Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chia sẻ đến các bạn 13 sai lầm ai cũng mắc phải khi dùng kem chống nắng mùa hè.

 13 sai lầm ai cũng mắc phải khi dùng kem chống nắng mùa hè. 


Mùa hè là lúc các bạn nữ lo lắng tìm kiếm các loại kem chống nắng bảo vệ da. Tuy nhiên, những sai lầm khi sử dụng kem chống nắng có thể làm da tệ hơn.

Bạn vẫn thường nghe lời khuyên bôi kem hằng ngày trong rất nhiều các liệu trình, phương pháp làm đẹp từ cơ bản đến chuyên sâu? Không sai. Tuy nhiên, chúng ta lại hay mắc phải những sai lầm khi dùng kem chống nắng khiến lớp màng bảo vệ này không chỉ mất hết tác dụng mà còn gây hại ngược cho da.

13 sai lầm ai cũng mắc phải khi dùng kem chống nắng mùa hè.


Cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tìm hiểu ngay 13 sai lầm khi dùng kem chống nắng thường gặp và tránh ngay bạn nhé!.


Đừng tưởng chỉ bôi kem chống nắng là bạn đã có thể yên tâm. Dùng sai loại kem và bôi sai cách cũng là nguyên do khiến làn da bạn xấu đi từng ngày.


1. Chọn kem có chỉ số SPF càng cao càng tốt.

Chọn kem có chỉ số SPF càng cao càng tốt.


Bạn nghĩ rằng sử dụng kem chống nắng co SPF 75 hay 80 thì có thể thoải mái ở ngoài nắng lâu nhất có thể đúng không? Tuy nhiên sự thật lại không phải là như vậy.


Các nghiên cứu cho thấy SPF 30 có khả năng bảo vệ da dưới ánh mặt trời lâu hơn 25% so với SPF 10. Do đó hãy dùng loại kem có chỉ số SPF tối thiểu là 30 để ngăn chặn 97% tia UVB. Tuy nhiên, chỉ số SPF cao hơn lại không có quá nhiều khác biệt, chẳng hạn như SPF 50 cũng chỉ chặn được đến 98% UVB.


Khi độ SPF càng lớn, thời gian kem lưu trên da càng lâu sẽ khiến các lỗ chân lông bị bít gây tổn thương, từ đó nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu lão hóa. Bạn nên lưu ý chọn các loại có chỉ số SPF từ 30 đến 50 tùy thuộc vào độ nhạy cảm của làn da. Đây là mức an toàn giúp da được chống nắng hiệu quả nhưng không quá nhờn bí.


2. Không sử dụng đủ lượng kem cần thiết cho da.


Không sử dụng đủ lượng kem cần thiết cho da.


Cho dù bạn sử dụng đều đặn nhưng nếu lượng kem không đủ thì da bạn cũng vẫn chịu thương tổn từ các tia tử ngoại như thường. Để đạt được hiệu quả chống nắng cao nhất, bạn nên sử dụng khoảng 14ml kem cho cả da mặt và cơ thể trong một lần. Ngoài ra, bạn cần bôi lại 2 giờ trên 1 lần hoặc thường xuyên hơn nếu bạn hay bị đổ mồ hôi.

Tổng lượng kem cần dùng cho toàn thân là khoảng 14g, trong đó lượng kem phù hợp cho mặt là khoảng 1 phảy 5g tương đương lượng như một đồng xu. Tuy nhiên, lượng kem cần thiết này còn thay đổi tùy theo chất kem. Hãy thoa đến khi bạn thấy mọi vùng da đã được che phù hoàn toàn.


3. Không bôi kem cho vùng da có nếp gấp.


Không bôi kem cho vùng da có nếp gấp


Chúng ta thường hay bỏ quên và không sử dụng kem chống nắng cho các vùng da có nếp gấp. Phổ biến nhất là tai, mí mắt, nách, mu bàn chân, mặt sau của đầu gối. Bạn không nên bỏ qua những khu vực này vì thậm chí, đây còn là những vùng da dễ bị tổn thương hơn cả khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.


4. Chỉ sử dụng loại mỹ phẩm đã có sẵn thành phần chống nắng.


Chỉ sử dụng loại mỹ phẩm đã có sẵn thành phần chống nắng


Hãy nhớ lại liều lượng mà mình cần sử dụng ở lưu ý trên. Bạn cần trung bình 14ml kem cho toàn thân để đạt được mức SPF trên sản phẩm – nhưng bạn không thể bôi mỹ phẩm dưỡng da hay trang điểm với lượng lớn như thế. Trang điểm hoặc dưỡng da với các sản phẩm chứa SPF rất hữu ích nhưng nó không đủ mạnh để bảo vệ làn da bạn. Tốt hơn cả, bạn nên sử dụng kết hợp chúng với các loại kem chống nắng để đạt được hiệu quả tối ưu. Có thể dùng phấn có SPF để dặm lại, duy trì tác dụng bảo vệ trong những lần bạn có trang điểm.


5. Không biết lựa chọn loại nào phù hợp cho từng loại da.


Không biết lựa chọn loại nào phù hợp cho từng loại da


Có loại kem chống nắng thẩm thấu vào làn da có tác dụng vô hiệu hóa tia UV tác động trên da. Thích hợp với làn da khỏe.

Có loại kem chống nắng tạo một lớp màng như một tấm gương phản chiếu lại tia UV. Vì vậy mà loại này khi thoa lên da sẽ có cảm giác nhờn rít. Ưu điểm là phù hợp với mọi loại da kể cả da nhạy cảm vì không thẩm thấu vào bên trong da. Điển hình chính là 8 loại kem chống nắng tốt nhất cho da nhạy cảm được các chị em Việt Nam yêu thích nhé.! Hiểu được đặc điểm làn da của mình sẽ giúp bạn lựa chọn loại phù hợp với làn da của mình.


