Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Top những món ăn tốt cho trẻ.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bà mẹ đặt ra khi con mình đang bị rối loạn tiêu hóa. Hãy cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tìm hiểu xem những thức ăn nào nên và không nên cho trẻ ăn thông qua bài viết dưới đây.
I. RỐI LOẠN TIÊU HÓA LÀ GÌ.
Rối loạn tiêu hóa là các chịu chứng hoạt động không tốt của hệ tiêu hóa gây ra các tình trạng co thắt bất thường các cơ trong hệ tiêu hóa gây ra các triệu chứng khó chịu cho cơ thể. Tuy bệnh rối loạn tiêu hóa không gây ra các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây rất nhiều bất tiện trong đời sống hàng ngày như đau bụng, đại tiện, đầy hơi, khó tiêu.
II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA RỐI LOẠN TIÊU HÓA.
Bệnh rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ tùy thuộc vào cơ địa và thói quen ăn uống của từng người. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa:
1. Ăn thức ăn bẩn.
Khi hệ tiêu hóa tiếp nhận các loại thức ăn bẩn, thức ăn ôi thiu, những thức ăn từ vỉa hè có chứa nhiều loại vi khuẩn, giun, sán sẽ làm ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
2. Sử dụng nhiều chất kích thích.
Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu hóa ở người trưởng thành. Sau nhiều lần sử dụng rượu bia sẽ làm mất đi một lượng men tiêu hóa trên đường ruột, làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị giảm đi nên rất dễ gây ra các tình trạng rối loạn tiêu hóa.
3. Các bệnh về dạ dày.
Dạ dày là nơi trực tiếp nhận và nghiền nát thức ăn, với những người có các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày thì quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ giảm đi đáng kể và gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
4. Sử dụng nhiều loại thuốc trị bệnh.
Sử dụng nhiều loại thuốc trị bệnh, thuốc kháng sinh khác nhau sẽ làm cho hệ thống lợi khuẩn ở đường ruột giảm đi làm mất cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột làm rối loạn quá trình chuyển hóa thức ăn.
5. Ăn uống không hợp lý.
Ăn quá no hoặc ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo nhưng lại thiếu đi các loại vitamin, chất xơ sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả, rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.
III. NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA RỐI LOẠN TIÊU HÓA.
1. Đau bụng.
Đau bụng là một triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa, những cơn đau ầm ỉ kéo dài làm cho người bệnh rất khó chịu, khó tập trung vào công việc cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
2. Đầy hơi, chướng bụng.
Đối với những người bị rối loạn tiêu hóa thì sau khi ăn luôn cảm thấy bụng căng ra, đầy hơi rất khó chịu. Đây là hệ quả làm việc không tốt của hệ tiêu hóa.
3. Ợ hơi, ợ nóng.
Hệ tiêu hóa làm việc không tốt thì lượng thức ăn đọng lại còn nhiều gây ra các tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Khi bạn cảm thấy thường xuyên bị ợ hơi, ợ nóng thì đây là triệu chứng của một hệ tiêu hóa không tốt.
4. Đại tiện bất thường.
Thường xuyên bị đau bụng đi ngoài, tiêu chảy, táo bón, các triệu chứng này lặp lại thường xuyên trong ngày, đây là dấu hiệu của hệ đường ruột làm việc không hiệu quả.
5. Đắng miệng, chán ăn.
Khi hệ tiêu hóa làm việc kém, tiêu hóa khó khăn gây ra các cảm giác đắng miệng, chán ăn.
IV. TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA NÊN ĂN GÌ.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa rất khó khăn trong việc ăn uống, do đó cần phải chia nhỏ bữa ăn ra, ăn các loại thực phẩm có lợi và dễ tiêu hóa.
1. Những loại thực phẩm trẻ nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa.
1.1. Rau xanh.
Trong rau có chứa nhiều chất xơ và nhiều loại vitamin khác nhau giúp hỗ trợ hệ đường ruột tiêu hóa các loại thức ăn, chất béo khó tiêu.
