Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Những thói quen làm tăng mỡ bụng, mỡ nội tạng

Thói quen gây tích mỡ nội tạng


Theo nghiên cứu mới từ Mayo Clinic, ngủ không đủ giấc kết hợp ăn uống thiếu khoa học làm tăng lượng calo tiêu thụ, tích tụ chất béo, đặc biệt ở vùng bụng, trong nội tạng.

Kết quả này do TS Naima Covassin, nhà nghiên cứu y học tim mạch của Mayo Clinic, công bố. Các phát hiện sẽ được đăng tải trên tạp chí Journal of the American College of Cardiology, xuất bản ngày 5/4.


Thiếu ngủ làm tăng tích mỡ nội tạng 11%: Những thói quen làm tăng mỡ bụng, mỡ nội tạng


Nhóm chuyên gia phát hiện thiếu ngủ dẫn tới tổng thể tích mỡ bụng tăng 9%, mỡ nội tạng tăng 11%. Mỡ nội tạng được tích tụ sâu trong bụng xung quanh các cơ quan nội tạng và có liên quan bệnh về tim, rối loạn chuyển hóa.


Thiếu ngủ là thói quen đang dần trở nên phổ biến. Hơn 35% người trưởng thành tại Mỹ thường xuyên không ngủ đủ giấc, một phần do làm việc theo ca, nghiện các thiết bị điện tử, mạng xã hội. Ngoài ra, mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn mà không tăng thời gian hoạt động thể chất.


Giáo sư tim mạch Virend Somers, điều tra viên chính của nghiên cứu, cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng thiếu ngủ ngay cả ở người trẻ, khỏe mạnh và tương đối gầy có liên quan tăng lượng calo, cân nặng và đáng kể lượng mỡ tích tụ trong bụng”.


Nghiên cứu được thực hiện trên 12 người khỏe mạnh, không bị béo phì. Mỗi ngày, họ dành 2 buổi điều trị nội trú trong 21 ngày. Những người tham gia được chia ngẫu nhiên vào hai nhóm. Một là ngủ bình thường, hai là chỉ ngủ một nửa thời gian. Sau đó, nhóm thứ 2 quay trở lại thói quen ngủ bình thường.


Mỗi nhóm được ăn bất kỳ thực phẩm nào mà họ muốn trong quá trình nghiên cứu. Họ sẽ được đo lượng calo ăn vào, tiêu hao, trọng lượng, cấu tạo cơ thể; phân bổ chất béo chung và ở bụng, nội tạng


Thiếu ngủ làm tăng tích mỡ nội tạng 11%: Những thói quen làm tăng mỡ bụng, mỡ nội tạng
Nghiên cứu mới phát hiện thiếu ngủ dễ gây tích mỡ nội tạng, mỡ bụng cao hơn. Ảnh: Freepik.

Bốn ngày đầu tiên là giai đoạn thích nghi. Trong thời gian này, tất cả người tham gia được phép ngủ 9 tiếng. Trong 2 tuần tiếp theo, nhóm ngủ hạn chế chỉ được ngủ 4 tiếng và nhóm kiểm soát vẫn tiếp tục ngủ đủ 9 tiếng. Sau đó, 3 ngày đêm tiếp theo cả hai nhóm ngủ đủ 9 tiếng.


Những người thuộc nhóm ngủ ít ăn nhiều hơn 300 calo mỗi ngày. Họ ăn nhiều hơn 13% protein, 17% chất béo so với giai đoạn thích nghi. Mức tăng tiêu thụ calo, chất béo, protein cao nhất trong những ngày đầu bị thiếu ngủ. Sau đó, lượng này giảm dần về mức ban đầu trong giai đoạn hồi phục. Năng lượng tiêu hao gần như không đổi trong suốt thời gian này.


Tảng băng ngầm: Những thói quen làm tăng mỡ bụng, mỡ nội tạng.


GS Virend Somers cho biết: “Thông thường, chất béo được ưu tiên đọng lại dưới da. Tuy nhiên, việc ngủ không đủ giấc sẽ khiến chất béo di chuyển đến khoang nội tạng, gây nhiều nguy hiểm hơn. Điều quan trọng là ngay cả khi chúng ta ngủ đủ giấc trở lại, lượng calo, cân nặng có thể giảm đi nhưng chất béo nội tạng vẫn tiếp tục tăng lên”.


Điều này cho thấy rằng ngủ không đủ giấc là nguyên nhân gây tích mỡ nội tạng mà chúng ta chưa từng biết đến trước đó. Việc ngủ đủ giấc, ít nhất trong thời gian ngắn hạn, không giúp cải thiện được tình trạng tích mỡ nội tạng. Về lâu dài, những phát hiện này cho thấy việc ngủ không đủ giấc là nguyên nhân dẫn tới béo phì, bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa.


Theo tiến sĩ Covassin, mỡ nội tạng chỉ được phát hiện bằng cách chụp CT và thường bị bỏ sót, đặc biệt nếu người đó chỉ tăng cân nhẹ. Chỉ đo cân nặng khiến chúng ta yên tâm và bỏ qua những hậu quả về sức khỏe của việc không ngủ đủ giấc.


Vị chuyên gia khuyến cáo cần quan tâm tác động tiềm ẩn của thói quen thiếu ngủ và tích mỡ nội tạng trong nhiều năm. Để giảm mỡ nội tạng, TS Somers khuyến cáo những người bị khó ngủ, thiếu ngủ nên tăng cường tập thể dục, ăn thực phẩm lành mạnh.


Chất béo là nhóm chất quan trọng, tham gia xây dựng cấu trúc của cơ thể. Vai trò lớn nhất của chất béo là dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ bắp và các hoạt động sống. Điều đó không đồng nghĩa chúng ta nên ăn mọi loại chất béo.


Người thiếu ngủ bị tích mỡ nội tạng nhiều hơn nhưng ngay cả khi điều chỉnh, ngủ đủ giấc, tình trạng mỡ nội tạng rất khó cải thiện. Ảnh: iStock.


Trong cơ thể chúng ta, khoảng 90% chất béo nằm ở dưới da. 10% còn lại được gọi là mỡ nội tạng hay mỡ trong bụng mà bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó bao quanh ruột, gan, nằm ở lớp đệm dưới cơ bụng. Khi dư thừa mỡ nội tạng, bụng của bạn có xu hướng dày, cứng hơn và gây ra tình trạng bụng bia. Chất béo chuyển hóa là loại không lành mạnh nhất, dẫn tới béo bụng, gây tăng cân. Ngoài ra, nó cũng có thể khiến bạn mắc một số bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, ung thư…


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mỡ máu, đau tim, đột quỵ. Chất béo chuyển hóa có thể được tìm thấy trong đồ chế biến sẵn, đóng hộp, nướng, chiên, bơ thực vật, thức ăn nhanh, pizza, bánh ngọt, bánh nướng…


Để giảm mỡ bụng, bạn cần cắt giảm các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo chuyển hóa cao. Chúng ta nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ, rau củ quả.


WHO khuyến cáo người dân chỉ tiêu thụ chất béo chuyển hóa dưới 1% lượng calo cần thiết mỗi bữa ăn để phòng bệnh tim mạch. Nếu nhu cầu năng lượng của người trưởng thành là 2.000 kcal mỗi ngày, chất béo chuyển hóa nên dưới 20 kcal (khoảng 2 g).

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công nha.


Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

Việt Nam 7 Nhóm bệnh Xương Khớp phổ biến nhất

 Top 7 căn bệnh xương khớp phổ biến ở người Việt Nam

Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở người ở độ tuổi khoảng 45 trở lên. Tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, khiêng vác nặng, sai tư thế là những nguyên nhân gây bệnh lý xương khớp thường gặp. Dưới đây là top 7 bệnh xương khớp phổ biến ở người Việt Nam.

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, có phản ứng viêm và giảm dịch khớp. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp chủ yếu do tuổi cao, bên cạnh đó còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao...

Những triệu chứng của thoái hóa khớp gồm:

  • Đau nhức quanh khớp: ở những vùng xung quanh khớp bị thoái hóa thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ, lúc đầu người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau sẽ giảm nhưng khi bệnh trở nặng thì cơn đau kéo dài và đau dữ dội hơn.
  • Cứng khớp: Cứng khớp buổi sáng là một triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân thoái hóa khớp. Biểu hiện rõ nhất khi bệnh nhân ngủ dậy, khó cử động các khớp bị thoái hóa, đau, sau khoảng 30 phút mới có thể bình thường trở lại.
  • Khớp bị biến dạng: có thể vùng khớp thoái hóa sẽ bị sưng to lên hoặc các cơ sẽ bị teo nhỏ lại.
  • Hạn chế các hoạt động: các hoạt động trong đời sống hàng ngày bị hạn chế như cúi đầu sát đất, quay cổ ra sau.

Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp như:

  • Điều trị không dùng thuốc: bệnh nhân được hướng dẫn giảm cân nếu bị thừa cân, hướng dẫn phương pháp tập luyện chống thoái hóa khớp gối hiệu quả; điều trị vật lý trị liệu để giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp, tránh cho khớp gối tổn thương không bị quá tải.
  • Điều trị dùng thuốc: thuốc chống viêm giảm đau (đường uống, bôi tại chỗ, tiêm vào trong khớp gối), các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerein, piascledine,...).
  • Điều trị phẫu thuật: Điều trị dưới nội soi khớp (Cắt lọc, bào, rửa khớp), khoan kích thích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp.

2. Viêm khớp dạng thấp

Việt Nam 7 Nhóm bệnh Xương Khớp phổ biến nhất
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp mà viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.


Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng các triệu chứng có nhiều khả năng thuyên giảm khi điều trị bắt đầu sớm với các thuốc được gọi là DMARDs (disease-modifying antirheumatic drugs).


3. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên, bị tai nạn, chấn thương cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

4. Bệnh gai cột sống

Gai cột sống là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau.


Phần lớn bệnh nhân thường không cảm thấy bất cứ triệu chứng gì trong thời gian đầu. Tuy nhiên khi bệnh bắt đầu trở nặng, gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện.

Một số triệu chứng của gai cột sống là:

  • Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.
  • Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, cảm giác đau ở lưng, dọc xuống hai chân.
  • Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.

Việt Nam 7 Nhóm bệnh Xương Khớp phổ biến nhất
Khi bệnh bắt đầu trở nặng, gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện

5. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là cụm từ mô tả tình trạng đau lan từ mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Các nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa gồm có:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, khối lồi ra của đĩa đệm làm đè ép vào dây thần kinh tọa gây đau.
  • Thoái hoá cột sống thắt lưng: Thoái hoá gây ra gai xương xâm lấn vào lỗ liên đốt cột sống, là nơi dây thần kinh tọa thoát ra khỏi cột sống, gai xương đủ lớn sẽ tác động tới dây thần kinh tọa mà gây đau. Đôi khi thoái hoá làm hẹp ống sống cũng là nguyên nhân gây đau.
  • Trượt đốt sống: Khi trượt đốt sống sẽ làm hẹp lỗ liên đốt cột sống gây tác động vào thần kinh tọa gây đau.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa còn do chấn thương, viêm...

6. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống bắt đầu từ sau tuổi 30, tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhanh. Thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp, trong đó tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng hàng đầu. Trong hệ thống cột sống có 3 vùng thường xảy ra thoái hóa và tùy thuộc vào từng vị trí mà có những triệu chứng thoái hóa cột sống khác nhau:

  • Thoái hóa cột sống cổ: bệnh nhân bị thoái hóa vùng cổ sẽ có những triệu chứng như đau ê ẩm vùng cổ (vùng sau gáy), đau nhức sang vùng bả vai, có thể lan sang cánh tay. Thậm chí, những người bị nặng có thể bị tê bì xuống đốt ngón tay hoặc đau lan lên đỉnh đầu, ù tai, tức hốc mắt...
  • Thoái hóa cột sống lưng: biểu hiện thường gặp là đau nhức thường xuyên vùng thắt lưng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể bị tê bì dọc từ mông xuống chân, thậm chí còn đau nhức cả bàn chân.
  • Thoái hóa cột sống ngang ngực: ít gặp hơn 2 trường hợp trên, bệnh nhân thường có biểu hiện đau ngang lưng, đau kéo ra trước ngực, thậm chí gây tức ngực khó thở.

7. Loãng xương

Việt Nam 7 Nhóm bệnh Xương Khớp phổ biến nhất

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Nguyên nhân gây loãng xương có thể là do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc... Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 - 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 - 10 năm sau khi mãn kinh.


Bệnh xương khớp là một trong các bệnh phổ biến của người Việt Nam và gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống người bệnh, nhất là người trong độ tuổi trung niên, người già, người có sức đề kháng kém. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh xương khớp đều có thể phát hiện và đoán từ rất sớm, vì thế việc thăm khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất cần thiết.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.


Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

Bệnh xương khớp ở trẻ em nên cảnh giác

 Cảnh giác bệnh xương khớp ở trẻ em.


Đau khớp, nhức tay chân thoáng qua là biểu hiện bình thường ở những trẻ hoạt động, chạy nhảy nhiều hoặc do té ngã. Tuy nhiên, trường hợp trẻ đau nhức xương khớp tái diễn, kéo dài dai dẳng hoặc khiến trẻ vận động hạn chế thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ đề được chẩn đoán chính xác các bệnh xương khớp ở trẻ em. Vậy các bệnh về xương khớp ở trẻ em là gì, nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào?


1. Các bệnh xương khớp ở trẻ em.

Bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trẻ có thể đau mỏi xương khớp lành tính ở nhóm tuổi đang phát triển mạnh về thể chất, cho đến bệnh viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, lao xương khớp hoặc viêm khớp sau chấn thương...


Ngoài ra, các bệnh xương khớp ở trẻ em có thể là mãn tính liên quan đến rối loạn miễn dịch hoặc dấu hiệu khởi phát bạch cầu cấp... Một trong những bệnh về xương khớp ở trẻ em mãn tính hay gặp là viêm khớp tự phát thiếu niên. Đây là bệnh lý thuộc nhóm các bệnh tự miễn khi tình trạng viêm khớp mãn tính kéo dài tối thiểu 6 tuần và đa số trẻ khởi phát triệu chứng trước 16 tuổi. Viêm khớp tự phát thiếu niên thường xảy ra sau khi trẻ nhiễm virus hoặc vi khuẩn (như Chlamydia mycoplasma, Streptococcus, Salmonella và Shigella).


Bệnh xương khớp ở trẻ em này không phải hiếm, tuy nhiên không nhiều cha mẹ nhận biết được dấu hiệu bệnh nên đa số bé thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Nhiều trẻ trước khi đến khám tại bệnh viện chuyên khoa đã chữa trị thời gian dài ở nhiều nơi khác nhau nhưng không khỏi. Việc chậm trễ này khiến bệnh tiến triển nặng, có thể khớp đã biến dạng hoặc có nhiều biến chứng khác làm suy giảm chất lượng cuộc sống sau này của bé.

Bệnh xương khớp ở trẻ em nên cảnh giácĐưa con đến gặp bác sĩ đề được chẩn đoán chính xác các bệnh xương khớp ở trẻ em.

2. Triệu chứng bệnh xương khớp ở trẻ em.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh xương khớp ở trẻ em bao gồm:

  • Triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau cơ toàn thân...;
  • Một số trẻ xuất hiện các nốt ban đỏ ở trên thân mình, gốc chi nhưng đa số chúng biến mất rất nhanh;
  • Các triệu chứng viêm khớp có thể khởi phát ngay từ đầu hoặc sau vài ngày của biểu hiện toàn thân: Các khớp sưng đau nhiều như ở cổ tay, gối, háng, mắt cá chân...

Ở trẻ lớn, bệnh xương khớp ở trẻ em thường là thể viêm ít khớp, hay gặp ở các khớp lớn như khớp gối, khuỷu tay, khớp háng, nhưng một số trường hợp đặc biệt có thể viêm khớp thái dương hàm hoặc khớp cổ. Triệu chứng bệnh bao gồm sưng, phù nề khớp, sờ cảm giác ấm nhưng đa số không đỏ và ít đau. Khi phần sụn khớp đã bị dính và xơ cứng thì khớp đó trở nên cứng, vận động sẽ hạn chế hơn, đôi khi xuất hiện tình trạng teo cơ.


Bên cạnh đó, bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em không chỉ biểu hiện triệu chứng tại khớp mà trẻ có thể sốt rất cao, phát ban, hạch vùng to, hoặc đôi khi viêm thanh mạc hoặc viêm màng phổi.


Các bệnh xương khớp ở trẻ em, đặc biệt là bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên có thể phân chia thành 3 thể khác nhau:

  • Thể viêm ít khớp: Tổn thương viêm khớp giới hạn tối đa 5 khớp, đa phần là các khớp lớn như vai, khuỷu, gối;
  • Thể viêm đa khớp: viêm từ 5 khớp trở lên, hay gặp viêm ở các khớp nhỏ của bàn tay, bàn chân và đôi khi kèm theo viêm ở các khớp lớn;
  • Thể viêm khớp hệ thống: Bên cạnh tình trạng viêm khớp còn biểu hiện tổn thương nhiều cơ quan khác, trẻ sốt cao dao động, mệt mỏi, đau mỏi cơ toàn thân và không đáp ứng với Aspirin liều thông thường.

Bệnh xương khớp ở trẻ em nên cảnh giác
Sử dụng thuốc điều trị bệnh xương khớp ở trẻ em.

3. Cần làm gì khi trẻ mắc các bệnh xương khớp?

Các bệnh về xương khớp ở trẻ em đòi hỏi quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời từ các bác sĩ chuyên khoa. Các bệnh xương khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng, đặc biệt là các thể bệnh nặng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ sau này. Mục đích điều trị bệnh xương khớp ở trẻ em bao gồm kiểm soát tiến triển bệnh càng sớm càng tốt, hạn chế tối đa các tổn thương phá hủy và biến dạng khớp.


Trong đó, các biện pháp điều trị bao gồm vật lý trị liệu, sử dụng thuốc và đôi khi là điều trị ngoại khoa.

