tháng 6 2020 tháng 6 2020 | Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Cây lão quan thảo có hiệu quả trong điều trị đau khớp.

Cây lão quan thảo có hiệu quả trong điều trị đau khớp

Theo  Đông y cổ truyền  lão quan thảo có vị chua, tính mát có công dụng thu liễm, chỉ tả, trừ phong thấp, hoạt huyết, thông kinh lạc, mạnh gân cốt, thanh nhiệt giải độc. Có tác dụng chủ trị phong thấp, bại liệt co rút, gân xương đau, tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày.

cây lão quan thảo


Cây lão quan thảo còn có tên gọi khác là cây mỏ hạc. Là loại cây sống nhiều năm, thân mảnh, cao 50 – 160cm. Cây có cành nhiều, có lông màu trắng bạc. Lá mọc đối, có lá kèm, cuống lá dài, phiến lá tròn, xẻ 3 – 5 thuỳ chân vịt, mặt trên màu xanh đậm, ít lông, mặt dưới màu xanh nhạt, nhiều lông trên gân. Hoa mọc ở nách lá và đỉnh cành, mỗi cụm hoa có hai hoa. Hoa cây lão quan thảo có năm lá đài xanh nhạt, năm cánh hoa màu trắng, mặt trong có gân màu tím nên trông cánh hoa như phớt hồng. Quả nang, khi chín tự tách thành năm phần. Vỏ quả tách khỏi đế quả, cong lên phía trên tạo sức bật lò xo để phát tán hạt. Hạt hình trứng, mỗi ô một hạt, khi chín hạt nâu đen. Cây ra hoa từ tháng 5 – 7. Quả chín từ tháng 8 – 10.

Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng núi cao phía Bắc của nước ta như các tỉnh: Lạng Sơn, Sa Pa… Toàn cây được dùng làm thuốc, thu hoạch vào tháng 6 – 7 khi cây ra nhiều hoa. Rửa sạch, cắt bỏ rễ và tạp chất, phơi hay sấy khô để dùng dần.

1: Cây lão quan thảo hỗ trợ điều trị viêm khớp:

Lão quan thảo 6g, sinh khương, thiên niên kiện, uy linh tiên, mỗi vị 15g. Cho tất cả vào nồi đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

2.Giảm đau khi bị đau dây thần kinh tọa:

Lão quan thảo, uy linh tiên 15g; nhũ hương mỗi vị 12g; bạch thược, ý dĩ nhân, mỗi vị 30g; cam thảo 2g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

3.Chữa nhiễm trùng đường ruột, viêm ruột:

Lão quan thảo 30g, phượng vĩ thảo 30g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 7-10 ngày. Hoặc: Lão quan thảo 30g, rửa sạch cho 400ml nước, đun nhỏ lửa còn 120ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.

4.Trị mụn nhọt, mẩn ngứa do nhiệt:

Lão quan thảo 15g, rửa sạch đổ 300ml nước, sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 7 ngày. Ngoài ra kiêng ăn đồ cay nóng.

Lưu ý: Do cơ địa mỗi người khác nhau có thể gia giảm vị thuốc vì vậy, bệnh nhân cần được bắt mạch, tư vấn của các nhà chuyên môn.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Gừng rang muối chữa bệnh viêm đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả mà nhiều người chưa biết.

Thay vì sử dụng thuốc tân dược, dùng muối rang gừng chữa viêm đau khớp cũng là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến. Dưới đây Y sĩ Đông y cổ truyền sẽ hướng dẫn sử dụng như sau:

Nhờ bài thuốc muối rang gừng điều trị đau khớp tại nhà đơn giản mà an toàn

CÔNG DỤNG CỦA MUỐI VÀ GỪNG TRONG VIỆC CHỮA ĐAU KHỚP

Muối và gừng trong Đông Y được liệt vào nhóm nguyên dược diệu có công dụng thải độc, trừ phong thấp, hoạt huyết, trừ phong. Trong đó muối là nguyên liệu được bổ sung trong những vài thuốc chữa bệnh viêm khớp, tràn dịch khớp. Hiệu quả điều trị bệnh của muối được tăng cường sau khi rang nóng đắp lên bề mặt vùng da bị đau nhức.

Trong Đông y cổ truyền, muối vào 3 kinh thận, tâm, vị. Tác dụng chính của muối là nhuận táo, tá hỏa, thanh tâm lượng huyết. Muối thúc đẩy hoạt động dẫn thuốc vào kinh lạc, chữa viêm họng, chữa đau răng và viêm nứu, giúp giảm nhẹ vết bỏng…

Sử dụng muối rang gừng chữa viêm đau khớp tại nhà

CÁCH LÀM MUỐI RANG GỪNG CHỮA VIÊM ĐAU KHỚP TẠI NHÀ

Người bệnh đang bị viêm đau khớp nói chung và các bệnh liên quan đến khớp nói riêng có thể áp dụng phương pháp dùng gừng và muối rang nóng chườm ngoài da. Cách thực hiện đơn giản như sau:

Chuẩn bị

  • 1 chiếc túi vải.
  • Nửa cân muối hạt.
  • Gừng.
  • Có thể thêm hành tây.

