Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

4 bài thuốc dân gian trị bệnh thận yếu đặc biệt hiệu quả

Bệnh thận yếu khá nguy hiểm, việc tìm hiểu thông tin về căn bệnh này sẽ giúp đưa ra các biện pháp phòng tránh nhanh nhất và tăng hiệu quả điều trị nếu như mắc phải.

Bệnh thận yếu gây đau lưng

Triệu chứng bệnh thận yếu

Triệu chứng bệnh thận yếu đầu tiên là làm gián đoạn quá trình giữ khí, gây ra hiện tượng khó thở, một số trường hợp có thể dẫn tới chứng mồ hôi lạnh. Bệnh nhân thường bị rùng mình, chân tay lúc nào cũng cảm thấy lạnh, tinh thần luôn mệt mỏi, nhức lưng, nhức gối.

Theo đông y thì vai trò chủ yếu của thận là trong hoạt động sinh lý, thận âm, thận dương là 2 thể thận tương hỗ lẫn nhau để duy trì hoạt động sinh lý của cơ thể, khi thận bị yếu đi đồng nghĩa với việc chức năng sinh lý trong cơ thể bị mất cân bằng. Triệu chứng bệnh thận yếu rõ nét nhất chính là xuất tinh sớm, liệt dương…

Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh thận yếu

Có nhiều bài thuốc Y học cổ truyền có khả năng làm giảm tình trạng thận yếu hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc đơn giản dân gian thường dùng dưới đây:

Quả hồng xiêm xua tan triệu chứng bệnh thận yếu

Với hương vị thơm ngon, vị ngọt tự nhiên hầu hết mọi người đều rất thích ăn loại trái cây này. Ngoài ra trong hồng xiêm có chứa chất sodium có tác dụng điều hòa và hỗ trợ rất hiệu quả quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu hàm lượng này quá cao sẽ tác động trực tiếp đến thận và các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, với những người bị bệnh thận yếu, việc bổ sung sodium tự nhiên từ hồng xiêm là một gợi ý hữu ích.

Ớt chuông đánh bại triệu chứng bệnh thận yếu

Là một trong những gia vị không thể thiếu giúp cho món ăn thêm phần đẹp mắt và ngon miệng. Tuy nhiên, trong loại quả này còn chứa những hợp chất quan trọng, những loại vitamin quý mà không phải ai cũng biết, chúng đặc biệt tốt để trị thận yếu.

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trong một trái ớt chuông có chứa lượng vitamin A, C cực kỳ dồi dào cùng với vitamin B6, chất xơ và natri, kali. Điều quan trọng nhất chất lycopene có trong ớt chuông tốt cho người yếu thận.

Chất này có khả năng chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Do vậy, người bị thận yếu nên bổ sung ớt chuông trong chế biến món ăn hằng ngày giúp bồi bổ thận.

Ớt chuông đánh bại triệu chứng bệnh thận yếu

Cách chữa bệnh thận yếu bằng đu đủ xanh

Đu đủ là một cây thuốc quý có công dụng điều trị bệnh trĩ hoặc bệnh thận yếu hiệu quả, để điều chế thuốc chữa bệnh bằng đu đủ xanh, bạn cần chọn quả đu đủ không non không già.

Sau đó đục một lỗ trên đu đủ, cho một chút muối vào trong. Cuối cùng đem hấp cách thủy đu đủ tới khi chín đem ăn. Các tế bào gây thận yếu sẽ được ngăn chặn phát triển, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh.

Thuốc chữa bệnh thận yếu bằng râu ngô

Không chỉ có ngô là món ăn nhiều người ưa thích mà râu ngô cũng thường được nấu nước uống với vị ngọt mát đặc trưng có tác dụng tốt cho thận.