  • Vật lý trị liệu: Mục tiêu của biện pháp này là duy trì tối đa tầm vận động khớp của trẻ, hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ cứng hoặc dính khớp. Các biện pháp vật lý trị liệu hay được áp dụng bao gồm sử dụng sóng ngắn, tia hồng ngoại, tắm suối khoáng hoặc cho trẻ tập các bài tập phục hồi chức năng vận động khớp... Tuy nhiên, khi khớp viêm khiến trẻ đau nhiều thì yêu cầu phải bất động khớp, không thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu. Thời gian này cần giữ tư thế khớp sao cho duy trì biên độ vận động cao nhất. Khuyến khích trẻ mắc các bệnh xương khớp duy trì các hoạt động hằng ngày, vẫn học tập bình thường như những trẻ khác. Tuy nhiên, khi viêm khớp tiến triển cần cho bé nghỉ ngơi nhiều kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp và duy trì giấc ngủ đầy đủ;
  • Sử dụng thuốc: Bao gồm Aspirin hoặc các kháng viêm không steroid khác (như ibuprofen, naproxen) với mục đích giảm sưng đau khớp. Nếu các thuốc giảm đau thông thường không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch mạnh như Corticosteroid, Hydroxychloroquine hoặc Methotrexat;
  • Điều trị ngoại khoa: Trường hợp mắc bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em nghiêm trọng có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp hoặc chỉnh hình các cơ bị biến dạng;

Lưu ý: Khi các bệnh về xương khớp ở trẻ em được điều trị và hồi phục thì cần đi khám mắt thường xuyên để phát hiện bệnh lý viêm mống mắt.


Các bệnh về xương khớp ở trẻ em thường có tiên lượng rất tốt. Hầu hết các trường hợp đều khỏi bệnh trong vòng một vài năm nếu được điều trị thích hợp và không để lại bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh xương khớp ở trẻ em tiếp tục phát triển thành một dạng viêm khớp ở người lớn.


Bệnh xương khớp ở trẻ em mãn tính, không được điều trị có thể để lại nhiều di chứng, thậm chí khiến trẻ tàn phế. Do đó, khi phát hiện bé sưng đau các khớp kéo dài trên 6 tuần, hay sốt, mệt mỏi, đau cơ toàn thân và kém đáp ứng với aspirin liều thông thường thì cần đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, điều trị thích hợp.


Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0344.533.134 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Công dụng chữa bệnh của cây dược liệu Hồng Hoa

 Tác dụng của cây hồng hoa dược liệu.


Hồng hoa dược liệu được xem là loại thảo dược quý hiếm, cây hồng hoa thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc đông y có rất nhiều tác dụng như trị đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau tức ngực, ứ huyết thông kinh ở phái nữ.


1. Cây hồng hoa.

Hồng hoa còn hay gọi với tên khác như là đỗ hồng hoa, hồng lam hoa, hồng hoa thái, kết hồng hoa, mạt trích hoa...Có tên khoa học là Carthamus tinctorius L.


Cây có kích thước nhỏ, cao khoảng chừng 0,6 – 1m, có thể đến 1,5 m. Hoa hồng hoa mọc ở ngọn thân, bao ngoài là lá, mép có gai, những lá bên trong nhỏ hơn hình trứng, hoa màu đỏ thẫm nằm dính trên đế hoa dẹt; bao hoa hình ống dạng sợi, đỉnh có 5 thùy, nhị 5, đính ở họng của bao hoa thành ống bao quanh nhụy, mào lông không thấy có. Quả nhỏ, không quá to, hình trứng, dài 5-8 mm, rộng 4-5 mm ở đỉnh có 4 cạnh lồi. Mùa hoa : tháng 6-8; mùa quả vào tháng 9-10.


2. Nơi phân bố chủ yếu của hồng hoa.

Khoảng 35 loài trên thế giới, phân bố rộng khắp châu Á, châu Phi và vùng Địa Trung Hải của châu Âu. Ở nước ta, hồng hoa dược liệu được trồng nhiều ở Lào Cai, Hà giang, và một số vùng lân cận Hà nội và đều có kết quả tốt.


Hồng hoa được trồng bằng hạt, phát triển tốt với khí hậu xuân – hè ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Hồng hoa ưa đất cát, màu mỡ, thoát nước tốt. Đất cần bừa kỹ, nát vụn, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 20 – 25 cm, mặt luống rộng 70 hoặc 100cm trước khi trồng hồng hoa.

Công dụng chữa bệnh của cây dược liệu Hồng HoaHình ảnh dược liệu hồng hoa.

3. Thành phần hóa học.

Hoa hồng hoa chứa carthamin trong đó aglycon gồm 2 đơn vị carthamin và isocart hamidin. Ngoài carthamin còn có sắc tố màu vàng như là safflor yellow A, sailor yellow B và salomon A.


Hạt chứa serotonin, N-feruloyl tryptamine và N – (p.coumaroyl) – tryptarnin. Ngoài ra, hạt còn có luteolin, hồng hoa còn có polysaccharide và rất nhiều chất khác.


4. Tác dụng của cây hồng hoa.

Tác dụng của hồng hoa là chủ yếu được dùng chữa ùn ứ kinh, đau kinh, ứ máu sau đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng. Đôi khi hồng hoa được sử dụng để uống cho ra thai đã chết trong bụng. Trong đó, dược liệu còn có tác dụng thanh nhiệt, ra mồ hôi, và được dùng trong bệnh viêm phổi, viêm dạ dày khi kết hợp với các vị thuốc khác.


Cây hồng hoa còn dùng để làm thuốc nhuộm màu vàng đỏ và để nhuộm màu thực phẩm. Phụ nữ có thai không nên sử dụng hồng hoa. Dịch ép từ quả được dùng xoa ngoài da chữa thấp khớp. Ngoài ra cây còn được dùng để điều trị sởi, bệnh tinh hồng nhiệt.


Chữa một số bệnh khác như là chữa viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng teo cơ, dính cứng khớp, sỏi đường tiết niệu, chữa chàm, phòng chống nổi ban, sởi,...) khi kết hợp với các dược liệu khác.

Công dụng chữa bệnh của cây dược liệu Hồng HoaDược liệu hồng hoa được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý.

5. Một số bài thuốc có hồng hoa dược liệu.

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc có hồng hoa chữa bệnh hiệu quả dưới đây:


Loại bỏ thai lưu trong bụng: Hồng hoa đun với rượu xong uống. Hoặc kết hợp hồng hoa cùng rễ cây gấc, cỏ nụ áo, vỏ cây vông đồng, lá đào, sắc nước rồi chế thêm đồng tiện.

Chữa huyết vận lên tim: Hồng hoa 40g, sắc cùng rượu và đồng tiện.

Dưỡng huyết: Hồng hoa cân 2g, sắc uống.

Ứ máu, thông kinh: Hồng hoa 6 – 8g, sắc hoặc ngâm rượu để dùng.

Chữa đau bụng với phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ tắc kinh lâu ngày: Hồng hoa, tô mộc, nghệ đen, đều 8g sắc, rồi cho thêm một chén rượu.

Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, không được tự ý sử dụng, việc kết hợp các dược liệu phải được sự đồng ý từ bác sĩ đông y để đạt được hiệu quả trị bệnh hiệu quả nhất


Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0989.675.179 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. 

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.


Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

Chị em phụ nữ muốn giảm cân hiệu quả vào mùa thu nên ăn những thực phẩm này

 Những thực phẩm mùa thu giúp giảm cân hiệu quả.


Sau một mùa hè nóng bức, mùa thu mát mẻ và mùa đông có lẽ là cơ hội lý tưởng để tăng cường ăn uống, thỏa mãn đam mê ẩm thực của nhiều chị em. Tuy nhiên, chị em hãy chú ý tới cân nặng và lưu lại từng món sau đây để giúp giảm cân hiệu quả trong mùa Thu.

Chị em phụ nữ muốn giảm cân hiệu quả vào mùa thu nên ăn những thực phẩm này

Quế giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin do đó cân bằng lượng đường trong máu.


Quế

Thực phẩm này rất giàu polyphenol, cải thiện độ nhạy cảm insulin, giúp cân bằng lượng đường trong máu. Ngoài ra, thêm quế vào bữa ăn hàng ngày có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp bạn no lâu hơn. Bạn có thể rắc bột quế vào yến mạch, sinh tố, các loại rau củ nướng…

Chị em phụ nữ muốn giảm cân hiệu quả vào mùa thu nên ăn những thực phẩm này

Táo

Một quả táo trung bình chứa khoảng 100 calo, không có đường và cung cấp gần 20% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Chất xơ trong táo tồn tại dưới dạng pectin, loại chất xơ hòa tan làm chậm tiêu hóa và kiểm soát cảm giác thèm ăn. Nó cũng hỗ trợ các vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, rất quan trọng cho quá trình giảm cân.

Bí ngô

Theo Prevention, bí ngô rất giàu carotenoids như beta-carotene, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hội chứng rối loạn chuyển hóa. Kết quả nghiên cứu trên tạp chí British Journal of Nutrition cho biết bí ngô còn chứa rất ít calo, thích hợp cho người muốn giảm cân.

Lựu

Đây là một trong những siêu thực phẩm giàu vitamin C, dưỡng chất giúp cơ thể đốt cháy chất béo hiệu quả.

Súp lơ

Chị em phụ nữ muốn giảm cân hiệu quả vào mùa thu nên ăn những thực phẩm này

Loại rau họ cải trắng này ngon nhất khi thời tiết mát mẻ. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrition & Metabolism, một chén súp lơ chứa khoảng 2 gram chất xơ, chỉ 27 calo, đồng thời cung cấp nhiều vitamin C, giúp thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo của cơ thể

Quả lê 

Quả lê rất giàu chất xơ hòa tan pectin, hút nước tạo thành gel, làm chậm cảm giác đói và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Bạn có thể ăn lê vào giữa buổi hoặc cắt nhỏ quả lê cho vào món salad rau củ.