Cách thực hiện

  • Gừng đem đi rửa sạch và để ráo nước, sau đó thái thành lát mỏng khoảng 3 mm.
  • Bắc chảo lên bếp cho nóng rồi đem muối cho và rang trong 10 phút.
  • Muối nóng rồi đổ vào túi vải, tỷ lệ muối chiếm 2/3 diện tích túi vải, có thể di chuyển.
  • Cho vào trong túi vải gừng và hành tây cùng muối rang dùng tay bóp nhẹ.
  • Cho hỗn hợp vừa rang xong vào chiếc khăn và chườm trực tiếp lên vết thương.
  • Chườm đến khi muối nguội, đem ra chảo sao cho nóng rồi tiếp tục đắp lên phần khớp bị đau.
  • Muối có thể rang nóng lại nhiều lần, sử dụng đến khi muối cháy đen.
  • Với gừng và hành tây, người bệnh nên thay mới sau mỗi lần chườm.
  • Với cách này người bệnh sẽ nhanh chóng khắc phục cơn đau viêm khớp.
  • Thực hiện chườm muối và gừng chữa viêm đau khớp mỗi ngày một lần. Cho đến khi dấu hiệu đau giảm hẳn thì có thể giảm tần suất và ngừng điều trị.

Lưu ý: Vì muối sau khi rang sẽ rất nóng, người bệnh nên chuẩn bị nhiều lớp vải khác để lót lên vị trí bị đau trước khi chườm. Đợi đến khi muối nguội thì tháo lớp lót ra để các dược chất có thể tác động trực tiếp lên da. Người bệnh cũng có thể làm nóng muối bằng lò vi sóng thay vì rang trên bếp.

Mặc dù cách điều trị kể trên không thể khắc phục tuyệt đối bệnh lý, nhưng sau khi áp dụng người bệnh có cảm giác dễ chịu, thoải mái. Vì thế điều trị viêm đau khớp bằng thảo dược sẽ phù hợp với những triệu chứng cấp tính, giúp bệnh nhân vượt qua cơn đau dễ dàng.

Cần lưu ý, khi thực hiện cách làm muối rang gừng chữa viêm đau khớp, để tránh bỏng thì người bệnh nên lót nhiều lớp vải để giảm tác dụng nhiệt lên da. Nếu có lò vi sóng, người bệnh nên tận dụng làm nóng muối bằng lò vi sóng thay vì rang trên bếp sẽ mất thời gian hơn.

Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Cây hoa lan Tiêu chữa bệnh đau nhức viêm xương khớp vô cùng hiệu quả.

Chữa đau xương khớp hiệu quả nhờ cây hoa lan tiêu.

Hoa lan tiêu từ xưa vẫn được sử dụng như một vị thuốc hữu hiệu, có tác dụng trong việc chữa các chứng đau xương khớp, kinh nguyệt không đều, trứng cá… cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm tác dụng và cách sử dụng của cây hoa lan tiêu.

hoa lan tiêu

Theo Đông y cổ truyền, hoa lan tiêu có vị chua, tính hơi lạnh; vào các kinh Can và Tâm Bào; chủ trị các chứng phong nhiệt, tả huyết nhiệt, phá huyết ứ. Lá và cành có vị đắng, tỉnh bình, không độc; có tác dụng ích khí lương huyết, sinh cơ, trị hầu tí do phong nhiệt. Rễ và cành có công dụng trừ phong hoạt huyết, tiêu thũng giải độc.

Hoa lan tiêu còn có tên là tử uy hoa, nữ uy hoa, trụy thai hoa… Là cây có lá kép hình lông chim, hoa nở từ mùa hè kéo dài đến đầu mùa thu, hoa to, đài hoa hình chuông, tràng hoa hình phễu phía trên xẻ thành 5 phiến. Đến mùa đông cây rụng lá, chỉ còn thân trơ ra như những cành củi khô. Cuối mùa xuân cây mới bắt đầu đâm chồi, trên thân cây lại mọc ra những cụm rễ không bám vào đất mà hút lấy hơi nước và các chất dinh dưỡng từ trong không khí để nuôi cây.

Để làm thuốc, người ta thu hái hoa phơi trong bóng râm hoặc sao khô bằng lửa nhỏ để tích trữ dùng dần. Rễ và cành được thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch thái phiến, sao thơm.

Một số bài thuốc cụ thể:

Chữa xương khớp đau nhức do thời tiếtRễ lan tiêu tươi 30g, ngũ gia bì tươi 30g, ngưu tất 9g,  quế chi  9g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày 1 liệu trình.

Trị chứng đau bụng kinh kỳ: Hoa lan tiêu rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ uống  mỗi lần 4g,  ngày 2 lần, uống với 30ml rượu trắng. Uống trước kỳ kinh 15 ngày, 10 ngày 1 liệu trình.

Trị trứng cá đỏ: Hoa lan tiêu 9g, chi tử 9g đem tán nhỏ, trộn đều, cất vào lọ dùng dần. Hàng ngày, sau mỗi bữa ăn uống 6g, chiêu bằng nước ấm,10 ngày 1 liệu trình.

Chữa kinh nguyệt không đềuHoa lan tiêu 9g, hoa hồng 9g, ích mẫu 15g, đan sâm 15g, hồng hoa 6g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml, sắc còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn ấm, dùng liền 15 ngày.  Hoặc: hoa lan tiêu 2 phần, đương quy 1 phần, nghệ đen 1 phần. Tất cả đem sấy khô, tán mịn, trộn đều; ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g bột thuốc.

Lưu ý: Những người có thể chất suy nhược, khí huyết hư yếu và phụ nữ có thai không được dùng lan tiêu.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Phương pháp đông y cổ truyền chữa bệnh lao xương khớp hiệu quả cao.

Chữa lao xương khớp hiệu quả theo phương pháp y học cổ truyền.

Theo Đông y cổ truyền lao xương khớp gọi là “cốt cao” hoặc “lưu đàm”. Nguyên nhân sinh bệnh lao xương khớp là do tiên thiên bất túc, tinh huyết của can thận bị hao tổn, xương bị yếu, đám độc nhân thể xâm phạm làm khí huyết ngưng trệ mà gây nên bệnh. Tùy từng giai đoạn của bệnh, tổn thương thực thể và triệu chứng toàn thân mà dùng bài thuốc phù hợp để điều trị như sau:

Đương quy chữa lao xương khớp

1. Thể đàm trọc ngưng tụ

Biểu hiện của bệnhKhớp xương đau ê ẩm nhưng lúc đau lúc không. Vận động đau tăng lên, hơi sưng hoặc không sưng. Không nóng, không đỏ. Đây là giai đoạn mới mắc bệnh (có thể chụp Xquang tìm tổn thương lao để được tư vấn và điều trị sớm).

Dùng bài Dương hòa thangthục địa 40g, cao ban long 20g, bạch giới tử 4g, ma hoàng 4g, quế chi 6g, tục đoạn 12g, ngưu tất 12g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Nếu sợ lạnh, lưỡi đậm, mạch phù, thêm phụ tử chế 12g.

Nếu ăn uống kém, đại tiện lỏng, thêm đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, mỗi vị 12g.

2. Thể âm hư hỏa vượng

Biểu hiện của bệnh: các chứng trạng tại khớp xương bị lao rõ ràng kèm theo sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, ăn uống kém, miệng khô, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Dùng bài Cốt lao thang gia giảmthạch cao 8g, miết giáp 20g, sài hồ 12g, địa cốt bì 12g, mẫu đơn bì 12g, xuyên tục đoạn 12g, ngưu tất 12g, đào nhân 8g, hồng hoa 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu mồ hôi trộm, thêm mẫu lệ 40g, thấy ổ áp-xe lạnh, thêm kim ngân hoa 20g, bối mẫu 8g, liên kiều 16g.

3. Thể khí huyết đều hư

Biểu hiện của bệnh: Các chứng trạng ở khớp, xương, cơ rõ ràng biến dạng các khớp và xương, rò mủ lao, tinh thần mệt mỏi, sức khỏe yếu, sốt, ăn uống kém, hồi hộp, ra mồ hôi trộm, sắc lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Dùng bài Bát trân thang: thục địa 16g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, bạch thược 16g, quy bản 12g, kỷ tử 12g, đảng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 4g, hoài sơn 16g, kê nội kim 8g. Sắc uống.

Nếu có biểu hiện thể âm hư hỏa vượng hay mất ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm, dùng bài Đại bổ âm hoàn thang: quy bản 16g, thục địa 16g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, ngũ vị tử 6g, toan táo nhân 6g, bá tử nhân 12g, long cốt 16g, mẫu lệ 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Sau khi bệnh đã ổn định đề phòng tái phát có thể dùng bài thuốc Cốt lao thang. Sắc uống 7-10 ngày là một liệu trình. Nghỉ 3 ngày lại sắc tiếp một liệu trình mới. Sắc uống 3-6 liệu trình.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

5 bài thuốc chữa bệnh viêm đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả.

Bệnh đau xương khớp là bệnh phổ biến đặc biệt ở người già khi thời tiết chuyển lạnh. Phương pháp nào giúp chúng ta chữa trị và cải thiện tình trạng bệnh xương khớp hiệu quả?
Bệnh xương khớp thường tái phát khi thời tiết chuyển lạnh

Bệnh xương khớp thường tái phát khi thời tiết chuyển lạnh 

Vào thời gian chuyển mùa như hiện nay, nhiệt độ thời tiết xuống thấp là nguyên nhân gây nên các cơn đau xương khớp, trời lạnh khiến các gân cơ dễ bị co rút gây nên các triệu chứng như vẹo cổ cấp, việc vận động của các khớp khó khăn. Một số bệnh nhân khi mắc bệnh gút  thường dễ tái phát những cơn đau viêm khớp do lượng axit uric trong máu bị kết tủa và lắng đọng vào khớp gây hiện tượng viêm khi thời tiết lạnh.

Đối với người già những chức năng hoạt động của cơ thể đã bị suy yếu dần gây nên những tình trạng thoái hóa các vị trí khớp xương và gây đau buốt, nhức nhối; thường xuyên bị cứng các khớp cổ tay chân khi mới ngủ dậy,…

Trong y học dân gian lưu truyền đã có một số cây thuốc quý giúp chúng ta có thể cải thiện phần nào tình trạng bệnh xương khớp:

Ngải cứu trắng

Để giúp bệnh nhân giảm đau đớn từ những cơn đau xương khớp chúng ta có thể lấy lá ngải cứu trắng đem đi rửa sạch cho cùng vào một ít muối, nước nóng sau đó đem đi chườm trên những khớp xương. Ngải cứu và nước muối ấm sẽ làm giảm tình trạng sưng cũng như cơn đau của người bệnh. Đối với những người có nguy cơ cao mắc những bệnh xương khớp cũng có thể thường xuyên sử dụng bài thuốc này để phòng chữa bệnh rất có hiệu quả.

Ngải cứu trắng tốt cho những bệnh nhân bị xương khớp
Ngải cứu trắng tốt cho những bệnh nhân bị xương khớp 

Nước muối ấm pha gừng

Sử dụng muối pha loãng bằng nước ấm và cho thêm một vài lát gừng cũng có tác dụng rất tốt trong làm dịu những cơn đau ở các khớp cổ chân. Phương pháp này không chỉ có lợi cho các bệnh nhân bị xương khớp mà còn có thể phòng ngừa rất nhiều chứng bệnh khác nhau.

Mễ nhân sống và lá đu đủ

Lấy đu đủ cùng với mễ nhân sống cho vào nồi với khoảng 1 bát nước ninh nhỏ lửa cho đến khi mễ nhân mềm thì thêm ít đường vào cho vừa ăn. Sử dụng kiên trì bài thuốc trong thời gian lâu dài sẽ cho bạn thấy được kết quả rõ rệt. Đã có rất nhiều bệnh nhân bệnh tình thuyên giảm nhờ ăn mễ nhân cùng lá đu đủ.

Mễ nhân cà đu đủ trị bệnh xương khớp

Mễ nhân và đu đủ trị bệnh xương khớp 

Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh:

Không chỉ là gia vị trong bữa ăn gia đình và chế biến nhiều món ăn khác nhau mà trong đông y lá lốt sử dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp.

Lá lốt sau khi rửa sạch và phơi khô được lấy sắc uống trong vòng khoảng 10 ngày, lưu ý nên sử dụng thuốc khi còn ấm sau các bữa ăn tối là tốt nhất. Ngoài ra chúng ta còn có thể dùng bài thuốc gồm lá lốt, cỏ vòi voi, cỏ xước, cây bưởi bung tất cả thái mỏng đem sao vàng sắc uống trong vòng 7 ngày, mỗi ngày 3 lần uống khoảng 200ml cũng rất hiệu quả.

Cỏ trinh nữ

Cây trinh nữ không chỉ có tác dụng trong chữa bệnh mất ngủ mà rễ cây trinh nữ thái mỏng, tẩm rượu đem sao lên và sắc lấy nước uống ngày 2 lần có thể cải thiện tình trạng bệnh của những người mắc bệnh xương khớp. Nếu có nhiều dược liệu chúng ta có thể để nấu thành cao lỏng pha rượu dùng dần.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Bài thuốc dân gian có công hiệu đặc trị tàn nhang.

