Phương pháp điều trị đau nhức vai gáy tại nhà thực hiện rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
Đau vai gáy là căn bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại, bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống. Ngoài các phương pháp điều trị sử dụng thuốc thì bạn có thể sử dụng các liệu pháp đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà.
Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy
Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy
Đau vai gáy có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như: thoái hoá, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ do các tư thế ngồi, hoạt động làm việc không đúng cách. Tại khớp vai hoặc nguyên nhân từ khớp như cơ, bao gân, dây chằng, thần kinh…
Ngoài ra, đau vai gáy còn có thể do thiểu năng vành, do u đỉnh phổi và có khi là do thoái hóa đốt sống cổ dẫn tới các dây thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy các yếu tố như thiếu máu cục bộ vùng vai gáy, lưng do ngồi lâu trước quạt hoặc điều hòa nhiệt độ cũng gây nên hiện tượng đau vai gáy, đau lưng…
Theo đó, bệnh thường có biểu hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng nhọc hoặc khi thời tiết thay đổi. Đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, giảm đau khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể nhanh chóng chấm dứt và không tái lại nhưng nó cũng có thể kéo dài vài ngày, vài tháng. Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống.
Điều trị đau mỏi vai gáy bằng liệu pháp đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà
Điều trị đau mỏi vai gáy bằng liệu pháp đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà
Khi bị đau mỏi vai gáy, bạn có thể dùng dầu nóng xoa bóp nhẹ nhàng ở cổ và vai chừng 10 – 15 phút nhằm làm tăng lượng máu lưu thông. Điều này, sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bài thuốc Đông y cổ truyền sau: dùng muối 500g, ngải cứu 50g, lá lốt 50g. Tất cả đem rang nóng hoặc cho vào tô đậy lại, đưa vào lò vi sóng quay khoảng 3-4 phút cho nóng, lấy ra cho vào túi vải rồi chườm vùng đau sẽ rất hiệu quả.
Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn có thể kết hợp với những bài luyện tập tốt cho vai, gáy. Ngoài ra, bạn cũng cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Đối với những người lao động nặng thì cần kiêng mang vác nặng, cố gắng nghỉ ngơi trong thời gian chữa bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Tuy rằng bệnh đau mỏi vai gáy không quá nguy hiểm nhưng để phòng ngừa bệnh, khi ngồi làm việc, bạn cần giữ cho cổ luôn thẳng, mỗi 45 phút nên đứng dậy đi lại, xoay cổ nhẹ nhàng sẽ giúp bạn bớt đau. Nếu đau mỏi kéo dài vài ngày mà không có chiều hướng thuyên giảm thì bạn cần sớm đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Dây khổ qua rừng, một số nơi gọi là dây mướp đắng, đây là một cây dây leo có quả được mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta. Không giống với khổ qua nhà, dây khổ qua rừng sẽ cho quả nhỏ hơn, chúng có màu xanh đậm và có vị đắng hơn rất nhiều so với khổ qua nhà. Khổ qua rừng còn được gọi với cái tên dân gian khác là mướp đắng rừng, Ổ qua rừng, cẩm lệ chi, lương qua.
Tác dụng của dây khổ qua rừng đối với sức khỏe
Theo các nghiên cứu cho thấy dây khổ qua rừng có chứa khá nhiều các hợp chất, vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe chẳng hạn như: Cucurbitacin B, nước, carbohydrat, momordicin I và II, protein, lipid, sắt, kẽm, vitamin A, B1, B2, C…, magie.
Theo như Đông y thì dây khổ qua rừng sẽ có vị đắng, tính hàn, không độc với công dụng thanh nhiệt, trừ đờm, giải độc, giúp làm cắt đi các cơn ho… Chỉ cần dùng 100g dây khổ qua rừng khô đem đi sắc chung với 1 lít nước rồi để uống hằng ngày sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
Tóm lại, dây khổ qua rừng chữa bệnh gì:
Những bài thuốc dân gian từ cây mướp đắng rừng
Thanh nhiệt. Giải độc. Giúp sáng mắt. Nhuận trường. Tiêu đờm. Dùng trong các trường hợp trúng nắng. Sốt nóng mất nước. Viêm nhiễm đường sinh dục. Tiết niệu. Viêm kết mạc cấp và mãn tính.
Giúp tinh thần thư thái, an thần. Giảm stress.