Khoai lang

Nhiều người thường tránh tiêu thụ tinh bột khi đang muốn giảm cân. Tuy nhiên, các loại tinh bột trong khoai lang có thể đốt cháy chất béo.


Chị em phụ nữ muốn giảm cân hiệu quả vào mùa thu nên ăn những thực phẩm này

Ăn khoai lang rất tốt cho đường ruột và giúp giảm cân


Củ cải đường

Theo Women’s Health Magazine, ngoài hương vị ngon ngọt, củ cải đường chứa hợp chất phytonutrient gọi là betalain, được chứng minh hỗ trợ quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể. Khi cơ thể loại bỏ độc tố đúng cách, việc chuyển hóa thức ăn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Đông Y GIa Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.


Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

Nguyên nhân, Biểu hiện, Chẩn doán và diều trị bệnh viêm dường dẫn mật

 Viêm đường dẫn mật – Nguyên nhân, Biểu hiện, Chẩn đoán và điều trị


Viêm đường dẫn mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong đường ống dẫn mật. Phần ống mật bị viêm có thể nằm trong gan hoặc ngoài gan. Cả hai tình trạng trên đều có thể gây ra những triệu chứng tương tự nhau nhưng cách xử lý có khác nhau đôi chút.

Nguyên nhân, Biểu hiện, Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường dẫn mật


Tổng quan bệnh viêm đường dẫn mật.

Định nghĩa viêm đường dẫn mật.

Viêm đường dẫn mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường dẫn mật trong gan hoặc ngoài gan, trừ viêm túi mật là thể đặc biệt của viêm đường mật.


Viêm đường dẫn mật thường gặp như thế nào ?

Những người có đặc điểm sau có nguy cơ viêm đường dẫn mật hơn những người khác.


  • Tuổi hay gặp: 20-40 tuổi
  • Nữ gặp nhiều hơn nam (2,4 lần)
  • Gặp ở người có
  • Tiền sử giun chui ống mật.
  • Người có sỏi mật.

Nguyên nhân gây viêm đường dẫn mật

Nguyên nhân viêm đường mật chia thành hai nhóm lớn.


Viêm đường dẫn mật do vi khuẩn có thể phân lập được:


Coli: 70-80%

Trực khuẩn Friedlander, thương hàn, liên cầu, tạp khuẩn…

Viêm đường mật không do vi khuẩn: Các yếu tố thuận lợi gây tắc cơ giới đường mật từ đó gây ứ mật, viêm nhiễm.


Sỏi mật (viên sỏi, cặn sỏi)

U (lành, ác) của bóng Vater.

Dị dạng đường mật, sau giun chui ống mật.

Giải phẫu bệnh lý viêm đường dẫn mật.

Ống mật chủ giãn từng đoạn thành dầy lên.

Dịch mật đục, màu xanh sẫm, trong có tế bào mủ, albumin tăng.

Gan ứ mật có các đốm mủ.

Túi mật giãn, răn reo, teo, thành dầy.

Triệu chứng bệnh viêm đường dẫn mật.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm đường dẫn mật.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh viêm đường dẫn mật như sau.


Đau hạ sườn phải (91,33%), đau dữ dội, lan lên ngực lên vai phải có khi vừa đau hạ sườn phải vừa đau thượng vị.

Sốt (81,66%) sốt bất chợt, nóng 39-400C, rét run vã mồ hôi. Sốt không theo một quy luật nào.

Vàng da: (25,66%) da vàng, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng (98,33%) vàng da từng đợt. Khi vàng da vẫn sốt. Tam chứng trên được gọi tên là tam chứng Charcot.

Các biểu hiện toàn thân và thực thể:

Mệt mỏi, ăn không tiêu, ngứa toàn thân.

Gan to mấp mé, ấn vào đau.

Điểm túi mật đau. Hoặc dấu hiệu Murphy (+).

Mạch chậm: 60 nhịp/l phút.

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm đường dẫn mật.

1. Bilirubin máu tăng, chủ yếu là tăng bilirubin kết hợp (bt bilirubin toàn phần: 3,5-17 micromol/l (Bi – kết hợp bằng dưới 1/3TP).


Bạch cầu tăng

Máu lắng tăng.

Phosphatase kiềm tăng (bình thường dưới 170 u/l ở 250)

2. Xét nghiệm nước tiểu.


Muối mật (+). Phản ứng Hay +

Sắc tố mật (+)

3. Xét nghiệm dịch mật.


Màu xanh sẫm đục.

Albumin tăng, tế bào mủ (+)

Cấy vi khuẩn mọc.

4. Soi ổ bụng.


Gan có màu xanh sẫm, có ổ mủ nhỏ, bờ gan tù trên mặt có giải fibrin

Túi mật căn giãn tăng tưới máu hoặc teo nhỏ nhẽo.

5. Siêu âm ổ bụng: thành túi mật dày (bt: dưới 0,3cm).


6. Các xét nghiệm khác: để xác định nguyên nhân gây bệnh.


X quang chụp mật không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị: phát hiện sỏi

Xạ đồ, axit mật huyết thanh thay đổi.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm đường dẫn mật.

Chẩn đoán xác định viêm đường dẫn mật.

1. Dựa vào tam chứng Charcot.


Đau hạ sườn phải kiểu đau quặn gan

Sốt: nóng rét, vã mồ hôi.

Vàng da từng đợt khi vàng da vẫn sốt.

2. Máu: Bilirubin tăng, Bạch cầu máu tăng, máu lắng tăng.


3. Dịch mật: albumin tăng, tế bào mủ (+) đây là tiêu chuẩn “vàng”


4. Siêu âm ổ bụng: Siêu âm hỗ trợ thêm làm rõ được nguyên nhân.


Chẩn đoán phân biệt bệnh viêm đường dẫn mật.

1. Sốt rét: sốt có chu kỳ, không vàng da, BC không tăng KSTSR (+)


2. Huyết tán: thiếu máu – vàng da – lách to – phân vàng – nước tiểu vàng.


3. Viêm gan mạn tấn công: Gan to 2cm chắc nhẵn có sao mạch bàn tay son. Có hội chứng suy gan. Siêu âm ổ bụng + sinh thiết để chẩn đoán xác định.


4. Viêm gan virus: sốt – đau – vàng da khi vàng da hết sốt. Bạch cầu giảm, SGOT-SGPT tăng cao.


Biến chứng của bệnh viêm đường dẫn mật.

Biến chứng cấp tính viêm đường dẫn mật.

1. Túi mật tăng to dọa vỡ.


Sốt cao

Đau dữ dội vùng HSP

Sờ túi mật căng to rất đau.

Phải mổ cấp cứu dẫn lưu túi mật.


2. Túi mật hoại tử.


Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc

Điểm túi mật đau

Có thể có truỵ tim mạch

3. Thấm mật phúc mạc.


Sốt cao, vàng da rõ

Phản ứng co cứng thành bụng

Mạch nhanh huyết áp tụt.

4. Chảy máu đường mật.


Đau sốt vàng da

Nôn máu, cục máu có hình dài nâu như ruột bút chì.

5. Shock mật.


Sốt cao, vàng da đậm

Mạch nhanh, huyết áp tụt rất thấp

Thiểu niệu vô niệu

Toàn trạng nặng nhanh chóng.

6. Nhiễm trùng máu.


Sốt cao rét run nhiều

Mạch nhanh, nhỏ khó bắt, huyết áp tụt

Cấy máu thấy vi khuẩn mọc

Chướng bụng, vô niệu.

Biến chứng mạn tính của bệnh viêm đường dẫn mật.

1. Áp xe đường mật.


Sốt cao giao động

Gan to và đau

Siêu âm ổ bụng: trên mặt gan có nhiều ổ áp xe nhỏ.

2. Viêm gan mật.


Da vàng

Gan to chắc, nhẵn

Rối loạn tiêu hoá

Chảy máu cam và chảy máu chân răng…

3. Ung thư đường mật.


Vàng  a ngày càng tăng

Suy sụp cơ thể nhanh

Chụp đường mật thấy tổn thương.

4. Viêm thận suy thận.


Đái ít, nước tiểu có trụ hạt, HC, BC albumin

Phù mặt

Ure máu tăng, creatinin tăng…

Điều trị bệnh viêm đường dẫn mật.

Điều trị nội khoa và dùng thuốc viêm đường dẫn mật.

1. Chế độ ăn.


Kiêng mỡ (nhất là mỡ động vật)

Uống các nước khoáng: nhân trần, Actisô.

2. Thuốc giải quyết nguyên nhân.


Nếu do nhiễm khuẩn dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ: Nếu không có kháng sinh đồ thì dùng 1,2 hoặc 3 trong các thuốc sau:


Colistin (viên nén 500.000UI) liều 1v/10kg x 7 ngày, khi cần liều cao có thể cho 12 triệu đơn vị/24h.

Cephalosporin (viên nhộng 500mg) liều 2g/24h, nặng 2-3-4g/24h x 7 ngày.

Aminocid (nang trụ 0,25) liều 125-250mg x 2-4 lần/24h x 7 ngày

Apixilin (viên 0,25) liều 4-8/24h x 7 – 10 ngày

Getamyxin (ống 80mg) liều 1-2 ống/24h x 5-10 ngày.

