Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Cách Dùng Cây Tầm Bóp Trị Bệnh Tiểu Đường - Hỗ Trợ Trị Ung Thư ( cây này ở Nhật Bản có giá 700.000vnd/ 1kg còn ở Việt Nam giá trị 0 đồng)

 

 Cách Dùng Cây Tầm Bóp Trị Bệnh Tiểu Đường - Hỗ Trợ Trị Ung Thư ( cây này ở Nhật Bản có giá 700.000vnd/ 1kg còn ở Việt Nam giá trị 0 đồng)

https://www.youtube.com/watch?v=aysJrM8bjVU

Cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chỉ khái. Loại thảo dược này được y học cổ truyền sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho nhiều đàm, tiểu đường, mụn nhọt ở vú.

Cây tầm bóp
Cây tầm bóp là thảo dược quý trong Đông y
  • Tên khác: Bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn
  • Tên khoa học: Physalis angulata L
  • Họ: Cà (Solanaceae)

Mô tả về cây tầm bóp

1. Đặc điểm thực vật

  • Thân cây: Cây thân thảo, chiều cao trung bình dao động từ 50 – 90 cm. Trên thân có nhiều cành và thường mọc rủ xuống
  • Lá: Lá cây tầm bóp màu xanh, hình bầu dục, dài cỡ 0,3cm và rộng 0,2 – 0,4 cm. Các lá mọc theo kiểu so le, nối liền với thân bằng một cuống lá dài cỡ 0,15 – 0,3 cm. Lá có thể chia thùy hoặc không.
  • Hoa: Tầm bóp ra hoa màu trắng, nhụy vàng, có 5 cánh. Cuống hoa mảnh, mọc đơn độc. Đài hoa hình chuông, màu xanh, bao phủ lớp lông tơ mịn ở bên ngoài. Một số hoa có thể có những chấm tím ở gốc.
  • Quả: Loại cây này cho ra quả quanh năm. Quả mọng, hình tròn, bề mặt nhẵn. Khi còn nhỏ, quả thường có màu xanh nhưng lúc chín thì chuyển sang màu đỏ hoặc cam . Bên ngoài quả có một lớp đài bao trùm bên ngoài giống như một cái túi bảo vệ, khi bóp vỡ có tiếng kêu lốp bốp. Trong mỗi quả đều chứa nhiều hạt nhỏ li ti, hình thận.

2. Khu vực phân bố

Cây tầm bóp chủ yếu tập trung ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Cây thường mọc hoang dọc theo hai bên đường, bờ ruộng, trong vườn, trên bãi cỏ hay các khu đất hoang. Ngoài ra, loại cây này còn được tìm thấy ven các khu rừng cho độ cao dưới 1.500m tính từ mặt nước biển.

Ở nước ta, cây tầm bóp phát triển khắp mọi nơi. Nhận thấy giá trị của loại cây này, nhiều nơi còn trồng tầm bóp lấy rau ăn hàng ngày hoặc làm thuốc chữa bệnh.

3. Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được, bao gồm rễ, thân, lá, quả. 

4. Thu hái, và sơ chế

Cây tầm bóp được thu hái bất kì thời điểm nào trong năm. Dược liệu thu về được dùng dưới dạng tươi hoặc phơi khô tích trữ dùng dần.

5. Bảo quản

Tầm bóp sau khi được phơi khô nên cho vào trong bọc hoặc hộp kín, bảo quản nơi thoáng mát. Việc để thuốc ở khu vực ẩm ướt như gần nơi rửa chén, trong nhà tắm… có thể khiến tầm bóp khô bị ẩm ướt, nhiễm nấm mốc và vi khuẩn.

6. Thành phần hóa học

Phân tích trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã ghi nhận được nhiều thành phần hóa học có trong thân và quả cây tầm bóp. Cụ thể như sau:

Trong cây:

  • Physalin A-D, F, L-O
  • Physagulin A-G 
  • Các alcaloid

Trong quả tầm bóp:

  • Nước
  • Chất béo 
  • Chất xơ
  • Protein
  • Đường
  • Cacbohydrat
  • Vitamin C
  • Các khoáng chất: Lưu huỳnh, sắt, kẽm, magie, canxi, photpho, clo, natri

Vị thuốc tầm bóp

1. Tính vị

  • Cây tầm bóp: Không chứa độc, vị đắng, tính mát
  • Quả tầm bóp: Tính bình, vị chua nhẹ
quả cây tầm bóp
Ngoài thân, lá, rễ thì quả tầm bóp cũng có tác dụng chữa bệnh