1.2. Nước ép táo.
Táo là một loại trái cây có chứa rất nhiều thành phần tốt cho hệ tiêu hóa, nếu trẻ bị các chứng rối loạn tiêu hóa thì các bà mẹ nên làm nước ép táo để trẻ uống giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nên sử dụng nước ép táo thay vì ăn quả vì nước ép táo sẽ giúp cho hệ tiêu hóa dễ hấp thu hơn.
1.3. Chuối.
Chuối là loại trái cây khá phổ biến ở Việt Nam, trong chuối có chứa rất nhiều các loại chất dinh dưỡng, vitamin, enzyme khác nhau giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
1.4. Bơ
Bơ là một loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin, chất béo lành mạnh giúp hỗ trợ hệ thống đường ruột tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
1.5. Gạo.
Gạo là một loại thực phẩm khá phổ biến, dễ tiêu, dễ hấp thụ. Các bà mẹ nên sử dụng gạo để nấu thành cháo giúp trẻ dễ ăn hơn.
1.6. Sữa chua.
Trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn, giúp hỗ trợ cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột để làm tăng quá trình tiêu hóa thức ăn.
1.7. Thịt gà.
Thịt gà là một loại thực phẩm dễ ăn, chứa nhiều đạm, nhiều enzyme khác nhau, ít chất béo bão hòa. Các loại enzyme có trong thịt gà sẽ giúp dạ dày của trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
1.8. Men vi sinh.
Sử dụng men vi sinh là một cách hiệu quả để giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, các lợi khuẩn trong men vi sinh làm cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, ức chế các vi khuẩn có hại để làm cải thiện hệ thống tiêu hóa của trẻ.
1.9. Sữa mẹ.
Sữa mẹ vẫn là loại thức ăn quan trọng đối với trẻ còn nhỏ, trong sữa mẹ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau có lợi cho hệ đường ruột của trẻ. Mẹ có thể cho trẻ bú sữa mẹ bất kỳ lúc nào trong ngày.
1.10. Các loại hạt, ngũ cốc.
Đa số thì trẻ rất thích ăn các loại hạt, ngũ cốc. Các loại hạt có chứa nhiều Omega-3 có lợi cho hệ thống tiêu hóa. Đây là là thực phẩm mà các bà mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên vì vừa kích thích cho trẻ ăn lại vừa tốt cho đường ruột.
2. Những loại thực phẩm trẻ không nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa.
2.1. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì các phụ huynh không nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa và tiếp tục làm cho chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nặng hơn.
2.2. Các loại thức ăn có chứa nhiều đường.
Với những loại bánh kẹo, socola có chứa nhiều đường sẽ làm cho hệ tiêu hóa đang không ổn định của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, dễ gây ra các tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
2.3. Các loại thực phẩm tươi sống.
Với việc tiếp nhận các loại thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến vào một hệ tiêu hóa đang có vấn đề sẽ làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa những thực phẩm tươi sống có chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho đường ruột của trẻ.
2.4. Không ăn các loại thức ăn quá chua
Ai cũng biết rằng trong các loại hoa quả chua có chứa nhiều axit, chính các axit này sẽ tác động trực tiếp lên đường ruột, dạ dày gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng hơn ở trẻ.
V. NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA.
1. Giữ vệ sinh sạch sẽ.
Để đảm bảo tình trạng rối loạn tiêu hóa không diễn biến nặng thêm thì các bà mẹ cần phải giữ vệ sinh cho trẻ một cách tốt nhất. Thường xuyên rửa sạch, sát khuẩn các đồ chơi của trẻ, thường xuyên rửa tay, sát khuẩn cho trẻ, không để trẻ cho tay bẩn vào miệng. Nhà cửa cần phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế vi khuẩn nấm mốc.
2. Ăn chín uống sôi.
Với một hệ tiêu hóa đang nhạy cảm thì việc ăn chín uống là một điều rất quan trọng. Các phụ huynh cần lựa những thực phẩm tươi, dễ ăn, dễ tiêu hóa. Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để giúp việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.
3. Tập thể dục thể thao.
Cần động viên trẻ tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng quá trình trao đổi chất. Tập luyện thể thao giúp tiêu hao năng lượng trong cơ thể làm cho trẻ có cảm giác đói và thèm ăn hơn.
NHẬN XÉT CỦA BẠN