Râu ngô cũng có mặt trong phương pháp chữa bệnh thận yếu và cách chữa trị với công thức khá đơn giản. Để điều chế bài thuốc Y học cổ truyền này, bạn có thể dùng râu ngô tươi hoặc râu ngô khô. Cho râu ngô vào nồi nước và đun sôi trong 10 phút. Gạn lấy nước uống, vừa thanh nhiệt cơ thể, vừa hỗ trợ điều trị thận yếu hiệu quả.

Vấn đề ăn uống cần lưu tâm khi bạn bị thận yếu

Rượu bia, các chất kích thích tuyệt đối không được sử dụng cho những người bị thận yếu. Lạc, sữa, socola.. những loại thực phẩm có chứa nhiều kali, photpho người thận yếu nên hạn chế ăn. Nên ăn nhiều hoa quả, sử dụng các loại thức uống chiết xuất từ táo xanh, dâu tây. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như cua, tôm  rất tốt cho người mắc bệnh thận yếu. Không nên ăn nhiều các loại thức ăn có nhiều protein như thịt bò, cá ngừ.

Với những bài thuốc dân gian trị thận yếu trên đây bạn sẽ không còn phải lo lắng nhiều về tình hình sức khỏe của mình nữa, tuy nhiên bạn nên đi khám và điều trị theo sự hướng dẫn của các bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao nhất. Vì đôi khi sử dụng thuốc Đông y bừa bãi có thể gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nguồn:  Đông Y Gia truyền Tấn Khang

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

Cây rau má có công dung trong làm đẹp mà bạn không ngờ đến

Rau má không chỉ là loại rau quen thuộc hàng ngày mà còn có công dụng làm đẹp khiến không ít chị em phải ngạc nhiên.

Rau má có tác dụng làm đẹp rất tốt

Trị mụn bằng rau má

Hoạt chất có trong rau má là những Saponin ( Axit Asiatic, Axit brahmic ) có tác dụng giúp các mô liên kết tái tạo nhanh chóng làm vết thương mau lành và lên da non, giúp trị mụn hiệu quả. Ngày nay có nhiều loại thuốc trị mụn viên nang được chiết suất từ tinh chất rau má.

Rau má có tác dụng làm thanh nhiệt cơ thể và giải độc rất tốt. Do đó, giúp chúng ta ngăn ngừa độc tố trong gan và giảm tình trạng nóng trong người. Muốn điều trị mụn nhanh chóng, bạn nên uống nước rau má hàng ngày thay cho uống nước lọc.

Nếu bạn muốn đắp mặt nạ bằng rau má chỉ cần chuẩn bị như sau:

  • Chọn rau tươi không bị úa vàng rồi rửa sạch rau má.
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn lọc lấy nước cốt.
  • Dùng cọ thoa lên da hoặc có thể dùng ngay hỗn hợp rau đã giã nhuyễn để đắp lên mặt.

 Ngoài rau má tươi,các bạn có thể  sử dụng bột rau má để đắp mặt. Bột rau má này có đày đủ thành phần các chất nên không ảnh hưởng đến chất lượng của rau má. Do đó, nếu muốn có một làn sáng và mịn màng thì nên thường xuyên sử dụng rau má để đạt hiệu quả hữu hiệu nhất.

Rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da

Không chỉ ở mùa đông mà da của chúng ta mới bị khô mà hàng ngày chúng ta đều phải dưỡng ẩm cho da và làm sao cho da khong bị xỉn màu là câu hỏi được khá nhiều chị em quan tâm.

Chị em không cần tốn quá nhiều thời gian hay chí phí tốn kém để mua các loại kem dưỡng ẩm mà thay vào đó hãy tận dụng sản phẩm từ thiên nhiên như rau má. Bởi rau má có công dụng dưỡng ẩm làm mát cơ thể rất tuyệt vời. Ngoài ra,bạn nên cũng cấp một lượng nước cho cơ thể, để đảm bảo sau một thời gian sử dụng da bạn sẽ trở nên mềm mịn hơn.