6. Thời gian bôi kem không đúng.


Thời gian bôi kem không đúng


Rất nhiều người chỉ khi sắp ra nắng mới nhớ đến việc bôi kem. Thực chất, kem chống nắng khi tiếp xúc trên da cần thời gian thẩm thấu và phát huy tác dụng vì vậy thời gian thoa tốt nhất chính là 20-30 phút trước khi ra nắng. Hãy luôn lưu ý đến điều này để bảo vệ da tốt nhất bạn nhé!.


7. Dùng sản phẩm hết hạn.


Dùng sản phẩm hết hạn


Hãy kiểm tra hạn sử dụng của kem trước khi thoa lên da. Bất kì sản phẩm nào đã quá thời hạn đều không tốt, vì một số hóa chất đã bị vô hiệu hóa, do đó không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà còn gây hại cho da. Nếu sản phẩm không ghi hạn sử dụng, bạn hãy ghi lại ngày bạn mua nó và bỏ đi sau 1 năm sử dụng. Đặc biệt, vào mùa hè với thời tiết nắng nóng thì các thành phần trong kem càng nhanh chóng bị hư và hoàn toàn không tốt cho da.


8. Bôi kem sau khi mặc quần áo.


Bôi kem sau khi mặc quần áo


Ngay cả khi bạn chỉ mặc đồ tắm đi nữa thì cũng nên thoa kem trước rồi mới mặc đồ sau để tránh bỏ sót một số vùng da. Khi bạn hoạt động hoặc bơi lội dưới nước, trang phục có thể bị lệch đi, để lộ những vùng da cho ánh nắng thỏa sức tấn công. Do đó, nếu không muốn gặp tình trạng da loang lổ, có những vệt trắng, vệt đen bất thường thì hãy thoa kem thật cẩn thận nhé!.


9. Làn da tối màu thì không cần kem chống nắng.


Làn da tối màu thì không cần kem chống nắng.


Mặc dù sự thật đúng là làn da ngăm có khả năng bảo vệ tự nhiên chống ung thư da, nhưng như vậy không có nghĩa là làn da bạn hoàn toàn an toàn dưới ánh nắng. Một làn da không được bảo vệ vẫn có nguy cơ cháy sạm và hình thành nguy cơ ung thư. Sự nguy hiểm còn nằm ở chỗ khi được phát hiện ở những người có làn da sẫm màu thì ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn, do mọi người thường chủ quan. Các bác sĩ về da khuyên mọi người dù sở hữu màu da như thế nào thì cũng nên dùng kem có SPF tối thiểu là 30 và dặm lại sau mỗi 2 giờ.


10. Nghĩ rằng chỉ quần áo thôi đã giúp bạn chống nắng.


 

Nghĩ rằng chỉ quần áo thôi đã giúp bạn chống nắng.


Một chiếc quần dài hay áo dài tay sẽ giúp da bạn bình an vô sự dưới ánh nắng ngày hè? Khi bạn cầm một mảnh vải, giơ lên ánh nắng và thấy ánh sáng xuyên qua thì tất nhiên là tia cực tím cũng vậy. Hầu như không có loại vải nào có khả năng chống được tia UV tuyệt đối cả. Những trang phục mỏng nhẹ mùa hè thì khả năng chống nắng chắc hẳn không cao. Chưa kể là nếu bị ướt do mồ hôi thì khả năng này còn giảm xuống thấp hơn. Do đó kem chống nắng vẫn là không thể thiếu.


11. Phụ thuộc vào kem chống nắng chống thấm nước.


Phụ thuộc vào kem chống nắng chống thấm nước


Không có loại kem nào chống thấm nước tuyệt đối, và các nhà sản xuất cũng không được phép khẳng định điều này trên sản phẩm của mình. Thay vào đó, họ chỉ có thể nói sản phẩm có khả năng chống nước 40-80 phút. Những loại kem này có thành phần làm tăng độ kết dính khiến chúng lâu trôi hơn. Tuy nhiên, nếu bạn bơi lội hay hoạt động đổ nhiều mồ hôi thì vẫn nên dặm lại kem sau 2 giờ.


12. Sản phẩm càng đắt thì chống nắng càng tốt.


Sản phẩm càng đắt thì chống nắng càng tốt.


Mặc dù giá cả có thể ảnh hưởng một phần đến chất lượng, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định. Tốt nhất bạn vẫn nên xem xét về khả năng chống tia UVA và UVB của một sản phẩm, kiểm tra thành phần có chất nào gây kích ứng hay không và có phù hợp với loại da của bạn hay không.


13. Không dùng kem chống nắng vào mùa đông


Không dùng kem chống nắng vào mùa đông


Mặc dù trong mùa đông tại một số nơi, tia UVB giảm đi khá nhiều nhưng UVA thì vẫn hoạt động mạnh mẽ quanh năm. Chúng vẫn đủ mạnh để hủy hoại làn da của bạn, gây nên các nếp nhăn và ung thư da. Tốt nhất là bạn vẫn nên sử dụng kem chống nắng vào mọi thời điểm trong năm chứ không phải chỉ trong mùa hè oi bức.


Còn chờ gì mà không cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tránh ngay những sai lầm trên để bảo vệ làn da mùa hè này bạn nhé!

Các bạn nhớ ghé Đông Y Gia Truyền Tấn Khang thường xuyên để nhận được những nội dung về sức khỏe và làm đẹp hay ho nhé!. Cũng đừng quên nhấn like, share và bấm đăng ký kênh để nhận được thông báo khi có bài viết mới nhé!. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau.


Sản phẩm làm đẹp đông y gia truyền tấn khan


Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

Bí quyết trị mụn bọc bằng mật ong cho làn da sáng mịn màng.

8 cách trị mụn bọc bằng mật ong cho làn da sáng mịn màng.


Bật mí 8 cách trị mụn bọc bằng mật ong cho làn da sáng mịn màng.