Nếu nguyên nhân do Sỏi nhỏ dưới 2cm của gan, túi mật còn hoạt động có một lý do nào đó không mổ được thì dùng thuốc tan sỏi:


Chenodesoxycholic (Chenodex 250mg, Chenar 200mg, Chenofalk chenolik 250mg) liều dùng 15-22mg/kg/24h kéo dài 6 đến 24 tháng. Kết quả 50-70%. (2/3 mất sỏi, 1/3 sỏi nhỏ lại).

Urodesoxycholic (Delusan 250mg, Ursolvan 200mg, Destolite 150mg) liều dùng 8-12mg/kg/24h trong 6-18 tháng. Kết quả 80%.

Các thuốc có biến chứng: ỉa lỏng, tăng men SGOT, SGPT nhẹ.


3. Điều trị triệu chứng.


Giãn cơ giảm đau:


Atropin 1/2mg x 1 ống dưới da

Papaverin: 0,04 x 4 viên/24h hoặc cần cho Spasmaverin 0,10 tiêm bắp ngày 1 ống (5ml).

Meteospamyl (viên 300mg) ngày 1 viên x 2-3 lần

Lợi mật


Sorbitol 5g x 3 gói/24h x 5-7 ngày

Actisô: Chophytol, Phytol (viên 0,20, ống 5ml).

Liều mỗi lần 2 viên trước bữa ăn hoặc 20ml-40ml dạng syrup.


4. Điều trị kết hợp corticoid.


Sau điều trị như trên bệnh kéo dài vẫn sốt có thể dùng một đợt corticoid + kháng sinh.


Prednisolon: 5mg


Bắt đầu: 8 viên x 6 ngày

6 viên x 8 ngày

4 viên x 15 ngày

2 viên x 1 tháng.

Chú ý những chống chỉ định. Chỉ dùng 1 đợt 7-10 ngày, liều trung bình 20 mg/24h.


5. Điều trị biến chứng khác nếu có.


Điều trị ngoại khoa bệnh viêm đường dẫn mật.

Phẫu thuật ngoại khoa bệnh viêm đường dẫn mật được chỉ định khi.


Viêm đường mật do sỏi

Viêm đường mật có biến chứng.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe.


Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

Rối loạn nhịp tim là bệnh gì? Một số bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp

Một số bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp.


Rối loạn nhịp tim không phải là một bệnh, đây là một biểu hiện rối loạn có thể gặp trong một số bệnh lý khác nhau liên quan tới tim mạch, thần kinh. Sau đây Đông Y Gia Truyền Tấn Khang sẽ liệt kê một số bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp nhất.


Nhịp chậm xoang.

Trong trường hợp này, nút xoang vẫn là chủ nhịp của quả tim nhưng phát ra các xung động chậm hơn bình thường và đa số không phải là bệnh lý.


Tuy nhiên, nhịp chậm xoang sẽ là bất thường khi gây triệu chứng chóng mặt hoặc ngất, do làm giảm chức năng tim.


Một số nguyên nhân gây ra nhịp chậm xoang bao gồm “hội chứng nút xoang bệnh lý”, một số bệnh lý nội tiết như suy chức năng tuyến giáp…


Một số thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm chậm nhịp tim: thuốc chẹn beta giao cảm, digoxin…


Điều trị nhịp chậm xoang bao gồm điều chỉnh các rối loạn nguyên nhân nếu có như bổ sung hormon tuyến giáp (trong trường hợp suy giáp), giảm liều hoặc ngừng sử dụng các thuốc gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng chậm nhịp tim. Nếu nhịp tim chậm kéo dài và xuất hiện triệu chứng, bạn có thể được các bác sĩ cấy máy tạo nhịp tim, là một thiết bị nhỏ như bao diêm được cấy dưới da thành ngực, máy tạo nhịp có chức năng kích thích quả tim đập khi nhịp tim tự nhiên quá chậm.

Rối loạn nhịp tim là bệnh gì? Một số bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp


Nhịp nhanh xoang.

Là khi nút xoang kích thích quả tim đập nhanh trên 100 lần trong một phút. Đây là đáp ứng bình thường của quả tim đối với nhu cầu oxy tăng lên của cơ thể trong trường hợp gắng sức hoặc stress. Nhịp nhanh xoang cũng có thể xảy ra trong một số tình trạng khác như nhiễm trùng, sốt, thiếu máu, cường giáp…


Trong đa số các trường hợp, nhịp nhanh xoang không cần phải điều trị. Vấn đề chính là cần phát hiện và điều trị nguyên nhân gây ra nhịp nhanh xoang. Khi cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc làm chậm nhịp tim như thuốc chện beta giao cảm.


Ngoại tâm thu nhĩ.

Là nhát bóp sớm hơn bình thường bắt nguồn từ tâm nhĩ nhưng không phải ở nút xoang.


Các nguyên nhân gây ra ngoại tâm thu nhĩ tương tự như nhịp nhanh xoang. Có thể điều trị bằng thuốc chẹn thụ thể beta, thuốc chẹn kênh calci và một số thuốc khác.


Ngoại tâm thu thất.

Ngoại tâm thu thất cũng là một nhát bóp “đến sớm” nhưng bắt nguồn từ tâm thất. Ngoại tâm thu thất sẽ trở nên nguy hiểm khi xuất hiện dày và liên tiếp (nhịp nhanh thất) đặc biệt khi xảy ra trên bệnh nhân có bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, đa số ngoại tâm thu thất là lành tính và không cần phải điều trị.


Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.

Là nhịp tim nhanh bất thường bắt nguồn từ các cấu trúc ở trên tâm thất. Thường liên quan tới “vòng vào lại” các xung động trong tim. Nhịp nhanh kịch phát trên thất gặp ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra trên một quả tim hoàn toàn bình thường. Cơn nhịp nhanh thường xuất hiện và kết thúc đột ngột. Nhìn chung loại loạn nhịp này có thể đáp ứng với nhiều loại thuốc như chẹn beta, chẹn kênh calci, digoxin. Hiện nay triệt đốt bằng năng lượng sóng tần số radio qua đường ống thông được xem là phương pháp được chọn lựa trong điều trị tim nhanh trên thất, điều trị mang tính triệt để với tỉ lệ thành công cao, ít biến chứng.


Rung nhĩ.

Rung nhĩ là loạn nhịp tim rất thường gặp. Tâm nhĩ mất khả năng duy trì hoạt động khử cực bình thường, các xung động điện học dẫn truyền hỗn loạn trong cơ tâm nhĩ làm mất khả năng, co bóp nhịp nhàng cơ học của tâm nhĩ. Xung động rất nhanh từ tâm nhĩ có thể dẫn xuống tâm thất làm tâm thất cũng đập nhanh và không đều.


Các triệu chứng của rung nhĩ bao gồm cảm giác đánh trống ngực, một số bệnh nhân có thể biểu hiện đau ngực, chóng mặt hoặc suy tim. Một trong những nguy cơ lớn nhất của rung nhĩ là sự hình thành cục máu đông trong tâm nhĩ, có thể gây đột quỵ do tắc mạch. Khi bạn bị rung nhĩ cần có sự theo dõi sát của các bác sĩ và tuỳ tình huống cụ thể mà bác sĩ có thể quyết định chuyển nhịp về nhịp xoang (bằng thuốc hoặc bằng dòng điện) rồi duy trì nhịp xoang. Tuy nhiên, có khi bạn phải chung sống hoà bình với rung nhĩ và phải uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ (đặc biệt là thuốc chống đông máu).


Cơn tim nhanh thất.

Là cơn tim đập nhanh có nguồn gốc từ tâm thất. Khác với tim nhanh trên thất, rối loạn nhịp thất nhanh thường gây nhiều triệu chứng như khó thở, đau ngực, tụt huyết áp… và đặc biệt nguy hiểm khi xuất hiện trên bệnh nhân có bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim…).


Các cơn tim nhanh thất cần phải được điều trị cắt tại bệnh viện. Để dự phòng cơn tim nhanh tái phát, người bệnh phải sử dụng các thuốc chống rối loạn nhịp tim theo chỉ định của bác sĩ.


Một số cơn tim nhanh thất có thể được điều trị triệt để bằng phương pháp đốt điện như đối với cơn tim nhanh trên thất.


Một số cơn tim nhanh thất nguy hiểm, điều trị bằng thuốc hoặc đốt điện nhưng không hiệu quả, cần được cấy máy phá rung tự động.


Hội chứng nút xoang bệnh lý.

Thuật ngữ “hội chứng” trong y học là để chỉ một tập hợp các triệu chứng. Hội chứng không phải là “bệnh” nhưng có thể phản ánh các bệnh lý thực tổn. Những người mặc hội chứng suy nút xoang (SSS) thường biểu hiện nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau, phần lớn liên quan đến tầng nhĩ và nút nhĩ thất. Các rối loạn nhịp có thể nhanh hoặc chậm, nếu cùng gặp cả hai thì người ta gọi là “hội chứng nhịp nhanh – chậm”. Trong hội chứng suy nút xoang còn có thể gặp rung nhĩ, cuồng nhĩ cũng như các rối loạn nhịp khác. Điều trị bằng thuốc nhìn chung ít hiệu quả trong hội chứng suy nút xoang. Cấy máy tạo nhịp tim là phương pháp hữu hiệu để điều trị bệnh.


Bloc nhĩ thất.

