đã sử dụng nhiều phương pháp nhưng không thể đánh bay được căn bệnh hôi nách thì hãy thử áp dụng 6 phương pháp trị hôi nách hiệu quả, đơn giản bằng Đông Y được tiết lộ dưới đây

Nguyên nhân của bệnh hôi nách:

Bệnh hôi nách có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do di truyền từ gen của những người trong gia đình. Một số trường hợp khác bệnh hôi nách có thể xuất hiện trong giai đoạn dậy thì hoặc ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh do cơ thể có sự thay đổi về nội tiết và hooc-môn. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh hôi nách khó chịu là do tuyến mồ hôi vùng nách và những vi khuẩn gây mùi.

Người bị hôi nách tuyến mồ hôi nách hoạt động mạnh không chỉ tiết ra mồ hôi mà còn tiết cả chất bã nhờn khi điều hòa thân nhiệt. Chính mồ hôi và bã nhờn khiến vùng nách nhờn dính và ẩm ướt cộng kết hợp nhiệt độ thân nhiệt là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây mùi sinh trưởng và phát triển.

Những bài thuốc Đông Y chữa bệnh hôi nách hiệu quả:

Bài thuốc chữa hôi nách 1: Cần chuẩn bị nguyên liệu gồm: thân, rễ gừng tươi 20g (phơi khô, tán mịn), long não 4g, trộn đều. Sau khi tắm xong bạn dùng bột trên xát vào nách. Do trong gừng có chứa tinh dầu và chất cay có tác dụng ngăn ngừa tiết mồ hôi, giúp da khô thoáng không có mùi khó chịu. 

Bài thuốc chữa hôi nách 2: Sử dụng gừng tươi 1 miếng, lá chè 5g, hãm trong nước sôi để nguội dùng rửa nách, ngày từ 1-2 lần, làm liên tục trong 10 ngày sẽ có kết quả mong muốn.

Bài thuốc chữa hôi nách 3: Sau khi tắm rửa sạch sẽ, lấy 1 quả chanh tươi cắt lát xát vào nách, đợi khoảng 15 phút cho chất axit trong chanh phát huy tác dụng rồi rửa sạch. Làm thường xuyên 1 lần/ngày sẽ có tác dụng khử mùi rất tốt.

Bài thuốc chữa hôi nách 4: Bạn cần dùng 2 – 4 lá trầu không tươi, rửa sạch, sau khi tắm xong lau khô rồi chà xát vào hố nách. Kiên trì liên tục trong 1 tháng sẽ cải thiện rất tốt tình trạng hôi nách do lá trầu không có tác dụng khử trùng, khử mùi rất tốt.

Bài thuốc chữa hôi nách 5: Bạn dùng phèn chua rang lên, tán mịn, sau khi tắm sạch, lau khô hốc nách, lấy bột phèn chua xát đều vào hai hốc nách 1 lần/ ngày. Bài thuốc Đông Y Cổ truyền này rất hiệu quả vì trong phèn chua có chứa thành phần chính là nhôm sunfat khiến mồ hôi ở nách tiết ra sẽ bị khử bởi nhôm sunfat. Bệnh hôi nách sẽ triệt để biến mất khi áp dụng bài thuốc này.

Bài thuốc chữa hôi nách 6: Sử dụng là bạc hà 10g, bạch chỉ 10g tán nhỏ. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, bạn dùng bột này xát vào nách 1 lần/ngày, làm như vậy liên tục trong 10 ngày sẽ đánh bay mùi hôi nách.

April 2003, Zhuhai, China --- Chinese herbal medicines at the Chinese Medicine Valley health resort next to the Yuanming New Garden in Zhuhai, China. --- Image by © Chan Yat Nin/Redlink/Corbis
Bài thuốc Đông Y chữa bệnh hôi nách hiệu quả

Chú ý: Để những bài thuốc trên phát huy được hiệu quả tốt nhất bạn cần tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch vi khuẩn trên da. Bên cạnh đó, quần áo mùa hè nên dùng loại vải cotton giúp thấm mồ hôi tốt và thay thường xuyên. Ngoài ra, mùi hôi còn có thể do thức ăn gây ra, do đó nên hạn chế ăn nhiều gia vị cay, nóng … tránh các yếu tố gây gây xúc động, hồi hộp, lo sợ, nóng nảy… đều làm các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang