Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Bà bầu nên sử dụng những vị thuốc Đông y nào để có lợi cho sức khỏe?

Hiện nay, thuốc Đông y được nhiều bà bầu yêu chuộng để tăng cường sức khỏe vì an toàn, hiệu quả và chi phí thấp hơn so với các thực phẩm chức năng khác


Bà bầu nên sử dụng những vị thuốc Đông y nào để có lợi cho sức khỏe?

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc với những vị thuốc Đông y được lưu truyền và được nhiều bà bầu yêu chuộng, sử dụng để an thai bởi tính an toàn, hiệu quả mà chi phí lại thấp.

Sau đây là một số vị thuốc có tác dụng an thai như: Gai vị, Hoài sơn, Trần bì, Tục đoạn, Tía tô…. Tuy nhiên những vị thuốc này khi sử dụng phải thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể:

Gai vị

Gai vị là một vị thuốc rất phổ biến trong Đông y, được sử dụng làm thuốc an thai. Gai vị chính là củ gai đã được phơi hoặc sấy khô. Không chỉ có tác dụng an thai mà Gai vị còn là một vị thuốc chữa viêm tử cung, sa tử cung, có tác dụng lợi tiểu, trị chứng tiểu tiện, đại tiện ra máu rất hiệu quả.

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền TPHCM – Bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu: Để an thai hiệu quả bằng Gai vị, bạn dùng bài thuốc sau đây: Dùng 30g rễ cây gai mới hái hoặc phơi khô, sắc với 600ml nước còn 200ml. Một ngày uống 3 lần (dùng trong ngày). Tuy nhiên không nên lạm dụng bài thuốc này trong thời gian quá dài, mà chỉ cần dùng 1-2 ngày là đã có kết quả rõ rệt.

Hoài sơn

Hoài sơn hay còn gọi là củ mài, là nguyên liệu dùng để làm bánh hoặc chế biến thành những món ăn bài thuốc rất ngon. Hoài sơn có thể chữa được suy nhược cơ thể, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt… đây cũng là một trong những hiện tượng mà các bà bầu thường hay gặp. Do đó, Hoài sơn được rất nhiều bà bầu yêu thích.

Để tận dụng công dụng của Hoài sơn, các bà bầu có thể dùng Hoài sơn nấu thành những món cháo bổ dưỡng, hoặc thái lát, phơi khô rồi tán thành bột mịn kết hợp với các dược liệu khác. Tuy nhiên, nếu dùng Hoài sơn thì phải dùng thuốc theo chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa.

Trần bì

Theo Dược sĩ Trần Văn Chện – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Trần bì chính là vỏ quýt chín đã được phơi khô, có tính ấm, vị đắng, cay có thể điều trị được các chứng ho nhiều đờm, đầy bùn, ăn không tiêu, tức ngực, tiêu chảy….Không chỉ thế, Trần bì còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng và giảm cảm giác buồn nôn do ốm nghén gây ra cho các bà bầu rất hiệu quả.

Tục đoạn

Tục đoạn là một vị thuốc Đông y không thể thiếu trong các bài thuốc ngừa sảy thai, đẻ non, động thai, dọa sảy… trong 3 tháng đầu của thời kì thai kì. Không chỉ thế, Tục đoạn còn là vị thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, kinh nguyệt ra nhiều, kinh màu nhạt, sữa ít, sữa không thông sau khi sinh rất tốt.

Tía tô

Tía tô không chỉ là một loại rau được nhiều người yêu thích mà còn là một cây thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh, không chỉ giải cảm mà còn có thể an thai, dưỡng thai rất tốt. Theo các Y sĩ Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM, bạn có thể sử dụng lá tía tô với một số thảo dược khác, sắc thành nước uống không chỉ điều trị ốm nghén, buồn nôn mà còn điều trị được các cơn đau lưng, đau bụng, ra huyết… rất hiệu quả.

Tuy nhiên, uống nước lá tía tô nhiều đôi khi sẽ phản lại tác dụng vốn có của nó, có thể làm tăng huyết áp và rất nguy hiểm đến thai nhi. Vì thế, các bà bầu không nên uống nước lá này thường xuyên để tránh xảy ra những tác dụng không mong muốn.

Đó chính là những vị thuốc Đông y mà các bà bầu nên sử dụng để có lợi cho sức khỏe của bản thân cũng như cho các bé yêu. Chúc các bà bầu và thai nhi khỏe mạnh, có thể điều trị những chứng bệnh khi mang thai hiệu quả và thành công!

Nguồn:  Đông Y Gia Truyền Tấn Khang                                 

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa viêm khớp dạng thấp

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa viêm khớp dạng thấp


Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh về khớp thường gặp ở những người lớn tuổi. Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà dùng bài thuốc y học cổ truyền thích hợp để chữa trị.


Bệnh viêm khớp gối.


Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp.

  • Do vi khuẩn, virut, dị nguyên nhưng chưa được xác định rõ ràng.
  • Giới tính và tuổi tác: Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn (70-80% bệnh nhân là nữ) và ở những người trên 30 tuổi (60-70%).
  • Do di truyền: Bệnh cũng có tính di truyền.
  • Các yếu tố khác khiến bệnh nặng thêm như cơ thể suy yếu, môi trường ẩm thấp, cơ thể bị nhiễm lạnh

Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Trên lâm sàng chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu: chủ yếu là viêm 1 khớp (trong đó 1/3 số bệnh nhân viêm một trong các khớp nhỏ ở cổ tay, bàn tay, ngón tay);

+ Giai đoạn rõ rệt (toàn phần): chủ yếu là các khớp nhỏ ở bàn tay, ngón tay, cổ tay hoặc bàn chân cổ chân. Cũng thường có ở khớp gối, khớp khuỷu. Các khớp khác xuất hiện muộn.

Chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa viêm khớp dạng thấp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp trong Y học cổ truyền được xếp vào phạm vi chứng tý, tùy từng giai đoạn mà có bài thuốc y họ c cổ truyền điều trị phù hợp.

1. Giai đoạn đầu: thuộc phạm vi phong hàn thấp tý.

Nguyên nhân do ở tuổi trung niên, cân cơ đã bắt đầu suy yếu lại thêm làm việc chân tay quá sức dẫn tới mệt mỏi hoặc bị chấn thương. Do vậy, hàn thấp phong thâm nhập đốc mạch ở vùng cơ khớp gây bệnh.

Phép chữa: khu phong, tán hàn trừ thấp thông lạc.

Bài thuốc 1: xấu hổ 16g; dây đau xương, thổ phục linh, dây gắm, hy thiêm, ngưu tất đều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: khương hoạt, phòng phong đều 6g, sinh khương 5 lát, đương qui, xích thược, khương hoàng, hoàng kỳ, quế chi tất cả đều 6g, cam thảo 4g, đại táo 2g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu bệnh nhân có biểu hiện sưng nóng trong giai đoạn đầu hoặc thời kỳ tiến triển của bệnh theo Đông y là do các tà khí ở trong mạch lạc lâu hoá hoả gây nên, khi đó ở ngoài có hàn, ở trong có nhiệt. Dùng bài thuốc: quế chi 8g, bạch thược 12g, ma hoàng 8g, phụ tử 4g, gừng 5 lát, bạch truật 12g, phòng phong 12g, tri mẫu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

2. Giai đoạn rõ rệt (lúc bệnh thường có teo cơ biến dạng khớp)

Phép trị: bổ can thận, khu phong tán hàn trừ thấp thông kinh lạc.

Bài thuốc gồm: đương qui, thục địa, hà thủ ô, đỗ trọng, độc hoạt, hy thiêm, thổ phục linh, đẳng sâm, kê huyết đằng đều 12g, ngưu tất, xuyên khung 8g; kim ngân, quế chi 6g, can khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu trên lâm sàng có biến dạng khớp song chụp Xquang chưa thấy dính khớp thì có thể kết hợp xoa bóp và châm cứu để giảm đau.

Ngoài ra, tuỳ giai đoạn của bệnh mà mỗi ngày người bệnh có thể tự xoa bóp các khớp để đỡ đau và khớp đỡ cứng giúp vận động dễ dàng hơn. Bệnh nhân cũng có thể tự tập các động tác cho khớp bàn tay đơn giản như: cài 10 đầu ngón tay vào nhau, đẩy thẳng ra phía trước (hoặc lên đầu), lòng bàn tay hướng ra ngoài (hoặc lên trên) để điều chỉnh lại sự hài hoà của các gân cơ co duỗi các ngón tay.

Theo: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN HƯỚNG DẪN BÀI THUỐC TRỊ TIỂU ĐỤC THEO TỪNG TRƯỜNG HỢP

Chứng nước tiểu đục mặc dù không bí tiểu, không buốt và không đau nhưng nếu để lâu ngày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn cần sự trợ giúp của một số bài thuốc đông y gia truyền.


ĐYGT hướng dẫn bài thuốc trị tiểu đục theo từng trường hợp

Theo Đông y gia truyền, nguyên nhân gây là tình trạng đi tiểu đục là thấp nhiệt ứ đọng ở bàng quang, chức năng thanh lọc của thận bị rối loạn, hoặc do phòng lao quá độ khiến tinh huyết bị tổn thương, ảnh hưởng đến công năng giáng trọc. Một khi trọc khí ứ đọng lâu không được hóa giải sẽ sinh ra bệnh.

Lúc này, người bệnh sẽ có những thay đổi trong cơ thể, điển hình là nước tiểu đục như nước vo gạo, có khi lẩn vẩn như kết tủa. Tuy nhiên, chúng lại không gây ra tình trạng bí tiểu, đau hay buốt.

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐỤC NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên tắc điều trị tiểu đục chính trong y học cổ truyền là hóa thấp, tư bổ tâm thận, thanh nhiệt, thuận khí, lợi niệu. Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc trị tiểu đục trong Đông y gia truyền như sau:

Trường hợp nước tiểu đục có lẫn máu, người bệnh xuất hiện triệu chứng ù tai, lưng đau, tim hồi hộp, cảm giác nặng trong lồng ngực, tâm phiền, ngủ ít. Phép trị chủ yếu là lương huyết, lợi niệu bổ khí, thanh tâm. Dùng một trong các bài:

Bài 1: râu ngô, mã đề, lá tre, kim tiền thảo, mỗi vị 20g; thủy long 24g; lạc tiên, cỏ mực, lá vông, hoàng kỳ, phòng sâm, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: lương huyết, lợi tiểu, dưỡng tâm – thanh tâm, thuận khí.

Bài 2: Đậu đen (sao thơm) 24g; tâm sen 10g; cỏ mực, rau má, bạch mao căn, tang diệp mỗi vị 20g; ích mẫu, lá tre, hương nhu trắng, hoàng kỳ, chi tử,  phòng sâm mỗi vị 16g; hoàng liên, cam thảo, trần bì, long nhãn, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: lương huyết, lợi tiểu, điều khí, thanh tâm hỏa, bình thần.


Cỏ mực

Trường hợp nước tiểu đục như nước vo gạo, người bệnh thấy mỏi, đau lưng, nặng nề ở bụng dưới, đi tiểu dễ dàng, mạch hoạt, rêu lưỡi trắng, dày. Dùng một trong các Bài thuốc đông y gia truyền theo hướng dẫn của Y sĩ y học cổ truyền sau:

Bài 1: đinh lăng, thủy long, bạch mao căn, tỳ giải, mỗi vị 20g; đậu đen (sao thơm) 24g; chi tử 12g; trần bì 12g; ngũ gia bì, mã đề thảo, bạch linh, cây và lá cối xay, cam thảo đất mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng thanh nhiệt lợi thấp.

Bài 2: hoàng cầm, xa tiền, trần bì, bạch linh, mỗi vị 12g; hoài sơn, lá đắng, tang bạch bì, huyết đằng, mỗi vị 16g; hương nhu trắng, thổ linh, thủy long (rau dừa nước), thài lài tía, đinh lăng, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng thanh nhiệt hóa thấp, trừ phong, tư bổ thận khí, tiêu độc.

Bên cạnh đó bạn có thể dùng Món ăn bài thuốc cháo tim lợn đậu đen để hỗ trợ điều trị: tim lợn 1 quả; lạc tiên, sa nhân, hắc táo nhân mỗi vị 20g; đậu đen 40g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Tim lợn sau khi rửa sạch đem thái lát mỏng, ướp gia vị để riêng. Sa sâm, hắc táo nhân, lạc tiên đem sắc lấy nước, bỏ bã. Dùng nước thuốc cho vào nồi cùng gạo và đậu đen hầm thành cháo. Khi cháo chín, bỏ tim lợn vào cùng nấu một lát cho chín, tra thêm gia vị rau thơm, chanh ót và ăn nóng góp phần mang đến tác dụng bổ khí, lương huyết, thanh tâm, ích thận.

Tóm lại, tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng bệnh mà thầy thuốc Đông y gia truyền sẽ áp dụng người bệnh những bài thuốc tương ứng. Người bệnh nên thực hiện theo chỉ dẫn, uống thuốc đúng giờ để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Chúc bạn sức khỏe, thành công.

                                                                  Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang


ĐIỀU TRỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ BẰNG CỦ MÀI BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA ?

Trong Đông y, củ mài có tên là dược là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ, có tác dụng rất tốt cho người bệnh suy nhược cơ thể, chán ăn, trẻ em suy dinh dưỡng,…



Suy nhược cơ thể căn bệnh của thời hiện đại

CỦ MÀI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ

Trong Đông y, củ mài có tên là dược là hoài sơn. Đào củ vào mùa hè – thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho phơi hoặc sấy khô, cho vào lọ bảo quản nơi thoáng mát để dùng dần.

Theo Bác sĩ – Giảng viên Y học cổ truyền Hà Nội cho biết một số bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược cơ thể:

BỒI BỔ CƠ THỂ SUY NHƯỢC SAU KHI ỐM

Củ mài 15g, vừng đen 120g, đường đỏ 20g, sữa bò 200g, đường phèn 100g, gạo tẻ 30g. Củ mài thái nhỏ. Vừng và gạo rang chín vàng nghiền nhỏ rồi cho nước vào quấy đều, lọc lấy nước trộn với sữa bò, đường phèn, đun sôi cùng củ mài quấy chín. Ăn trong ngày. Công dụng: tẩm bổ can thận, bổ tỳ nhuận trường, chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm, gan thận yếu, tóc bạc sớm, bí đại tiện.

TRẺ EM SUY DINH DƯỠNG

Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 15 ngày.

ÍCH KHÍ, BỔ TỲ VỊ, TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG TIÊU HÓA

Củ mài 50g, khoai sọ 200g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị, dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.

ĂN KÉM, TRƯỚNG BỤNG KHÓ TIÊU

Củ mài 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 50 -100g. Tất cả nấu cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.

Suy nhược do tiêu chảy kéo dài ở trẻ, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, đau lưng suy yếu
Củ mài 200g, củ súng, hạt sen, ý dĩ sao, mỗi vị 100g. Tất cả sấy khô tán bột uống mỗi ngày 20g với nước cơm.

TỲ VỊ NHƯỢC, CHÁN ĂN, KHÔ MIỆNG KHÁT NƯỚC, TÁO BÓN

Củ mài 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng hoặc muối tùy theo khẩu vị, ăn nóng. Hoặc: Củ mài 100g, củ súng 100g, xuyên tiêu 30g, gạo nếp 1.000g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, củ súng, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn lấy 30-60g pha với nước sôi, đường trắng. Có thể ăn thường xuyên.

Lưu ý: Người có thấp nhiệt thực tà không được dùng.

                                                         Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

BẤT NGỜ VỚI CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI CỦA CÂY THUỐC QUÝ ĐU ĐỦ

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ, SỐT XUẤT HUYẾT, ỔN ĐỊNH HỆ TIÊU HÓA…LÀ NHỮNG CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI MÀ CÂY THUỐC QUÝ ĐU ĐỦ CÓ THỂ ĐEM LẠI CHO CON NGƯỜI.

Nếu như bạn đọc đang thắc mắc về những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của đủ đủ thì còn chần chừ gì nữa mà không theo dõi bài viết sau. Một số công dụng chữa bệnh của đủ đủ mà các thầy thuốc Y học cổ truyền chỉ ra bao gồm:


công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây thuốc quý đu đủ

NƯỚC ÉP LÁ ĐU ĐỦ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các thành phần có trong lá đu đủ có khả năng hỗ trợ điều trị các căn bệnh liên quan đến gan như ung thư gan, xơ gan vô cùng hiệu quả.

Người mắc bệnh về gan mỗi ngày kiên trì sử dụng một cốc nước ép lá đủ đủ sẽ thấy được hiệu quả giảm đau nhanh chóng.

GIÚP SẢN XUẤT TIỂU HUYẾT CẦU

Tiểu huyết cầu là một chất nhỏ hình đĩa có ở trong máu để làm đông máu. Lá đu đủ có chứa các chất kích thích quá trình sản xuất tiểu huyết cầu và đây cũng chính là một trong những công dụng tuyệt vời nhất của lá đu đủ.

HỖ TRỢ HỆ TIÊU HOÁ HOẠT ĐỘNG

Được xem là vị thuốc Đông y quý trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, lá đủ đủ có chứa các hợp chất đặc biệt như alkaloid, papaine, phenolic, chymopapain, protese và amylase có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa các protein và điều trị các vấn đề tiêu hóa ở con người.

GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO CƠ THỂ

Chất acetogenin có trong đủ lá đu đủ là một trong những hợp chất quan trọng có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa các căn bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét, ung thư vô cùng hiệu quả.

GIÚP ĐIỀU CHỈNH KINH NGUYỆT Ở NGƯỜI PHỤ NỮ

Các Y sĩ Y học cổ truyền cho rằng, chị em phụ nữ có thể kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của bản thân ổn định nhờ vào việc uống nước ép lá đu đủ thường xuyên. Chị em hãy tận dụng công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây thuốc quý đu đủ này nhé.

CÔNG DỤNG GIẢM VIÊM, SƯNG

Công dụng ít ai biết đến của lá đu đủ chính là khả năng giảm sưng đau và chống viêm hiệu quả. Người bệnh chỉ cần sử dụng một cốc nước ép lá đủ đủ cũng có thể giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh một cách đáng kể.

GIÚP LÀM GIẢM LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU

Đây là một trong những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của đu đủ mà con người không biết. Chỉ với chiếc lá đu đủ thân thuộc, người mắc bệnh tiểu đường có thể giảm đáng kể lượng insulin trong máu và kiểm soát lượng đường hiệu quả. Do đó, người bệnh hãy tận dụng công dụng này của lá đu đủ hàng ngày bằng cách chế thành nước ép để sử dụng nhé.

Trên đây là một số công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá đu đủ mà nhiều người không biết. Ngoài ra, lá đu đủ còn được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Y học cổ truyền giúp chữa bệnh hiệu quả. Bạn đọc hãy tìm hiểu và ghi lại để làm phong phú thêm kinh nghiệm chữa bệnh của mình nhé.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

TRỊ PHONG THẤP THỨC MỎI NHỜ CÂY HẢI ĐỒNG BÌ.

TRỊ PHONG THẤP THỨC MỎI NHỜ CÂY HẢI ĐỒNG BÌ.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn tác dụng của cây hải đồng bì, cây hải đồng bì có những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của chúng ta, cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các bạn nhé!

Hải đồng bì còn gọi thích đồng bì, mộc miên đồng bì, tên khoa học: Orientalis (L) Merr. Hải đồng bì là vỏ của cây vông nem, mọc hoang được trồng rải rác khắp nước ta, thường trồng để làm hàng rào. Để làm thuốc nên chọn vỏ cây to dày, phơi khô có màu nâu, không để lâu mốc, mất mùi là tốt. Ngày dùng 6-12g. Lá gọi hải đồng diệp, là vị thuốc an thần.
Theo y học cổ truyền, hải đồng bì vị đắng, cay, tính ôn. Vào kinh can. Có tác dụng khư phong, thông lạc, hóa thấp, sát trùng. Dùng trị chứng thắt lưng đùi do phong thấp, nhức mỏi chân tay… Sau đây là một số phương thuốc có hải đồng bì:
Đau lưng đùi do phong thấp: hải đồng bì 16g. Sắc  hoặc ngâm rượu uống (Trung Quốc Dược học đại từ điển).
Đau nhức xương khớp do phong thấp: vỏ hải đồng bì, cỏ chân chim, kê huyết đằng, phòng kỷ, ý dĩ sao, ngưu tất mỗi vị 15g. Sắc uống.
Trị trẻ nhỏ 4 – 5 tuổi mà chưa nói được: bổ cốt chỉ 0,4g, đương quy 0,8g, hải đồng bì 0,8g, mẫu đơn bì 0,8g, ngưu tất 0,8g, sơn thù 0,4g, thục địa 0,8g. Sắc uống (Hải Đồng Tán – Lê Hữu Trác).
Chữa phong ngứa: hải đồng bì, xà sàng tử, các vị bằng nhau tán bột trộn mỡ heo xức vào (Như Tuyên Phương).
Trị tay chân co rút: hải đồng bì, đương quy, mẫu đơn bì, thục địa, ngưu tất, mỗi thứ 30g, sơn thù du, bổ cốt chỉ, mỗi thứ 15g. Tán bột, mỗi lần dùng 3g, thêm củ hành trắng và 2 chén nước. Sắc còn 1 bát, bỏ bã, uống nóng trước khi ăn (Hải Đồng Bì Tán).
Chữa đau nhức răng: hải đồng bì sắc lấy nước ngậm (Thánh Huệ Phương).
Chữa rong kinh, kinh nguyệt không đều: hoa hải đồng bì 30g sắc uống (Trung Quốc Dược học đại từ điển).
Sau khi sinh, máu xấu đưa lên gây choáng đầu, mờ mắt: vỏ cây hải đồng bì già, lá mần tưới, vỏ màn chầu, ngưu tất, mỗi vị 10-15g, sắc uống.
Chữa rết hoặc rắn cắn: hải đồng bì tươi giả, đắp lên vết cắn (Trung Quốc Dược học đại từ điển).
Kiêng kỵ: người không có phong hàn, thấp tà thì cấm dùng.
                                                                                           Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang
Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Quả Na và những công dụng tuyệt vời ít ai biết được

Quả Na không chỉ là một loại trái cây được nhiều người yêu chuộng bởi không chỉ là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.


Quả Na và những công dụng tuyệt vời ít ai biết được
Không chỉ giúp làm đẹp da, quả na được ví như một loại quả tổng hợp các vị của mãng cầu, chuối, đu đủ,… Với hàm lượng Vitamin C cao, quả na không chỉ tốt cho sức khỏe, nâng cao chất đề kháng mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như bảo vệ mắt, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa mệt mỏi, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Tác dụng của quả Na đối với sức khỏe

Theo Đông y, việc ăn Na thường xuyên sẽ giúp tăng sức đề kháng, giảm tác nhân gây bệnh. Nhờ có lượng lớn vitamin C, kali, chất xơ, carbohydrates và một số vitamin và khoáng chất thiết yếu khác rất có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trong quả Na có khá nhiều lượng vitamin B6, rất có lợi cho hoạt động của não bộ, loại bỏ sự căng thẳng, làm dịu thần kinh, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Quả Na dùng chữa đi lỵ, tiết tinh, đái tháo đường, bệnh tiêu khát. Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, sát trùng. Hạt thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận. Lá Na dùng trị sốt rét lên cơn lâu ngày, mụn nhọt sưng tấy. Rễ và vỏ cây dùng trị ỉa chảy, tiêu diệt giun sán. Tuy nhiên, hạt Na có tính độc nên không được nuốt vào và tránh để bị bắn vào mắt.
Ngoài ra, quả Na còn có một số giá trị sức khỏe khác như làm đẹp da, cải thiện sức khỏe của da, cân bằng độ ẩm và chống dấu hiệu lão hóa… và đặc biệt, Na không chứa cholesterol và chất béo bão hòa nên rất tốt cho người ăn kiêng hay có ý định giảm cân.

Những lưu ý khi ăn na cần biết

Mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng khi ăn Na cần phải lưu ý.

– Hạn chế ăn Na đối với những người cơ địa nóng, thường xuyên bị mọc mụn, táo bón.
– Hạn chế ăn đối với người bị tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường vì trong Na có hàm lượng đường tương đối cao.
– Tuy hạt na thể dùng để làm thuốc, nhưng hạt Na lại chứa độc tố cao. Vì vậy khi ăn không nên cắn vỡ hạt Na vì độc tố trong nhân hạt Na rất dễ phát huy tác dụng, gây hại cho cơ thể.
– Không ăn những quả Na vỏ có nhiều vẩy trắng, nứt nẻ. Hoặc những quả mắt thâm đen, cứng, khi ăn cần cảnh giác có giòi, rất dễ bị nhiễm độc.
Quả Na có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta, hãy bắt đầu ăn Na từ bây giờ với mức cho phép để phòng ngừa bệnh tật đồng thời làm đẹp cho bản thân.
Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang    

GIẢI NHIỆT NGÀY HÈ VỚI CÁC LOẠI RAU CỦ CÓ TRONG VƯỜN NHÀ

THỜI TIẾT NẮNG NÓNG DỄ KHIẾN CON NGƯỜI BỰC BỘI, CĂNG THẲNG VÀ SINH RA NHIỀU BỆNH LÝ. TUY NHIÊN, BẠN CÓ THỂ TÌM CÁCH GIẢI NHIỆT BẰNG CÁCH TẬN DỤNG NHỮNG LOẠI RAU CỦ CÓ TRONG VƯỜN NHÀ MÀ KHÔNG TỐN KÉM QUÁ NHIỀU KINH PHÍ.


Giải nhiệt ngày hè với các loại rau củ có trong vườn nhà
Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng làm cơ thể con người mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị cảm nắng, say nắng nóng… Theo các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thời tiết nắng nóng cũng làm dịch bệnh gia tăng, do đó việc bổ sung vitamin từ các loại rau tươi sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật… Sau đây là một số loại rau của có tác dụng giả nhiệt ngày hè mà độc giả nên tham khảo:

RAU DIẾP CÁ

Đây là loại rau chứa hàm lượng chất xơ thực vật cao, có lợi cho hệ tiêu hóa và có tác dụng điều trị bệnh táo bón. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, nên thích hợp sử dụng trong ngày hè.

RAU MỒNG TƠI

Không chỉ là một vị thuốc Đông y nổi tiếng, mồng tơi còn có rất nhiều công dụng như làm mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ.
Theo các nghiên cứu, mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.

Trà bí đao rất tốt cho sức khỏe

BÍ ĐAO

Bí đao có vị ngọt mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thử, sinh tân, chỉ khát. Đây là một loại quả làm rau và làm đồ giải khát rất được ưa chuộng trong mùa hè. Nhiều người thường dùng bí đao để nấu các món canh thanh nhiệt, giải nhiệt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.

RAU DỀN

Rau dền là một loại rau khá quen thuộc, chúng có tác dụng thanh nhiệt, lọc máu, lợi tiểu, an thần. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng trị nhức đầu, hạ nhiệt, giúp tiêu hóa, lưu thông khí huyết, trừ nhọt lở. Đặc biệt trị sung huyết, ứ huyết và tăng huyết áp. Bạn có thể dùng rau dền luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày đều rất tốt cho sức khỏe.

KHOAI LANG

Khoai lang là môn loại củ xuất hiện nhiều trong các món ăn bài thuốc. Chúng có công dụng giúp tiêu hóa, nhuận trường, giải nhiệt, củ sát khuẩn. Có công năng như dây khoai lang, vì có 1 hoạt chất giống như insulin nên có thể trị đái đường. Lá khoai lang luộc ăn chữa táo bón. Củ khoai lang trị các chứng lỵ, tiêu chảy, táo bón, trĩ lậu, thương hàn.
Ngoài các loại rau củ trên, bạn có thể thay đổi khẩu vị với các loại rau má, mướp đắng, rau muống, rau ngót đều có tác dụng thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang         

Chữa đái tháo đường, mụn nhọt, giải nhiệt cơ thể nhờ dây bình bát.

Chữa đái tháo đường, mụn nhọt, giải nhiệt cơ thể nhờ dây bình bát.

Dây bát có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như chữa được đái tháo đường, chữa miệng khô, chữa bệnh trĩ và chữa được đái tháo đường kèm theo tăng huyết áp, cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn vê tác dụng của dây bát.

Dây bát còn gọi mãng bát, bình bát… Tên y học cổ truyền là hồng qua, tên khoa học Cociniagrandis L., là loại dây leo thuộc họ bầu bí.
Theo y học cổ truyền, dây bát có vị ngọt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, giải độc. Thường dùng chữa miệng khô khát uống nước nhiều, cầu táo khó, tiểu buốt, tiểu gắt, bí tiểu, người nóng nổi mụn nhọt…
Lá và đọt non bát cái thường được người dân hái làm rau ăn, nấu canh tôm, cua, tép…,  bổ mát. Xin giới thiệu một số cách chữa bệnh bằng dây bát:
Chữa đái tháo đường: kinh nghiệm dân gian, bà con thường hái lá đọt non dây bát khoảng 100g nấu canh, tôm hoặc cua, cá… Tuần ăn vài lần. Có tài liệu cho rằng dùng lá, đọt non, hoa, quả nấu canh hoặc ăn sống, xay nước uống  thường ngày có thể giảm 50% liều thuốc tây trị đái tháo đường týp II nhẹ.
Chữa đái tháo đường kèm táo bónrau bát, rau sam, rau dền mỗi vị 50g nấu canh cua, ăn tuần vài lần.
Chữa miệng khô khát, uống nhiều vẫn khát (phế nhiệt): rau bát, rau ngót, rau đay mỗi vị 50g nấu canh trai đồng hoặc canh hến, ăn tuần vài lần.
Chữa da khô nổi mụn nhọt: rau bát, mồng tơi, rau dấp cá, mỗi thứ 100g, nấu canh cá rô ăn tuần vài lần.
Chữa trĩ đi ngoài ra máu: rau bát 50g, rau dấp cá 30g, hoa mào gà 5g, xơ mướp 5g, nấu nước uống ngày 3 lần.
Chữa đái tháo đường kèm có tăng huyết áp: dây bát, cỏ mần trầu, dền gai mỗi vị 50g tươi hoặc phơi khô sắc nước uống thường xuyên.
Dây bát là món ăn vị thuốc bổ mát có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, dây bát tính hàn không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn, bị tiêu chảy, ngoại cảm phong hàn.
                                                                                          Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

TRỊ GÀU HIỆU QUẢ BẰNG CÂY CỎ HÔI.

TRỊ GÀU HIỆU QUẢ BẰNG CÂY CỎ HÔI.

Theo y học cổ truyền, cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát. Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Có công dụng để  chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu… Đặc biệt, qua nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy rằng trong nước ép cây cỏ hôi có chất kháng khuẩn chống viêm, chống phù nề, ngoài ra cây cỏ hôi có tinh dầu nên có công dụng xông trong các trường hợp viêm mũi xoang.


Cỏ hôi hay còn có các  tên gọi khác là cây phân xanh, cứt lợn, bù xít. Là một loài cây nhỏ cao khoảng 30 – 50cm. Lá cây cỏ hôi mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá cây cỏ hôi đều có lông. Hoa cây cỏ hôi nhỏ, màu tím hay xanh trắng. Quả bế có ba sống dọc, màu đen. Loài cây cỏ hôi này có mùi rất hắc khi vò ra nhưng lại có mùi thơm khi nấu. Cây mọc hoang khắp nơi. Nhân dân ta từ lâu đã sử dụng loài cây này như một vị thuốc quý để chữa rất nhiều loại bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là phần cây trên mặt đất. Thu hái toàn cây bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường hay dùng tươi.

CỎ HÔI CÓ CÔNG DỤNG THANH NHIỆT, GIẢI ĐỘC.

Một số bài thuốc thường dùng từ cỏ hôi.
Bài 1: Trị gàu ở tóc: Cỏ hôi tươi 200g, bồ kết khô 20g, cỏ hôi rửa sạch cùng với bồ kết nấu nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội đầu từ nước của cây cỏ hôi và bồ kết 2-3 lần. Bài thuốc này có tác  dụng giúp đầu sạch, trơn tóc, sạch gầu.
Bài 2: Chữa viêm họng do lạnh: Cỏ hôi 20g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, lá rẻ quạt 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Dùng trong 3 – 5 ngày.
Bài 3: Chữa sỏi tiết niệu: Cỏ hôi 20g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g, kim tiền thảo 16g, râu ngô 12g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống trong 1 tuần ngày.
Bài 4: Dùng để chữa viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng: Cỏ hôi 100g, lá long não 50g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi. Các vị thuốc rửa sạch, sắc với 300ml nước, còn 100ml nước, đổ nước ra bát xông lên mũi, ngày xông 3 lần. Mỗi lần xông nên hâm nóng lại nước sắc. Dùng trong 7 – 10 ngày.
Hoặc cỏ hôi 100g tươi, rửa sạch, để ráo nước giã nát, vắt lấy nước, đem nhỏ vào lỗ mũi, mỗi lần 2 – 3 giọt, ngày 2 lần. Chú ý khi nhỏ nên kê gối dưới hai vai để lỗ mũi dốc ngược giúp cho thuốc ngấm vào xoang dễ dàng.
Hoặc cỏ hôi 30g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g. Sắc với 3 bát nước, còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng trong 10 ngày.
Bài 5: Chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh: Cỏ hôi 20g, hy thiêm 12g, hương phụ chế 10g, ích mẫu thảo 12g, ngải cứu 16g. Cho 600ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 7 – 10 ngày.
Hoặc 30 – 50g lá cỏ hôi tươi, rửa sạch giã nhỏ, cho thêm ít nước sôi để ấm, vắt lấy nước cốt uống. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng. Uống trong vòng 4 ngày.
                                                                           Nguồn: Đông y gia  truyền Tấn Khang
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Bí quyết khử mùi hôi nách bằng long não