Đối với nhiều chị em bạn gái, mụn bọc có lẽ là 1 trong những vấn đề khủng khiếp khó diễn tả bằng lời. Vậy liệu chị em nào đã từng thử cách trị mụn bọc bằng mật ong hay chưa? Liệu mật ong có giúp được gì khi kẻ thù là những bọc xấu xí? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.


Như bạn đã từng biết, mật ong đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đơn giản vì nó có rất nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng cả cho sức khỏe lẫn làn da.

Vậy liệu nó có thể phát huy hết sức mạnh của mình ngay tại đây!!!


Hướng dẫn cách trị mụn bọc bằng mật ong ngay tại nhà.

Trước khi bạn bắt đầu, chúng tôi khuyên bạn nên hiểu rõ các công thức tự nhiên luôn mang lại kết quả chậm. Do đó, bạn đừng nghĩ là cái gì cũng nhanh nhanh vài tuần hết. Hãy kiên trì nhé!.


Tại sao mật ong có thể trị mụn bọc được?.

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mật ong chứa rất nhiều tác nhân kháng khuẩn và hợp chất Hydrogen Peroxide, giúp loại bỏ nhiễm trùng da. Ngoài ra, chất kháng sinh trong mật ong còn giúp ngăn ngừa việc mụn phát triển.

Không chỉ giúp điều trị mụn, mật ong nguyên chất còn chứa đường glucose, fructose và axit alpha-hydroxy giúp tẩy tế bào chết, sáng mịn làn da, cung cấp độ ẩm và phòng chống lão hóa.


Hướng dẫn làm mặt nạ mật ong trị mụn bọc.

Nào trước khi bắt đầu, bạn nên bấm lưu lại video này để tránh quên nhé!.

Công thức làm mặt nạ mật ong trị mụn bọc.

Đây có lẽ là công thức đơn giản và hữu hiệu nhất hiện nay. Đơn giản vì nó rất tiết kiệm thời gian và lại không hề gây kích ứng.

Nguyên liệu:

Mật ong nguyên chất.

Thực hiện:

Chuẩn bị 1 ít mật ong.

Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và lau khô.

Dùng tăm bông chấm vào mật ong và thoa nhẹ lên đầu mụn nhiều lần.

Sau 15 phút, rửa mặt thật sạch bằng nước mát.

Mặt nạ mật ong và táo.


Mặt nạ mật ong và táo


 Táo không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Nếu biết cách sử dụng, nó còn là 1 mặt nạ chăm sóc da. Do đó, chẳng có lý do gì nếu ta không nhân đôi sức mạnh khi kết hợp với mật ong.

Nguyên liệu:

1 trái táo chín.

Vài giọt nước cam tươi.

1 muỗng canh mật ong.

Thực hiện:

Rửa sạch táo.

Cho tất cả vào máy xay, xay nhuyễn và cho ra chén.

Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và lau khô.

Thoa hỗn hợp lên vùng mụn, massage nhẹ.

Sau 10 phút thì rửa sạch bằng nước mát.

Mặt nạ mật ong và cám gạo.


Mặt nạ mật ong và cám gạo


Chắc bạn cũng đã từng xem qua bài viết cách trị mụn bằng cám gạo rồi phải không nào? Cám gạo giúp tẩy tế bào chết, giúp làm se khít lỗ chân lông. Do đó, sự kết hợp này sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời.

Nguyên liệu:

Mật ong nguyên chất.

Cám gạo.

1 ít nước cốt chanh.

Thực hiện:

Cho tất cả vào chén sạch, trộn thật đều lại.

Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và lau khô.

Thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn bọc, mát xa nhẹ.

Nằm thư giãn trong 15 phút.

Rửa sạch bằng nước mát.

Mặt nạ mật ong và nước cốt chanh.


Mặt nạ mật ong và nước cốt chanh


Nước cốt chanh có chứa rất nhiều axit giúp tẩy tế bào chết, sát trùng, kháng khuẩn… Khi kết hợp với mật ong sẽ giúp nuôi dưỡng da, tái tạo da, ngăn ngừa lão hóa…

Nguyên liệu:

1 muỗng nước cốt chanh.

1 ly nước ấm.

2 muỗng mật ong.

Thực hiện:

Cho tất cả vào ly nước ấm.

Khuấy đều và uống ngay khi còn ấm.

Mỗi ngày uống 1 ly vào sáng sớm.

Mặt nạ mật ong và nha đam.


Mặt nạ mật ong và nha đam


Chắc chắn bạn đã xem qua bài viết cách trị mụn bằng mặt nạ nha đam. Đây được coi là 1 loại mỹ phẩm thiên nhiên. Khi kết hợp với mật ong sẽ tạo thành công thức trị mụn bọc.

Nguyên liệu:

1 lá nha đam tươi.

4 muỗng mật ong.

Thực hiện:

Rửa sạch lá nha đam, cắt phần vỏ bên ngoài.

Lấy gel thịt bên trong và rửa sạch.

Cho gel vào nồi, cho 500ml nước.

Đun sôi 15 phút và lọc lấy nước.

Trộn chung với mật ong.

Thoa nhẹ nhàng lên mặt.

Sau 10 phút thì rửa sạch.

Mặt nạ mật ong và bột quế.


Mặt nạ mật ong và bột quế


Cả bột quế và mật ong đều có tính kháng khuẩn cao. Do đó, khi kết hợp lại, đảm bảo bạn sẽ có làn da đẹp.

Nguyên liệu:

4 muỗng bột quế.

5 muỗng mật ong nguyên chất.

Thực hiện:

Cho mật ong và bột quế vào chén sạch, trộn đều.

Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và lau khô.

Thoa hỗn hợp lên mặt, massage đều trong vài phút.

Sau 15 phút, rửa mặt bằng nước mát.

Mặt nạ mật ong, chanh và sữa chua.