2. Quy kinh

Quy vào kinh Tâm, Bàng quang

3. Tác dụng dược lý và chủ trị

Theo Đông y, cây tầm bóp có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chỉ khái, lợi thấp, tán kết. Dược liệu này thường được y học cổ truyền dùng làm thuốc lợi tiểu và chủ trị các chứng bệnh cảm sốt, tiểu đường, viêm họng, khan tiếng, ho khan hoặc ho có đờm, thủy đậu, ban đỏ, nóng trong, nôn ói, sưng đau yết hầu, bệnh tay chân miệng.

Nghiên cứu từ trường đại học Houston – Mỹ cho thấy các chất Physalin A-D, F, L-O và Physagulin A-G có tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư ở các cơ quan như gan, phổi, cổ tử cung hay vòm họng. Đồng thời các chất này cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.

Ăn quả tầm bóp giúp bổ sung vitamin C ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut. Căn bệnh này có biểu hiện chính là chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da hoặc lâu lành tổn thương do cơ thể thiếu hụt vitamin C.

Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra cây tầm bóp có những tác dụng như kháng khuẩn, giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp, chống co thắt, chống nấm, chống đông máu…

4. Cách dùng và liều lượng

  • Cây tươi: Đắp ngoài, uống nước cốt hoặc nấu nước rửa ngoài tổn thương. Ngày dùng tối đa 40 – 80g
  • Cây khô: Dùng theo dạng sắc uống, mỗi ngày 20 – 40g.

Bài thuốc sử dụng cây tầm bóp

1. Chữa viêm họng, ho khan hoặc có đờm, giọng nói bị khàn, đi tiểu ít

  • Chuẩn bị: 50g cây tầm bóp tươi. Nếu dùng khô thì lấy 15g
  • Cách sử dụng: Cây tầm bóp rửa sạch, sắc với 500ml chia uống nhiều lần trong ngày. Cần uống thuốc liên tiếp trong ít nhất 3 đến 5 ngày để thành được kết quả.

2. Điều trị các bệnh da liễu như tay chân miệng, nổi ban đỏ ngoài da, bệnh thủy đậu

  • Chuẩn bị: 50 – 100g tầm bóp tươi ( tương đương 15 – 30g cây khô )
  • Cách sử dụng: Sắc thuốc lấy nước đặc uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn

3. Chữa mụn nhọt ở vú, mụn đinh độc

  • Chuẩn bị: 40 – 80gr cây tầm bóp tươi
  • Cách sử dụng: Tầm bóp sau khi thu hái về cần đem rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra cho ráo nước, giã nát, chắt lấy nước và bã để riêng. Phần bã thì dùng để uống, còn bã có thể đắp trực tiếp lên khu vực da bị bệnh hoặc nấu nước để rửa tổn thương. Thực hiện mỗi ngày 1 lần.

4. Điều trị bệnh tiểu đường

  • Chuẩn bị: 20 – 3og rễ tầm bóp tươi, 1 quả tim lợn, chu sa
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, cắt nhỏ rồi nấu chung với nhau trong khoảng 20 phút. Gạn lấy nước uống mỗi ngày một lần. Mỗi liệu trình dùng thuốc cần uống liên tục trong 5 – 7 ngày.

5. Hỗ trợ điều trị các loại ung thư phổi, ruột, gan, cổ tử cung, vòm họng, mũi

  • Chuẩn bị: 30g cây tầm bóp khô, 40g cây bách giải
  • Cách thực hiện: Cho 2 nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 700ml thì ngưng. Chia ra uống 2 hoặc 3 lần trong ngày.

6. Cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật

  • Chuẩn bị: Lá và đọt non cây tầm bóp tươi
  • Cách dùng: Nấu canh hoặc luộc ăn thay rau trong bữa chính. Mỗi tuần ăn 2 -3 lần để nâng cao thể trạng, góp phần ngăn ngừa ung thư, tiểu đường và các bệnh lý khác.