Bí quyết khử mùi hôi nách bằng long não
Ngày nay, có rất nhiều phương pháp chữa trị hôi nách hiện đại. Nhưng hầu hết mọi người đều chọn các cây thuốc dân tộc để tự mình điều trị trước. Nếu may mắn, tình trạng hôi nách còn nhẹ, bệnh nhân có thể trị được bệnh dứt điểm chỉ nhờ kiên trì dùng thuốc tại nhà. Một trong những cách điều trị tại nhà đã được chứng nhận hiệu quả là khử mùi hôi nách nhờ long não.
Long não và tác dụng
Cây long não, hay còn gọi là Camphor là nguyên liệu điều chế rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền, và có mặt cả trong y học hiện đại. Tinh chất Camphor được điều chế bằng cách chưng cất tất cả các bộ phận của cây như lá, thân, rễ. Long não được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như dạng tinh dầu đặc, dạng bột, hay dạng kết hợp, và có chung đặc điểm là màu trắng, có vị cay nồng, nóng, thơm mạnh và đặc trưng.
Y học cổ truyền: Nhờ khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, mùi hương dễ chịu, và khử mùi tốt, long não được dùng trị rất nhiều chứng bệnh phổ cập như: chứng tiêu chảy, ho đờm, viêm họng, hắc lào, thuốc xoa bóp trị đau khớp. Không chỉ chuyên trị các chứng viêm, long não còn có hiệu quả tốt trong khử mùi các không gian hẹp như tủ đồ, tủ áo, thậm chí cả khử mùi cơ thể.
Y học hiện đại: Long não được dùng phối hợp trong các thuốc tiêm trị: đau bụng, nôm mửa dạng ngộ độc, hay chế tạo thuốc mỡ trị các chứng viêm ngoài da.
Long não khử mùi hôi nách
Khử mùi hôi nách nhờ long não
Không chỉ chuyên trị các chứng viêm, long não còn có hiệu quả tốt trong khử mùi các không gian hẹp như tủ đồ, tủ áo, thậm chí cả khử mùi cơ thể. Để nâng cao hiệu quả khử mùi hôi nách nhờ long não, người ta không chỉ dùng bột long não đơn thuần mà còn kết hợp các nguyên liệu trị hôi nách khác.
Công thức phối hợp 1: Long não và gừng tươi
Với một lượng gừng tươi khoảng 30 – 35g, có thể gồm cả thân và rễ, ta đem phơi sấy khô, cuối cùng là nghiền mịn. Hòa bột này cùng với 3 – 4 g bột long não, là ta đã tự chế xong bột thuốc trị hôi nách tại nhà. Vì thuốc ở dạng bột khô, nên ta có thể đầu tư thời gian làm một mẻ dùng dần trong cả tháng.
Còn một cách khác, đó là giã mịn 0,4 – 0,5g bột long não cùng một củ gừng tươi. Mỗi ngày, ta nên xát thuốc khoảng vài ba lần, ban đêm băng thuốc vào nách hoặc trút thuốc vào túi vải rồi dùng kẹp vào hố nách.
Gừng tươi long não chữa hôi nách
Công thức phối hợp 2: Bột long não kết hợp phèn chua
Phèn chua là nguyên liệu quá quen thuộc với những ai chẳng may bị hôi nách. Nếu như cảm thấy phèn là chưa đủ điều trị, bạn có thể trộn thêm bột long não vào cùng để nhân đôi tác dụng khử mùi hôi. Và để tăng hiệu quả hơn nữa, trước khi dùng hỗn hợp long não – phèn chua, ta có thể thấm dung dịch gừng tươi trị mồ hôi vùng nách trước.
Công thức phối hợp 3: Long não hòa cồn
Băng phiến là một dạng bột long não đã được pha chế và đóng viên. Nếu như trong nhà bạn vẫn còn vài viên băng phiến, bạn có thể dùng hòa với cồn để trị mùi hôi nách cũng rất hiệu quả. Vài ba gram băng phiến đem hòa cùng 0,02l cồn 50 độ trong một lọ nhỏ, đậy nắp và lắc đều cho bột long não được hòa tan, là đã có thể dùng thoa vùng nách hàng ngày.
Vì long não có tính sát trùng mạnh, nên nếu mới nhổ lông nách hay bị mụn, xước vùng nách, thì bạn nên hoãn điều trị một ngày, để tránh kích ứng gây xót cho da.
Hiệu quả khử mùi hôi nách nhờ long não là chắc chắn có nếu bạn kiên trì điều trị trong thời gian dài.

Đông y gia truyền Tấn Khang chúc bạn thành công.
Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020