Bloc nhĩ thất là khi có sự tắc nghẽn hoặc hoàn toàn hoặc không hoàn toàn xung động đi từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Bloc nhĩ thất có thể gây nhịp tim chậm dẫn tới các triệu chứng mệt mỏi, choáng váng và nặng hơn là ngất. Một số trường hợp bloc nhĩ thất sẽ tự hồi phục khi nguyên nhân cấp tính được giải quyết. Tuy nhiên, phần lớn bloc nhĩ thất gây nhịp chậm nhiều cần phải được cấy máy tạo nhịp tim.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.


Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

Rối loạn nhịp tim do hội chứng tiền kích thích

 Hội chứng tiền kích thích trong rối loạn nhịp tim.


Hội chứng tiền kích thích (pre- excitation syndromes) là xung động không đi qua bộ phận giữ chậm của nút nhĩ-thất, mà đi theo con đường dẫn truyền nhanh nối tắt từ nhĩ xuống thất (thất sẽ được khử cực sớm hơn so với bình thường), hoặc từ thất dẫn truyền ngược lên nhĩ (nhĩ sẽ khử cực sớm hơn so với bình thường); những con đường dẫn truyền xung động nhanh này nằm ngoài nút nhĩ-thất như cầu Ken bó Jame, Mahain, nhưng lại được liên hệ với nút nhĩ-thất bằng cầu nối là những bó sợi cơ tim.


Rối loạn nhịp tim do hội chứng tiền kích thích


Bằng phương pháp nghiên cứu điện sinh lý học của tim, người ta chia hội chứng tiền kích thích trong rối loạn nhịp tim ra làm 3 loại (3 type):


  • Type A: hội chứng WPW (Wolff -Parkinson-White syndrome).
  • Type B: hội chứng WPW ẩn (concealed WPW syndrome).
  • Type C: hội chứng PR ngắn: (LGL: Lown-Ganon-Lewin syndrome).

1. Hội chứng WPW.

Hội chứng có đặc điểm là: đường dẫn truyền nhanh từ nhĩ xuống thất chạy song song với nút nhĩ-thất và bó His; xung động có thể đi được 2 chiều: từ nhĩ xuống thất hoặc ngược lại từ thất lên nhĩ.


Những bó sợi cơ tim tạo cầu nối từ đường dẫn truyền nhanh với nút nhĩ- thất ở những vị trí khác nhau như: thành tự do thất trái, vùng trước hoặc sau vách liên thất,thành tự do thất phải, một bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều đường dẫn truyền tắt bệnh lý.


Nguyên nhân hội chứng WPW

hội chứng WPW thuộc nhóm rối loạn nhịp tim bẩm sinh, 80-90 % hội chứng WPW gặp ở tim bình thường, số còn lại gặp ở những người có bệnh tim bẩm sinh hay mắc phải như: Ebstein, sa van 2 lá, bệnh cơ tim phì đại…


Biểu hiện hội chứng WPW

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng WPW là do nhịp nhanh vào lại kịch phát, hoặc rung nhĩ, cuồng động nhĩ. Những cơn nhịp nhanh có thể tái phát lại sau vài tuần hoặc vài tháng,  bệnh nhân có thể tự chữa cơn nhịp nhanh cho mình bằng các phương pháp gây cường phó giao cảm (ấn nhãn cầu, xoa xoang động mạch cảnh hoặc làm nghiệm pháp Valsalva…).


Trong cơn nhịp nhanh, bệnh nhân có thể bị ngất, nếu rung nhĩ nhanh dẫn đến rung thất thì bệnh nhân bị đột tử.


– Biểu hiện điện tim đồ của hội chứng WPW:


  • PR (hoặc PQ) ngắn < 0,12 giây.
  • Sóng delta, hoặc trát đậm sóng R.
  • Độ rộng của QRS ≥ 0,12 giây.
  • Sóng T âm tính.
  • Có khi là nhịp nhanh, cuồng động nhĩ, rung nhĩ.

Điều trị hội chứng WPW

Điều trị cơn nhịp nhanh vào lại WPW:


  • Các biện pháp cường phó giao cảm: xoa xoang động mạch cảnh, nghiệm pháp Valsalva, cho ngón tay ngoáy họng… nếu không tác dụng thì phải dùng thuốc.
  • Lựa chọn thuốc chống loạn nhịp đường tĩnh mạch, một trong số thuốc sau:
  • Nhóm Ic (ajmaline, propafenone, flecainide) hoặc
  • Nhóm Ia (procainamide, disopyramide, quinidine).
  • Nếu vẫn không cắt được cơn nhịp nhanh thì phải sốc điện  đảo nhịp với liều khởi đầu 50j.
Điều trị cơn rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ do WPW.


  • Lựa chọn thuốc chống loạn nhịp tim đường tĩnh mạch, một trong số thuốc sau: Thuốc nhóm Ic (ajmaline, propafenone, flecainide) hoặc Nhóm Ia (procainamide, disopyramide, quinidine) hoặc tốt nhất là amiodarone (cordaron).
  • Nếu dùng thuốc không có tác dụng, có rối loạn huyết động, sốc, hoặc suy tim ứ đọng thì phải tiến hành sốc điện để điều trị.
  • Hội chứng WPW có biến chứng cơn nhịp nhanh, rung nhĩ, cuồng động nhĩ không được dùng digoxin và  verapamil, vì những thuốc này rút ngắn quá trình tái cực của nút nhĩ-thất, nên không khống chế được nhịp thất (nhịp thất giải phóng) nhất là khi có rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ.
  • Nhưng thuốc digoxin hoặc verapamil có thể dùng được ở trẻ em, vì ở trẻ em rất hiếm khi WPW gây biến chứng rung nhĩ.
  • Điều trị kéo dài dự phòng những biến chứng rối loạn nhịp do hội chứng WPW gây ra, lựa chọn một trong số thuốc sau đây:
  • Thuốc nhóm Ic (propafenone, flecainide).
  • Thuốc nhóm Ia (quinidine, procainamide, disopyramide). Thuốc nhóm block thụ cảm thể bêta giao cảm.
  • Nếu vẫn không có tác dụng thì có thể phối hợp thuốc nhóm Ic với thuốc nhóm block thụ cảm thể bêta giao cảm.
  • Điều trị cơn nhịp nhanh bằng phương pháp phẫu thuật hoặc đốt đường dẫn truyền tắt bệnh lý bằng năng lượng tần số radio qua ống thông, nhất là những trường hợp sau đây:
  • Đã bị ngừng tim đột ngột mà được cấp cứu sống lại.
  • Cơn rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ đã gây ra ngất lịm mà không  điều trị được bằng thuốc.
  • Thường có những cơn nhịp nhanh mà không khống chế được bằng thuốc.

2. Hội chứng WPW ẩn (hoặc hội chứng WPW có đường dẫn truyền ẩn)

Hội chứng WPW ẩn có đặc điểm là đường dẫn truyền bệnh lý liên hệ với nút nhĩ-thất tạo ra vòng dẫn truyền blốc một chiều, nghĩa là chỉ cho xung động đi ngược từ thất  lên nhĩ (không cho xung động đi theo hướng từ nhĩ xuống thất).


Biểu hiện hội chứng WPW ẩn

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng WPW ẩn giống như hội chứng WPW, chỉ khác là hoạt động nhĩ nhanh khi bị rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ, rất ít khi bị ngất, không gây đột tử.


Điện tim đồ:


  • Khi nhịp xoang bình thường, rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ, điện tim đồ không chẩn đoánđược hội chứng WPW ẩn.
  • Khi nhịp nhanh vào lại do WPW ẩn thấy nhịp nhĩ đảo lại: sóng P âm tính sau phức bộ QRS và rơi vào đoạn ST, đoạn P’R > RP’.

Điều trị hội chứng WPW ẩn


Giống như điều trị hội chứng WPW, ngoài ra hội chứng WPW ẩn có thể dùng được thuốc nhóm digitalis hoặc verapamil vì không gây ra tình trạng tăng nhịp thất khi rung nhĩ hoặc khi bị cuồng động nhĩ.


3. Hội chứng PR ngắn.

Hội chứng PR ngắn còn có tên là hội chứng Lown-Ganong-Lewine (LGL), để chỉ khoảng PR trên điện tim đồ ngắn, sau đó là phức bộ QRS bình thường (không có sóng delta) phối hợp với bệnh sử có cơn nhịp nhanh kịch phát.


Bản chất của PR ngắn và nhịp  tim nhanh là do những sợi cơ nhĩ nối tắt giữa phần dẫn truyền chậm ở phía trên nút nhĩ-thất đến phần xa của nút nhĩ-thất hoặc bó His, tạo ra vòng vào lại nhỏ nằm ở phần cơ nhĩ của tim.


Biểu hiện hội chứng PR ngắn

Biểu hiện lâm sàng giống như hội chứng WPW, phụ thuộc vào các cơn nhịp nhanh vào lại, rung nhĩ nhanh, cuồng động nhĩ nhanh.


Rung nhĩ nhanh kết hợp với đáp ứng nhịp thất nhanh có thể dẫn đến rung thất gây tử vong.

Cuồng động nhĩ nhanh phối hợp với dẫn truyền nhĩ thất 1:1, nhịp thất nhanh từ 220-300 ck/phút sẽ gây ngất, lịm…

Biểu hiện điện tim đồ


Khoảng PR ngắn < 0,12 giây.

Phức bộ QRS bình thường hoặc rộng hơn bình thường nhưng không có sóng delta.

Trong bệnh sử đã có lầm ghi được những cơn nhịp nhanh kịch phát.