Từ xa xưa, người phụ nữ đã biết sử dụng những bí quyết làm đẹp, trị nám, tàn nhang bằng những phương pháp dân gian hiệu quả và còn được lưu truyền đến ngày hôm nay.
Trị nám, tàn nhang bằngbài thuốc dân gian vô cùng công hiệu

Trị nám, tàn nhang bằng bài thuốc dân gian vô cùng công hiệu

Đông y đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, yếu tố di truyền, thiếu hụt sắc tố nội tiết ở phụ nữ là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tàn nhang. Ngoài ra, tác động của tà phòng bên ngoài khiến hỏa khí bị uất kết, đọng lại trong mạch trên da, hình thành các nốt tàn nhang. Điều trị tàn nhang bằng phương pháp dân gian vừa hiệu quả, lại vừa không để lại tác dụng phụ vì vậy nhận được sự quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ.

Nguyên tắc trị nám, tàn nhang bằng phương pháp dân gian

Nguyên tắc trong trị nám, tàn nhang bằng phương pháp dân gian đó chính là cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, kết hợp với dùng thuốc bôi ngoài, các lỗ chân lông trên biểu bì hấp thu dung dịch, nhanh chóng kích hoạt các tổ chức da, giúp cho máu được lưu thông liên tục, giúp nâng cao khả năng miễn dịch của da, từ đó đạt được tác dụng đào thải sắc tố và độc tố ứ đọng. Các bài thuốc dân gian trị nám, tàn nhang làm ức chế hình thành các sắc tốt đen mới giúp cho làn da khỏe và sáng mịn hơn.

Bài thuốc dân gian trị nám, tàn nhang dùng để uống

Bài thuốc 1: Dùng Khương hoạt, phòng phong, xuyên khung, hồng hoa mỗi thứ 6g, sinh địa 12g, đương quy 8g, sơn dược (củ mài) 12g, chi tử (dành dành) 8g, đông qua nhân (hạt bí đao) 30g, sắc mỗi ngày một thang uống liên tục trong vòng một tuần sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc 2: Lục đậu y (vỏ đậu xanh), sơn dược, đông qua nhân mỗi thứ 30g; khương hoạt, phòng phong, bạch phụ tử, xuyên khung, lăng tiêu hoa mỗi thứ 6g, sinh địa 12g, hoàng cầm 12g. Sử dụng các loại trên sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Độ tuổi càng cao, các nốt tàn nhang trên da cũng tăng lên và sẫm màu hơn bởi sự hoạt động mạnh mẽ của tế bào hắc tố melanin. Nốt tàn nhang kèm theo nám thường nổi rõ khi cơ thể gầy yếu vì vậy sử dụng phương pháp dân gian dùng để trị nám, tàn nhang là thích hợp nhất.

Đối với chị em phụ nữ độ tuổi từ 30 trở lên có thể sử dụng bài thuốc dân gian Có tên Đông địa mỹ dung cao để tăng hiệu quả trị nám, tàn nhang. Dùng Thiên môn 1000g và Thục địa hoàng 500g, đem 2 thứ sấy khô, án thành bột mịn, sau đó trộn hỗn hợp bột mịn với mật ong vo thành viên. Mỗi ngày uống 2 viên với rượu loãng hoặc nước ấm vào lúc đói. Bài thuốc sử dụng bài thuốc dân gian Đông y làm đẹp này vô cùng công hiệu và cho hiệu quả rõ rệt sau 2 tuần sử dụng.

Bài thuốc dân gian trị nám, tàn nhang dùng để bôi ngoài da

Dùng lá mướp đắng, lá mướp hương, là sen tỷ lệ bằng nhau, phơi khô, tán thành bột mịn sau đó cho thêm mật ong, khuấy đều thành dạng cao lỏng, cho vào lọ kín bảo quản.

Lá mướp, lá sen và mật ông là những vị thuốc tuyệt vời giúp trị nám, tàng nhang

Lá mướp, lá sen và mật ong là những vị thuốc tuyệt vời giúp trị nám, tàng nhang

Bôi hỗn hợp cao lỏng liên tục nhiều lên vùng da bị tàn nhang trước khi đi ngủ sẽ làm cho tàn nhang biến mất trên da. Đây là một trong những bí quyết giúp phụ nữ có thể bảo vệ làn da sáng mịn được truyền lại từ xa xưa.

Chị em phụ nữ có thể thoải mái sử dụng phương pháp dân gian để trị nám, tàn nhang kết hợp cả uống và bôi ngoài da mà không lo nghĩ nhiều vì đây là phương pháp không gây kích ứng cho da cũng như không để lại tác dụng phụ.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn khang

Rất ít người biết rõ về công dụng rất tốt của cây vối tốt đối với cơ thể con người.

Nước vối có vị đặc trưng và giúp thanh lọc cơ thể vì vậy nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên công dụng tuyệt vời của cây vối đối với cơ thể không phải ai cũng biết.
Cây vối có nhiều công dụng với sức khỏe

Cây vối có nhiều công dụng với sức khỏe

Từ lâu cây vối đã được dân gian sử dụng làm nước uống. Theo Đông y, vối có vị chát, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải biểu, tiêu trệ, sát khuẩn. Dân gian thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng.