Khi sử dụng rau má để dưỡng ẩm cho da bạn cần chuẩn bị như sau:

  • Mỗi ngày dùng 40g rau má tươi hay bột rau má nguyên chất khi muốn dưỡng ẩm từ bên trong.
  • Còn nếu nếu chọn dưỡng từ bên ngoài thì chỉ cần xay nhuyễn rau má tươi lấy nước dùng như sữa rửa mặt hoặc để đắp lên mặt hàng ngày.

Rau má được nhiều chị em phụ nữ sử dụng để điều trị nám

Trị nám da từ rau má

Bên cạnh những  tác dụng trị mụn hay dưỡng ẩm cho da thì rau má còn được dùng để trị nám da bằng cách uống nước rau má nguyên chất hàng ngày và đắp mặt nạ.

Bạn có thể dùng rau tươi hoặc bột để đắp mặt nạ. Theo Đông y trong rau má có chứa rất nhiều những hợp chất chống oxy hóa và một số hợp chất khác có tác dụng làm trắng sáng làn da rất hiệu quả. Muốn tăng tác dụng để điều trị nám da thì chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng, do đó bạn nên ăn nhiều chất xơ có nhiều tính mát.

Rau má giúp nhanh liền sẹo trên da

Rau má chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da làm mờ sẹo. Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy. Được coi là một vị thuốc trong dược học cổ truyền chứa nhiều hoạt chất đã được dùng để sản xuất ra các loại thuốc trị sẹo.

Chính vì vậy, cách tốt nhất để trị sẹo là đắp cả bã rau má tươi lên vùng da bị sẹo. Thay thế rau má tươi bằng bột đều được nhưng lưu ý tỷ lệ khi pha bột rau má với lượng vừa đủ để hỗn hợp đặc và dẻo quánh.

Rau má giúp giảm thâm ở vùng mắt

Ngoài những tác dụng trên rau má cũng được biết đến là loại rau có thể làm giảm quầng thâm ở vùng mắt. Rau má giúp loại bỏ sắc tố xấu trên da và  bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào làm da trắng sáng hơn.

Vì vậy, nếu bạn muốn giảm quầng thâm ở mắt thì các bạn hãy uống nước đắp trực tiếp bã nước cốt và bã rau má lên vùng bị thâm. Bạn nên thực hiện đều đặn phương pháp này sẽ thấy rõ được hiệu quả.

Làm đẹp tư rau má không phải chị em nào cũng biết đến vì vậy chị em nên lưu lại và chia sẻ với mọi người những công thức làm đẹp này để sở hữu một làn da trắng sáng giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống.

                                                    Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

    Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

    Hạt đậu xanh chữa bệnh gout mà không phải ai cũng biết.

    Hạt đậu xanh là nguyên liệu vô cùng quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hiệu quả tuyệt vời của loại hạt này đối với căn bệnh gout. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

    Bệnh gout thường gây ra cho người bệnh những cơn đau dữ dội

    TÁC DỤNG CỦA HẠT ĐẬU XANH KHI CHỮA BỆNH BỆNH GOUT LÀ GÌ?

    Đậu xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như protid, acid folic, axit béo không no, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, tiền vitamin K và các khoáng chất canxi, kali, kẽm, sắt, natri, magie… rất tốt cho cơ thể. Theo đông y, đậu xanh có tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải nhiệt, giảm phù nề, điều ngũ tạng… được dùng để chữa mụn nhọt, hạ huyết áp, chữa các chứng bệnh về tim mạch, tiểu đường, chữa bệnh về gan, thận…

    Nếu chữa bệnh gout bằng đậu xanh thường xuyên, các chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ làm chậm lại quá trình hấp thu đạm và giải phóng đạm sản sinh năng lượng nên cũng giảm sự hình thành acid uric và ngăn ngừa chất này lắng đọng tại cơ thể gây bệnh gout. Ngoài ra, đậu xanh cũng có tác dụng kháng viêm nên sẽ làm giảm triệu chứng sưng viêm ở người mắc bệnh gout, làm giảm sự hình thành acid uric trong cơ thể – là nguyên nhân gây ra bệnh gút.