Mặt nạ mật ong, chanh và sữa chua.


Bạn đã từng thử mặt nạ trị mụn bằng sữa chua hay chưa? Cả 3 nguyên liệu này khi kết hợp chắc chắn sẽ giúp làn da sáng mịn.

Nguyên liệu:

2 muỗng mật ong nguyên chất.

1 muỗng nước cốt chanh tươi.

2 muỗng sữa chua không đường.

Thực hiện:

Cho tất cả vào chén, trộn đều.

Rửa mặt thật sạch bằng nước mát.

Thoa hỗn hợp lên mặt.

Sau 10 phút, rửa mặt bằng nước mát.

Mặt nạ mật ong và nghệ.


Mặt nạ mật ong và nghệ.


Nếu được làm 1 lựa chọn, tôi sẽ chọn sự kết hợp của nghệ và mật ong.

Nguyên liệu:

2 muỗng bột nghệ.

2 muỗng mật ong.

Thực hiện:

Cho cả 2 vào chén sạch, trộn đều.

Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm.

Thoa lên, sau 15 phút rửa bằng nước mát.


Một số lưu ý khi trị mụn bọc.

Luôn thoa trên tay trước khi thoa lên mặt.

Hạn chế ra nắng sau khi dùng mặt nạ.

Luôn thoa kem dưỡng ẩm sau khi rửa mặt.

Luôn kiên trì.

Nên dùng các loại kem đặc trị!


Bạn còn ngần ngại gì nữa mà không bắt tay vào áp dụng ngay nào. Nhớ ghé Đông Y Gia Truyền Tấn Khang thường xuyên để cập nhật những nội dung về sức khỏe và làm đẹp hữu ích nha. Cũng đừng quên nhấn like, share và bấm nút đăng ký để nhận được thông báo khi có bài viết mới nhé!. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở các bài viết mới sau.

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

hướng dẫn 4 cách trị mụn ẩn bằng mật ong cho làn da đẹp mịn màng

 Bật mí 4 cách trị mụn ẩn bằng mật ong cho làn da đẹp mịn màng.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang bật mí 4 cách trị mụn ẩn bằng mật ong cho làn da đẹp mịn màng.


Mụn ẩn dưới da luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Vậy liệu cách trị mụn ẩn bằng mật ong có thể giúp bạn dễ dàng lấy lại làn da mịn màng săn chắc hay không? Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn cùng nhau đi tìm lời giải nhé.


Chắc chắn chẳng chị em nào không sợ mụn dưới da cả. Mụn này rất khó điều trị nhé do việc loại bỏ nhân mụn rất khó so với các loại mụn khác. Tuy nhiên, nếu không hay chậm điều trị, làn da của bạn sẽ luôn sần sùi và không mịn màng. Đừng quá lo lắng vì đã có mật ong.

Hướng dẫn cách trị mụn ẩn bằng mật ong ngay tại nhà.

Mật ong được xem là 1 thần dược chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho làn da, giúp kháng viêm, diệt khuẩn. Ngoài khả năng làm sáng da, mật ong nguyên chất hỗ trợ giảm mụn.

Tác dụng của mật ong trong việc điều trị mụn.


Tác dụng của mật ong trong việc điều trị mụn


Trong sổ tay làm đẹp của bất kỳ chị em nào thì mật ong luôn được coi là thần dược làm đẹp. Tất cả đều nhờ vào thành phần bên trong.

Mật ong tự nhiên có hàm lượng chất chống oxy hóa cực cao, vitamin C lớn giúp kháng nấm, vi khuẩn, bảo vệ làn da, giảm mụn.

Dưỡng ẩm.

Chống lão hóa.

Làm sạch da nhờ enzyme, axit alpha hydroxy và axit malic trong mật ong. Đặc biệt, khi kết hợp với nước sẽ tạo ra chất thanh tẩy làn da tự nhiên mà không làm mất đi chất dầu tự nhiên.

Nào cùng đi vào phân tích chi tiết nhé!.

1. Đắp mật ong nguyên chất.


Đắp mật ong nguyên chất


Trước tiên, chắc chắn bạn phải xem qua bài viết về cách làm mặt nạ mật ong trị mụn chúng tôi đã giới thiệu trước đây. Mật ong rất giàu vitamin A, E, C… và rất nhiều chất chống oxy hóa nên ngay cả khi dùng mật ong làm mặt nạ thôi cũng cho hiệu quả bất ngờ.

Nguyên liệu:

Mật ong nguyên chất.

Thực hiện:

Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm, lau khô.

Thoa mật ong lên mặt, để yên trong 10 phút.

Rửa sạch hoàn toàn bằng nước ấm, rồi nước lạnh.

2. Mặt nạ trị mụn ẩn dưới da bằng mật ong và chanh.


Mặt nạ trị mụn ẩn dưới da bằng mật ong và chanh


Trước khi đi vào phân tích sức mạnh của hỗn hợp này, có lẽ bạn chẳng xa lạ gì với bài viết về cách trị mụn bằng chanh. Trong chanh có chứa rất nhiều axit tự nhiên giúp kháng khuẩn cực tốt, giúp vô hiệu hóa vi khuẩn. Ngoài ra, chanh còn giúp làm sạch lỗ chân lông. Kết hợp cả 2 sẽ tạo thành hỗn hợp trị mụn ẩn.

Nguyên liệu:

1 trái chanh.

2 muỗng mật ong.

Thực hiện:

Vắt nước cốt chanh tươi, cho mật ong vào 1 ly nhỏ.

Khuấy đều chanh và mật ong.

Rửa mặt bằng nước ấm và lau khô.

Thoa hỗn hợp lên mặt, massage 2 phút.

Sau 5 đến 10 phút, rửa sạch bằng nước ấm và nước lạnh.

3. Mặt nạ trị mụn dưới da bằng mật ong và táo.


Mặt nạ trị mụn ẩn dưới da bằng mật ong và chanh


Táo và mật ong hiển nhiên là những nguyên liệu quá dễ kiếm ở bất kỳ đâu. Khi kết hợp cả 2, bạn sẽ có 1 mặt nạ tuyệt vời có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm. Vậy thì chẳng có lý do nào bỏ qua.

Nguyên liệu:

1 trái táo.

4 muỗng mật ong.

Thực hiện:

Xay nhuyễn táo và mật ong.

Rửa mặt bằng nước ấm.

Thoa hỗn hợp lên mặt, mát xa nhẹ nhàng trong 5 phút.

Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và nước lạnh.

4. Mặt nạ mật ong và bột quế.


Mặt nạ mật ong và bột quế


Bạn đã xem bài viết về cách làm mặt nạ trị mụn bằng bột quế mà Đông Y Gia Truyền Tấn Khang cung cấp chưa? Quế được xem là 1 vị thuốc quý cũng như là 1 nguyên liệu làm đẹp cực tốt. Nhiều người sử dụng quế để dưỡng da.

Nguyên liệu:

1 muỗng cà phê bột quế.

1 muỗng cà phê mật ong.

Thực hiện:

Trộn cả 2 nguyên liệu lại với nhau.

Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và lau.

Do quế khá nóng nên bạn chỉ nên chấm từng ít lên từng nốt mụn.

Sau đó đi ngủ và sáng dậy rửa sạch.

Làm liên tục trong 3 ngày và sau đó nghỉ 3 ngày.

Sau khoảng 3 tuần là mụn trồi lên.

Xông hơi và nặn ra.

Một số điều cần lưu ý.

Luôn thử trên tay trước khi áp dụng lên mặt để tránh bị dị ứng nhé.

Không áp dụng quá 2 lần/tuần.

Luôn rửa mặt bằng nước lạnh cuối cùng.

Luôn thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài.

Luôn thoa kem dưỡng.

Hạn chế các đồ ăn nóng, chua, cay.

Luôn tắm rửa sạch sẽ.

Ngoài ra, để tăng thêm độ hiệu quả, bạn nên tham khảo thêm các video tổng hợp các loại kem trị mụn tốt nhất tại Đông Y Gia Truyền Tấn Khang. Các bạn nhớ thường xuyên ghé Đông Y Gia Truyền Tấn Khang để cập nhật những nội dung hữu ích nhất. Nhớ nhấn like, share và bấm nút đăng ký để nhận được thông báo khi có bài viết mới. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Vị thuốc quý từ rau cải bẹ xanh và cải xanh.

 Vị thuốc quý từ rau cải bẹ xanh và cải xanh.

Rau cải là rau quen thuộc trong các  bữa ăn hàng ngày của chúng ra, canh rau cải ngon, dễ ăn, mát, ngoài ra rau cải còn rất nhiều tác dụng khác nữa, mỗi loại rau cải sẽ có những tác dụng khác nhau, đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết các bạn nhé!Rau cải giúp hạn chế suy giảm trí nhớ, nhờ vậy mà trong bệnh tự kỷ nó có khả năng giúp người bệnh hòa nhập tốt hơn; chữa phạm phòng, gút… Tuy nhiên, công dụng trị liệu còn tùy thuộc vào mỗi loại rau cải.

cải bẹ xanh

1.CẢI BẸ XANH:

Còn gọi là cải dưa, cải sen, vân đài… Nó có vị cay, đăng đắng nên thường được gọi là cải đắng, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối. Cải bẹ xanh thường dùng để nấu canh, hay cuốn bánh xèo với rau xà lách. Cải bẹ xanh giàu vitamin A và vitamin K. Loài này có thể được dùng như một thực phẩm bổ sung selen, crôm, sắt và kẽm.

Cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa; thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí… Trong cải bẹ xanh có chứa rất nhiều các loại vitamin A, B, C, K, axít nicotic, catoten, abumin… Do đó mà cải bẹ xanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật như: phạm phòng, gút. Dưới đây là một số công dụng từ lá cải bẹ xanh:

Chống lão hóa davới những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, giàu chất chống oxy hóa và axít folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn. Vì vậy, mỗi ngày dùng từ 200 – 300g rau cải bẹ xanh trong khẩu phần ăn sẽ giữ được sự tươi trẻ.

Chữa bệnh gútcác chất trong nước rau cải bẹ xanh có tác dụng đào thải chất axít uric, nguyên nhân dẫn đến bệnh gút, dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axít uric, phòng trừ bệnh gút rất hiệu quả. Dùng cải bẹ xanh hay một số nơi gọi là cải đắng (có vị hơi đắng) nấu nước uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng một lượng rau vừa đủ nấu với nước. Uống hàng ngày thay nước lọc. Tuy nhiên, không nên nấu quá đặc mà nên nấu loãng để dễ uống hơn. Nên uống trong thời gian ổn định.Các chất trong nước rau cải bẹ xanh có tác dụng đào thải chất axít uric, nguyên nhân dẫn đến bệnh gút

Trị viêm họng, ho hen, mụn nhọt, trĩ, các chứng phong hàn…: dùng hạt cải bẹ xanh tán nhuyễn sau đó cho vào một ít nước, khuấy cho đến khi thấy sền sệt, dùng đắp vào phần hầu, băng lại sẽ thấy hiệu quả và giảm đau họng ngay. Ngoài ra, hạt cải bẹ xanh còn dùng để chữa trị các chứng đau lưng, đau xương sống, bệnh tiêu chảy…

2.CẢI XANH

Đông y cổ truyền cho rằng cải xanh là loại rau lợi tiểu. Hạt cải có hình dạng, tính chất và công dụng như hạt mù tạt đen của châu Âu. Người ta cũng ép hạt lấy dầu (tỉ lệ 20%) chế mù tạt làm gia vị và dùng trong công nghiệp. Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hóa đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau. Bởi vậy, được dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy. Ở Trung Quốc, hạt và cả cây cũng dùng làm thuốc chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giảm đau.