Nụ vối công hiệu trong hỗ trợ điều trị tiểu đường

Một nghiên cứu gây chú ý là tác dụng của nụ vối trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia (Việt Nam) và Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã chứng minh các hợp chất flavonoid trong chè nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản. Điều đặc biệt là uống nụ vối không có tác dụng phụ đáng kể nên có thể uống thường xuyên.

Nụ vối hỗ trợ điều trị tiểu đường

Nụ vối hỗ trợ điều trị tiểu đường

Trong nụ vối có chứa hàm lượng polyphenol cao (128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt chất ức chế men alpha – glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường.

Nước vối tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể

Trong nước vối cung cấp một số muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể, vì thế trong những ngày hè oi bức khi uống nước vối bạn sẽ cảm thấy hết khát và đỡ mệt mỏi. Ngoài ra nước vối còn giúp thanh lọc, giải nhiệt, lợi tiểu nên cơ thể dễ đào thải các độc tố trong cơ thể qua đường tiết niệu.

Sát khuẩn da bằng nước vối

Một số chất kháng sinh được phát hiện trong nước lá vối có tác dụng diệt các loại vi khuẩn như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, chính vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Một số bài thuốc từ cây vối

Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.

Chữa bỏng: Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.

Viêm da lở ngứa: Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.

Trị đau bụng đi ngoài: Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.

Nước vối trị đau bụng đi ngoài

Nước vối trị đau bụng đi ngoài

Chữa viêm đại tràng mạn tính , đau bụng âm ỉ và thường xuyên đi phân sống: Khoảng 200g lá vối tươi, xé nhỏ, chế vào 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước. Đây là bài thuốc dân gian vô cùng công hiệu trị bệnh viêm đại tràng mạn tính cho hiệu quả rõ rệt sau 1 tháng sử dụng.

Chữa đầy bụng, không tiêu : Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.

Giảm mỡ máu: Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Không nên vứt bỏ vỏ quýt vì những công dụng sau đây.

Quýt là loại quả được nhiều người yêu thích vì tính bổ dưỡng cũng như bởi vị ngọt của chúng. Bên cạnh đó vỏ quýt cũng mang đến cho chúng ta nhiều công dụng bất ngờ. 
Cam, quýt là những loại quả cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao

Cam, quýt là những loại quả cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao

Cam, quýt là những loại quả cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao và cũng rất nhiều người thích ăn tuy nhiên chúng ta thường có thói quen sau khi ăn sẽ vứt đi phần vỏ của chúng mà không biết rằng nó có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa biết. Đây là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong đông y với nhiều cái tên như: trần bì, quất bì, hoàng quyết, thanh bì,….

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số dược tính của vỏ quýt đối với nền y học cổ truyền nói chung.

Trần bì trị đau đầu

Trần bì là vị thuốc có vị đắng, hơi cay và mang tính ôn, vào hai kinh tỳ và phế. Nó được cho thấy là có tác dụng hiệu quả đối với những người bị mắc chứng đau đầu. Khi có triệu chứng đau đầu chúng ta chỉ cần đun sôi một ít vỏ cam hoặc quýt đem xông mặt chưa đến khoảng 10 phút thì sẽ cảm nhận được những hơi nóng mang theo hương tinh dầu của vỏ quýt và làm giảm đi cơn đau và tinh thần của bạn sẽ trở nên sảng khoái và tỉnh táo hơn.

Trần bì là vị thuốc có vị đắng, hơi cay và mang tính ôn

Trần bì là vị thuốc có vị đắng, hơi cay và mang tính ôn

Trần bì tại cho ta cảm giác ngon miệng

Thường xuyên có cảm giác chán ăn cũng như không thấy ngon miệng chúng ta chỉ cần lấy hỗn hợp vỏ quýt đã được phơi khô và băm nhuyễn đem nấu sôi đậy kín trong khoảng vài phút. Sau đó lọc những phần bã và lấy nước đó uống trong ngày trước mỗi bữa ăn khoảng nửa giờ bạn sẽ giúp chúng ta cảm thấy có cảm giác ngon miệng hơn. Mỗi lần uống chúng ta chỉ nên uống khoảng 1/3 ly nước hãm từ ấm.

Trần bì tạo cảm giác hưng phấn

Như chúng ta đã biết thì hương thơm của tinh dầu chiết xuất từ vỏ cam sẽ mang đến cho chúng ta tác dụng an thần, trong khi đó hương từ từ vỏ của quả quýt lại giúp kích thích trí não của chúng ta tạo những tâm trạng hưng phấn cũng như những cảm xúc tích cực vì vậy những lúc bị stress, mất ngủ hoặc đôi khi tinh thần căng thẳng chúng ta đều có thể sử dụng những vị thuốc này để cải thiện tình trạng cơ thể.