Điều trị hội chứng PR ngắn


Cách điều trị hội chứng PR giống như điều trị hội chứng WPW.

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

Mụn Nhọt và cách điều trị

Hướng dẫn điều trị nhọt của Bộ y tế.


Điều trị nhọt được Bộ y tế ban hành hướng dẫn cho các chuyên gia y tế áp dụng rộng rãi. Đây là hướng dẫn chung và có thể điều chỉnh cho phù hợp tới từng trường hợp bệnh.

Mụn Nhọt và cách diều trị


Tổng quan về Nhọt.

Nhọt là một vấn đề khá thường gặp trên da và là vấn đề nhiễm khuẩn tại chỗ. Bác sỹ thường căn cứ vào mức độ bệnh để có hướng điều trị nhọt phù hợp.


Định nghĩa Nhọt.

Nhọt (Furuncle) là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh.

Bệnh thường gặp về mùa hè, nam nhiều hơn nữ. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên bệnh thường gặp hơn ở trẻ em.

Nguyên nhân gây Nhọt.

Nguyên nhân gây nhọt là tụ cầu vàng (S. aureus). Bình thường vi khuẩn này sống ký sinh trên da nhất là các nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi má, rãnh liên mông… hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi. Khi các nang lông bị tổn thương kết hợp với những điều kiện thuận lợi như tình trạng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, người bệnh mắc bệnh tiểu đường… vi khuẩn phát triển và gây bệnh.


Triệu chứng của Nhọt.

Nhọt không giống như các vấn đề khác trên da như viêm da, mụn, trứng cá… bệnh có đặc trưng riêng về biểu hiện lâm sàng cũng như cận lâm sàng.


Triệu chứng lâm sàng của Nhọt.

Biểu hiện ban đầu là sẩn nhỏ, màu đỏ ở nang lông sưng nề, chắc, tấy đỏ. Sau 2 ngày đến 3 ngày, tổn thương lan rộng hóa mủ tạo thành ổ áp xe ở giữa hình thành ngòi mủ. Đau nhức là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là ở các vị trí mũi, vành tai, đôi khi làm cho trẻ quấy khóc nhiều. Vị trí thường gặp là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và chân, tay. Số lượng tổn thương có thể ít hoặc nhiều, kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, hội chứng nhiễm khuẩn.

Bệnh có thể khỏi nhưng có thể kéo dài thành nhiều đợt liên tiếp.

Biến chứng nhiễm khuẩn huyết có thể gặp nhất là ở những người bệnh suy dinh dưỡng. Nhọt ở vùng môi trên, má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm khuẩn huyết nặng.

Nhọt cụm còn gọi là nhọt bầy hay hậu bối là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở da gồm một số nhọt xếp thành đám. Bệnh thường gặp ở những người bị suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen phế quản, lao phổi.

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Ở giai đoạn sớm cần chẩn đoán phân biệt với viêm nang lông, Herpes da lan tỏa, trứng cá và viêm tuyến mồ hôi mủ.

Xét nghiệm cận lâm sàng của Nhọt.

Tăng bạch cầu trong máu ngoại vi.

Máu lắng tăng.

Procalcitonin có thể tăng, nhất là ở những người bệnh có nhiều tổn thương.

Xét nghiệm mô bệnh học: Ổ áp xe ở nang lông, cấu trúc nang lông bị phá vỡ, giữa là tổ chức hoại tử, xung quanh thâm nhập nhiều các tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.

Nuôi cấy mủ có tụ cầu vàng phát triển.

Điều trị Nhọt và cách phòng bệnh

Điều trị nhọt sử dụng kháng sinh tại chỗ và các biện pháp vệ sinh kết hợp. Trong khi đó phòng bệnh nhọt thì tương đối đơn giản, mọi người đều có thể dễ dàng áp dụng.


Điều trị Nhọt

Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên tránh tự lây nhiễm ra các vùng da khác bằng xà phòng Lifebuoy, Septivon…


Ở giai đoạn sớm chưa có mủ: Tránh nặn, kích thích vào tổn thương.


Giai đoạn có mủ cần phẫu thuật rạch rộng làm sạch tổn thương.


Cần kết hợp điều trị tại chỗ và kháng sinh toàn thân.


Dung dịch sát khuẩn: Sát khuẩn ngày 2- 4 lần trong thời gian 10 -15 ngày. Có thể dùng một trong các dung dịch sát khuẩn sau:


Povidon-iodin 10%.

Hexamidin 0,1%.

Chlorhexidin 4%.

Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày. Dùng một trong các thuốc sau:


Kem hoặc mỡ acid fucidic 2%, bôi 1- 2 lần ngày. + Mỡ Neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.

Kem Silver sulfadiazin 1%, bôi 1-2 lần/ngày.

Mỡ mupirocin 2% bôi 3 lần/ngày.

Erythromycin 1-2 lần/ngày.

Clindamycin 1-2 lần/ngày.

Kháng sinh toàn thân bằng một trong các kháng sinh sau:


Penicilin M (cloxacilin) 2g/ngày.

Amoxicilin-clavulanat.

Trẻ em 80 mg/kg/ngày chia 3 lần.


Người lớn 1,5-2 g/ngày chia 2 lần.


Roxithromycin viên 150mg:

Trẻ em 5-8 mg/kg/ngày chia 2 lần.


Ngƣời lớn 2 viên/ngày chia 2 lần.


Azithromycin 500 mg ngày đầu tiên, sau đó 250 mg/ngày x 4 ngày. + Pristinamycin:

Trẻ em 50 mg/kg/ngày, chia 2 lần.


Người lớn 2-3 g/ngày, chia 2 lần.


Acid fucidic viên 250 mg.

Trẻ em liều 30-50 mg/kg/ngày, chia 2 lần.


Người lớn 1-1,5 g/ngày, chia 2 lần.


Thời gian điều trị từ 7- 10 ngày.

Phòng bệnh Nhọt

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: cắt móng tay, rửa tay hàng ngày.

Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da.

Nâng cao thể trạng.

Tài liệu tham khảo


1. Charles A Gropper, Karthik Krishnamurthy, (2010), Furunculosis, Treatment of skin diseases, Saunders Elsevier, Third Edition pp. 262-263


2. Dega H. (2001), Folliculites, furoncles et anthrax à staphylocoque doré, Thérapeutique dermatologique, Médecine-science – Flammarion, pp.288-293


3. Noah Craft. (2012), Superficial cutaneous infections and pyodermas Fitzpatrick’s Dermatology in general medecine Mc Graw Hill Eight Edition volume 2 pp. 2128- 2147.


4. Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thúy (2002). Thuốc, biệt dược và cách sử dụng, Nhà xuất bản y học.


Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

 Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Top những món ăn tốt cho trẻ.


Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bà mẹ đặt ra khi con mình đang bị rối loạn tiêu hóa. Hãy cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tìm hiểu xem những thức ăn nào nên và không nên cho trẻ ăn thông qua bài viết dưới đây.


I. RỐI LOẠN TIÊU HÓA LÀ GÌ.

Rối loạn tiêu hóa là các chịu chứng hoạt động không tốt của hệ tiêu hóa gây ra các tình trạng co thắt bất thường các cơ trong hệ tiêu hóa gây ra các triệu chứng khó chịu cho cơ thể. Tuy bệnh rối loạn tiêu hóa không gây ra các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây rất nhiều bất tiện trong đời sống hàng ngày như đau bụng, đại tiện, đầy hơi, khó tiêu.

Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày.


II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA RỐI LOẠN TIÊU HÓA.

Bệnh rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ tùy thuộc vào cơ địa và thói quen ăn uống của từng người. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa:


1. Ăn thức ăn bẩn.

Khi hệ tiêu hóa tiếp nhận các loại thức ăn bẩn, thức ăn ôi thiu, những thức ăn từ vỉa hè có chứa nhiều loại vi khuẩn, giun, sán sẽ làm ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Thực phẩm bẩn dễ làm rối loạn tiêu hóa.


2. Sử dụng nhiều chất kích thích.

Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu hóa ở người trưởng thành. Sau nhiều lần sử dụng rượu bia sẽ làm mất đi một lượng men tiêu hóa trên đường ruột, làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị giảm đi nên rất dễ gây ra các tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Sử dụng nhiều chất kích thích dễ gây ra rối loạn tiêu hóa.


3. Các bệnh về dạ dày.

Dạ dày là nơi trực tiếp nhận và nghiền nát thức ăn, với những người có các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày thì quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ giảm đi đáng kể và gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Các tình trạng viêm loét dạ dày làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.


4. Sử dụng nhiều loại thuốc trị bệnh.

Sử dụng nhiều loại thuốc trị bệnh, thuốc kháng sinh khác nhau sẽ làm cho hệ thống lợi khuẩn ở đường ruột giảm đi làm mất cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột làm rối loạn quá trình chuyển hóa thức ăn.


5. Ăn uống không hợp lý.

Ăn quá no hoặc ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo nhưng lại thiếu đi các loại vitamin, chất xơ sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả, rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Ăn nhiều dầu mỡ gây sức ép lên hệ tiêu hóa.


III. NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA RỐI LOẠN TIÊU HÓA.

1. Đau bụng.

Đau bụng là một triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa, những cơn đau ầm ỉ kéo dài làm cho người bệnh rất khó chịu, khó tập trung vào công việc cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.


2. Đầy hơi, chướng bụng.