    CÁCH CHỮA BỆNH GOUT BẰNG HẠT ĐẬU XANH

    Trong bài thuốc chữa bệnh gout bằng đậu xanh sau đây, chúng ta cũng sử dụng đậu xanh nguyên hạt chứ không sử dụng đậu xanh đã cà vỏ nhé. Các bước thực hiện như sau:

    Bước 1: Vo sạch hạt đậu xanh rồi cho vào một nồi nước đem ninh nhừ, không thêm bất kỳ gia vị gì nhé.

    Bước 2: Tùy theo khẩu vị người bệnh mà có thể nấu thành dạng khô hoặc nhão để ăn. Tốt nhất, hãy nấu lỏng để uống luôn nước đậu xanh bổ sung nước cho cơ thể.

    Cách dùng: Mỗi ngày ăn đậu xanh 2 lần, một lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh liên tục trong vòng 1 tháng và không nên bỏ dở giữa chừng.

    Ngoài ra, bí quyết giảm nhanh bệnh gút chỉ từ đậu xanh này bạn có thể dùng bài thuốc đắp sau đây để giảm nhanh cơn đau: giả nát 1 củ gừng, 3 củ hành, 1 nắm lá ngải cứu và đắp lên chỗ khớp bị sưng đau. Mỗi ngày đắp 1 lần.


    Khi sử dụng hạt đỗ xanh chữa bệnh gout cần lưu ý khi điều trị

    KHI SỬ DỤNG HẠT ĐẬU XANH ĐỂ CHỮA BỆNH GOUT NÊN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ?

    Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh gout từ hạt đậu xanh:

    • Đậu xanh có đặc điểm là làm giảm huyết áp. Do vậy những ai có huyết áp thấp cần lưu ý: Bổ sung thêm những thực phẩm khác nhằm duy trì huyết áp ở mức ổn định.
    • Sau một thời gian chữa bệnh gout bằng đậu xanh hoặc khi có dấu hiệu bất thường nên đi khám bác sĩ ngay.
    • Tránh uống rượu bia, không uống nước chè, cà phê đặc và các đồ uống có ga.
    • Người bị bệnh gout không thực ăn cay nóng, các loại dưa muối, cà muối; hạn chế tối đa việc dùng gan, tim, lưỡi động vật; tránh ăn thịt chó, thịt thỏ, cá rán; tránh các loại đậu đỗ, củ cải, súp lơ,…
    • Uống nhiều nước mỗi ngày.
    • Điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lý, duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
                                                      Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang



    Cây giao khắc tinh của bệnh viêm xoang

    Cây giao là một trong những bài thuốc dân gian chữa viêm xoang hiệu quả được dân gian lưu truyền.  Nhưng thực hư về bài thuốc này ra sao?

    Trong Đông y cổ truyền cây giao có thể chữa được nhiều bệnh như đau răng, trị viêm, trị đau nhức hay côn trùng cắn. Bạn có thể sử dụng cây giao để xông mũi trị viêm xoang hiệu quả nhờ đó mà nhiều người đã thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên viêm xoang.

    Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang bằng cây giao

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

    •  15-20 đốt cây giao.
    • 1 ấm đun nước nhỏ (chỉ dùng để đun thuốc này thôi), chuẩn bị một tờ giấy dài khoảng  50 cm. Bệnh nhân chú ý không để ống quá ngắn sẽ gây bỏng