Vỏ quýt giúp kích thích trí não của chúng ta tạo những tâm trạng hưng phấn

Vỏ quýt giúp kích thích trí não của chúng ta tạo những tâm trạng hưng phấn

Trần bì làm mềm mại da tay

Sau mỗi lần sử dụng các chất tẩy rửa hay mùa đông khiến da tay bạn trở nên khô ráp thì bạn cũng không cần lo đã có vỏ quýt là cứu tinh. Chúng ta chỉ cần sử dụng mặt trong của vỏ cam hoặc vỏ quýt chà xát lên da bàn tay sẽ cảm thấy mềm mại hơn.

Trần bị hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm phế quản mãn tính các bác sĩ có lời khuyên chúng ta có thể sử dụng trần bì như vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị .

Chúng ta có thể lấy một ít vỏ quýt tươi khoảng từ 5-15g bỏ vào trong nước sôi và sử dụng như nước uống hàng ngày, thành phần những hợp chất có trong vỏ quýt có tác dụng rất tốt để thông khí, làm dịu mát phế quản cũng như là giảm một cách đáng kể những nguyên nhân và tình trạng viêm loét phế quản, khiến những vết viêm nhiễm nhanh lành hơn.

Trần bì trị ho, cảm và bệnh phong hàn

Cũng tương tự như trị viêm phế quản trần bì còn cho thấy tác dụng trong chữa ho cũng như trị tốt những bệnh cảm mạo thông thường.

Khi bị làm phiền bởi những trận ho dai dẳng kéo dài chúng ta có thể dùng vỏ quýt phơi khô đem đun sôi thêm vào một ít đường đỏ và gừng tươi để uống khi còn nóng hoặc nếu không có vỏ quýt phơi khô chúng ta cũng có thể sử dụng vỏ quýt tươi đem đi thái nhỏ và đem đun sôi cùng đường trắng cũng cho những tác dụng trị ho, tiêu đờm và trị cảm vô cùng hiệu quả.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn khang     

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Các bài thuốc đông y chữa bệnh chảy máu chân răng vô cùng đơn giản nhưng lại hiệu quả

Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về răng miệng. Theo đó, ngoài các phương pháp điều trị Tây y thì bạn có thể điều trị bằng các bài thuốc Đông y đơn giản mà không tốn kém nhiều kinh phí.

Chảy máu chân răng là dấu hiệu nhiều bệnh lý

Chảy máu chân răng là dấu hiệu nhiều bệnh lý

Chảy máu chân răng là bệnh lý gặp ở nhiều người, chúng có thể không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể gián tiếp khiến miệng hôi, ăn uống kém ngon. Theo Đông y, chảy máu chân răng là triệu chứng có thể thấy trong nhiều bệnh như viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi… nhưng thường gặp nhất là do viêm lợi.

Khi bị viêm lợi cấp, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức lợi xung quanh răng, nhất là khi ăn uống những thức ăn quá mặn, quá nóng… Soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm, sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau. Nếu bị viêm lâu ngày, phần bị viêm chỉ hơi sưng có viền cổ răng, không đau nhưng điều làm người bệnh khó chịu và lo lắng là dễ chảy máu ở chân răng.

Chảy máu chân răng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân như thiếu vitamin, đái tháo đường, bệnh tim mạch… nhưng hầu hết là do vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng (là những chất muối khoáng trong nước bọt đọng lại trên cổ răng) dễ gây viêm lợi, tụt lợi.Để tình trạng này không gây bất lợi cho sức khỏe bạn có thể sử dụng một số bài thuốc đông y điều trị bệnh dưới đây.

Chữa chảy máu chân răng bằng các bài thuốc Đông y hiệu quả

Chữa chảy máu chân răng bằng các bài thuốc Đông y hiệu quả

Để phòng ngừa chảy máu chân răng, mọi người cần vệ sinh răng miệng thật tốt bằng các biện pháp:

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa (các sợi bàn chải bị cong, hướng đổ ra xung quanh, hoặc các sợi bàn chải đã mất hết màu), nên thay bàn chải ngay.
  • Đánh răng nhẹ nhàng, quá trình đánh răng phải kéo dài ít nhất là 3 phút. Trong đó, chỉ dùng lực vừa phải, không chà răng quá mạnh gây chảy máu chân răng. Tuyệt đối không được chà răng theo chiều ngang vì sẽ dẫn đến nguy cơ làm tụt nướu. Chà răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới cho hàm trên và từ dưới lên trên cho hàm dưới. Chỉ chà ngang đối với mặt nhai. Sau đó, súc sạch miệng với nước.
  • Lấy cao răng và kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần điều trị tận gốc nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

Để chữa chảy máu chân răng, bạn có thể áp dụng những cách đơn giản dưới đây:

Công thức 1: Chanh và muối: Dùng nước cốt chanh hòa cùng ít muối thoa lên răng khoảng 4 – 5 phút. Sau đó, súc miệng với nước sạch.