Một số liệu cần lưu ý khi dùng cây tầm bóp

  • Cây tầm bóp là dược liệu tự nhiên lành tính nhưng dùng lâu dài cũng không tốt. Trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc và dùng đúng liều được khuyến cáo.
  • Những người bị dị ứng với tầm bóp thì tuyệt đối không nên chữa bệnh bằng loại cây này. Nếu trong quá trình điều trị bạn thấy cơ thể có các biểu hiện xấu như nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn… thì nên ngưng uống ngay.
  • Phụ nữ mang thai, trẻ em cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng
  • Thận trọng khi sử dụng cây tầm bóp trong thời gian đang được điều trị bằng thuốc tây, thực phẩm chức năng hay bất kì loại thảo dược nào khác. Chúng có thể tương tác làm giảm tác dụng của nhau hoặc gây ra những tác dụng phụ không tốt.
  • Cây tầm bóp rất dễ bị nhầm lẫn với lu lu đực – một loại cây chứa độc tố solanin. Nếu như hoa tầm bóp thường mọc đơn độc, khi chín quả màu đỏ hoặc vàng thì hoa cây lu lu được lại mọc thành chùm, quả có màu đen. Bạn cần chú ý đến đặc điểm này để thu hái và mua đúng dược liệu.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

Một Số Loại Cây Thuốc Nam Sau Giúp Thoát Khỏi Các Cơn Đau Nhức Xương Khớp Mà Bạn Nên Biết.

 Một Số Loại Cây Thuốc Nam Sau Giúp Thoát Khỏi Các Cơn Đau Nhức Xương Khớp Mà Bạn Nên Biết.

Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường gặp không những ở người cao tuổi mà còn ở giai đoạn tuổi trung niên cần được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời để phòng tránh nguy cơ dẫn đến tàn phế.

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm 

Đau nhức xương khớp không chỉ là hiện tượng xảy ra do làm việc sai tư thế hay sự thay đổi bất thường và đột ngột của thời tiết mà đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều căn bệnh liên quan như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… Những loại bệnh này nếu không có sự chữa trị sớm và kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế. Chính vì vậy mà trong y học cổ truyền người ta đã nghiên cứu nên những bài thuốc từ nhiều loại thảo dược khác nhau có thể hỗ trợ hoặc điều trị bệnh bệnh về xương khớp mà không gây hại hay có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là một số cây thuốc nam quanh ta thường được nhiều người áp dụng chúng ta cùng tham khảo hi vọng có thể giúp các bạn cải thiện được tình trạng bệnh. 

 Dây đau xương

Kể đến những vị thuốc cho tác dụng hiệu quả đối với bệnh về xương khớp đầu tiên chúng ta thường nghĩ ngay đến cây dây đau xương. Đúng như tên gọi đây là một loại cây thuộc họ dây leo, bài thuốc từ cây này đã có từ rất lâu đời và cho thấy những chuyển biến tình trạng bệnh một cách rõ rệt đối với những bệnh nhân đã từng sử dụng.

Trong đông y nó còn có nhiều cái tên khác như là khoan cân đằng, trục cốt đằng, thân cân đằng,…có bị hơi đắng, tính mát. Dây đau xương cho những tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp , hoạt lạc, thư cân,…và chữa các loại bệnh như đau nhức xương khớp, tê bại, tê thấp, đau dây thần kinh hông, bổ sức.

Dây đau xương là vị thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Dây đau xương là vị thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả 

Người ta thường sử dụng thân và lá của cây khi đã già đem thái nhỏ phơi khô để làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. 

Lá Lốt 

Lá lốt là loại cây không hề xa lạ với nhiều người, đây là loại gia vị thường được thêm vào trong các món ăn hàng ngày ngoài ra chúng cũng là vị thuốc chữa được rất nhiều các loại bệnh khác nhau đặc biệt những bệnh liên quan đến xương khớp.

Ngoài cái tên lá lốt người ta còn hay gọi chúng với tên gọi là tất bát, toàn bộ cây đều cho tác dụng dược học có thể sử dụng như những vị thuốc. Lá lốt có vị cay, mùi thơm đặc trưng và tính ấm có tác dụng ôn trung, hạ khí, tán hàn chỉ thống vì thế mà người ta thường sử dụng chúng để trị chứng phong hàn thấp, tê bại, đau lưng, chân tay tê buốt, sưng đầu gối.

Có thể sử dụng trực tiếp lá lốt tươi hoặc có thể sấy khô, phơi nắng và dùng dần trong thời gian dài.

Cỏ Xước

Mặc dù đây mà một loại cây mọc hoang ở khắp nơi tuy nhiên đừng bao giờ nghi ngờ công dụng của loại cây này trong những bài thuốc Đông y cổ truyền điều trị xương khớp.

Rễ cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát

Rễ cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát

Trong đông y người ta vẫn thường gọi chúng là Nam Ngưu Tất, có thể dùng toàn cây để chế biến thành thuốc tuy nhiên người ta vẫn hay sử dụng phần rễ của nó là chủ yếu. Rễ cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát và cho những tác dụng rất tốt để thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi niệu. Bên cạnh đó chúng còn là loại dược liệu không thể thiếu để chữa phong thấp, đau lưng, viêm khớp, nhức xương, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái buốt,…

Cây cỏ xước sau khi thu hoạch người ta lấy phần rễ( hoặc cả phần thân) đem rửa sạch và thái nhỏ sau thế có thể dùng tươi ngay hoặc đem phơi khô dùng dần.

Đơn Châu Chấu

Cây đơn Châu chấu hay còn gọi là cây đinh lăng gai, độc lực, cây cuồng có vị đắng, tính ấm, hơi cay . Rễ cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc khu phong, trừ thấp, tiêu thũng, tán ứ hiệu quả .

Tất cả các bộ phận của cây như rễ, cành, lá, vỏ rễ đều có thể bào chế thành các vị thuốc sử dụng chữa bệnh trong đông y. Phần thân nhất là lõi thân cho thấy những tác dụng bồi bổ cơ thể đặc biệt theo nghiều nghiên cứu cho thấy rằng rễ cây có tác dụng kháng sinh khá là mạnh có thể giải được một số loại độc, tương tự lá cây cũng có tác dụng tiêu độc.

Loại thảo dược này thường được dân gian sử dụng để chữa một số loại bệnh như phong thấp tê bại, đòn ngã, đau dạ dày, viêm khớp.  

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Tiêu Diệt Vi Khuẩn HP Dạ Dày Trong 10 Ngày Bằng Cây Rau Mương

 Tiêu Diệt Vi Khuẩn HP Dạ Dày Trong 10 Ngày Bằng Cây Rau Mương

https://www.youtube.com/watch?v=s113jDqYLzU

Cây rau mương  có vị nhạt, tính mát, công dụng chính là thanh nhiệt, lợi niệu, lương huyết giải độc. Thảo dược này được nhiều người sử dụng trong điêu trị bệnh dạ dày và đau khớp nói chung. Bài viết thông tinh những kiến thức về cây rau mương, cũng như công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc này.

Hình ảnh cây rau mương
Hình ảnh cây rau mương quen thuộc trong tự nhiên

Cây rau mương được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày do vi khuẩn H.Pylori gây ra. Mặc dù vẫn chưa có công trình y học hiện đại nào nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của cây rau mương nhưng không ít người bệnh dùng qua thảo dược này công nhận hiệu quả của bài thuốc.   

Cây rau mương – Đặc điểm hình thái, dược tính

Cây rau mương còn có các tên gọi khác là cây rau mương thon, rau lục. Tên tiếng Anh là Ludwigia hyssopifolia(G.don) Exell (Jussiaea linifoliaVahl). Cây thuộc họ rau dừa nước (danh pháp khoa học: Onagraceae).

Cây rau mương là cây thảo cao có chiều cao tương đối thấp (25 – 50cm). Cây có màu xanh nhạt, thân phân nhánh, mọc đứng, cành có 4 góc tù. Lá cây rau mương mọc thành hình dải – ngọn giáo, phiến lá thuôn hẹp dài thành cuống,  mũi lá nhọn, trung bình chiều dài của lá cây khoảng 4 – 8cm, chiều rộng khoảng 10 -15mm.

Cây rau mương là thực vật có hoa, số lượng hoa nhỏ màu trắng trắng ở nách lá, hoa không có cuống. Đến thời điểm nhất định cây rau mương mọc ra các quả hình trụ, bề mặt quả nhẵn hơi phồng lên ở đỉnh. Chiều dài của quả chỉ khoảng 15 – 18mm, chiều rộng 2,5mm. Bên trong quả rau mương có chứa nhiều hạt lớn hình bầu dục.

Cây rau mương làm thuốc trị bệnh
Cây rau mương là thuốc trị bệnh được ứng dụng phổ biến trong Y học dân tộc

Cây rau mương phân bố nhiều nơi tại Việt Nam, chủ yếu sinh trưởng tốt tại những khu vực ẩm ướt có nhiều sông ngòi. Ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có loài cây này, chủ yếu cây được người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long thu nhặt về làm thuốc chữa bệnh dạ dày, nấu nước uống giải nhiệt.