Giúp da dẻ mịn màng.Ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da. Đặc biệt công năng kiện tì, thúc đẩy chuyển hóa của chất trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.
Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt.
Giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt Dân gian còn dùng khổ qua rừng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan bằng cách chặt khúc ngắn 3 đến 4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày.
Dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp Hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác.
Người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử.
Dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn bằng cách dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn.
Những người hay bị mụn nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt.
Những tác dụng của cây khổ qua rừng theo đông y Chống ung thư (Anticancer).
Tác dụng tẩy giun (Antihelmintic). Chống sốt rét (Antimalarial).Kháng virus (Antiviral).
Bảo vệ tim mạch (Cardioprotective). Bệnh tiểu đường (Diabetes). Giảm Cân (Weight Loss) bằng cách kết hợp giữa khoai từ và khổ qua rừng có tác động tạo kết quả giảm cân rõ rệt cho người béo phì.
Ghẻ và các vấn đề về da khác Nó cũng đã được sử dụng như một chất ngừa thai để tránh thai.
Những tác dụng của cây khổ qua rừng theo tây y.
Phòng chống ung thư:
Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong quả khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.
Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào Giảm thấp đường huyết
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức về cây khổ qua rừng và công dụng rất tốt của nó đối với sức khỏe con người.
Hi vọng với những kiến thức bổ ích ở bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về loài cây này nhé.
Cỏ Lào hay còn gọi là Cây Cộng Sản thường được sử dụng trong y học cổ truyền với mục đích cầm máu, chữa ghẻ lở, tiêu chảy, sốt rét, viêm đại tràng, ung nhọt độc.
Tên gọi khác: Bớp bớp, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng Sản, Cây Ba bốp, Cây lốp bốp, Cỏ Nhật
Tên khoa học: Chromolaena odorata (L.) hoặc King et Robinson (Eupatorium odoratum L.)
Họ: Cúc – Asteraceae
Mô tả dược liệu Cỏ Lào
1. Đặc điểm sinh thái
Cỏ Lào thân thảo, mọc thành bụi, thân có thể cao đến 2 mét hoặc hơn. Cành cây thường mọc ngang, được phủ một lớp lông mịn. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu lá nhọn, thân tù, có 3 gân chính, mép lá có răng cưa, cuống lá dài khoảng 1 – 2 cm.
Cụm hoa xếp thành ngù kép, cụm hoa thường mọc ở ngọn cây. Hoa được bao chung bằng 4 – 5 lá bắc xếp thành 3 – 4 hàng. Hoa có màu anh đào hoặc màu tím nhạt, mỗi cụm có nhiều hoa đơn, cánh hoa dạng sợi. Quá bế hình thoi, có 5 cạnh, được bao phủ bởi một lớp lông mịn.
Cây ra hoa vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân.
2. Bộ phận sử dụng dược liệu
Toàn thân cây Cỏ Lào được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên, lá là bộ phận được sử dụng chủ yếu với tên dược là Herba seu Folium Chromolaenae.
3. Phân bố
Cây Việt Minh có nguồn gốc từ đảo Angti. Tại Việt Nam, cây thường được tìm thấy ở các vùng núi, trung du và ở đồng bằng. Cây thích ứng tốt và phát triển mạnh vào mùa mưa.
4. Thu hái – Sơ chế
Cỏ Lào có thể thu hái quanh năm. Khi thu hái có thể cắt cả cây để dùng. Cây thường dùng tươi, ngoài ra, có thể phơi khô, bảo quản dùng dần.
5. Bảo quản dược liệu
Cây Việt Minh có thể thu hái quanh năm do đó, không cần sơ chế, bảo quản. Tuy nhiên, nếu dùng khô cần bảo quản dược liệu trong hộp kín, đặt nơi thoáng mát, khô ráo, tránh độ ẩm cao.
6. Thành phần hóa học
Toàn thân Cỏ Lào có chứa:
Tinh dầu
Tanin
Alcaloid
0.5% Phosphor
2,65% Đạm
2,48% Kalium
Vị thuốc Cỏ Lào
1. Tính vị
Cỏ Lào tính ấm, vị hơi cay, có mùi hôi nhẹ.
2. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại:
Chống viêm, kháng khuẩn, chống độc. Lá, thân và rễ cây đều có tác dụng nhưng lá có tác dụng mạnh nhất.