Công thức 2: Trà xanh và mật ong: Cho mật ong vào ly nước trà xanh ấm rồi ngậm khoảng 2 phút rồi uống. Do trà xanh chứa flour có lợi cho răng, mật ong lại có tính kháng khuẩn, chữa lành vết thương nên sẽ hỗ trợ nhau rất tốt trong việc chữa chảy máu chân răng.

Công thức 3: Dầu đinh hương: Bôi dầu đinh hương vào phần răng bị chảy máu, sau 5 phút súc miệng bằng nước sạch. Đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau, sát khuẩn hiệu quả sẽ giúp chân răng nhanh khỏi viêm.

Bệnh chảy máu chân răng nếu không được điều trị khỏi có thể gây ra nhiều bệnh lý răng miệng, vì thế nếu sử dụng các bài thuốc Đông Y cổ truyền nếu trên không đem lại hiệu quả thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang   

Chảy máu chân răng là dấu hiệu nhiều bệnh lý

Chảy máu chân răng là dấu hiệu nhiều bệnh lý

Chảy máu chân răng là bệnh lý gặp ở nhiều người, chúng có thể không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể gián tiếp khiến miệng hôi, ăn uống kém ngon. Theo Đông y, chảy máu chân răng là triệu chứng có thể thấy trong nhiều bệnh như viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi… nhưng thường gặp nhất là do viêm lợi.

Khi bị viêm lợi cấp, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức lợi xung quanh răng, nhất là khi ăn uống những thức ăn quá mặn, quá nóng… Soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm, sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau. Nếu bị viêm lâu ngày, phần bị viêm chỉ hơi sưng có viền cổ răng, không đau nhưng điều làm người bệnh khó chịu và lo lắng là dễ chảy máu ở chân răng.

Giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, chảy máu chân răng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân như thiếu vitamin, đái tháo đường, bệnh tim mạch… nhưng hầu hết là do vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng (là những chất muối khoáng trong nước bọt đọng lại trên cổ răng) dễ gây viêm lợi, tụt lợi.Để tình trạng này không gây bất lợi cho sức khỏe bạn có thể sử dụng một số bài thuốc đông y điều trị bệnh dưới đây.

Chữa chảy máu chân răng bằng các bài thuốc Đông y hiệu quả

Chữa chảy máu chân răng bằng các bài thuốc Đông y hiệu quả

Để phòng ngừa chảy máu chân răng, mọi người cần vệ sinh răng miệng thật tốt bằng các biện pháp:

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa (các sợi bàn chải bị cong, hướng đổ ra xung quanh, hoặc các sợi bàn chải đã mất hết màu), nên thay bàn chải ngay.
  • Đánh răng nhẹ nhàng, quá trình đánh răng phải kéo dài ít nhất là 3 phút. Trong đó, chỉ dùng lực vừa phải, không chà răng quá mạnh gây chảy máu chân răng. Tuyệt đối không được chà răng theo chiều ngang vì sẽ dẫn đến nguy cơ làm tụt nướu. Chà răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới cho hàm trên và từ dưới lên trên cho hàm dưới. Chỉ chà ngang đối với mặt nhai. Sau đó, súc sạch miệng với nước.
  • Lấy cao răng và kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần điều trị tận gốc nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

Để chữa chảy máu chân răng, bạn có thể áp dụng những cách đơn giản dưới đây:

Công thức 1: Chanh và muối: Dùng nước cốt chanh hòa cùng ít muối thoa lên răng khoảng 4 – 5 phút. Sau đó, súc miệng với nước sạch.

Công thức 2: Trà xanh và mật ong: Cho mật ong vào ly nước trà xanh ấm rồi ngậm khoảng 2 phút rồi uống. Do trà xanh chứa flour có lợi cho răng, mật ong lại có tính kháng khuẩn, chữa lành vết thương nên sẽ hỗ trợ nhau rất tốt trong việc chữa chảy máu chân răng.

Công thức 3: Dầu đinh hương: Bôi dầu đinh hương vào phần răng bị chảy máu, sau 5 phút súc miệng bằng nước sạch. Đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau, sát khuẩn hiệu quả sẽ giúp chân răng nhanh khỏi viêm.

Bệnh chảy máu chân răng nếu không được điều trị khỏi có thể gây ra nhiều bệnh lý răng miệng, vì thế nếu sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền nếu trên không đem lại hiệu quả thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang