Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

7 Giờ Ngày 24/7 Tâm Áp Thấp Nhiệt Đới Cách Bờ 120km

 Áp thấp nhiệt đới cách bờ biển Nam Định - Ninh Bình 120km.


7 Giờ Ngày 24/7 Tâm Áp Thấp Nhiệt Đới Cách Bờ 120km


Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, hồi 07 giờ ngày 24/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển Nam Định-Ninh Bình khoảng 130km về phía Đông Nam.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 40km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. 


Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Nam Đông Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km. Đến 07 giờ ngày 25/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 50km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.


Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Từ vĩ tuyến 18,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.    


Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai trên Vịnh Bắc Bộ: Cấp 3.


Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Cảnh báo gió mạnh và sóng lớn trên biển: Ở vùng biển phía Nam Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2,0-4,0m; biển động.


Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có gió Tây Nam cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh; vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận có gió Tây Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; sóng biển cao từ 2,0-4,0m.


Khu vực Vịnh Bắc Bộ, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. 


Cảnh báo mưa lớn: Từ nay đến ngày mai (25/7), ở Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa 50-150mm, có nơi trên 150mm; ở Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to từ 50-80mm, có nơi trên 100mm.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang Chúc bạn sức khỏe và bình an.

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

Muốn Sống Thọ, Sống Sống Khỏe Bạn Cần Rửa Sạch 3 Bộ Phận Này Trên Cơ Thể

 Người sống thọ thường có thói quen cọ rửa thật sạch 3 bộ phận này trên cơ thể, nếu bạn cũng làm đủ thì sức khỏe sẽ rất tốt.



Những người phụ nữ sống thọ thường có thói quen làm sạch 3 khu vực này trên cơ thể, bạn thử kiểm tra xem có giống mình không nhé!


Tắm là một hoạt động cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Trong văn hóa của người Nhật Bản, tắm được coi là một hình thức thư giãn, giải tỏa căng thẳng đồng thời giúp họ nâng cao sức đề kháng, làm đẹp da, tăng cường sức khỏe.


Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc tắm rửa cẩn thận. Nhiều người coi công việc tắm rửa chỉ là cách thức để họ rửa trôi chất bẩn trên người, do đó thường thực hiện việc tắm qua loa hoặc tắm rửa không đúng cách.


Muốn Sống Thọ, Sống Sống Khỏe Bạn Cần Rửa Sạch 3 Bộ Phận Này Trên Cơ Thể
Nếu cơ thể không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho một số vi khuẩn tấn công gây bệnh.


Y học cổ truyền Trung Quốc đã viết về vấn đề này như sau: Nếu cơ thể không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho một số vi khuẩn tấn công gây bệnh. Ngoài ra, việc tắm rửa phải tuân thủ đúng trình tự và khoa học mới mang lại lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu tắm rửa sạch sẽ 3 bộ phận này, không những tốt cho cơ thể mà còn kéo dài tuổi thọ, đảm bảo sức khỏe.


Người sống thọ thường có thói quen tắm rửa sạch sẽ 3 bộ phận cơ thể


Đó là:


1. Vùng nách.


Nách là vùng da dưới cánh tay, đổ rất nhiều mùi hôi nên tạo điều kiện lý tưởng cho một số loại vi khuẩn phát triển. Bạn không nên để vùng da này quá bẩn vì có thể khiến khu vực này bị ngứa, có mùi hương khó chịu và gây bệnh viêm nang lông.


Trong y học cổ truyền Trung Quốc, vệ sinh kỹ vùng nách là cách để mở rộng khí quản, làm dịu thần kinh. Điều này có ý nghĩa trong việc cải thiện tốc độ lưu lượng máu, cải thiện sức khỏe tiêu hóa cho phụ nữ.


Muốn Sống Thọ, Sống Sống Khỏe Bạn Cần Rửa Sạch 3 Bộ Phận Này Trên Cơ Thể
Bạn không nên để vùng da nách quá bẩn vì có thể khiến khu vực này bị ngứa, có mùi hương khó chịu và gây bệnh viêm nang lông.


2. Đùi.


Trong Đông y, đùi là cơ quan có "đường kinh tuyến" nối đến gan, do đó chăm sóc đùi cũng là một điều quan trọng để duy trì sức đề kháng khỏe mạnh. Sở dĩ đùi thường dễ bị đổ mồ hôi và tăng nhiệt độ bởi chúng thường bị bao phủ bởi lớp quần áo dài tay thường ngày. Do đó, nếu không chăm sóc kỹ khu vực này, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và ngứa ngáy, từ đó ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng, trong đó có gan.


Muốn Sống Thọ, Sống Sống Khỏe Bạn Cần Rửa Sạch 3 Bộ Phận Này Trên Cơ Thể
Người sống thọ thường có thói quen cọ rửa thật sạch 3 bộ phận này trên cơ thể, nếu bạn cũng làm đủ thì sức khỏe sẽ rất tốt - Ảnh 3.


3. Bàn chân.


Đông y quan niệm: Chân là bộ não thứ 2 của cơ thể. Ngoài đóng vai trò là một bộ phận nâng đỡ trọng lượng cơ thể, bàn chân còn chứa nhiều huyệt vị quan trọng nhất. Bộ phận này liên quan đến lục phủ ngũ tạng, thông suốt từ trong ra ngoài. Lòng bàn chân còn kết nối với thận, ngón cái thì có liên quan đến gan, mu ngón thứ hai liên hệ với dạ dày…


Muốn Sống Thọ, Sống Sống Khỏe Bạn Cần Rửa Sạch 3 Bộ Phận Này Trên Cơ Thể
Người sống thọ thường có thói quen cọ rửa thật sạch 3 bộ phận này trên cơ thể, nếu bạn cũng làm đủ thì sức khỏe sẽ rất tốt - Ảnh 4.


Vệ sinh sạch sẽ bàn chân giúp cải thiện lưu thông máu trên da, làm giãn mạch máu, cải thiện tốc độ thải độc tố, giảm độ nhớt của máu và phòng ngừa bệnh tật.


Theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc, vệ sinh sạch sẽ bàn chân giúp cải thiện lưu thông máu trên da, làm giãn mạch máu, cải thiện tốc độ thải độc tố, giảm độ nhớt của máu và phòng ngừa bệnh tật. Nói cách khác, chăm sóc bàn chân cũng là cách để cơ thể ngày càng khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Trước khi đi ngủ, bạn có thể massage chân trong vài phút sẽ giúp ngủ ngon hơn.


Ngoài ra, người sống thọ thường tắm như thế nào?


- Thời gian tắm không nên quá lâu, mỗi lần tắm từ 15-20 phút.


- Nhiệt độ nước quá lạnh dễ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, hạ huyết áp và đột quỵ. Tốt nhất là nên tắm khi nước ở nhiệt độ khoảng 20-25 độ C.


- Vào ngày hè cũng chỉ nên tắm tối đa 2 lần/ngày, một lần vào buổi sáng và có thể thêm một lần vào buổi chiều tối. Tắm nhiều lần gây ra hiện tượng khô da, làm mất đi các vi khuẩn có lợi trên da.


- Sau khi đi nắng hoặc ra nhiều mồ hồi, nên chờ đợi khoảng 15p cho đến khi cơ thể khô ráo rồi mới đi tắm.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sưc khỏe - bình an và hạnh phúc

Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ Án Phó Trưởng Công An Quận Bị Bắt

 Bắt thêm phó trưởng Công an quận Đồ Sơn liên quan vụ làm sai lệch hồ sơ


Ngày 23-7, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Cơ quan điều tra VKSND tối cao vừa có quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với một phó trưởng Công an quận Đồ Sơn liên quan việc làm sai lệch hồ sơ vụ án xảy ra trên địa bàn.

Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ Án Phó Trưởng Công An Quận Bị Bắt
Đoàn cán bộ cơ quan điều tra VKSND tối cao rời trụ sở Công an quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng trưa 23-7 - Ảnh: TIẾN THẮNG


Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với trung tá Phạm Quang Tuấn - phó trưởng Công an quận Đồ Sơn, phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an quận Đồ Sơn - để điều tra hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án.


Một cán bộ khác công tác tại Đội quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Đồ Sơn cũng bị khởi tố để điều tra về hành vi nói trên nhưng được cho tại ngoại.


Ghi nhận tại Công an quận Đồ Sơn trưa 23-7, nhiều xe công vụ cùng cán bộ thuộc Cơ quan điều tra VKSND tối cao có mặt tại trụ sở Công an quận Đồ Sơn để thi hành các quyết định khởi tố.


Tính đến nay, ngoài 2 trường hợp vừa bị khởi tố nói trên thì trước đó Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã khởi tố, bắt tạm giam 4 cán bộ công tác tại Công an quận Đồ Sơn, gồm thiếu tá Nguyễn Hữu Cường - phó đội trưởng Đội điều tra tổng hợp; trung tá Đinh Đình Việt - đội trưởng Đội cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy; thượng úy Đỗ Hữu Dũng - phó đội trưởng Đội quản lý hành chính về trật tự xã hội và thượng úy Nguyễn Viết Công - cán bộ Đội quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Đồ Sơn.


Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, việc nhóm cán bộ, chiến sĩ Công an quận Đồ Sơn làm sai lệch hồ sơ khi giải quyết vụ việc có dấu hiệu phạm tội "tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" xảy ra tại quán karaoke Hải Sơn 86 (phường Hợp Đức) bị phanh phui khi cấp dưới của ông Nguyễn Hữu Cường là thiếu tá Trịnh Văn Khoa làm đơn tố cáo và gửi các tài liệu liên quan tới Cơ quan điều tra VKSND tối cao.


Theo nội dung thiếu tá Khoa cung cấp, rạng sáng 13-11-2020, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an quận Đồ Sơn, thiếu tá Khoa cùng các cán bộ, chiến sĩ của Đội điều tra tổng hợp, Đội quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện kiểm tra đột xuất tụ điểm karaoke Hải Sơn 86 trên địa bàn phường Hợp Đức.


Tại đây đã phát hiện tại phòng VIP 5 của quán hát có 17 người có dấu hiệu sử dụng trái phép ma túy tổng hợp. Trên bàn và sàn nhà có một số viên màu hồng giống loại ma túy tổng hợp, tiếp tục kiểm tra phát hiện một số túi nilông dính chất bột màu trắng nghi là ketamine.


Lúc này tại khu vực lễ tân của quán cũng có 11 người có biểu hiện "phê" ma túy. Sau khi thu giữ tang vật, lập biên bản hiện trường, Công an quận Đồ Sơn đã đưa tất cả 28 người tại quán karaoke về trụ sở để phục vụ công tác điều tra, xét nghiệm ma túy. Kết quả xét nghiệm cho thấy 25/28 người dương tính với ma túy.


Làm Sai Lệch Hồ Sơ Vụ Án Phó Trưởng Công An Quận Bị Bắt
Nhiều xe công vụ chở cán bộ thuộc Cơ quan điều tra VKSND tối cao có mặt và rời trụ sở Công an quận Đồ Sơn trong trưa 23-7 - Ảnh: TIẾN THẮNG


Trong đơn tố cáo, thiếu tá Khoa cho hay bản thân được phân công lấy lời khai của 2 người dương tính với ma túy. Tuy nhiên, đến cuối giờ chiều 13-11-2020, thiếu tá Cường chỉ đạo dừng lấy lời khai để những người bị tạm giữ gọi điện về cho người thân.


Bắt đầu từ tối đến 22h30 cùng ngày, toàn bộ những người bị bắt giữ đã được cho về và Đội điều tra tổng hợp được yêu cầu làm lại hồ sơ vụ bắt giữ nhóm bay lắc theo hướng ghi lời khai không có ai sử dụng ma túy. Tuy nhiên, các cán bộ Đội điều tra tổng hợp không thực hiện nên vụ việc được giao cho những người khác làm.


Căn cứ tài liệu thu thập được, ngày 20-1-2021, VKSND tối cao đã khởi tố vụ án, thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với thiếu tá Nguyễn Hữu Cường - đội phó Đội điều tra tổng hợp Công an quận Đồ Sơn - để điều tra hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án.


Đến ngày 11-5, Cơ quan điều tra VKSND tối cao tiếp tục có quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 cán bộ Công an quận Đồ Sơn để điều tra hành vi làm sai lệch hồ sơ. 


Sau đó ít ngày, đại tá Trần Tiến Quang - trưởng Công an quận Đồ Sơn - đã có đơn xin tạm nghỉ làm việc để đi chữa bệnh và được Quận ủy Đồ Sơn cùng Công an TP Hải Phòng đồng ý.


Trong thời gian ông Quang được tạm nghỉ làm việc để chữa bệnh, thượng tá Nguyễn Xuân Đài - phó trưởng Công an quận Đồ Sơn - được giao phụ trách các hoạt động của Công an quận này.


Liên quan vụ nhóm cán bộ, chiến sĩ Công an quận Đồ Sơn bị khởi tố do làm sai lệch hồ sơ vụ án, thiếu tướng Vũ Thanh Chương - giám đốc Công an Hải Phòng - nhấn mạnh quan điểm kiên quyết xử lý cán bộ sai phạm, thoái hóa biến chất trên tinh thần bất kể người đó là ai, không có vùng cấm, không bao che cho cán bộ.

Ông Chương khẳng định Công an Hải Phòng đã và đang phối hợp tích cực với Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao điều tra mở rộng để làm rõ và xử lý đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm.

Công an TP Hải Phòng cũng căn cứ trình tự điều tra của Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để xử lý kỷ luật về Đảng và chính quyền đối với cán bộ sai phạm.

Cụ thể, đã hoàn thành hồ sơ đề nghị bộ trưởng Bộ Công an quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với thiếu tá Nguyễn Hữu Cường - phó đội trưởng Đội điều tra tổng hợp, trung tá Đinh Đình Việt - đội trưởng Đội cảnh sát điều tra tội phạm hình sự kinh tế và ma túy Công an quận Đồ Sơn.

Giám đốc Công an TP đã quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với thượng úy Đỗ Hữu Dũng - phó đội trưởng Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và thượng úy Nguyễn Viết Công - cán bộ Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Đồ Sơn.


https://tuoitre.vn/bat-them-pho-truong-cong-an-quan-do-son-lien-quan-vu-lam-sai-lech-ho-so-20210723142655318.htm


Nguồn: Tiến Thắng (Tuổi Trẻ)

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

2 Kẻ Sát Thủ Trùng Cả Họ, Chữ Lót Và Tên

 Hai sát thủ trùng họ, tên.

 

Cùng lãnh án tử Hai kẻ thủ ác (một ở Đắk Lắk, một ở Đồng Tháp) trong 2 vụ án gây chấn động dư luận, có rất nhiều điểm trùng hợp: Cả hai đều có họ tên là Nguyễn Văn Phong, phạm cùng lúc 2 tội (giết người, cướp tài sản), cùng bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt tử hình, cùng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng đều không thoát khỏi án tử vì tội ác đã gây ra.


Mê gái 3 con, nhảy vào "cửa tử"!


Là thanh niên chưa vợ, thay vì tìm những cô gái đôi mươi để làm quen, Nguyễn Văn Phong (SN 1986) lại để ý đến Nguyễn Thị Thắm (SN 1981, cùng ngụ xã Mỹ Long, H.Cao Lãnh, Đồng Tháp), dù Thắm lớn hơn 5 tuổi, đã có chồng và 3 con. Lạ thay, Thắm cũng phải lòng gã trai trẻ nên quyết định bỏ người chồng lớn hơn mình 9 tuổi để theo cuộc tình mới, bất chấp sự phản đối gay gắt từ gia đình, nhất là bà Võ Thị Đượm (mẹ Thắm, SN 1958).


Tháng 8-2012, Thắm xin ly hôn, đưa 3 con về nhà bà Đượm sinh sống. Từ đây, Thắm thoải mái đến với chàng trai trẻ, hai người quấn quít bên nhau. Bà Đượm phản đối kịch liệt và muốn con gái "nối lại tình xưa", cùng chồng cũ chăm sóc, nuôi dạy con cái. Phía gia đình Phong cũng không chấp nhận mối tình "so le", nhưng thấy Phong mê Thắm như điếu đổ nên cũng hết đường ngăn cản. Không ngăn cản được con gái, bà Đượm bực tức, thường xuyên mắng chửi đôi tình nhân, khiến cho mâu thuẫn giữa 3 người ngày càng gay gắt.


Sáng 5-2-2013 (nhằm ngày 25 tháng Chạp), trong khi mọi người bận rộn chuẩn bị Tết nguyên đán thì Thắm gọi điện nói mình bị đau mắt, bảo Phong đến nhà. Phong nghỉ làm thợ hồ, vội đạp xe đến thăm người tình. Lúc này, bà Đượm đi vắng, đến hơn 16 giờ cùng ngày mới về. Thấy cảnh "trái tai gai mắt", bà Đượm bực tức, la chửi, tát vào mặt Phong 2 cái rồi đuổi khỏi nhà. Sau đó, bà tiếp tục chửi, đuổi Thắm đi. Thắm sang nhà dì ruột (ngụ cùng xã) xin ngủ nhờ, nhưng bị khước từ nên quay về nhà mẹ ruột trong tối cùng ngày. Thấy bà Đượm đang ngồi cúng trước bàn thờ, Thắm đi vòng ra nhà sau, bảo con gái lớn mở cửa giúp.


2 Kẻ Sát Thủ Trùng Cả Họ, Chữ Lót  Và Tên
Hai bị cáo Nguyễn Văn Phong (ngụ Đồng Tháp)...

2 Kẻ Sát Thủ Trùng Cả Họ, Chữ Lót  Và Tên
...và Nguyễn Thị Thắm tại tòa


Sau khi cúng xong, bà Đượm vào nhà vệ sinh. Thắm gọi điện cho người tình, báo tin bà Đượm đang tắm, "lệnh" cho Phong đến nhà "xử" bà gấp. Lúc đầu, Phong sợ không dám ra tay, nhưng Thắm năn nỉ nên gã nghe theo. Thắm mở cửa cho Phong vào nhà, nấp bên hông tủ thờ. Sau đó, bà Đượm tiếp tục la chửi con gái, cầm búa đuổi đánh Thắm chạy ra phía trước thì bị Phong bất ngờ lao ra chặn lại. Y bóp cổ, quật bà Đượm ngã xuống, Thắm đè lên hai chân mẹ ả.


Thấy bà Đượm không còn động đậy, biết đã tắt thở, Phong nói với Thắm muốn đi tự thú. Thắm lục lấy hết tiền và nữ trang trên người nạn nhân rồi bảo Phong kiếm chỗ phi tang thi thể. Ả đưa Phong mền, bịch nylon và 4 sợi dây để bó xác bà Đượm. Kẻ thủ ác đưa thi thể lên xuồng, chèo về nhà y, lấy thêm sợi dây xích và cục đá lớn. Khoảng 12 giờ đêm, Phong bơi xuồng ra sông Cái Nhỏ (xã Bình Thạnh, H.Cao Lãnh), buộc xác bà Đượm vào cục đá rồi đẩy xuống sông.


Gây án xong, Phong quay về nhà bà Đượm, lấy xe máy của nạn nhân chạy tìm thuê phòng trọ, ngủ đến gần sáng thì đi bộ về nhà. Đến 17 giờ hôm sau, y quay lại trả phòng, lấy xe chạy đến H.Cai Lậy (Tiền Giang), bỏ xe trên vỉa hè rồi đón xe tốc hành về nhà.


Hay tin bà Đượm bỗng nhiên mất tích, bà con dòng họ, xóm giềng tìm kiếm khắp nơi trong những ngày giáp Tết, nhưng không thấy. Đến ngày 8-2-2013, xác nạn nhân nổi trên sông Cái Nhỏ. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp ra lệnh bắt khẩn cấp Phong. Tại trụ sở, hắn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Còn Thắm - đứa con bất hiếu - chỉ thừa nhận có mặt tại hiện trường, biết Phong gây án và đưa Phong cái mền gói xác bà Đượm để phi tang. Ả không thừa nhận việc xúi giục người tình gây án.


Đưa vụ án ra xét xử lưu động ngày 25-10-2013, TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt Phong tử hình về tội giết người, 2 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình. Còn Thắm lãnh án tù chung thân về tội giết người, 5 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tù chung thân. Cả 2 bị cáo và đại diện nạn nhân cùng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên xử ngày 25-12-2013, Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM bác kháng cáo, tuyên y án tử hình đối với Phong, tù chung thân đối với Thắm.


Sau đêm "vui vẻ”, người chết, kẻ lĩnh án tử


Ngày 18-6-2018, TAND Cấp cao tại TPHCM mở phiên phúc thẩm, tuyên bác kháng cáo, y án tử hình đối với Nguyễn Văn Phong (SN 1995, ngụ Đắk Lắk) về 2 tội giết người và cướp tài sản. Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 20-3-2018, TAND TPHCM tuyên phạt Phong tử hình về tội giết người, 7 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình. Cho rằng mức án quá nặng, Phong kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận định: Bị cáo Phong phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, hành vi quá dã man, không đưa ra được tình tiết gì mới nên không có cơ sở để giảm án.


2 Kẻ Sát Thủ Trùng Cả Họ, Chữ Lót  Và Tên
Bị cáo Nguyễn Văn Phong (ngụ Đắk Lắk) ra tòa lãnh án


Theo hồ sơ, do ham chơi nên Phong nghỉ ngang khi đang học lớp 10, theo bạn bè lêu lổng. Không có tiền tiêu xài, gã đi cướp giật tài sản, bị TAND TP.Buôn Ma Thuộc (Đắk Lắk) xử 3 tháng tù (cho hưởng án treo) vào tháng 3-2014. Đến tháng 5-2014, Phong tiếp tục phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lãnh án 3 năm tù. Sau khi chấp hành xong hình phạt, trở về địa phương, Phong được một người bạn rủ đến TPHCM để làm thuê. Ngày 14-2-2017, Phong đi xe tốc hành từ Đắk Lắk đến TPHCM, thuê phòng ở trọ tại khu vực cầu vượt Sóng Thần (Q.Thủ Đức, nay là TP.Thủ Đức).


Khoảng 1 giờ ngày 20-2-2017, Phong ngồi uống cà phê tại một quán vỉa hè thì anh Lê Ngọc Lợi (SN 1980, ngụ P.An Phú Đông, Q12; tài xế xe ôm) chạy xe máy đến ngồi gần, làm quen. Thấy "hợp gu", anh Lợi mời Phong về nhà ở Q12 chơi. Đến nơi, hai người nói chuyện một lúc rồi đi ngủ. Anh Lợi không ngần ngại nói thích người cùng giới và muốn "vui vẻ” với bạn mới quen. Lúc đầu, Phong từ chối. Sau nhiều lần anh Lợi năn nỉ, Phong chấp nhận. "Vui vẻ” xong, Phong ngủ lại đến 9 giờ hôm sau, được Lợi "thưởng" 100 ngàn đồng và cho số điện thoại liên lạc.


Đi xe buýt về tới cầu vượt Sóng Thần, Phong vào tiệm chơi game rồi la cà ở quán cà phê tại ngã tư Bình Phước (Q.Thủ Đức). Khoảng 22 giờ cùng ngày, Phong gọi cho anh Lợi đến đón về nhà. Cả hai lại "vui vẻ”, rồi Phong xin ngủ lại. Khoảng 5 giờ ngày 22-2, Phong thức dậy, nảy sinh ý định "cuỗm" ĐTDĐ và xe máy của anh Lợi. Đang tìm chìa khóa xe thì bị chủ nhà phát hiện, Phong vờ thân thiết: "Anh có mệt không, em bóp vai cho anh?". Nghĩ rằng Phong thật lòng, anh Lợi để cho "người tình" đấm bóp rồi ngủ tiếp. Và đó cũng là "giấc ngủ thiên thu" của người lái xe ôm xấu số!


Khi anh Lợi ngủ say, Phong nảy sinh ý định sát hại "bạn tình" để cướp tài sản. Y dùng búa đập nhiều nhát, khiến anh Lợi bất tỉnh. Lấy điện thoại của nạn nhân bỏ vào túi quần, Phong lục tìm chìa khóa xe thì chủ nhà tỉnh lại, cất tiếng la. Hung thủ bồi thêm mấy nhát búa, khiến nạn nhân hết cử động. Hắn còn bật tivi, đề phòng "bạn tình" tỉnh dậy kêu la sẽ bị hàng xóm phát hiện.


Đến sáng 22-2, Phong phá được cửa, dắt xe máy Wave của nạn nhân rời khỏi nhà, chạy về hướng tỉnh Bình Dương. Tìm chỗ bán xe được 800 ngàn đồng, Phong quay ngược về TPHCM, rủ bạn gái uống cà phê. Hôm sau, y bán nốt ĐTDĐ của anh Lợi được 150 ngàn đồng. Đến tối 8-3-2017, Phong sa lưới khi đang ngồi nhâm nhi cà phê ở TX.Bến Cát (Bình Dương). Tại trụ sở, gã khai nhận hành vi phạm tội.


Nguồn: https://congan.com.vn/vu-an/hai-sat-thu-trung-ho-ten_116819.html


Nguồn: Huy Văn (Công an Thành phố Hồ Chí Minh)

Tp.HCM: Hàng Loạt Biện Pháp Mạnh Chống Covid-19 Theo Chỉ Thị Khẩn Số 12

 TP.HCM ra Chỉ thị khẩn số 12 với hàng loạt biện pháp mạnh phòng, chống COVID-19


 

Trong các khu phong tỏa, Chỉ thị số 12 yêu cầu thực hiện triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”; tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh.


Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên vừa ký chỉ thị khẩn số 12, về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng về phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM. 


Theo Thành ủy TP.HCM, sau 13 ngày nỗ lực quyết tâm có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành Trung ương thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng về phòng, chống dịch COVID-19, nhưng tình hình dịch tại TP.HCM vẫn còn diễn biến rất phức tạp.


Cụ thể là số ca nhiễm hàng ngày ở mức rất cao, nhất là trong các khu phong tỏa, khu cách ly; số đang điều trị, số ca nặng, tử vong ngày càng tăng; nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, vật tư thiết bị phục vụ phòng, chống dịch đã quá tải...


Trước tình hình hết sức cấp bách do chủng vi rút mới Delta diễn biến nhanh, mạnh, khó lường; để thực hiện bằng được mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, hạn chế tối đa trường hợp tử vong, bảo vệ hệ thống y tế và khả năng điêu trị, cứu chữa bệnh nhân, bên cạnh các giải pháp phòng, chống dịch đang tập trung triển khai, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo tăng cường một số biện pháp quyết tâm thực hiện Chỉ thị 16 trên địa bàn thành phố.


Mục tiêu tăng cường biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 nhằm phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch; giữ vững, mở rộng vùng an toàn và kiếm soát sự lây lan vùng nguy cơ cao.


Tp.HCM: Hàng Loạt Biện Pháp Mạnh Chống Covid-19 Theo Chỉ Thị Khẩn Số 12
Lực lượng chưc năng làm nhiệm vụ tại một khU phong tỏa ờ quận 3. Ảnh:  NGUYỆT NHI 


Các biện pháp tăng cường cụ thể:


1. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, thực hiện triệt để phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát tờ rơi hướng dẫn thực hiện giãn cách và các biện pháp phòng, chống dịch.


2. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách, nhất là việc bảo đảm giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình; thực hiện nghiêm yêu cầu, quy định cách ly, phong tỏa theo nguyên tắc:


- Trong các khu phong tỏa, thực hiện triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”; tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh. Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi: (1) có yêu cầu cấp cứu y tế, (2) mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị/chợ trong khu phong tỏa (02 lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ/siêu thị do chính quyền địa phương cấp). Đối với một số khu vực có nguy cơ rất cao thì từng hộ dân chỉ ở trong nhà, chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà.


- Trong các khu cách ly, người đang thực hiện cách ly phải tuyệt đối chấp hành quy định, không được ra khỏi phòng và không được tiếp xúc trực tiếp với người khác (trừ trường họp cấp cứu y tế).


- Đối với các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của ngành y tế, tuyệt đối không ra khỏi nhà (trừ trường hợp cấp cứu y tế); lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ được chính quyền hỗ trợ, cung cấp tại nhà.


- Các khu nhà trong các hẻm nhỏ, chằng chịt, đông người, mật độ dân số cao, thực hiện triệt đế yêu cầu giãn cách giữa cá nhân với cá nhân.


3. Thu hẹp diện các nhóm đối tượng hoạt động trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16:


- Tạm dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động của các công trường, công trình xây dựng, giao thông chưa thật sự cấp bách.


- Ngân hàng, chứng khoán bảo đảm hoạt động mức độ duy trì công suất để cung ứng kịp thời dịch vụ cần thiết, riêng đối với các chi nhánh hoặc phòng giao dịch, có thể hoạt động luân phiên, bố trí nhân sự làm việc trực tiếp theo ca kíp, thực hiện nghiêm giãn cách.


- Siết chặt hoạt động của doanh nghiệp: Chỉ những doanh nghiệp dịch vụ thiết yếu về y tế, dược phẩm, lương thực, thực phẩm, cung cấp suất ăn cho các bệnh viện, khu cách ly, khu thu dung điều trị; cung cấp điện, nước, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu; kho bạc nhà nước, dịch vụ tang lễ và một số dịch vụ thiết yếu khác do cấp có thẩm quyền quy định được hoạt động theo yêu cầu phục vụ và bảo đảm an toàn.


Các doanh nghiệp sản xuất khác chỉ được phép hoạt động với điều kiện phải bảo đảm an toàn, tuân thủ nghiêm nguyên tắc “3 tại chỗ” và “một cung đường, hai điểm đến”; kiên quyết dừng ngay lập tức và xử phạt nghiêm đối với các trường họp hoạt động không bảo đảm các yêu cầu công tác phòng, chống dịch.


- Đối với hoạt động chợ truyền thống chỉ được phép hoạt động theo mô hình mới, có quy định nghiêm ngặt và kiếm soát chặt chẽ, bảo đảm không gian mở, thoáng, có màng ngăn giữa người mua và bán, niêm yết giá và khuyến khích bán hàng vào túi sẵn, thực hiện nghiêm giãn cách; chỉ cho phép kinh doanh lương thực, thực phấm, hàng hóa thiết yếu và giảm quy mô còn khoảng 30%; các hộ kinh doanh hoạt động luân phiên theo ngày chẵn - lẻ để giảm tối đa lượng người tương tác.


- Cơ quan nhà nước tổ chức làm việc luân phiên cách ngày hoặc buổi trong ngày tại cơ qụan. Gương mẫu, chấp hành nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg, chỉ ra đường trong trường hợp có việc cấp thiết.


- Đối với các chốt, trạm kiểm soát dịch Covid-19 tại các cửa ngõ ra vào thành phố (12 chốt, trạm cấp thành phố và các chốt, trạm cấp quận, huyện và thành phố Thủ Đức) chỉ giải quyết cho xe công vụ, các loại phương tiện vận tải hàng hóa có mã (QR code) nhận diện được phép vận chuyển, vận tải vào thành phố hoặc lưu thông qua thành phố; các xe cá nhân của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, phục vụ phòng, chống dịch và các mục đích công vụ; xe đưa rước người dân thành phố về quê theo kế hoạch.


4. Tăng cường công tác truyền thông chủ động, hiệu quả, an dân: thông tin chính xác, kịp thời, tích cực về các hoạt động phòng, chống dịch, hạn chế tối đa đưa tin một chiều, thiếu kiểm chứng, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân.


Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/tphcm-ra-chi-thi-khan-so-12-voi-hang-loat-bien-phap-manh-phong-chong-covid19-1002863.html


Nguồn: Tá Lâm (Pháp luật TPHCM)

Bất Chấp Dịch Covid-19 "38 Nam Nữ Vẫn Tụ Tập Hát Karaoke"

 38 nam nữ tụ tập hát karaoke bất chấp dịch Covid-19.


Dù đã có quy định dừng hoạt động, chủ quán karaoke Ngũ Phúc vẫn đón khách. 38 người bị bắt quả tang tụ tập hát hò tại 5 phòng.


Ngày 22/7, Công an huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, phối hợp với Công an xã Liên Xá kiểm tra đột xuất quán karaoke Ngũ Phúc, phát hiện cơ sở kinh doanh này đón khách, bất chấp quy định dừng hoạt động.


Bất Chấp Dịch Covid-19 38 Nam Nữ Vẫn Tụ Tập Hát Karaoke
Nhóm khách tụ tập hát karaoke bất chấp quy định phòng chống dịch. Ảnh: Công an Hưng Yên.


Thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng bắt quả tang 38 người (19 nam, 19 nữ) tụ tập hát hò tại 5 phòng.


Công an huyện Yên Mỹ đã lập biên bản đối với chủ quán là bà Trương Thị Hồ (64 tuổi) và 38 vị khách về hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh.


Trước đó, để phòng chống dịch Covid-19, UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo từ 20h ngày 30/4, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, massage, quán bar, vũ trường... tạm dừng hoạt động.


Nguồn: Zingnews

2 Bảo Vệ Dân Phố Đánh Shipper Bị Đình Chỉ Công Tác

 Đình chỉ công tác 2 bảo vệ dân phố đánh shipper ở chốt phong tỏa.


"Hai bảo vệ dân phố đã liên hệ nam shipper để xin lỗi và nhận được sự đồng ý. Họ cũng bị đình chỉ công tác để phối hợp lực lượng chức năng làm rõ vụ việc", lãnh đạo địa phương nói.


 Nha Trang: Phó chủ tịch phường thu giữ xe dân, phân biệt vùng miền, nói ‘bánh mì không phải hàng thiết yếu’


 Công nhân trong vụ "bánh mì không phải lương thực thiết yếu" bị cho nghỉ việc!


 Xuất hiện clip Phó chủ tịch phường ở Nha Trang đi xử phạt cơ sở sản xuất bánh mì.


 Tạm đình chỉ Chủ tịch phường tự ý thu tiền cấp ‘giấy thông hành’.


Shipper bị 2 bảo vệ dân phố tát ở chốt phong tỏa Sự việc xảy ra chiều 22/7, khi shipper đến giao nhận hàng tại chốt phong tỏa khu vực Miếu Nổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM.



Tối 22/7, ông Nguyễn Quốc Trung, Chủ tịch UBND phường 3, quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết chính quyền địa phương đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với hai bảo vệ dân phố đánh nam shipper tại chốt phong tỏa ở khu vực Miếu Nổi.


Lãnh đạo địa phương cho biết việc đình chỉ công tác hai bảo vệ dân phố trên nhằm phục vụ công tác điều tra, làm rõ của lực lượng chức năng.


2 Bảo Vệ Dân Phố Đánh Shipper Bị Đình Chỉ Công Tác
Bảo vệ dân phố tát nam shipper ở chốt phong tỏa. Ảnh: Chụp màn hình.


"Sau khi xảy ra vụ việc, hai bảo vệ dân phố này đã liên hệ với nam shipper để xin lỗi và nhận được sự đồng ý. Hai bảo vệ dân phố hiện đã bị đình chỉ công tác để phối hợp lực lượng chức năng làm rõ vụ việc", ông Dũng thông tin.


Trước đó, đại diện UBND phường 3 cho biết vụ việc xảy ra khoảng 14h cùng ngày tại chốt phong tỏa khu vực Miếu Nổi.


Thời điểm đó, nam shipper tới chốt phong tỏa để giao nhận hàng. Lực lượng làm việc tại chốt đã nhắc nhở người này đỗ xe theo quy định. Tuy nhiên, anh này không đồng ý và tranh cãi với lực lượng chức năng.


"Trong lúc thực hiện nhiệm vụ anh em cũng mệt mỏi và nóng nảy nên xảy ra sự việc đáng tiếc trên. Shipper này khi đó còn đòi hành hung bảo vệ dân phố lớn tuổi nên mới xảy ra sự việc đáng tiếc", đại diện UBND phường 3 nói.


Chính quyền sở tại đã yêu cầu 2 bảo vệ dân phố liên quan viết tường trình và giao cơ quan công an phường làm rõ sự việc.


https://zingnews.vn/dinh-chi-cong-tac-2-bao-ve-dan-pho-danh-shipper-o-chot-phong-toa-post1242108.html


Nguồn: Zingnews

Siêu Thị Chung Tay Đưa Sản Phẩm Đến Tay Người Tiêu Dùng

 VinShop, VinID góp sức đưa nhu yếu phẩm đến tay người dân TP.HCM


Từ 20/7, người dân tại TP.HCM có thể mua sắm lương thực, thực phẩm tại hơn 1.000 tạp hóa liên kết VinShop và cửa hàng VinMart hoặc mua online dễ dàng trên ứng dụng VinID.


Theo đó, mạng lưới hơn 1.000 tạp hóa liên kết VinShop phân bổ khắp TP.HCM bắt đầu có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào để phục vụ nhu cầu của người dân, chung tay giải bài toán cung ứng lương thực, giúp người dân an tâm phòng dịch.


Với sự phối hợp của VinShop, các tạp hóa liên kết dễ dàng hơn trong việc nhập nhu yếu phẩm trên ứng dụng như gạo, rau, củ, quả, đồ tươi sống và các nhu yếu phẩm khác. VinShop với mạng lưới nhà cung cấp uy tín được Sở Công thương TP.HCM kết nối cùng hệ thống phân phối rộng sẽ kết hợp điều phối giao hàng nhanh chóng. Từ đó, người dân tại TP.HCM có thể mua sắm hàng hóa tại các tiệm tạp hóa gần nhà nhất, hạn chế việc đi lại và giảm nỗi lo thiếu lương thực trong giai đoạn dịch.


Chung Tay Đưa Sản Phẩm Đến Tay Người Tiêu Dùng
Người dân TP.HCM có thể dễ dàng mua nhu yếu phẩm tại các cửa hàng tạp hoá gần nhà.


Trong bối cảnh nhiều chợ truyền thống (bao gồm 3 chợ đầu mối) tạm đóng cửa theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, đây là kế hoạch thiết thực mà VinShop gấp rút triển sau 5 ngày nhận được lời kêu gọi từ Sở Công thương TP.HCM để người dân an tâm mua sắm.


Ngay trong ngày đầu tiên 20/7, gần 10 tấn rau củ quả, nhu yếu phẩm được các tạp hóa liên kết VinShop bán tới người dân. VinShop kỳ vọng 1.000 điểm bán này sẽ cung ứng ra thị trường 100 tấn lương thực, thực phẩm mỗi ngày.


Đại diện One Mount (công ty sở hữu hai sản phẩm VinShop, VinID) cho biết, trong thời gian tới, người dân có thể đồng thời sử dụng ứng dụng di động VinID để tìm và đặt mua online các mặt hàng nhu yếu phẩm tại hơn 1.000 tạp hóa VinShop và các siêu thị VinMart gần nơi ở nhất mà không cần phải ra khỏi nhà.


Cũng theo đại diện One Mount, đưa ứng dụng công nghệ hỗ trợ người tiêu dùng, kết nối khách hàng với nhà cung cấp là ưu tiên hàng đều trong thời điểm khó khăn, hạn chế đi lại, tiếp xúc như hiện nay.


Trước đó, để giải quyết điểm nghẽn trong cung ứng hàng hóa liên tục, Sở Công thương TP.HCM tổ chức chương trình doanh nghiệp đồng hành cùng người dân thành phố. Chương trình kêu gọi doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực cùng tham gia kết nối, hình thành chuỗi cung ứng bổ trợ, xúc tiến phân phối hàng hóa thực phẩm thiết yếu đến người tiêu dùng.


 Bách Hóa Xanh tăng giá bán hàng là đi ngược với đạo lý của thời cuộc


Đông Y Gia Truyền Tấn Khang


Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021

Tạo Website Bộ Công An Giả Mạo Để Lừa Đảo

 Giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ công an để lừa đảo



Website giả mạo này sử dụng tên, giao diện dễ gây nhầm lẫn với Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an với mục đích lừa đảo.


Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC), thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử vừa công bố thêm một trang web giả mạo.


Tạo Website Bộ Công An Giả Mạo Để Lừa Đảo
Lại thêm website giả mạo Cổng thông tin Bộ công an để lừa đảo.


Theo đó, website có tên “Cổng thông tin điện tử Bộ Công an” tại tên miền https://11384vn.com có hình ảnh giao diện giống hệt với Cổng thông tin của Bộ Công an.


Trang web này sử dụng các hình ảnh, thông tin chia sẻ giống với Cổng thông tin điện tử chính thức của Bộ Công an là website tại tên miền https://bocongan.gov.vn. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn với người dùng nếu không để ý đến tên miền.


VAFC khuyến cáo cộng đồng mạng không tiếp nhận và chia sẻ thông tin từ website giả mạo này. VAFC sẽ chuyển vụ việc tới cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật./.


Nhiều chiêu thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện thời COVID-19


https://vov.vn/cong-nghe/tin-moi/gia-mao-cong-thong-tin-dien-tu-bo-cong-an-de-lua-dao-875017.vov


Nguồn: Duy Vũ/ICTnews

Cẩn Thận Thời Covid-19 Xuất Hiện Nhiều Chiêu Lừa Đảo Trực Tuyến

 Nhiều chiêu thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện thời COVID-19



Lợi dụng tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều chiêu thức lừa đảo mới đã xuất hiện.


Bộ Thông tin và truyền thông vừa cảnh báo: Trong giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, mọi người cần cảnh giác cao độ trước những thông tin, hình thức lừa đảo lợi dụng tâm lý lo lắng về sức khỏe như: Giả mạo thông tin của tổ chức y tế như Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương của Việt Nam, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh gửi thư điện tử cho nạn nhân với tập tin đính kèm, hoặc các liên kết dẫn đến các nội dung về “cập nhật” tình hình lây nhiễm của COVID-19.

Cẩn Thận Thời Covid-19 Xuất Hiện Nhiều Chiêu Lừa Đảo Trực Tuyến
(Ảnh minh họa)


Khi mở các tập tin đính kèm hay nhấp vào các liên kết, máy tính của nạn nhân sẽ bị tấn công bởi các mã độc hoặc có thể bị lọ lọt thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng được lưu trữ trực tuyến sẽ bị đánh cắp. Các đối tượng còn giả mạo trang web liên quan đến COVID-19. Đây là một trong các loại hình gian lận mới, cụ thể là trong thời gian gần đây rất nhiều tên miền Internet có chữ “COVID” đã được đăng ký.


Ngoài ra, đối tượng lừa đảo sử dụng mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến để quảng bá các sản phẩm mạo nhận có khả năng phòng ngừa virus như vaccine để lừa nạn nhân hay các phương thuốc chưa từng được kiểm chứng. Bên cạnh đó, còn xuất hiện trường hợp đối tượng xấu giả làm bác sĩ hoặc nhân viên bệnh viện mạo nhận là chúng đã điều trị cho bạn bè hay người thân của nạn nhân khỏi COVID-19 và yêu cầu nạn nhân thanh toán phí cho quá trình điều trị. Đối tượng lừa đảo còn tạo lập nên các website bán hàng trực tuyến bán các vật tư y tế như khẩu trang y tế và nước rửa tay, các bộ kit test nhanh qua mạng./.


Giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ công an để lừa đảo

https://vov.vn/phap-luat/nhieu-chieu-thuc-lua-dao-truc-tuyen-xuat-hien-thoi-covid-19-875922.vov

Nguồn: Mỹ Hà/VOV1

Lợi Dụng Dịch Bệnh Covid-19 Tăng Giá Bán Hàng Là Đi Ngược Với Đạo Lý Thời Cuộc

 Bách Hóa Xanh tăng giá bán hàng là đi ngược với đạo lý của thời cuộc


Cửa hàng không niêm yết giá; tăng giá bán đã gây thêm khó khăn cho người dân trong hoàn cảnh giãn cách xã hội, hành vi này khiến dư luận hết sức bất bình và phẫn nộ, cần phải lên án và truy xét.


Trong những ngày qua, cả nước đang thực hiện cao điểm công tác phòng, chống dịch Covid-19, chung tay chia sẻ với 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội bằng những hành động thiết thực, ủng hộ hàng hóa nhu yếu phẩm, hỗ trợ tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa đảm bảo đời sống của người dân trong thời gian phòng, chống dịch.


Thực hiện giãn cách xã hội trong bối cảnh nhiều chợ đầu mối, chợ truyền thống phải tạm ngừng hoạt động khiến nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu tăng cao. Giá cả các mặt hàng vì thế tăng theo, có mặt hàng tăng giá gấp 3 đến 4 lần. Đáng tiếc là trong thời điểm này, vẫn có một số hệ thống siêu thị, cửa hàng vẫn cố tình tăng giá bán hàng hóa, gây khó khăn cho người tiêu dùng khiến dư luận hết sức bất bình và phẫn nộ. Hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để nâng giá, thu lợi bất chính là rất đáng bị lên án và truy xét.


Lợi Dụng Dịch Bệnh Covid-19 Tăng Giá Bán Hàng Là Đi Ngược Với Đạo Lý Thời Cuộc
Lực lượng QLTT tỉnh Sóc Trăng kiểm tra cửa hàng Bách Hóa Xanh tại TP Sóc Trăng.


Sự việc nổi cộm có thể thấy trong quá trình kiểm tra hệ thống cửa hàng của Công ty CP Thương mại Bách Hóa Xanh, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng đã lập biên bản đối với cửa hàng Bách Hóa Xanh ở số 481 Trần Hưng Đạo, khóm 8, phường 3, TP Sóc Trăng về hành vi bán một số mặt hàng cao hơn so với giá niêm yết.


Cụ thể, sản phẩm cháo tươi thịt thăn, niêm yết 13.500 đồng/gói, bán ra 14.600 đồng/gói; sản phẩm cháo yến vị thịt bằm, niêm yết 9.800 đồng/gói, bán ra 10.300 đồng/gói; sản phẩm cháo tươi gà cà rốt, niêm yết 19.000 đồng/gói, bán ra 19.600 đồng/gói; sản phẩm cháo tươi lươn đậu xanh, niêm yết 22.500 đồng/gói, bán ra 24.000 đồng/gói; sản phẩm cháo tươi rau củ thập cẩm, niêm yết 14.500 đồng/gói, bán ra 20.000 đồng/gói.


Đội QLTT số 2 đã lập biên bản vi phạm hành chính vụ việc, củng cố hồ sơ xử lý theo quy định. Đại diện Bách Hóa Xanh cũng xác nhận có sai sót không thay giá tại cửa hàng, không phải do cửa hàng cố ý bán cao hơn so với giá niêm yết.


Chưa dừng lại ở đó, ngày 18/7, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 1, Cục QLTT Đăk Lăk khi hành kiểm tra tại cửa hàng Bách Hóa Xanh (địa chỉ 259-261 Ngô Quyền, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột) cũng phát hiện cửa hàng này bán hàng không niêm yết giá; một số chủng loại có giá bán cao hơn so với giá niêm yết. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính hai hành vi trên để xử lý theo quy định của pháp luật.


Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Hùng Em cho biết, trong những ngày dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh, các Đội QLTT thuộc Cục QLTT Sóc Trăng đã ra quân, phối hợp với lực lượng liên ngành xuống địa bàn kiểm tra, kiểm soát thị trường, đồng thời, tuyên truyền, nhắc nhở, vận động các cơ sở kinh doanh, các tiểu thương chấp hành quy định pháp luật, không đầu cơ găm hàng, định giá bán hàng hóa bất hợp lý.


“Nhằm ngăn chặn, tiếp nhận phản ánh về hành vi gom hàng, nâng giá, trục lợi từ đại dịch Covid-19, Cục QLTT Sóc Trăng đã công bố số điện thoại của Cục trưởng QLTT và các Đội trưởng Đội QLTT để người dân kịp thời phản ánh tình trạng nâng giá, đội giá quá quy định, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về giá, lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính, găm hàng, đầu cơ...”, ông Hùng Em khẳng định.


Lợi ích nhỏ, thiệt hại lớn.


Nhìn nhận sự việc này, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, nếu phân tích theo báo cáo của Bách Hóa Xanh có thể thấy lượng hàng phục vụ bình thường là 1.000 tấn rau quả, thực phẩm và khi phục vụ cao điểm lên tới 2.500 – 3.000 tấn; chính vì vậy khả năng doanh số của đơn vị sẽ tăng trong những ngày vừa qua trong khi chi phí cố định, như nhân viên, điện, nước... không thay đổi nhiều.


Như vậy, chi phí cố định tăng không đáng kể nhưng doanh số tăng cao thì lãi gộp sẽ tăng lên. Nếu đúng là như vậy thì không phải Bách Hóa Xanh bị lỗ mà là ngược lại, bởi vì trong khi Bách Hóa Xanh tăng giá thì các đơn vị khác như Saigon Coop, Central Group,… cũng có những khó khăn tương tự nhưng vẫn giữ giá bán cho người tiêu dùng, mặc dù lợi nhuận có thể giảm sút.


“Trong khi cả nước, các ngành các cấp thực hiện lời kêu gọi của Chính phủ đồng lòng chống dịch, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, không lợi dụng để đầu cơ tăng giá làm thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng. Rõ ràng Bách Hóa Xanh chưa thấm nhuần đầy đủ ý nghĩa của việc chia sẻ lợi ích giữa người bán hàng và người tiêu dùng”, ông Phú nhận xét.


Lợi Dụng Dịch Bệnh Covid-19 Tăng Giá Bán Hàng Là Đi Ngược Với Đạo Lý Thời Cuộc
Dư luận xã hội luôn biểu dương, ủng hộ sự phát triển kinh doanh của các DN làm ăn nghiêm túc, biết chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng xã hội.

Theo ông Phú, việc làm của Bách Hóa Xanh đang đi ngược với đạo lý của thời cuộc. 1 DN muốn giữ được uy tín lâu dài với người tiêu dùng thì phải xây dựng hình ảnh từ khi mới tham gia thị trường, đi cùng người tiêu dùng trong những thời điểm khó khăn nhất. Có như vậy người tiêu dùng mới thật sự cảm phục và có ấn tượng lâu bền với DN. Nếu chỉ vì những khó khăn nhất thời, những lý do chưa được thuyết phục mà tăng giá, chính đơn vị bán lẻ sẽ đã tự làm mất uy tín, thương hiệu của chính mình.


“Chúng ta đang xây dựng một xã hội cộng đồng mang tính chia sẻ ngày càng cao, kinh doanh không phải bằng bất cứ giá nào để thu lợi nhuận về mình. Hiện tượng Bách Hóa Xanh cũng là một bài học chung cho các DN khác, không nên vì lợi nhuận tối đa để làm mất đi thương hiệu uy tín của mình trên thương trường. Dư luận xã hội luôn biểu dương, ủng hộ sự phát triển kinh doanh của các DN làm ăn nghiêm túc, biết chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng xã hội, như vậy thương hiệu của họ chắc chắn ngày càng có uy tín, vững bền hơn trên thị trường”, ông Phú chỉ rõ./.


https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/bach-hoa-xanh-tang-gia-ban-hang-la-di-nguoc-voi-dao-ly-cua-thoi-cuoc-875734.vov?utm_source=coccoc&utm_medium=ccnews


Nguồn: Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

Chủ Tịch Phường Tấn Tài - Phan Ran - Tháp Chàm Tự Ý Thu Tiền Cấp "Giấy Thông Hành"

 Tạm đình chỉ Chủ tịch phường tự ý thu tiền cấp ‘giấy thông hành’.


Chủ Tịch Phường Tấn Tài - Phan Ran - Tháp Chàm Tự Ý Thu Tiền Cấp "Giấy Thông Hành"
Phường Tấn Tài nơi xảy ra vụ việc (ảnh chụp màn hình báo Lao Động).


Ông Phan Hoàng Việt, Chủ tịch UBND phường Tấn Tài (tỉnh Ninh Thuận) bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày, vì tự ý thu tiền giấy xác nhận đi đường của người dân khi thực hiện giãn cách xã hội.


Nam công nhân vụ “bánh mì không phải lương thực thiết yếu” bị đuổi việc không lý do

Phó Chủ Tịch Phường Thu Giữ Xe Dân, Phân Biệt Vùng Miền, Nói "Bánh Mì Không Phải Là Hàng Thiết Yếu"

Chiều 20/7, ông Bùi Văn Phú, Chủ tịch UBND TP. Phan Rang – Tháp Chàm đã ký quyết định trên. Phía nhà chức trách tỉnh cũng yêu cầu UBND phường Tấn Tài phải hoàn trả số tiền đã thu của người dân (10.000 đồng/trường hợp) để cấp giấy xác nhận đi đường, tin từ Tuổi Trẻ.


Trước đó, từ 17/7 đến 31/7, TP. Phan Rang – Tháp Chàm thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch Covid-19. Trong thời gian này, người dân có việc cấp thiết đi ra đường phải có giấy xác nhận đi lại của chính quyền địa phương.


Chủ Tịch Phường Tấn Tài - Phan Ran - Tháp Chàm Tự Ý Thu Tiền Cấp "Giấy Thông Hành"
Quyết định tạm đình chỉ đối với ông Phan Hoàng Việt, Chủ tịch UBND phường Tấn Tài (ảnh chụp màn hình báo VTC NEWS)


Các xã, phường trong TP. Phan Rang – Tháp Chàm đều cấp giấy xác nhận miễn phí. Tuy nhiên, người dân ở phường Tấn Tài phản ánh UBND phường thu phí 10.000 đồng một lần cấp giấy xác nhận, có biên lai. Điều này trái với quy định, chủ trương của UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm.


Nguồn tin từ báo Lao Động, lí giải về việc làm của mình vị Chủ tịch UBND phường Tấn Tài cho rằng, phường thu phí lệ phí cấp giấy đi đường theo nhu cầu nhằm mục đích mua văn phòng phẩm phục vụ công việc.

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Chưa Có Bằng Cấp II Nhưng Được Đi Dạy 25 Năm

 Buộc thôi việc người mới học hết lớp 8, mượn bằng cấp III đi học, đi dạy.


Liên quan vụ mới học hết lớp 8, mượn bằng cấp III đi học rồi đi dạy, UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa ra quyết định buộc thôi việc đối với bà Lê Thị Ngọc Châu (tên thât Lê Thị Nga).


Mới Học Hết Lớp 8 Nhưng 25 Năm Đi Dạy


Sáng 22-1, lãnh đạo UBND TP Buôn Ma Thuột cho biết đã ra quyết định buộc thôi việc bà Lê Thị Ngọc Châu (tên thật Lê Thị Nga), giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh vì hành vi sử dụng bằng người khác để đi học, đi dạy.


Quyết định này căn cứ báo cáo ngày 10-12-2020 của Công an TP Buôn Ma Thuột về vụ việc cô giáo Lê Thị Ngọc Châu có hành vi khai man lý lịch và sử dụng, văn bằng chứng chỉ không hợp pháp.


Theo điều tra của Công an, bà Nga mới học hết lớp 8 tại tỉnh Thanh Hóa nhưng đã mượn bằng cấp III của bà Lê Thị Ngọc Châu (hàng xóm) để đi học trung cấp, cao đẳng, đại học rồi xin đi dạy suốt 25 năm qua. 


Để "hợp thức hóa" tên trên bằng cấp III, bà Nga cũng "thay tên đổi tuổi" của mình thành tên Lê Thị Ngọc Châu.


Ngoài ra, quyết định buộc thôi việc cũng căn cứ báo cáo của Trường THCS Lương Thế Vinh về kết quả họp kiểm điểm đối với bà Nga về hành vi nêu trên.


Trước những sai phạm của bà Nga, UBND TP Buôn Ma Thuột thi hành kỷ luật viên chức với hình thức cao nhất là buộc thôi việc, có hiệu lực từ ngày 21-1.


UBND TP Buôn Ma Thuột yêu cầu bà Nga bàn giao hồ sơ, sổ sách, tài sản liên quan (nếu có)... cho hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế Vinh. Bà Nga được hưởng các chế độ, chính sách liên quan sau khi thôi việc.


Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, trên mạng xã hội gần đây lan truyền một lá đơn tố cáo về việc bà Lê Thị Nga sinh ngày 12-5-1975, quê quán thôn Đồng Bào, xã Thiệu Minh (Thiệu Hoá, Thanh Hóa), có trình độ văn hóa 8/12, đã có hành vi "thay tên, đổi tuổi" rồi mượn bằng cấp III của người khác để đi học trung cấp, cao đẳng, đại học và xin đi dạy.


https://tuoitre.vn/buoc-thoi-viec-nguoi-moi-hoc-het-lop-8-muon-bang-cap-3-di-hoc-di-day-20210122083910435.htm

Nguồn: Đăng Nguyên (Tuổi Trẻ)

Hình Ảnh Lãnh Đạo Bộ Máy Quốc Hội Việt Nam Khóa XV

 Chân dung các lãnh đạo của bộ máy Quốc hội Việt Nam khóa XV

 

Bộ máy lãnh đạo Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đã được kiện toàn sau khi Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV bầu Chủ tịch Quốc hội, bốn Phó chủ tịch, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, tổng thư ký Quốc hội và tổng kiểm toán Nhà nước.

Hình Ảnh Lãnh Đạo Bộ Máy Quốc Hội Việt Nam Khóa XV


Hình Ảnh Lãnh Đạo Bộ Máy Quốc Hội Việt Nam Khóa XV

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/chan-dung-cac-lanh-dao-cua-bo-may-quoc-hoi-viet-nam-khoa-xv-1002306.html

TRÚC TRÚC - NGUYỄN THẢO (Pháp luật TPHCM)



Vỡ Đập Tỉnh Hà Nam Dân Chìm Trong Biển Nước

 Mưa lớn nhất trong 60 năm, vỡ đập ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

 

Một con đập gần thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc đã bị hư hại do mưa lũ lớn. Con đập trước đó đã bị hư hại nặng nề trong trận bão đổ bộ khiến nhiều người chết.




Theo Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), đập Guojiaju gần thành phố Trịnh Châu đã bị vỡ vào 1 giờ 30 phút sáng ngày 21.7 (giờ địa phương).


Số người chết do lũ lụt ở Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đã tăng lên con số 12. Hơn 100.000 người đã được sơ tán và công tác cứu hộ vẫn đang được tiếp tục.


Wang Guirong, một quản lý nhà hàng 56 tuổi, cho biết cô ngủ tại chính nhà hàng của mình sau khi được thông báo không có điện ở khu phố nơi cô sinh sống.


Mưa lớn nhất trong 60 năm, vỡ đập ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Một con đập gần thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã bị vỡ. Ảnh minh họa.


“Tôi sống cả đời ở Trịnh Châu mà chưa bao giờ thấy trận mưa lớn như hôm nay”, Wang nói. Công ty điện lực Trịnh Châu thông báo tạm dừng hoạt động một trạm biến áp vì mưa lớn.


Theo cơ quan dự báo thời tiết Trung Quốc, chỉ trong 3 ngày, Trịnh Châu hứng chịu lượng mưa tương đương mức trung bình của cả năm. Giới chức thành phố đã đóng cửa hệ thống tàu điện ngầm vì ngập lụt, hủy hàng trăm chuyến bay.  


Mưa lớn nhất trong 60 năm, vỡ đập ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Mưa lũ lớn khiến ít nhất 12 người chết ở thành phố Trịnh Châu.


Trước đó, quân đội Trung Quốc đã gửi thông tin cảnh báo một con đập khác có thể “sụp đổ bất cứ lúc nào”. Trong ngày 20.7, 20.000 binh sĩ Trung Quốc đã phản ứng khẩn cấp nhằm bảo vệ sự toàn vẹn của con đập.



Đến tối ngày 20.7, một đơn vị của quân đội Trung Quốc cảnh báo mưa lũ lớn đã tạo ra lỗ thủng rộng 20 mét ở thân đập Yihetan ở Lạc Dương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ kết cấu đập.


Lạc Dương là thành phố lớn ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc với khoảng 7 triệu người sinh sống.


Tỉnh Hà Nam, nơi có chùa Thiếu Lâm và nhiều địa điểm văn hóa khác, là một trong những tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc và là trung tâm công nghiệp và nông nghiệp.


Nguồn: http://danviet.vn/mua-lon-nhat-trong-60-nam-vo-dap-o-tinh-ha-nam-trung-quoc-50202121774959.htm


Nguồn: Đăng Nguyễn - CGTN (Dân Việt)

Người Dân Ở Tp.HCM Có Được Về Quê Khi Giãn Cách 19 Tỉnh Không?

 Giãn cách 19 tỉnh, người dân có được rời TP.HCM về quê?


 

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân về quê thì nhiều tỉnh đều tiếp nhận nhưng người dân cần nắm rõ các quy định của từng địa phương.


Từ ngày 19-7, cùng với TP.HCM, 18 tỉnh, thành khu vực Nam bộ đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian 14 ngày. Khi phạm vi giãn cách thực hiện trên diện rộng thì một số người sinh sống tại TP.HCM muốn dùng phương tiện cá nhân để về quê. Việc này có thực hiện được không và cần phải tuân thủ những điều kiện gì, Pháp Luật TP.HCM đã ghi nhận ý kiến của người dân và nhiều địa phương.


Người muốn đi xe riêng, người tính thuê xe về quê.


Hiện nay các loại hình vận tải hành khách đang tạm ngưng hoạt động, không đón, chở khách từ TP.HCM đi mọi tỉnh, thành. Do đó, một số người dân muốn sử dụng xe cá nhân, gọi người thân ở quê đến đón hoặc thuê xe hợp đồng để về quê. Tuy nhiên, hầu hết họ không nắm được thông tin nên khá lo lắng, sợ rằng trên đường sẽ phải cách ly tập trung hoặc bị bắt quay đầu xe.


Anh Nguyễn Thành (quê Sóc Trăng) nói: “Công ty đang dừng hoạt động nên tôi muốn đưa vợ con về quê nhưng nghe nói chỉ xe chở những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc y tế hoặc xe phòng chống dịch mới được đi. Giờ tôi không biết đi xe riêng về có được không?”.


Anh Thành đã tìm hiểu và biết người dân muốn rời TP.HCM bằng các cửa ngõ phải có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 nhưng khi đi qua địa phận các tỉnh khác thì không biết còn quy định nào nữa. Anh cũng không rõ nếu nhờ người thân từ Sóc Trăng lên đón về thì có được không.


Anh Nguyễn Lê Như Ngọc (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM), tài xế xe dịch vụ, cho biết có khách hàng thuê anh từ TP.HCM về Quảng Ngãi nhưng tới nơi anh sợ sẽ bị cách ly tập trung hoặc khi quay lại TP.HCM không được nên anh không nhận lời. Dù đã tìm hiểu quy định của nhiều địa phương nhưng anh Ngọc không thể biết trước được quy định tại các tỉnh có thay đổi gì trong thời gian anh di chuyển hay không.


Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều địa phương ủng hộ sinh viên và người lao động về quê nhằm mục đích tạo sự an toàn và giảm áp lực cho TP.HCM. Theo đó, người về từ TP.HCM hay vùng dịch đều phải cách ly đủ thời gian quy định và có xét nghiệm âm tính.


Người Dân Ở Tp.HCM Có Được Về Quê Khi Giãn Cách 19 Tỉnh Không?
Cơ quan chức năng kiểm tra xe cá nhân tại chốt kiểm soát COVID-19. Ảnh: HOÀNG GIANG


Về được nhưng phải cách ly, xét nghiệm.


Ngày 18-7, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh có thông báo yêu cầu tất cả người dân ngoài tỉnh về địa phương từ ngày 1 đến 19-7 phải đến trạm y tế các xã, phường, thị trấn nơi cư trú để khai báo y tế và thực hiện xét nghiệm COVID-19 (nếu chưa xét nghiệm) để áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.


Các trường hợp từ các địa phương khác về tỉnh Trà Vinh phải xuất trình giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính có giá trị trong vòng ba ngày. Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính thì không được vào địa bàn tỉnh. Riêng tại chốt cầu Cổ Chiên, các trường hợp qua chốt vào tỉnh phải xét nghiệm nhanh (nếu không hoặc có giấy xét nghiệm âm tính đã quá ba ngày).


Đối với các đối tượng được xác định là F2 và tất cả người dân từ TP.HCM và các tỉnh có ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng về Trà Vinh đều phải cách ly tại nhà đủ 14 ngày (trừ trường hợp phải cách ly tập trung, cách ly tại cơ sở điều trị theo quy định), tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo. Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu người dân phải thực hiện xét nghiệm ba lần vào ngày đầu, ngày thứ bảy và ngày thứ 13 trong thời gian cách ly y tế tại nhà và nghiêm chỉnh chấp hành quy định 5K.


Tại tỉnh Đồng Tháp, người từ TP.HCM về đến các chốt kiểm dịch phải khai báo y tế, có địa chỉ cư trú cụ thể, phải có giấy kết quả xét nghiệm PCR âm tính với COVID-19 trong thời hạn năm ngày vào thời điểm đến tỉnh. Người về đây còn phải cách ly y tế tại nhà trong thời gian 14 ngày kể từ ngày về tỉnh và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo; phải xét nghiệm ba lần trong thời gian cách ly y tế tại nhà. Người cách ly y tế tại nhà và tự theo dõi sức khỏe hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, không tham gia các hoạt động tập trung đông người.


Tương tự, nhiều địa phương khác đều khuyến cáo người dân hạn chế tối đa đi lại bằng phương tiện cá nhân. Người dân có thường trú tại địa phương khi về quê sẽ phải cách ly và có giấy xét nghiệm âm tính.


Chẳng hạn, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quy định dừng việc di chuyển ra vào địa phận tỉnh khi không phải trường hợp cần thiết. Đối với người dân có nhà ở trong tỉnh nhưng đi từ vùng dịch về trong thời gian giãn cách cũng phải bắt buộc cách ly tại nhà.


Với tỉnh Lâm Đồng, từ ngày 19-7, tỉnh khuyến cáo người dân không đi ra khỏi tỉnh bằng các loại xe cá nhân trong thời gian thực hiện giãn cách. Trường hợp thật sự cần thiết mà phải đi ra khỏi tỉnh thì khi về lại phải thực hiện cách ly theo quy định. Theo đó, tại các chốt kiểm soát dịch bệnh của tỉnh sẽ ghi biển số xe, theo dõi người đi ra ngoài tỉnh để thông tin cho toàn bộ chốt kiểm soát khác trong tỉnh biết, giám sát và xử lý theo quy định.•


An Giang không đón người dân ngoại tỉnh.

Không hạn chế đón người dân trong tỉnh về quê nhưng tỉnh An Giang lại có quy định khác đối với người không có thường trú tại tỉnh này.


Theo Trung tá Nguyễn Đức Hậu, Trưởng Công an TP Long Xuyên (An Giang), do tình hình dịch phức tạp và số lượng người cách ly tập trung quá đông nên địa phương không tiếp nhận người của tỉnh khác (trừ các trường hợp đặc biệt), mà chỉ tiếp nhận công dân của tỉnh về từ các địa phương khác.


Cụ thể, người dân tỉnh An Giang học tập hoặc lao động từ TP.HCM về đến chốt kiểm soát phải khai báo và xuất trình giấy tờ (CMND hoặc CCCD) chứng minh là người của địa phương mới được vào. Khi vào địa bàn tỉnh thì người dân buộc phải đi cách ly tập trung 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định, sau đó tiếp tục về nhà theo dõi trong bảy ngày.


Gần 20.000 người đã về quê qua quốc lộ 14

Các tỉnh khu vực Tây Nguyên hiện chưa áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 nhưng số lượng người từ TP.HCM và các tỉnh lân cận trở về quê rất lớn, khiến công tác phòng chống dịch tại khu vực này cũng áp lực.


Chiều 19-7, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Đào Kim Nghiệp, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông), cho hay trong ít ngày qua, lượng người từ các tỉnh Đông Nam bộ như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM về các tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 14 rất lớn. Quốc lộ này nối liền tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk khiến công tác kiểm soát dịch của cơ quan chức năng gặp khó khăn, nhất là trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp.


Theo ông Nghiệp, người từ TP.HCM và các tỉnh đang áp dụng Chỉ thị 16 khi đến trạm kiểm soát dịch Đắk R’Lấp (Đắk Nông) thì phải đáp ứng nhiều yêu cầu. Theo đó, họ phải có giấy xét nghiệm test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ. Đối với người từ khu vực thực hiện Chỉ thị 16 đi qua chốt nhưng không phải về tỉnh Đắk Nông thì phải khai báo y tế, đo thân nhiệt và phải làm giấy cam kết là không về hoặc ở lại tỉnh Đắk Nông.


Nếu người từ TP.HCM và các tỉnh thực hiện Chỉ thị 16 có thường trú ở Đắk Nông về quê thì cũng phải có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ, đo thân nhiệt, khai báo y tế theo quy định. Sau đó, tại chốt Cây Chanh (huyện Đắk R’Lấp), họ được lấy mẫu làm PCR gửi về CDC Đắk Nông để xét nghiệm. Người nào ở các huyện khác của tỉnh Đắk Nông thì được thông báo cho huyện tiếp nhận và thông qua đường dây nóng với các trung tâm y tế huyện để hướng dẫn đến nơi cách ly tập trung chờ kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì họ sẽ được đưa đi chữa bệnh, còn kết quả âm tính thì sẽ cho cách ly tại nhà theo quy định.


Cũng theo ông Nghiệp, từ thời điểm 0 giờ ngày 19-7, khi TP.HCM và 18 tỉnh, thành thực hiện Chỉ thị 16 đến nay thì số lượng người về các tỉnh Tây Nguyên lại càng đông, chủ yếu bằng xe máy và ô tô cá nhân. Qua thống kê, đến nay số lượng người khai báo y tế qua các trạm kiểm soát dịch bệnh tại tỉnh trên quốc lộ 14 là gần 20.000 người. “Có thời điểm rất đông người mà trời thì mưa to nên chúng tôi phải dựng nhiều rạp che mưa để họ trú tạm, chờ đến lượt làm các thủ tục khai báo y tế” - ông Nghiệp nói.


Người Dân Ở Tp.HCM Có Được Về Quê Khi Giãn Cách 19 Tỉnh Không?

Đêm 17-7, rất đông người từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam chờ làm thủ tục qua chốt phòng chống dịch ở huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông). Ảnh: HUY TRƯỜNG


HUY TRƯỜNG


Nguồn: https://plo.vn/do-thi/gian-cach-19-tinh-nguoi-dan-co-duoc-roi-tphcm-ve-que-1002240.html


Nguồn: Nhóm PV (Pháp luật Tp.HCM)

Lòi Thêm Clip Ông Trần Lê Hữu Thọ (Phó Chủ Tịch Phường) Tới Tận Cơ Sở SX "Bánh Mì" Để Xử Phạt

 Xuất hiện clip Phó chủ tịch phường ở Nha Trang đi xử phạt cơ sở sản xuất bánh mì.

 

Trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện clip quay cảnh người vừa phát ngôn “bánh mì không phải lương thực, thực phẩm” là ông Trần Lê Hữu Thọ (Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) dẫn đầu một tổ công tác phường này đi xử lý hoạt động một lò bánh mì và tạm giữ giấy phép kinh doanh.


Chiều 20/7, một lãnh đạo UBND TP. Nha Trang cho biết đang kiểm tra thông tin clip xuất hiện trên mạng xã hội việc ông Trần Lê Hữu Thọ (Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, người vừa phát ngôn “bánh mì không phải lương thực, thực phẩm” gây bất bình trên mạng xã hội trong những ngày vừa qua) dẫn đầu một tổ công tác phường này đi xử lý hoạt động một lò bánh mì và tạm giữ giấy phép kinh doanh. Đoạn clip nói trên ghi lại cảnh một công chức phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang đọc biên bản xử lý cơ sở bánh mì của ông N.V.T (SN 1970, ở số 389, đường Điện Biên Phủ, phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang).


Clip Phó chủ tịch phường Vĩnh Hoà Trần Lê Hữu Thọ đi xử lý cơ sở sản xuất bánh mì. Clip đăng trên mạng xã hội.


Trong clip, một công chức tổ công tác phường Vĩnh Hòa đọc lại biên bản cho chủ cơ sở sản xuất bánh mì nghe nội dung vi phạm: Ông N.V.T có hành vi vi phạm không chấp hành biện pháp về phòng chống dịch bệnh, vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, đã được phường tuyên truyền, nhắc nhở và ký cam kết. Cụ thể “đang bán cho người mua mang về”, vi phạm vào điều khoản: “Không thực hiện Quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng, có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh tại vùng có dịch, áp dụng đối với cơ sở kinh doanh không tạm dừng hoạt động kinh doanh, như nhà hàng, quán ăn uống, cà phê, kể cả bán hàng mang về, các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu như tạp hóa, rượu bia, bánh kẹo…”.


Sau khi đọc nội dung vi phạm, các ông Trần Lê Hữu Thọ (Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa), Lê Huỳnh Sang (Công an phường Vĩnh Hoà) và Nguyễn Hoàng Phương (công chức quản lý đô thị phường Vĩnh Hoà) đã tiến hành lập biên bản đối với hộ kinh doanh ông N.V.T. Tại đây, tổ công tác này còn áp dụng biện pháp tạm giữ giấy phép kinh doanh.


Phó Chủ Tịch Phường Ở Nha Trang Xử Phạt Cơ Sở SX "Bánh Mì"

Phó Chủ Tịch Phường Ở Nha Trang Xử Phạt Cơ Sở SX "Bánh Mì"
Cán bộ phường Vĩnh Hoà lập biên bản xử lý chủ cơ sở sản xuất bánh mì. Ảnh cắt lại từ clip.


Cũng theo nội dung của clip, tổ công tác phường Vĩnh Hòa đã yêu cầu ông N.V. T. nghiêm túc chấm dứt hành vi vi phạm và mời ông T. lúc 15h30 ngày 13/7/2021 tiếp tục có mặt tại UBND phường Vĩnh Hoà để làm việc. PV Tiền Phong đã liên hệ với các lãnh đạo UBND phường Vĩnh Hoà để xác minh rõ thông tin vụ việc, nhưng không lãnh đạo nào bắt máy và phản hồi.


Một lãnh đạo UBND TP. Nha Trang cho biết: Cơ sở sản xuất bánh mì được hoạt động bình thường trong khi thực hiện giãn cách xã hội, miễn sao đảm bảo 5K theo quy định của Bộ Y tế. Trước đó, ngày 19/7, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã ban hành văn bản nêu rõ các mặt hàng thiết yếu, trong đó xác định bánh mì là mặt hàng lương thực thiết yếu được lưu hành trong khu vực giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.


Nguồn: https://tienphong.vn/xuat-hien-clip-pho-chu-tich-phuong-o-nha-trang-di-xu-phat-co-so-san-xuat-banh-mi-post1357449.tpo


Nguồn: Lữ Hồ (Tiền Phong)

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021