Kháng vi khuẩn gây mủ trên các vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.
Theo y học cổ truyền:
Sát trùng, cầm máu, chống viêm.
Kháng khuẩn, chống tụ mủ, phòng độc.
Chỉ định điều trị:
Chữa bệnh lỵ cấp tính
Điều trị tiêu chảy ở trẻ em
Chữa viêm đại tràng, đau nhức răng, viêm lợi
Chữa đau nhức xương, ung nhọt độc, ghẻ lở trên da
Dùng cầm máu vết thương, vết cắn hoặc chấn thương máu chảy không ngừng
Ngoài ra, ở Trung Quốc người dân dùng lá chà xát vào chân, tay, cơ thể để phòng côn trùng, bò sát cắn.
3. Cách dùng – Liều lượng
Cỏ Lào có thể dùng tươi hoặc khô, có thể dùng uống trong hoặc đắp ngoài đều được.
Liều dùng phụ thuộc vào đơn thuốc và khuyến cáo của thầy thuốc.
Bài thuốc sử dụng Cỏ Lào
1. Phòng côn trùng, đỉa cắn
Trước khi đi rừng hoặc xuống ruộng, có thể cắt một cành Cỏ Lào, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, bôi xoa khắp chân, đùi, tay hoặc bất cứ nơi nơi cần phòng tránh côn trùng cắn.
2. Chữa máu chảy không ngừng do vắt, đỉa cắn
Vò nát một nắm Cỏ Lào xát vào vùng chảy máu, máu sẽ được cầm ngay lập tức.
3. Chữa xương đau nhức
Sử dụng 8 g Cỏ Lào tươi, 12 g Dây đau xương, sao vàng, sắc lấy nước trong ngày.
4. Điều trị bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng
Sử dụng 12 g Cỏ Lào sắc lấy nước, pha thêm đường, chia thành 3 lần uống trong ngày.
5. Điều trị viêm loét dạ dày
Sử dụng 20 g Cỏ Lào, 30 g lá Khôi, 20 g Dạ cảm, 5 g Tam thất nam, sắc láy nước uống hàng ngày.
6. Trị tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột
Sử dụng 150 g lá Cỏ Lào tươi (lá khô 50 g), hãm nước sôi dùng uống hàng ngày.
7. Điều trị viêm đại tràng
Dùng Cây Việt Minh 20 g, Bạch truật 25 g, Khô sâm 10 g, sắc lấy nước uống hàng ngày.
8. Hỗ trợ điều trị bong gân
Sử dụng 1 nắm Cây Việt Minh, giã nát, bó vào chỗ bị bong gân.
9. Hỗ trợ cải thiện các vết thương ở phần mềm, bầm tím tụ máu do tai nạn
Dùng 1 nắm lá Cỏ Lào giã nát, đắp vào vết thương. Mỗi ngày nên áp dụng phương pháp một lần, duy trì khoảng 3 – 4 ngày. Bài thuốc có tác dụng giảm đau, cầm máu, chống sưng, hạn chế viêm, mủ và giúp vết thương lành lại nhanh chóng.
10. Chữa các vết xước ở mắt hoặc loét giác mạc
Sử dụng ngọn Cỏ Lào và 50 g lá non, rửa thật sạch, giã nát trong cối và chày sạch. Sử dụng 2 miếng gạc để chia thuốc thành 2 phần bằng nhau. Đặt thuốc vào bát sạch, cho vào nồi áp suất hấp trong 15 phút. Nếu không có nồi áp suất có thể hấp cách thủy 30 phút.
Khi dùng cần rửa mắt sạch với nước muối 2% đun sôi, để nguội. Sau đó đặt bông thuốc Cỏ Lào lên mắt, băng lại, nằm ngửa nghỉ ngơi. Sau 12 giờ thì thay thuốc một lần. Nếu bệnh nhẹ sau 24 giờ sẽ khỏi.
11. Chữa lỵ trực khuẩn
Dùng 150 g lá và ngọn Cỏ Lào tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, hãm với 500 ml nước nóng 80 độ C trong 2 giờ. Nước phải đảm bảo 80 độ C hoặc sau mỗi 15 phút thì đun nước lại 2 phút. Sau đó rút nước, vắt hết nước trong phần bã cây, lọc lấy nước thuốc rồi cô đặc đến khi còn 150 ml.
Gia thêm 30 – 50 g đường, đun sôi đến khi đường tan hẳn. Người lớn mỗi lần dùng uống 50 ml, 3 lần mỗi ngày, liên tục cho đến khi khỏi hẳn. Nếu đi ngoài phân loãng dẫn đến mất nước có thể bù thêm nước bằng cháo loãng (gạo + 1 củ khoai lang nhỏ + nước). Pha thêm một ít muối (tốt nhất là Oresol) để phân dễ hình thành khuôn.
12. Điều trị táo bón
Dùng 3 – 5 ngọn Cây Việt Minh, rửa sạch, nhai kỹ với một ít muối, nuốt cả nước lẫn bã có thể điều trị dứt điểm chứng táo bón. Nếu táo bón nhẹ, có thể chỉ cần làm một lần là khỏi.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu Cỏ Lào
Cỏ Lào có chứa độc tính nhẹ, do đó, sử dụng quá nhiều có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc Cỏ Lào bao gồm đau đầu, buồn nôn (nôn), chóng mặt.
Cỏ Lào được sử dụng phổ biến để cầm máu và điều trị các bệnh lý về dạ dày. Mặc dù được dùng phổ biến nhưng dược liệu có chứa một lượng dược tính nhất định. Do đó, người dùng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách sử dụng.
Nám da nặng cỡ nào cũng hết nếu áp dụng theo phương pháp này.
Có rất nhiều cách trị nám da bằng lá tía tô, có thể là đắp mặt, xông hơi, sử dụng để uống,… Nhưng nếu thực hiện không đúng cách thì sẽ không thể phát huy tối đa công dụng vốn có của nó. Để mang lại hiệu quả cho việc điều trị thì bài viết sẽ hướng dẫn bạn dùng lá tía tô trị nám da đúng cách.
Công dụng của lá tía tô trị nám
Tía tô không chỉ là một loại rau thơm phổ biến thường được dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn là một loại cây thảo sống quanh năm thường mọc hoang hoặc được trồng nhiều nơi trên cả nước.
Theo Đông y, tía tô có vị cay nồng, có mùi thơm, trong lá có chứa rất nhiều tinh dầu có tác dụng để trừ ho hen, cảm cúm, tiêu đờm, bí bách đại tiện, đau đầu sổ mũi,…
Theo nghiên cứu, hạt tía tô có chứa hàm lượng tinh dầu rất lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa. Đồng thời, lá tía tô cũng chứa 0,2% tinh dầu nguyên chất và các Hydrocarbon, Xeton, Furan, Aldehyde,…
Lá tía tô có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho cơ thể, đặc biệt là trị nám da hiệu quả. Những dưỡng chất này khi thấm sâu vào da sẽ giúp nuôi dưỡng và tái tạo tế bào da mới nhằm thay thế tế bào đen sạm của nám da gây ra. Những thành phần chủ yếu có trong lá tía tô thường là:
Viatamin A: Có khả năng cân bằng các sắc tố da của tế bào nhằm đưa làn da bị xỉn màu và sạm do nám trở nên đều màu hơn.
Vitamin C: Có tác dụng sản sinh collagen trên bề mặt da giúp kích thích và tái tạo làn da mới và thay thế vùng da bị nám.
Chất chống oxy hóa: Trong lá tía tô có một hoạt chất gọi là Flavones giúp ngăn ngừa tình trạng làn da bị lão hóa sớm và gây ức chế sự hình thành nên hắc sắc tố melanin gây nám da mặt.
Giữ ẩm: Liên kết tế bào da với thành phần Lipid ceramides nhằm tạo nên một lớp dưỡng ẩm cho da và hạn chế tình trạng khô nám hiệu quả.
Chất kháng sinh tự nhiên: Khi chất kháng sinh thấm sâu vào lỗ chân lông sẽ giúp tiêu diệt các hại khuẩn để hạn chế tình trạng làn da bị nhiễm khuẩn, mọc mụn và sưng đỏ.
Bên cạnh đó, trong lá tía tô cũng chứa tinh chất kích thích tiết mồ hôi nhằm giúp cho lỗ chân lông giải phóng nước và đào thải các chất bẩn để làn da trở nên thông thoáng hơn và giảm đi tình trạng hình thành mụn.
Ngoài ra, trong lá tía tô có tác dụng làm sáng da, vì vậy nếu uống lá tía tô mỗi ngày giúp cơ thể bổ sung một lượng dưỡng chất đóng vai trò ngăn chặn sự hình thành hắc sắc tố melanin – nguyên nhân chính gây nám, tàn nhang và các đốm nâu trên da.
Hướng dẫn dùng lá tía tô trị nám da đúng cách
Nám da là tình trạng rối loạn sắc tố lành tính, do gia tăng quá mức các hắc sắc tố melanin dẫn đến hình thành các mảng đốm có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm. Mà nguyên nhân gây ra nám da là thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, rối loạn nội tiết tố hoặc lạm dụng mỹ phẩm không phù hợp.
Có rất nhiều phương pháp để điều trị nám da có thể kể đến đó là dùng kem bôi ngoài da, lột da, hay sử dụng phương pháp chiếu tia laser,… Tuy nhiên đối với tình trạng nám da ở mức độ nhẹ thì bạn cũng có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng các nguyên liệu thiên nhiên, trong đó có lá tía tô.
Để phát huy tối đa công dụng của nó, bài viết sẽ hướng dẫn bạn sử dụng lá tía tô để trị nám da đúng cách và bạn cũng có thể tham khảo và áp dụng nếu thấy hữu dụng:
1. Trị nám da bằng trà lá tía tô
Trà lá tía tô là phương pháp điều trị nám từ bên trong, trong tinh chất của trà giúp thanh mát cơ thể và đào thải những tạp chất còn bám víu trên da. Trà lá tía tô mặc dù không có vị ngọt nhưng dễ uống hơn so với lá tía tô được ép trực tiếp.
Nguyên liệu chuẩn bị: Lá tía tô
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lá tía tô và ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo nước.
Bước 2: Đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2 nắng hoặc sao khô. Sau đó bỏ vào túi kín đã hút hết không khí để không bị ẩm mốc, bảo quản dùng dần.
Bước 3: Mỗi lần uống chỉ cần lấy ra một lượng lá vừa đủ và cho vào ấm trà ngâm với nước nóng khoảng 3 – 5 phút cho ngấm rồi rót ra cốc và thưởng thức.
2. Trị nám da bằng nước ép tía tô
Đây là cách làm đơn giản nhất dành cho các chị em không có thời gian thực hiện. Công dụng của nước ép từ lá tía tô mang lại sự thanh nhiệt, giải độc, trong tính mát của nước ép còn giúp ngăn ngừa sự hình thành của hắc sắc tố melanin một cách hữu hiệu.
Nguyên liệu chuẩn bị:
100g lá tía tô
Vải lọc
Máy xay sinh tố
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lá tía tô, ngâm nước muối rồi rửa sạch một lần nữa và vớt ra để cho ráo nước.
Bước 2: Cho lá tía tô vào máy xay sinh tố và đổ thêm một ít nước lọc rồi xay nhuyễn.
Bước 3: Dùng vải lọc hoặc ray lọc và đổ hỗn hợp lá tía tô vừa xay nhuyễn để lọc lấy nước uống, có thể cho thêm đường để dễ uống hơn. Để mang đến hiệu quả trị nám, bạn nên uống nước ép lá tía tô mỗi ngày và kiên trì khoảng 1 – 2 tháng.
3. Trị nám da bằng lá tía tô
Bên cạnh sử dụng lá tía tô để uống thì bạn cũng có thể dùng lá tía tô để làm mặt nạ trị nám. Phương pháp thực hiện khá đơn giản nhưng cũng cần phải chọn mua nguyên liệu sạch và toàn.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Lá tía tô tươi
Máy xay sinh tố hoặc cối giã nhuyễn
Cách thực hiện:
Bước 1: Lá tía tô rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ hết vi khuẩn trong khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước một lần nữa.
Bước 2: Cho lá tía tô vào trong máy xay sinh tố hoặc cối giã nhuyễn để chắt lấy nước cốt.
Bước 3: Vệ sinh da mặt bằng nước ấm để lỗ chân lông nở ra nhằm dễ dàng hấp thụ dưỡng chất của mặt nạ hơn.
Bước 4: Dùng bông tẩy trang thấm và thoa trực tiếp nước ép lá tía tô lên da mặt, nhất là những vùng da bị nám. Kết hợp với massage nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút.
Bước 5: Rửa mặt sạch bằng nước, thực hiện phương pháp này mỗi tuần từ 2 – 3 lần giúp da trở nên sáng và đều màu hơn.
4. Trị nám da bằng cách xông hơi lá tía tô
Sử dụng lá tía tô để xông hơi sẽ giúp cho lỗ chân lông được giãn nở, khi đó các tinh chất sẽ thẩm thấu qua da và loại bỏ độc tố và bã nhờn tích tụ trong da. Ngoài ra, tinh dầu trong lá tía tô không những làm đẹp da mà còn giúp xóa bay nám hiệu quả.
Nguyên liệu chuẩn bị:
15- 20 lá tía tô
1 cái chậu
Khăn trùm
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lá tía tô, cho vào nồi chứa 500ml nước và đun sôi.
Bước 2: Trong lúc nấu nước thì vệ sinh da mặt thật sạch. Đổ nước lá tía tô vừa đun ra 1 cái chậu và chờ cho nước hạ nhiệt để đưa mặt lại gần chậu, dùng khăn trùm đầu để hơi nước không bị thoát ra ngoài.
Bước 3: Xông đến khi nước nguội thì dừng lại, dùng khăn bông để lau khô da. Sau 10 phút thì dùng nước lạnh rửa mặt để giúp lỗ chân lông se khít lại. Mỗi tuần chỉ nên thực hiện từ 1 – 2 lần.
5. Trị nám da bằng lá tía tô kết hợp với chanh
Trong chanh có chứa vitamin C và một lượng lớn axit citric có tác dụng tẩy da chết và những vùng da bị nám. Vì vậy, khi kết hợp với chanh sẽ làm tăng tính hiệu quả, không những giúp tẩy tế bào chết mà còn giảm mờ vết nám.
Nguyên liệu chuẩn bị:
100g lá tía tô
2 muỗng nước cốt chanh
Cách thực hiện:
Bước 1: Lá tía tô đem rửa sạch và ngâm qua với nước muối loãng.
Bước 2: Cho lá tía tô vào máy để xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt, cho thêm 2 muỗng nước cốt chanh rồi khuấy đều.
Bước 3: Sử dụng bông tẩy trang thấm vào hỗn hợp và thoa đều lên da mặt, nhất là vùng da bị nám, kết hợp với massage nhẹ nhàng để tinh chất có thể thẩm thấu vào da.
Bước 4: Thư giãn khoảng 10 – 15 phút rồi rửa mặt lại bằng nước ấm. Thực hiện cách này mỗi tuần từ 2 – 3 lần để xóa mờ vết thâm nám.
6. Trị nám da bằng lá tía tô kết hợp với dưa leo
Trong dưa leo có chứa các loại vitamin A, C, chất chống oxy hóa và lutein có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành hắc sắc tố melanin gây nám da. Bên cạnh đó, trong thành phần của dưa leo chứa nhiều nước cũng có tác dụng dưỡng ẩm cho làn da.
Nguyên liệu chuẩn bị:
10 lá tía tô tươi
1/2 quả dưa leo
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lá tía tô và dưa leo, sau đó cho 2 nguyên liệu vào máy xay để xay nhuyễn để chắt lấy nước cốt.
Bước 2: Sử dụng bông tẩy trang thấm vào hỗn hợp để thoa lên da mặt và thư giãn trong khoảng 20 phút.
Bước 3: Rửa mặt lại bằng nước mát, áp dụng phương pháp này đều đặn mỗi tuần từ 3 – 4 lần để cảm nhận sự hiệu quả.
7. Trị nám da bằng lá tía tô kết hợp với sữa chua
Trong sữa chua có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho da như kẽm, canxi và axit lactic giúp làn da trở nên sáng mịn và khỏe mạnh hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị:
15 – 20 lá tía tô
Sữa chua không đường
Cách thực hiện:
Bước 1: Lá tía tô sau khi rửa sạch thì đem giã nhuyễn rồi trộn đều với 1 – 2 muỗng sữa chua không đường.
Bước 2: Thoa hỗn hợp lên da mặt để yên khoảng 15 – 20 phút. Lưu ý, không được đắp lên vùng da xung quanh mắt.
Bước 3: Rửa mặt sạch với nước ấm, mỗi tuần thực hiện từ 2 – 3 lần để thấy hiệu quả rõ rệt.
8. Trị nám da bằng lá tía tô kết hợp với tỏi
Tỏi có chứa thành phần là các vitamin nhóm B, E giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho làn da và ngăn ngừa sự lão hóa da, bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời.
Nguyên liệu chuẩn bị:
100g lá tía tô
1 củ tỏi
Cách thực hiện:
Bước 1: Bóc vỏ củ tỏi và rửa sạch lá tía tô, ngâm loãng với nước muối.
Bước 2: Cho cả 2 nguyên liệu vào máy xay để xay nhuyễn.
Bước 3: Đắp cả bã lẫn nước lên da mặt và massage nhẹ nhàng ở vùng da bị nám để dưỡng chất có thể thẩm thấu vào da.
Bước 4: Sau khoảng 10 phút thì rửa mặt sạch bằng nước ấm. Áp dụng cách này mỗi tuần 2 – 3 lần để thấy được sự thay đổi rõ rệt.
9. Trị nám da bằng lá tía tô kết hợp với giấm
Giấm nằm trong nhóm thực phẩm có khả năng tẩy nám khi vừa mới xuất hiện trên da. Trong thành phần của giấm có tính axit nhẹ có tác dụng tẩy da chết, vì vậy khi kết hợp với lá tía tô sẽ giúp tăng tính hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị nám da.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Lá tía tô
2 muỗng giấm
Cách thực hiện:
Bước 1: Lá tía tô sau khi rửa sạch thì cho vào máy để xay nhuyễn.. Sau đó cho thêm 2 muỗng giấm vào và trộn đều.
Bước 2: Sử dụng bông tẩy trang thấm vào hỗn hợp và thoa vào phần nám kết hợp với massage nhẹ nhàng để tinh chất thấm sâu vào làn da.
Bước 3: Sau 10 phút thì rửa mặt lại bằng nước ấm. Thực hiện cách này mỗi tuần từ 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả. Nên tránh thoa lên vùng da bị hở.
10. Trị nám da bằng lá tía tô kết hợp với nghệ
Trong nghệ có chứa thành phần Curcumin có tác dụng chống oxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa da và hạn chế hình thành vết nhăn. Ngoài ra còn có công dụng để kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.
Nguyên liệu chuẩn bị:
1 nắm lá tía tô
2 muỗng tinh bột nghệ
Cách thực hiện:
Bước 1: Lá tía tô để sạch rồi giã nhuyễn. Sau đó cho 2 muỗng tinh bột nghệ kèm theo nước ấm rồi trộn đều.
Bước 2: Thoa hỗn hợp lên da mặt và để yên từ 15 – 20 phút.
Bước 3: Rửa mặt lại bằng nước ấm. Áp dụng cách này mỗi tuần từ 2 – 3 lần để đạt kết quả như mong muốn.
Những lưu ý khi trị nám bằng lá tía tô
Tương tự như những nguyên liệu thiên nhiên khác, trị nám bằng lá tía tô mặc dù an toàn, lành tính đối với người sử dụng, nhưng để mang đến hiệu quả tốt nhất thì bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau đây:
Hiệu quả trị nám bằng phương pháp này tương đối chậm so với những phương pháp khác. Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để điều trị đòi hỏi người dùng phải kiên trì và không ngắt quãng khi thực hiện để phát huy công dụng vốn có của nó.
Trong quá trình sử dụng lá tía tô để trị nám thì bạn cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cần thoa kem chống nắng và che chắn mặt cẩn thận trước khi ra ngoài để tránh tình trạng nám phát triển nhanh hơn.
Phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bị nám nhẹ, nám mới hình thành và nằm bên ngoài biểu bì của da. Đối với những nám lâu năm và ăn sâu vào bên trong da thì phương pháp này hầu như không mang lại hiệu quả.
Đối với phụ nữ có thai nên cẩn trọng khi áp dụng phương pháp này vì có thể sẽ khiến huyết áp tăng cao gây nguy hiểm nếu dùng lá tía tô liên tục.
Trên đây là những chia sẻ về hướng dẫn dùng lá tía tô để trị nám, đây là những cách tương đối đơn giản và dễ thực hiện tại nhà mà các chị em có thể áp dụng. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích cho bản thân và đồng thời có thể đẩy lùi nám da một cách hiệu quả.