Mụn Nhọt và cách điều trị Mụn Nhọt và cách điều trị | Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Mụn Nhọt và cách điều trị đông y gia truyền tấn khang Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021 No Comment

Hướng dẫn điều trị nhọt của Bộ y tế.


Điều trị nhọt được Bộ y tế ban hành hướng dẫn cho các chuyên gia y tế áp dụng rộng rãi. Đây là hướng dẫn chung và có thể điều chỉnh cho phù hợp tới từng trường hợp bệnh.

Mụn Nhọt và cách diều trị


Tổng quan về Nhọt.

Nhọt là một vấn đề khá thường gặp trên da và là vấn đề nhiễm khuẩn tại chỗ. Bác sỹ thường căn cứ vào mức độ bệnh để có hướng điều trị nhọt phù hợp.


Định nghĩa Nhọt.

Nhọt (Furuncle) là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh.

Bệnh thường gặp về mùa hè, nam nhiều hơn nữ. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên bệnh thường gặp hơn ở trẻ em.

Nguyên nhân gây Nhọt.

Nguyên nhân gây nhọt là tụ cầu vàng (S. aureus). Bình thường vi khuẩn này sống ký sinh trên da nhất là các nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi má, rãnh liên mông… hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi. Khi các nang lông bị tổn thương kết hợp với những điều kiện thuận lợi như tình trạng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, người bệnh mắc bệnh tiểu đường… vi khuẩn phát triển và gây bệnh.


Triệu chứng của Nhọt.

Nhọt không giống như các vấn đề khác trên da như viêm da, mụn, trứng cá… bệnh có đặc trưng riêng về biểu hiện lâm sàng cũng như cận lâm sàng.


Triệu chứng lâm sàng của Nhọt.

Biểu hiện ban đầu là sẩn nhỏ, màu đỏ ở nang lông sưng nề, chắc, tấy đỏ. Sau 2 ngày đến 3 ngày, tổn thương lan rộng hóa mủ tạo thành ổ áp xe ở giữa hình thành ngòi mủ. Đau nhức là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là ở các vị trí mũi, vành tai, đôi khi làm cho trẻ quấy khóc nhiều. Vị trí thường gặp là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và chân, tay. Số lượng tổn thương có thể ít hoặc nhiều, kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, hội chứng nhiễm khuẩn.

Bệnh có thể khỏi nhưng có thể kéo dài thành nhiều đợt liên tiếp.

Biến chứng nhiễm khuẩn huyết có thể gặp nhất là ở những người bệnh suy dinh dưỡng. Nhọt ở vùng môi trên, má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm khuẩn huyết nặng.

Nhọt cụm còn gọi là nhọt bầy hay hậu bối là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở da gồm một số nhọt xếp thành đám. Bệnh thường gặp ở những người bị suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen phế quản, lao phổi.

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Ở giai đoạn sớm cần chẩn đoán phân biệt với viêm nang lông, Herpes da lan tỏa, trứng cá và viêm tuyến mồ hôi mủ.

Xét nghiệm cận lâm sàng của Nhọt.

Tăng bạch cầu trong máu ngoại vi.

Máu lắng tăng.

Procalcitonin có thể tăng, nhất là ở những người bệnh có nhiều tổn thương.

Xét nghiệm mô bệnh học: Ổ áp xe ở nang lông, cấu trúc nang lông bị phá vỡ, giữa là tổ chức hoại tử, xung quanh thâm nhập nhiều các tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.

Nuôi cấy mủ có tụ cầu vàng phát triển.

Điều trị Nhọt và cách phòng bệnh

Điều trị nhọt sử dụng kháng sinh tại chỗ và các biện pháp vệ sinh kết hợp. Trong khi đó phòng bệnh nhọt thì tương đối đơn giản, mọi người đều có thể dễ dàng áp dụng.


Điều trị Nhọt

Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên tránh tự lây nhiễm ra các vùng da khác bằng xà phòng Lifebuoy, Septivon…


Ở giai đoạn sớm chưa có mủ: Tránh nặn, kích thích vào tổn thương.


Giai đoạn có mủ cần phẫu thuật rạch rộng làm sạch tổn thương.


Cần kết hợp điều trị tại chỗ và kháng sinh toàn thân.


Dung dịch sát khuẩn: Sát khuẩn ngày 2- 4 lần trong thời gian 10 -15 ngày. Có thể dùng một trong các dung dịch sát khuẩn sau:


Povidon-iodin 10%.

Hexamidin 0,1%.

Chlorhexidin 4%.

Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày. Dùng một trong các thuốc sau:


Kem hoặc mỡ acid fucidic 2%, bôi 1- 2 lần ngày. + Mỡ Neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.

Kem Silver sulfadiazin 1%, bôi 1-2 lần/ngày.

Mỡ mupirocin 2% bôi 3 lần/ngày.

Erythromycin 1-2 lần/ngày.

Clindamycin 1-2 lần/ngày.

Kháng sinh toàn thân bằng một trong các kháng sinh sau:


Penicilin M (cloxacilin) 2g/ngày.

Amoxicilin-clavulanat.

Trẻ em 80 mg/kg/ngày chia 3 lần.


Người lớn 1,5-2 g/ngày chia 2 lần.


Roxithromycin viên 150mg:

Trẻ em 5-8 mg/kg/ngày chia 2 lần.


Ngƣời lớn 2 viên/ngày chia 2 lần.


Azithromycin 500 mg ngày đầu tiên, sau đó 250 mg/ngày x 4 ngày. + Pristinamycin:

Trẻ em 50 mg/kg/ngày, chia 2 lần.


Người lớn 2-3 g/ngày, chia 2 lần.


Acid fucidic viên 250 mg.

Trẻ em liều 30-50 mg/kg/ngày, chia 2 lần.


Người lớn 1-1,5 g/ngày, chia 2 lần.


Thời gian điều trị từ 7- 10 ngày.

Phòng bệnh Nhọt

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: cắt móng tay, rửa tay hàng ngày.

Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da.

Nâng cao thể trạng.

Tài liệu tham khảo


1. Charles A Gropper, Karthik Krishnamurthy, (2010), Furunculosis, Treatment of skin diseases, Saunders Elsevier, Third Edition pp. 262-263


2. Dega H. (2001), Folliculites, furoncles et anthrax à staphylocoque doré, Thérapeutique dermatologique, Médecine-science – Flammarion, pp.288-293


3. Noah Craft. (2012), Superficial cutaneous infections and pyodermas Fitzpatrick’s Dermatology in general medecine Mc Graw Hill Eight Edition volume 2 pp. 2128- 2147.


4. Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thúy (2002). Thuốc, biệt dược và cách sử dụng, Nhà xuất bản y học.


Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

Mình tên: Đinh Bá Tường

Chào mừng bạn đã đến với blog của mình, blog chuyên cung cấp các bài viết bổ ích và miễn phí. Điều đặc biệt ở đây luôn cập nhật các bài viết về sức khỏe, đời sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt đông, thể dục với mục đích có lợi tốt nhất cho sức khỏe của bạn cũng như cộng đồng người Việt Nam.

Trang mạng xã hội: Twitter | Facebook | Google Plus

Tags:

NHẬN XÉT CỦA BẠN