Đối với những người bị rối loạn tiêu hóa thì sau khi ăn luôn cảm thấy bụng căng ra, đầy hơi rất khó chịu. Đây là hệ quả làm việc không tốt của hệ tiêu hóa.

Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Đầy hơi là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.


3. Ợ hơi, ợ nóng.

Hệ tiêu hóa làm việc không tốt thì lượng thức ăn đọng lại còn nhiều gây ra các tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Khi bạn cảm thấy thường xuyên bị ợ hơi, ợ nóng thì đây là triệu chứng của một hệ tiêu hóa không tốt.


4. Đại tiện bất thường.

Thường xuyên bị đau bụng đi ngoài, tiêu chảy, táo bón, các triệu chứng này lặp lại thường xuyên trong ngày, đây là dấu hiệu của hệ đường ruột làm việc không hiệu quả.

Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Đại tiện bất thường là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.


5. Đắng miệng, chán ăn.

Khi hệ tiêu hóa làm việc kém, tiêu hóa khó khăn gây ra các cảm giác đắng miệng, chán ăn.


IV. TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA NÊN ĂN GÌ.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa rất khó khăn trong việc ăn uống, do đó cần phải chia nhỏ bữa ăn ra, ăn các loại thực phẩm có lợi và dễ tiêu hóa.


1. Những loại thực phẩm trẻ nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa.

1.1. Rau xanh.

Trong rau có chứa nhiều chất xơ và nhiều loại vitamin khác nhau giúp hỗ trợ hệ đường ruột tiêu hóa các loại thức ăn, chất béo khó tiêu.


1.2. Nước ép táo.

Táo là một loại trái cây có chứa rất nhiều thành phần tốt cho hệ tiêu hóa, nếu trẻ bị các chứng rối loạn tiêu hóa thì các bà mẹ nên làm nước ép táo để trẻ uống giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nên sử dụng nước ép táo thay vì ăn quả vì nước ép táo sẽ giúp cho hệ tiêu hóa dễ hấp thu hơn.


1.3. Chuối.

Chuối là loại trái cây khá phổ biến ở Việt Nam, trong chuối có chứa rất nhiều các loại chất dinh dưỡng, vitamin, enzyme khác nhau giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Chuối có chứa nhiều enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa.


1.4. Bơ

Bơ là một loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin, chất béo lành mạnh giúp hỗ trợ hệ thống đường ruột tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.


1.5. Gạo.

Gạo là một loại thực phẩm khá phổ biến, dễ tiêu, dễ hấp thụ. Các bà mẹ nên sử dụng gạo để nấu thành cháo giúp trẻ dễ ăn hơn.


1.6. Sữa chua.

Trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn, giúp hỗ trợ cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột để làm tăng quá trình tiêu hóa thức ăn.


Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.


1.7. Thịt gà.

Thịt gà là một loại thực phẩm dễ ăn, chứa nhiều đạm, nhiều enzyme khác nhau, ít chất béo bão hòa. Các loại enzyme có trong thịt gà sẽ giúp dạ dày của trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.


1.8. Men vi sinh.

Sử dụng men vi sinh là một cách hiệu quả để giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, các lợi khuẩn trong men vi sinh làm cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, ức chế các vi khuẩn có hại để làm cải thiện hệ thống tiêu hóa của trẻ.

Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.


1.9. Sữa mẹ.

Sữa mẹ vẫn là loại thức ăn quan trọng đối với trẻ còn nhỏ, trong sữa mẹ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau có lợi cho hệ đường ruột của trẻ. Mẹ có thể cho trẻ bú sữa mẹ bất kỳ lúc nào trong ngày.


1.10. Các loại hạt, ngũ cốc.

Đa số thì trẻ rất thích ăn các loại hạt, ngũ cốc. Các loại hạt có chứa nhiều Omega-3 có lợi cho hệ thống tiêu hóa. Đây là là thực phẩm mà các bà mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên vì vừa kích thích cho trẻ ăn lại vừa tốt cho đường ruột.

Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Các loại hạt có nhiều Omega 3 có lợi cho hệ tiêu hóa.


2. Những loại thực phẩm trẻ không nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa.

2.1. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì các phụ huynh không nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa và tiếp tục làm cho chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nặng hơn.


Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.


2.2. Các loại thức ăn có chứa nhiều đường.

Với những loại bánh kẹo, socola có chứa nhiều đường sẽ làm cho hệ tiêu hóa đang không ổn định của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, dễ gây ra các tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.


2.3. Các loại thực phẩm tươi sống.

Với việc tiếp nhận các loại thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến vào một hệ tiêu hóa đang có vấn đề sẽ làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa những thực phẩm tươi sống có chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho đường ruột của trẻ.

Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Các thực phẩm tươi sống không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.


2.4. Không ăn các loại thức ăn quá chua

Ai cũng biết rằng trong các loại hoa quả chua có chứa nhiều axit, chính các axit này sẽ tác động trực tiếp lên đường ruột, dạ dày gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng hơn ở trẻ.


V. NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA.

1. Giữ vệ sinh sạch sẽ.

Để đảm bảo tình trạng rối loạn tiêu hóa không diễn biến nặng thêm thì các bà mẹ cần phải giữ vệ sinh cho trẻ một cách tốt nhất. Thường xuyên rửa sạch, sát khuẩn các đồ chơi của trẻ, thường xuyên rửa tay, sát khuẩn cho trẻ, không để trẻ cho tay bẩn vào miệng. Nhà cửa cần phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế vi khuẩn nấm mốc.


2. Ăn chín uống sôi.

Với một hệ tiêu hóa đang nhạy cảm thì việc ăn chín uống là một điều rất quan trọng. Các phụ huynh cần lựa những thực phẩm tươi, dễ ăn, dễ tiêu hóa. Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để giúp việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.


3. Tập thể dục thể thao.

Cần động viên trẻ tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng quá trình trao đổi chất. Tập luyện thể thao giúp tiêu hao năng lượng trong cơ thể làm cho trẻ có cảm giác đói và thèm ăn hơn.

Những Món Ăn Rất Tốt Cho Trẻ Em Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Thể dục thể thao rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021

Tp.HCM Từ Nay Đến 30/9 Người Dân Được Xét Nghiệm Covid-19 Như Thế Nào?

 Từ nay đến 30/9, người dân ở TP.HCM được xét nghiệm COVID-19 như thế nào?

 

Người dân ở TP.HCM sẽ được xét nghiệm giám sát thường xuyên bằng test nhanh, Realtime PT-PCR mẫu gộp với tần suất từ 1-7 ngày/lần từ nay đến 30/9.


Sáng 23/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, nhằm thực hiện công văn ngày 20/9 của ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố về việc tiếp tục triển khai công tác xét nghiệm tại địa bàn dân cư từ nay cho đến 30/9, Sở Y tế TP.HCM đã có công văn khẩn về việc triển khai công tác xét nghiệm giám sát thường xuyên.


Cụ thể, toàn bộ học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên tại trường học, nhân viên y tế và bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện và toàn bộ cán bộ công nhân viên, lưu trú tại các đơn vị thường xuyên lưu trú đông người như doanh trại quân đội, công an, trại giam… sẽ được thực hiện lấy mẫu bằng phương pháp Realtime PT-PCR mẫu gộp với tần suất 7 ngày/ lần.


Tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện lợi sẽ lấy mẫu toàn bộ nhân viên, tiểu thương bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu gộp (nếu có thể) với tần suất 3 ngày/ lần. Đối với lái xe, phụ xe hàng sẽ thực hiện phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu gộp cho toàn bộ người theo xe mỗi ngày.


Tại sân bay, bến xe, bến tàu, ga, đường sắt sẽ thực hiện test nhanh kháng nguyên mẫu gộp (nếu có thể) cho nhân viên, người phục vụ với tần suất 3 ngày/ lần.


Tại bệnh viện, bệnh nhân đến khám lần đầu sẽ được thực hiện 1 lần xét nghiệm trước khi vào khám bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu đơn.


Các lực lượng thường trực tại các chốt giao thông, lực lượng shipper giao hàng sẽ được thực hiện test nhanh kháng nguyên mẫu gộp (nếu có thể) từ 1 đến 3 ngày/lần tùy theo đặc điểm dịch tễ khu vực.


Đối với khối cơ quan hành chính sự nghiệp, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ lấy mẫu toàn bộ công nhân viên bằng bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu gộp (nếu có thể).


Ngày 22/9, HCDC thông tin, TP.HCM hiện có 2.311.566 hộ dân, trong đó 401.234 hộ dân thuộc vùng đỏ, 181.213 hộ dân thuộc vùng cam. Tiến độ xét nghiệm kháng nguyên nhanh vòng 5 của vùng đỏ và vùng cam là 80,5% với tỉ lệ kết quả xét nghiệm dương tính là 1,1%. Tiến độ xét nghiệm kháng nguyên nhanh vòng 6 của vùng đỏ và vùng cam là 28% với tỉ lệ kết quả xét nghiệm dương tính là 0,9%.

Tp.HCM Từ Nay Đến 30/9 Người Dân Được Xét Nghiệm Covid-19 Như Thế Nào?

Nguồn: http://danviet.vn/tu-nay-den-30-9nguoi-dan-o-tphcm-duoc-xet-nghiem-covid-19-nhu-the-nao-50202123911272807.htm

Theo Hồng Lam (Dân Việt)

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang.


Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021