Bộ phận dùng: Toàn bộ cây.

Thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Hái về, rửa sạch, để ráo và phơi khô dùng dần.

Bảo quản: Nơi khô thoáng.

Tác dụng dược lý của cây rau mương

Cây rau mương có tính mát, vị ngọt, hơi sít

Tác dụng dược lý

Dựa theo nghiên cứu của nền Y học cổ truyền, cây rau mương có tác dụng chính là thanh nhiệt, tiêu thũng, tiêu sưng, trừ thấp, hỗ trợ điều trị bệnh lỵ và rối loạn tiêu hóa. Một số tác dụng dược lý của cây rau mương trong y học được công nhận gồm:

  • Chữa bệnh đau khớp
  • Điều trị ho gà
  • Giảm mụn, giải nhiệt
  • Cải thiện triệu chứng đau nhức cơ răng
  • Chữa bệnh tiểu đường
  • Điều trị viêm họng, viêm ruột
  • Chữa bệnh đau dạ dày có yếu tố H.Pylori

Cách sử dụng cây rau mương chữa bệnh

Theo kinh nghiệm điều trị lâu đời của dân gian, cây rau mương có thể sử dụng làm thuốc với tất cả các bộ phận bao gồm lá, thân và rễ cây. Điều chế thuốc uống bằng cây tươi hoặc cây khô đều mang đến hiệu quả tốt, tuy nhiên nếu sử dụng cây tươi sẽ tốt hơn.

tác dụng của cây rau mương
Tất cả các bộ phận của cây rau mương đều có thể dùng làm thuốc
  • Cách sử dụng: Dùng cây rau mương chữa bệnh theo dạng điều chế thành bài thuốc sắc uống hằng ngày, giã nát nuốt lấy nước hoặc nhai nuốt tươi.
  • Liều dùng: Dùng dưới dạng dược liệu khô 20 – 40 gram, hoặc sử dụng dưới dạng dược liệu tươi 40 – 50 gram

Bài thuốc từ cây rau mương

Để chữa bệnh bằng cây rau mương, người ta thường dùng nguyên liệu dưới dạng cây khô sắc lấy nước uống hoặc phối hợp cùng với nhiều vị thuốc khác. Trong trường hợp nấu thuốc với cây khô, người bệnh nên đem cây thái nhỏ, sao vàng khử thổ trước rồi sắc mỗi lần sắc thuốc lấy vài nhúm.

Nước rau mương có tác dụng kháng viêm rất công hiệu, người bệnh có thể dùng để ngâm và súc miệng hàng ngày để chữa và phòng ngừa các bệnh liên quan đến hầu họng, miệng. Một số bài thuốc từ cây rau mương được áp dụng nhiều trong dân gian là:

  • Bài thuốc trị viêm amidan và viêm họng: Sử dụng lá rau mương tươi, sau đó đem đi rửa sạch và nhai nuốt nước.
  • Bài thuốc trị ung nhọt, chín mẻ, áp xe: Sử dụng lá rau mương tươi, đem đi rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó đem rau mương đi giã nát đắp lên da. Kết hợp dùng 30 – 40 gram rau mương  sắc lấy nước uống mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị.
  • Bài thuốc trị đầy bụng, tiêu chảy:  Đem lá rau mương tươi đi rửa sạch, sau đó đem đi giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc trị bệnh tiểu đườngDùng 15 gram rau mương, lục bình, chuối hột, bông dừa nước, dây mây, cam thảo, 20 gram khổ qua sắc cùng với 3 chén nước. Chia thành 2 lần uống trong ngày.

Tác dụng của cây rau mương

Tác dụng của cây rau mương trong điều trị bệnh được Đông y ghi nhận. Chủ yếu rau mương được sử dụng như một vị thuốc,  hiệu quả của bài thuốc chỉ giới hạn ở một số tác dụng nhất định. Dựa theo kinh nghiệm được lưu truyền trong dân gian, những công dụng chính của cây rau mương là điều trị bệnh dạ dày, điều trị mụn nhọt, lở ngứa, chữa đi ngoài…

Điều trị bệnh HP dạ dày

Rất nhiều thông tin được ghi nhận về tác dụng của cây rau mương trong trị bệnh đau dạ dày. Trong đó, chủ yếu là bệnh dạ dày do virus Helicobacter pylori (HP) gây ra. Các nhà nghiên cứu Đài Loan đã có kết quả về các phương thuốc thảo dược có thể không chế được vi khuẩn HP , cây rau mương là một trong số đó.

cây rau mương có tác dụng gì
Tác dụng của cây rau mương trong điều trị bệnh dạ dày

Kiểm soát bệnh ung thư

Một nghiên cứu bằng phương pháp quang phổ cho thấy hoạt chất triterpen có trong cây rau mương chiếm thành phần đáng kể. Hoạt chất này trước đó đã được chứng minh có khả năng chống lại hai dòng tế bào khối u ở người. Chủ yếu là ung thư tại vị trí tế bào miệng và ung thư biểu mô đại trực tràng.

Chữa bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu khác tại Đài Loan chứng minh rằng, thành phần chiết xuất từ rau mương – Ludwigia octovalvis có công dụng chính là ổn định đường huyết. Thí nghiệm được thực hiện dựa trên chuột mắc bệnh tiểu đường được bơm dịch chiết từ rau mương đều đặn mỗi ngàu. Kết luận nghiên cứu cho thấy rau mương là thảo dược tiềm năng để điều chế thuốc cho bệnh nhân tiểu đường

Trừ thấp, tiêu thũng

Trong Đông Y, công dụng được sử dụng phổ biến nhất của rau mương là khả năng trừ thấp, tiêu thũng hiệu quả. Bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan đến các vấn đề trên, ngay sau thời ngắn sử dụng rau mương làm thuốc uống nhận thấy kết quả điều trị được hiệu quả hơn.

Tác dụng của cây rau mương chữa thấp khớp

Bệnh nhân bị thấp khớp có thể dùng rau mương để làm thuốc cải thiện tình trạng tê thấp,  nhức mỏi. Ngoài ra tại một số nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan cũng sử dụng rau mương để chữa chứng đau cơ hoặc đau răng thay vì dùng thuốc tây. Nhưng để đảm bảo điều trị không gây tác dụng phụ, người bệnh tốt hơn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Cây rau mương chữa bệnh gì
Cây rau mương có thể chữa được bệnh viêm thấp khớp

Trị bệnh lỵ

Tác dụng của cây rau mương lâu đời dùng trong chữa bệnh lỵ được nhiều người biết đến. Thông thường, bài thuốc được điều chế từ rễ cây rau mương nấu nước với sữa. Bệnh nhân kiên nhẫn uống vài lần thì bệnh sẽ tự động thuyên giảm và khỏi hẳn.

Chữa bệnh cảm mạo phát sốt

Có rất nhiều bài thuốc được lưu truyền trong dân gian dùng để điều trị chứng bệnh cảm mạo phát sốt. Trong đó các bài thuốc từ cây rau mương có tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Người bệnh sử dụng những ngọn non của rau mương làm rau nấu canh ăn hàng ngày. Kết hợp với tiêu và hành lá sẽ giúp hạ sốt và hệ thống miễn dịch được cải thiện tốt hơn.

Cải thiện tình trạng sình bụng

Cách tốt nhất để chữa sình bụng bằng cây rau mương là sử dụng lá rau non nấu canh ăn. Sình bụng không phải là bệnh mà là triệu chứng, vì thế nếu không chữa bệnh từ nguyên nhân thì triệu chứng sẽ tiếp tục tiếp diễn. Người bệnh nên đến thăm khám khoa Tiêu hóa – Đường ruột để nắm rõ tình trạng bệnh lý trước khi sử dụng thảo dược điều trị.

Rau mương thanh nhiệt giải độc

Trong Đông y, rau mương là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, thải độc gan thận, bổ huyết. Vì thế đây là bài thuốc phù hợp cho những người hay bị mụn do nóng trong người. Đồng thời người bị các vấn đề liên quan như táo bón, chậm kinh, cũng có thể sử dụng rau mương để hỗ trợ điều trị.

Chữ ho gà, viêm họng

Hoạt tính giảm đau, kháng viêm và thải độc đồng thời của cây rau mương giúp cải thiện cơn đau ở cổ họng đáng kể.  Ngoài ra, bài thuốc từ hạt rau mương cũng được Y học cổ truyền công nhận có thể ngăn chặn và điều trị chứng ho gà cho người lớn và trẻ nhỏ. 

Thuốc đắp chữa mụn nhọt

Rau mương có tính mát tương tự như rau má, chính vì thế người thường xuyên bị mụn nhọt có thể áp dụng bài thuốc này để cải thiện tình trạng. Đắp bã cây rau mương thường xuyên giúp mụn nhọt  mau chóng tiêu biến và không còn đau nhức âm ỉ.

Chữa chứng viêm ruột

Một số bài thuốc chữa viêm ruột có nguyên liệu chính là cây rau mương được áp dụng khá phổ biến trong dân gian. Ngoài tác dụng này, cây rau mương cũng mang đến hiệu quả nhất định trong điều trị các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm như viêm gan hoàng đản cấp tính, viêm ruột thừa cấp tính… 

Bài thuốc từ cây rau mương trị đau khớp

Tác dụng của cây rau mương chữa bệnh đau nhức xương khớp được áp dụng chủ yếu tại các vùng ven Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bài thuốc được công nhận hiệu quả, lành tính và không có tác dụng phụ. Song, người bệnh phải kiên nhẫn sử dụng mỗi ngày mới có hi vọng chữa bệnh triệt để.

Chuẩn bị

  • 20 – 40 gram cây rau mương khô
  • 40 – 50 gram nếu dùng rau mương tươi.

Thực hiện 

  • Đem cây rau mương khô hoặc tươi đi rửa sạch và để ráo dưới bóng râm.
  • Đem nguyên liệu đi giã nát nát hoặc nhai nuốt tươi. 
  • Hoặc cho một lon bia vào hỗn hợp vừa giãn, vắt nước uống kiên trì để bệnh thuyên giảm nhanh.

Bài thuốc từ cây rau mương trị dạ dày

Cây rau mương trị dạ dày được người trong dân gian sử dụng phổ biến. Mặc dù bài thuốc chưa được khoa học công nhận nhưng bài thuốc đã được nhiều người thử qua và công nhận những thay đổi tích cực.  Đặc biệt bài thuốc từ cây rau mương có thể hỗ trợ điều trị khuẩn HP dạ dày.

Chuẩn bị

  • 50 – 60 gram cây rau mương khô
  • Nếu dùng cây tươi thì dùng 100 gram
Bài thuốc từ cây rau mương trị dạ dày
Bài thuốc từ cây rau mương trị dạ dày tương đối hiệu quả

Thực hiện

  • Đem tất cả các nguyên liệu sơ chế và để ráo nước tại không gian bóng râm
  • Đem cắt rau mương thành khúc vừa đủ lòng bàn tay, nếu chưa sao thì đem sao vàng hạ thổ.
  • Đem rau mương đi đun cạn với 3 chén nước, đến khi thuốc còn khoảng 800ml.
  • Sau khi lọc lấy thuốc thì chia làm 3 lần uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
  • Kiên trì sử dụng bài thuốc trong vòng 10 ngày là bệnh cải thiện đáng kể.

Một số lưu ý khi dùng cây rau mương chữa bệnh

Không thể phủ nhận những tác dụng của cây rau mương trong chữa bệnh. Tuy nhiên để bệnh lý cải thiện hiệu quả mà không xảy ra các phản ứng phụ kèm theo. Người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc sau khi sử dụng cây rau mương làm thuốc:

  • Bệnh nhân không sử dụng cây rau mương điều trị bệnh nếu chưa nhận được sự cho phép của bác sĩ điều trị cũng như thầy thuốc Đông Y.
  • Hiện vẫn chưa có khuyến cáo về tác dụng phục của cây rau mương, tuy nhiên bệnh nhân vẫn tránh lạm dụng thảo dược này quá liều.
  • Không phải bệnh nhân nào cũng nhận thấy hiệu quả khi sử dụng rau mương chữa bệnh. Công hiệu của bài thuốc tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
  • Người bệnh không nên tự ý sử dụng cây rau mương cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú hoặc đang điều trị với thuốc làm đông máu.
  • Vì rau mương có thể sinh sôi tại các vùng nước ô nhiễm, người bệnh có thể bị nhiễm độc thạch tín khi sử dụng rau mương tại các nguồn nước nhiễm bẩn này. 
  • Người bệnh không nên tự hái, hoặc sử dụng rau mương tại các cửa hàng kém tin cậy để chữa bệnh.
  • Nếu sử dụng cây đau mương trong thời gian dài điều trị mà không nhận thấy hiệu quả. Bệnh nhân nên dừng sử dụng để chuyển sang phương thuốc khác.

Cũng nên lưu ý thêm, dùng cây rau mương trị bệnh dạ dày mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh đây là phương pháp hiệu quả. Vì thế để không mất nhiều hi vọng khi điều trị không hiệu quả, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên môn để được khám và tư vấn về bệnh lý để được hướng dẫn điều trị đúng hướng.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Ngăn ngừa, hỗ trợ trị ung thư và một số bệnh khác bằng cây lá ổi rất hiệu quả nhưng mọi người lại bỏ qua

 Ngăn ngừa, hỗ trợ trị ung thư và một số bệnh khác bằng cây lá ổi rất hiệu quả nhưng mọi người lại bỏ qua.

Ổi là một loại cây ăn quả xuất hiện ở khắp các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam tuy nhiên những công dụng của lá ổi mang lại thì không phải ai cũng biết đến.

Lá ổi có công dụng chữa hiệu quả nhiều bệnh khác nhau
Lá ổi có công dụng chữa hiệu quả nhiều bệnh khác nhau

Quả ổi là loại trái cây phổ biến có mặt trên khắp các khu chợ, hàng tạp hóa, hay khắp các siêu thị. Người ta biết đến ổi như một loại quả với hàm lượng vitamin khá là cao, tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng lá ổi cũng là một vị thuốc đã được các nhà khoa học nhận định là có giá trị trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Sau đây là một vài tác dụng của lá ổi đã được các chuyên gia kiểm chứng.

Lá ổi giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư

Thành phần các chất như quercetin, lycopene và vitamin C có trong lá ổi là những chất có thể giúp ức chế sự phát triển cũng như sự hình thành các khối u nhờ tính chống oxy hóa rất mạnh. Một số nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy kết quả rằng những chất được chiết ra từ thành phần của lá ổi có thể làm tiêu diệt hoàn toàn những tế bào ung thư dạ dày đang phát triển.

Thành phần lycopene có trong lá ổi là một trong những chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng có tác dụng ngăn ngừa và ức chế quá trình sản xuất các androgen dư thừa và duy trì cân bằng hàm lượng nội tiết tố ngăn ngừa các bệnh như ung thư vòng họng, tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Lá ổi phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Lá ổi phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Lá ổi điều trị bệnh tiêu chảy

Tinh dầu được chiết xuất từ thành phần lá của cây ổi là một trong những loại thuốc điều trị bệnh tiêu chảy từ thiên nhiên. Ngoài ra ta cũng có thể sử dụng lá ổi tương ngâm nước ấm uống trực tiếp cũng cho những hiệu quả tương tự.

Lá ổi ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Các danh y đã cho biết rằng thành phần của lá ổi tồn tại những hợp chất có khả năng kháng lượng đường huyết trong cơ thể con người vì vậy chúng ta có thể sử dụng lá ổi như một bài thuốc Đông y cổ truyền để làm giảm nồng độ đường trong máu những bệnh nhân bị mắc chứng tiểu đường. Ngoài ra lá ổi cũng cho thấy khả năng làm tăng tăng insulin và kháng insulin cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Lá ổi hỗ trợ người đang giảm cân

Lá ổi có tác dụng trong ức chế khả năng chuyển hóa tinh bột thành các chất béo của cơ thể, giảm áp lực cho gan. Chính vì vậy đối với những người đang muốn giảm cân thì sử dụng trà lá ổi là một trong những lựa chọn tuyệt vời mang lại hiệu quả cao.

Trà lá ổi có lợi với người giảm cân

Trà lá ổi có lợi với người giảm cân 

Lá ổi cải thiện các vấn đề liên quan về da

Thành phần lá ổi chứa những chất có tính kháng khuẩn và loại bỏ những vi khuẩn là tác nhân gây ra mụn, không những vậy nó còn giúp cho nốt mụn giảm sưng đỏ và nhanh xẹp hơn nhờ các chất chống viêm tự nhiên như axit tannic, flavonoids và quercetin.

Sử dụng lá ổi để tắm gội cũng giúp cái hiện tình trạng rụng tóc và hạn chế được các vấn đề về viêm da, mụn đầu đen.

Lá ổi làm giảm lượng cholesterol

Các chuyên gia y học cho biết rằng thường xuyên sử dụng lá ổi như một loại trà có thể giúp cơ thể cải thiện tình trạng tiêu hóa và chuyển hóa của cơ thể giúp cho lượng cholesterol xấu trong cơ thể giảm xuống, không gây nguy hại đối với sức khỏe của con người bảo vệ hệ thống tim mạch của cơ thể.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020