Bệnh viêm loét dạ dày có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho người mắc nếu như không được điều trị kịp thời. Ngoài các phương pháp điều trị Tây y, bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian sau đây để điều trị bệnh hiệu quả.
Bài thuốc dân gian điều trị bệnh viêm loét dạ dày cực hiệu quả
Trong tự nhiên, có nhiều phương thuốc dễ tìm, dễ sử dụng và giúp hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Các bài thuốc này đều có nguyên liệu tự nhiên, rất dễ tìm kiếm mà không để lại các tác dụng phụ. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc sau đây:
Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng nghệ
Một trong những “thần dược” có tác dụng tốt với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng là nghệ. Lý do là curcumin trong nghệ hỗ trợ tiêu hóa tốt do thúc đẩy túi mật co bóp nhưng điều “thần kỳ” là không tăng tiết axit trong bao tử. Ngoài ra, chất curcumin cũng góp phần ức chế được các khối u ở dạ dày, tá tràng.
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng có thể dùng nghệ từ 1-6 gram/ngày (bột hoặc thuốc sắc) để chữa đau bao tử, vàng da, đau bụng sau sinh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng nghệ trộn mật ong để điều trị bệnh.
Chữa viêm loét dạ dày bằng nha đam
Nhựa của cây nha đam (lô hội) có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ. Do vậy được dùng chữa chứng táo bón. Ngoài ra, chúng còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày.
Cách dùng nha đam để chữa viêm loét dạ dày như sau: mỗi ngày dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.
Nước ép bắp cải chữa viêm loét dạ dày
Nước ép bắp cải chữa viêm loét dạ dày
Ngoài công dụng làm các món ăn hàng ngày thì bạn có thể sử dụng bài thuốc Đông y từ bắp cải để điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Mỗi ngày uống 1/2 ly nước bắp cải ép vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt vì trong bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày.
Cách làm: bắp cải bóc từng lá, rửa sạch, chần qua nước sôi, sau đó ép lấy nước.
Chuối xanh hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Bột chuối tiêu xanh có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày do nó làm giảm việc tiết dịch vị. Ngoài ra, chuối tiêu xanh còn kích thích phát triển màng nhầy bên trong bao tử bằng cách tạo thêm tế bào sản xuất chất nhầy chống lại khả năng gây loét và làm lành các vết loét đã có.
Cách dùng như sau: Bạn lấy chuối xanh phơi khô (không cần phơi dưới nắng gắt), tán thành bột. Phần bột này có thể dùng chuối chín chấm vào bột rồi ăn. Ngoài ra cũng có thể pha nước uống. Liều dùng từ 1-2 lần/ngày có giúp cải thiện tình trạng viêm dạ dày, tá tràng.
Để việc sử dụng và điều trị viêm loét dạ dày mang lại kết quả tốt nhất thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang
NHẬN XÉT CỦA BẠN