    Viêm xoang khiến người bệnh khó chịu

    Cách thực hiện như sau chữa viêm xoang bằng cây giao

    • Bệnh nhân quấn ống giấy thành một đầu to và một đầu nhỏ để tiện sử dụng
    • Đun nước sôi cho ấm, rồi cho lượng cây giao đã chuẩn bị vào ấm. Để có hiệu quả tốt nhất thì nên cắt ngay cây giao để lấy mủ cây giao sẽ hiệu quả hơn.  Chú ý khi cắt cây giao không nên để mủ cây giao dính vào tay.
    • Đặt lên bếp và đun sôi nước. Cho tới khi nước sôi và hơi bốc lên thì hạ nhỏ lửa, thấy hơi nhẹ bốc ra vòi ấm là được.
    • Lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn vào vòi ấm và bên đầu nhỏ vào mũi để hít.
    • Thời gian xông vào buổi sáng và buổi tối. Sau khi xông buổi sáng, bạn có thể để chừa lại phần thuốc đã xông. Buổi tối đun lại và bổ sung vài đốt cây giao để tăng hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Xông mũi bằng cây giao lần sau sẽ dùng lượng thuốc mới để hít.

    Lưu ý mỗi lần xông:

    • Người lớn thì trong  2-3 lần đầu tiên bạn nên xông khoảng 20 phút sau đó tăng lên 25-30-45 phút đến khi bệnh khỏi hẳn. Ở trẻ em thì nên giảm thời gian xông, đến khi quen dần sẽ tăng lên.
    • Nếu bị viêm xoang nhẹ, chỉ cần xông từ 3-5 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt. Kiên trì xông cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Nhưng không nên lạm dụng sử dụng lâu có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
    Cây giao bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả
    • Cây giao là một trong những bài thuốc trị bệnh viêm xoang hiệu quả. Khi bị bệnh viêm xoang kéo dài thì tây y có thể dẫn đến nhờn thuốc. Với những người cơ địa không thể dùng thuốc kháng sinh thì sử dụng cây giao là bài thuốc tuyệt vời, giải quyết khó chịu từ cây giao.

    Dùng cây giao chữa bệnh viêm xoang thì cần lưu ý:

    • Mủ cây giao có độc tính cao có thể gây nên phồng rộp, mù mắt tạm thời tiếp xúc với bên  ngoài. Theo Y sĩ Đông Y cổ truyền Khi dùng có thể gây nên tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, phỏng rát miệng,… Do đó khi cắt bẻ cành giao thì nên cẩn thận, cắt nhẹ nhàng, tránh để mủ dính vào mắt. Khi bị dính ra tay thì cần rửa bằng nước lạnh và xà phòng, dính vào mắt thì rửa lại bằng nước sạch và gặp bác sĩ xử lí.
    • Dù sử dụng bài thuốc chữa viêm xoang bằng đông y, hay tây y hoặc thuốc nam thì cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
    • Xông hơi bằng cây giao ngay khi hơi bốc lên sẽ có hiệu quả. Khi nóng quá  có thể tránh ra ngoài để tiếp tục xông hơi cho tới khi nguội hẳn.
    • Bệnh nhân thực hiện xông mũi trị bệnh viêm xoang từ 5-7 ngày mà không thấy khỏi có thể do không hợp hoặc sai cách thì không nên dùng nữa.

    Trên đây là bài thuốc dân gian trị viêm xoang bằng cây giao, bạn cần hiểu rõ để tránh thực hiện sai cách, sẽ dẫn đến biến chứng viêm xoang nặng.

    Nguồn : Đông y gia truyền Tấn Khang                       


    Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

    Hạt lanh có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta.

    Lợi ích tuyệt vời của hạt lanh đối với sức khỏe của chúng ta.

    Hạt lanh là thực phẩm giàu chất xơ và chống oxy hóa cũng như Omega-3. Bổ sung hạt lanh trong chế độ ăn hàng ngày giúp giảm cholesterol, cải thiện hệ tiêu hóa, và giúp làn da mịn màng.