Duới đây là vài cách trị bệnh từ cải xanh:

Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già: hạt cải xanh, hạt củ cải, hạt tía tô, mỗi vị 8 – 12g, sắc uống hay tán bột uống mỗi lần 4 – 5gel, ngày uống 2 – 3 lần.

Viêm khí quảnhạt cải xanh (sao) 6g, hạt Cải củ (sao) 10g, hạt cải bẹ (sao) 10g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia ba lần uống trong ngày.

Đơn độc sưng tấyhạt cải xanh tán nhỏ, trộn dấm, làm cao dán, đắp ngoài…

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

Tác dụng của quả chuối hột đối với sức khỏe của chúng ta.

   Tác dụng của quả chuối hột đối với sức khỏe của chúng ta.

Chuối hột là loại quả có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của chúng ta, nhất là quả chuối hột rừng, có tác dụng trong việc chữa các bệnh như tăng huyết áp, đau lưng, viêm thận và bệnh đái tháo đường, không chỉ tốt với sức khỏe của người lớn và quả chuối hột còn có tác dụng đối với sức khỏe của trẻ em nhưn chữa bệnh táo bón… đặc biệt hơn là quả chuối hột có tác dụng để chữa các bệnh ngoài da.

quả chuối hột

Trái chuối rừng to bằng ngón tay cái, có hạt, lúc chín vàng ươm ăn ngọt lịm. Nhưng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làm thuốc. Chuối hột rừng có hai loại, trái lớn và trái nhỏ. Tất cả ngâm rượu đều thơm, ngon nhưng loại trái nhỏ có phần nhỉnh hơn vì nhựa nhiều. Chuối càng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt, Tác dụng của quả chuối hột đối với sức khỏe.
Trái chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy.

1:TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ EM.

Lấy 1 – 2 trái chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

2: CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ SỎI BÀNG QUANG

Trái chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.

3: CHỮA TRỊ BỆNH THỐNG PHONG HAY CÒN GỌI LÀ BỆNH GÚT.

Quả chuối hột (rừng) 3g, củ ráy (rừng) 4g, khổ qua 1g, tỳ giải 2g. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/gói, ngày uống 2 – 3 gói pha nước đun sôi uống, không được cho đường vào.

4: TRỊ HẮC LÀO HIỆU QUẢ

Trái chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.

5: ĐIỀU TRỊ XỔ GIUN.

Quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.

Lưu ý: Không được ăn quả chuối rừng còn xanh (chưa chín) vì rất dễ bị ngộ độc hoặc táo bón nặng vì quá nhiều chất tanin.

Nguồn: đông y gia truyền tấn khang

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Tác dụng tuyệt vời của trái nho và chế phẩm từ quả nho đối với sức khỏe.

 Tác dụng tuyệt vời của trái nho và chế phẩm từ quả nho đối với sức khỏe.

Như chúng ta đã biết từ trước đến nay trái nho là một loại hoa quả ngon, được nhiều người yêu thích, trái nho rất tốt cho sức khỏe, cung cấp vitamin và dưỡng chất cho cơ thể, và còn có rất nhiều tác dụng từ trái nho và các chế phẩm từ nho có thể bạn chưa biết, cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm nhưng tác dụng của trái nho, và thường xuyên ăn trái nho và các chế phẩm từ nho hơn.

trái nho

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ

Nho và rượu vang làm từ nho, đã là một phần của văn hóa lịch sử loài người từ rất lâu đời. Các nhà khảo cổ học trên thế giới gần đây phát hiện ra một vài lọ gốm bên trong di tích đồ đá mới có từ khoảng những năm 6000 TCN (Trước công nguyên). Các lọ đó có chứa dư lượng màu đỏ của rượu vang. Điều này cho thấy rượu vang có từ thời tiền sử nhiều khả năng được làm từ nho hoang dã. Ngày nay, nho được dùng làm nguồn nguyên liệu chế biến nước ép nho, nho khô, rượu vang, và các chế phẩm dược.

Ở Việt Nam, nho được trồng ở nhiều nơi nhưng thích hợp nhất là ở vùng Ninh Thuận, làm nên thương hiệu nho Ninh Thuận nổi tiếng Việt Nam.

 Qua nhiều thời đại, hầu như tất cả các bộ phận của cây nho đã được sử dụng làm thuốc trong y học. Người dân châu Âu thường sử dụng một thuốc sáp từ nho để chữa trị các bệnh về mắt và da. Lá nho dùng làm để thuốc đắp lên vết thương giúp cầm máu và chống viêm. Trái nho chín rất tốt cho người mắc bệnh thận, gan, bệnh đường ruột và cả bệnh ung thư.

Nho tốt cho sức khỏe tim mạch, có chứa chất chống oxy hóa (các flavonoid) đặc biệt là resveratrol được tập trung ở vỏ, hạt, và thân cây nho. Nước ép nho tím và rượu vang đỏ giúp ngăn ngừa tổn thương nội mạc mạch máu, làm giảm cholesterol “xấu” (LDL-cho), ngăn ngừa hình thành cục máu đông và chống viêm hiệu quả. Các hợp chất flavonoid và vitamin nhóm B có trong nho tím nhiều tốt hơn nho màu sáng. Vì vậy, rượu vang đỏ tốt hơn so với rượu vang trắng.

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM, nho có vị ngọt, chua, tính bình. Có công dụng cường cân cốt, khư phong thấp, lợi tiểu tiện, đại bổ khí huyết.

CÁCH SỬ DỤNG NHO VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ NHO.

– Rượu vang nho: Phụ nữ mỗi ngày dùng 1 ly (100ml), nam giới mỗi ngày dùng 1 – 2 ly (100 – 200ml).

– Nước ép nho: 50g nho tươi, rửa sạch, để cả vỏ, ép lấy nước uống hàng ngày. Có thể pha loãng ra hoặc kết hợp với các loại trái cây khác (dưa hấu, táo, kiwi…) tùy khẩu vị của mỗi người. Có tác dụng thanh lọc cơ thể, trị viêm họng, suy nhược cơ thể…

– Món sinh tố nho: 200g nho tím, 100ml sữa tươi tách béo (hoặc sữa đậu nành), và 1 hộp sữa chua không đường, ½ cốc đá, tất cả cho vào máy xay sinh tố, xay đến khi mịn. Đổ hỗn hợp ra cốc, có thể trang trí bằng nho tươi. Đây là món ăn tốt cho sức khỏe và tim mạch!

– Chữa đau lưng mỏi gối, đái buốt, đái rắt: Lấy 20 – 40g lá, dây, rễ nho sắc uống.

– Chữa động thai hay nôn oẹ: Nho chín 40g, ăn tươi hoặc sắc uống.

– Nho khô: Có tác dụng nhuận tràng, nhuận phế, long đờm, mỗi ngày dùng từ 10 – 20g.

– Chiết xuất hạt nho: Dùng để chống lão hóa, bảo vệ tim mạch, chống rối loạn chuyển hóa lipid, phòng ngừa xơ vữa mạch máu, bôi đắp vết thương hở ngoài da.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Những bài thuốc chữa bệnh hay từ trái đu đủ

 Những bài thuốc chữa bệnh hay từ trái đu đủ

Đu đủ là loại quả quen thuộc với người dân Việt Nam nhưng thực tế, có rất ít người biết rằng đu đủ còn là một vị thuốc quý, có rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.

Đu đu là một vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh

Đu đủ là một vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh

Theo giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đu đủ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Vào thế kỷ thứ 16, người Tây Ban Nha đưa cây đu đủ vào vùng Caribe và các nước Đông Nam Á, từ đó tiếp tục được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Srilanca, châu Đại Dương và châu Phi.

Cây đu đủ trồng hiện nay là giống lai tự nhiên, có tên khoa học: Carica papaya L., họ Đu đủ (Papayaceae). Đu đủ trở thành giống cây ăn quả quan trọng ở Việt Nam cũng như nhiều nước nhiệt đới khác. Nó còn có tên khác: thù đủ, phiên mộc qua, thạch qua, đông qua thụ, vạn thọ quả, phiên quả, mộc quả, mộc đông quả, nhũ quả. Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, rễ và nhựa. Quả đu đủ chín chứa nước, glucid, protein, cellulose, calci, P; các vitamin A, C, B. Quả xanh có nhựa mủ (trong có papain, carpain, myrosin); saccharose, acid hữu cơ (acid tartic, acid malic); cácvitamin và carotenoid.

Theo nghiên cứu, 100g quả đu đủ chín có 74-80mg vitamin C, 500-1250IU carotene. Quả đu đủ màu vàng nhạt có nhiều beta carotene, cryptoxanthin, violaxanthin, cryptoxanthin monoepoxide. Quả đu đủ màu hồng có nhiều lycopene. Đu đủ còn có vitamin B1, B2 và các khoáng chất (kali, magiê, sắt, kẽm…). Chất papain chịu được nhiệt độ 700C trong 30 phút, có tác dụng tiêu hóa thịt và protein, chất này có nhiều trong lá, thân, quả xanh và có ít trong quả chín. Chất carpain còn có tác dụng làm chậm nhịp tim. Cao lá đu đủ có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng u bướu. Quả đu đủ có nhiều thành phần hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư, ngăn ngừa các chất có hại cho làn da, giữ cho da khỏe đẹp và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Theo Đông y, quả đu đủ chín vị ngọt tính mát, lành tính, không có độc tố. Ăn vào mùa nào cũng tốt cho sức khỏe: ăn mùa xuân hè có tác dụng thanh tâm nhuận phế, giải nhiệt, giải độc; ăn vào mùa thu đông có tác dụng nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp phục hồi chức năng gan. Trong đu đủ có nhiều vitamin C và carotene, có tác dụng chống ôxy hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh có đu đủ

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh có đu đủ

Nhựa mủ đu đủ làm thuốc trong y học hiện đại. Bên cạnh đó, đu đủ còn có mặt trong các bài thuốc đông y cổ truyền sau:

  • Tẩy giun kim cho trẻ nhỏ: cho trẻ ăn đu đủ chín (50-100g) mỗi ngày, trong 7-10 ngày (sau bữa cơm chiều).
  • Quả đu đủ xanh hay lá để làm mềm những cục thịt cứng, nhuận tràng, lợi tiêu hóa. Quả non hầm với chân giò lợn để lợi sữa.
  • Chữa ho, viêm phổi, mất tiếng: hoa đu đủ hấp với đường phèn.
  • Chữa bong gân, sai khớp: đu đủ xanh 10g, lá na 10g, muối ăn 5g, vôi tôi 5g. Tất cả giã nát, phết lên gạc, đắp lên chỗ sưng đau sau khi đã nắn chỉnh hình khớp.
  • Chữa rắn độc cắn: lá đu đủ, rễ chỉ thiên, lá hoặc quả ớt, mỗi vị 50g. Tất cả rửa sạch, giã nát, thêm ít nước, gạn nước uống, bã đắp vào vết rắn cắn.
  • Rễ đu đủ 20g, lá xuyên tiêu 10g, hồng bì 5 hạt. Giã nát, thêm nước, gạn nước cho uống, bã đắp.
  • Chữa ho, viêm họng: hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm, nghiền nát. Ngậm và nuốt nước.
  • Chữa ho gà: hoa đu đủ đực sao vàng 20g, trần bì 20g, vỏ rễ dâu (tẩm mật sao) 20g, bách bộ 12g, phèn phi 12g. Tất cả sấy khô tán bột. Ngày uống 3 lần. Trẻ em 1-5 tuổi, mỗi lần 1-4g; trẻ 5-10 tuổi, mỗi lần 5-8g.
  • Thuốc lợi sữa: đu đủ xanh 50g, lá sung non 50g, chân giò 1 cái, gạo nếp 100g. Đu đủ gọt vỏ bỏ hạt; lá sung rửa sạch, băm nát; chân giò cạo bỏ lông, rửa sạch chặt miếng. Tất cả nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày.
  • Chữa lở mặt, lở đầu: nhựa quả đu đủ xanh 1g, bột hàn the 1g, thêm ít nước, trộn đều, bôi lên vết lở hàng ngày.

Tuy rằng, có tác dụng rất tốt nhưng phụ nữ có thai không nên dùng nhựa và ăn đu đủ xanh. Đu đủ được ứng dụng trong y học dân gian của nhiều nước. Ở Ấn Độ, quả chín còn chế siro và rượu vang có tác dụng long đờm, an thần và bổ; nhựa mủ từ quả xanh tác dụng trị giun sán, có khi dùng làm thuốc chữa nốt tàn nhang và các mụn ngoài da; lá dùng làm thuốc đắp trị đau thần kinh… Ở Indonesia và Nepal dùng lá đu đủ trị sốt rét hay các bệnh sốt khác, làm thuốc tẩy cho ngựa; nước sắc rễ trị ghẻ cóc, trĩ và viêm niệu đạo…

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Những bài thuốc hay từ cây râm bụt

 Những bài thuốc hay từ cây râm bụt


https://www.youtube.com/watch?v=RpiNv2mngeA

Cây râm bụt thường dùng để làm cảnh nhưng ít ai biết rằng loại cây này còn là một vị thuốc quý, có rất nhiều công dụng điều trị bệnh khác nhau. Các độc giả có thể tham khảo bài thuốc trong bài viết sau đây.

Râm bụt có rất nhiều công dụng

RÂM BỤT CÓ RẤT NHIỀU CÔNG DỤNG

Râm bụt thường được trồng làm cảnh trong chậu hoặc làm hàng rào kết hợp lấy lá, hoa, vỏ rễ làm thuốc. Râm bụt còn có nhiều tên khác như: dâm bụt, hoa dâng bụt. hồng bụt, bông bụt, bông lồng đèn, bụp, xuyên cân bì, mộc cẩn, phù tang. Tên khoa học: Hibiscus rosa – sinensis L. Họ Bông (Malvaceae).

Râm bụt là loại cây gỗ nhỏ thường cao 1-2m. Thân hình trụ tròn, nhẵn, nâu xám. Lá mọc so le, cuống dài, hình bầu dục, gốc tròn,  mép có răng cưa to, đầu nhọn. Lá kèm hình chỉ dài và nhọn.  Hoa to mọc đơn độc ở kẽ lá, cuống dài, tràng có 5 cánh mỏng rời nhau màu đỏ (hoặc vàng, hồng tùy theo giống). Nhị nhiều dính liền nhau bởi chỉ nhị rất dài vượt ra ngoài tràng. Bầu hình nón.

Về hình thức, râm bụt có nhiều giống cho hoa đẹp đa dạng về hình thái và màu sắc hoa (đỏ, vàng, hồng). Cây được trồng bằng phương pháp giâm cành. Cây ưa sáng, chịu hạn không chịu úng, ít sâu bệnh.

Những bài thuốc hay từ cây râm bụt

NHỮNG BÀI THUỐC HAY TỪ CÂY RÂM BỤT

Hoa râm bụt chứa flavonoid: quercetin, kaempferol, cyanidin, diglucosid, cyanidin, sophorosid, glucosid, alcaloid I và II, vitamin: B1, B2, C, beta caroten, chất nhầy… Lá râm bụt chứa  beta – sitosterol, caroten, chất nhầy, ester của acid acetic… Bộ phận dùng làm thuốc: lá tươi, vỏ rễ, hoa (lá và rễ thu hái quanh năm).

Theo đó, người bệnh có thể dùng râm bụt điều trị bệnh như sau:

  • Chữa mụn nhọt đang mưng mủ: hái lá tươi hoặc hoa tươi, giã nát đắp rồi băng lại (khi khô thì thay thuốc mới).
  • Chữa quai bị: Lá tươi 50g + hành 5-6 củ: giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi nguội, gạn lấy nước uống. Bã đắp vào chỗ sưng rồi băng lại. Dùng liên tục 3-5 ngày sẽ khỏi.
  • Chữa sỏi thận (sỏi canxi): Hoa tươi 30g thêm vài hạt muối, giã nát vắt nước (thêm 100ml nước sôi nguội vào bã để vắt cho kiệt) để uống. Ngày uống 2 lần liên tục 1 tháng.
  • Chữa đái tháo đường type 2: Hàng ngày ăn 1 hoa chưa nở vào sáng sớm trước khi ăn sáng. Dùng đều như vậy 45 ngày kiểm tra lượng đường/máu, nếu chưa đạt yêu cầu lại tiếp tục liệu trình sau.
  • Chữa mất ngủ: Lấy 5-10g hãm nước uống thay trà vào buổi chiều và tối.
  • Giảm cân: Uống trà hoa râm bụt thường xuyên sau khi ăn cơm, sẽ làm giảm hấp thu carbohydrat.

Ngoài ra, các bác sĩ Đông y còn cho biết, uống trà hoa râm bụt hàng ngày có tác dụng: Tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa cơ thể, kích thích mọc tóc; ngừa nhiễm trùng bàng quang, chống táo bón, kiểm soát lượng cholesterol/máu, ngăn ngừa bệnh tim.

Tuy nhiên, để tránh các tác dụng phụ,  người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhờ sự tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Nguồn: đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020