    Hạt lanh nhỏ, màu nâu, hoặc vàng, là những nguồn giàu nhất của axit béo omega-3 thực vật, gọi là alpha-linolenic acid (ALA). Ngoài ra, hạt lanh có chứa một số lượng tốt của vitamin B6, sắt, kali, đồng và kẽm.
    Lợi ích hạt lanh có thể giúp bạn cải thiện tiêu hóa, cung cấp cho bạn làn da mịn màng, giảm cholesterol, giảm cảm giác thèm ăn đường, cân bằng hormone, chống ung thư và giảm cân …

    2: Hạt lanh mang lại giá trị dinh dưỡng cao

    a. Hạt lanh có chứa lượng chất xơ cao

    Một trong những lợi ích phi thường nhất của hạt lanh là chúng chứa hàm lượng cao sợi xơ dạng gel tan trong nước và có những lợi ích đáng kinh ngạc trên đường ruột, có thể giữ thức ăn trong dạ dày không dồn quá nhanh chóng vào ruột non, để có thể làm tăng sự hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Ngoài ra, lanh có cả chất xơ hòa tan và không hòa tan có thể hỗ trợ giải độc ruột, mất chất béo và làm giảm cảm giác thèm ăn đường.

    b. Hạt lanh giúp làn da và tóc trở nên khoẻ mạnh

    Các chất béo ALA trong hạt lanh có lợi cho da và tóc bằng cách cung cấp chất béo thiết yếu cũng như vitamin B có thể giúp giảm khô da và tóc. Nó cũng có thể cải thiện các triệu chứng của mụn trứng cá, trứng cá đỏ và eczema. Dầu hạt lanh là một lựa chọn tuyệt vời vì nó có nồng độ cao hơn các chất béo lành mạnh. Bạn có thể mất 1-2 muỗng canh làm ẩm da và tóc. Nó cũng có thể được trộn với các loại tinh dầu và sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm da tự nhiên.

    c. Hạt lanh có tác dụng giảm cân hiểu quả.

    Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy hạt lanh và quả óc chó có thể cải thiện bệnh béo phì và hỗ trợ giảm cân. Thêm một vài muỗng cà phê hạt lanh nghiền vào súp, sa lát, hoặc sinh tố như là một phần của kế hoạch giảm cân của bạn.

    d. Giảm cholesterol trong cơ thể

    Tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa tìm thấy rằng việc thêm hạt lanh vào chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm nồng độ cholesterol.

    Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang             


    Điều trị bệnh tăng huyết áp, viêm đại tràng bằng cây củ cải trắng.

    Vị thuốc quý điều trị bệnh tăng huyết áp, viêm đại tràng.

    Củ cải là thực phẩm quen thuộc với tất cả chúng ta, củ cải thường được chế biến các món ăn, cách bảo quản củ cải được lâu đó là củ cải phơi ra nắng thật khô để có thể dùng ăn dần, củ cải rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, có tác dụng chữa  nhiều bệnh, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn biết chi tiết hơn.


    Củ cải có thể phối hợp với nhiều thực phẩm khác thành món ngon bổ. Theo sách Hải Thượng: “Củ cải, cải củ, là la bặc căn, vị ngọt, hơi đắng, không độc, tác dụng long đàm, tiêu thũng, phá ứ thông tê trừ bệnh lỵ”. Củ cải trắng có protid, glucid, xenluloza, canxi, photpho, sắt; vitamin B1, B2, PP, C… đều là dưỡng chất rất cần thiết với sức khỏe. Sau đây là một số bài thuốc dược thiện từ củ cải.

    Chữa chứng béo phì, thừa cân:

    Dùng bài “Củ cải kho cá chép, trôi”: củ cải, cá trôi hoặc cá chép, củ kiệu, hành, gừng, tiêu, đường, gia vị vừa đủ kho ăn. Trị chứng béo phì mệt mỏi, bụng đầy, ăn kém, ho đàm, ngực sườn đầy tức.

    Chữa huyết áp tăng, âm hư hỏa vượng:

    Dùng bài “Củ cải kho đậu hũ”: củ cải, đậu hũ chiên vàng, nấm rơm, nước tương, tỏi, tiêu, gia vị vừa đủ kho ăn… Dùng tốt cho người âm hư, người gầy, đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp.

    Trị viêm đại tràng do thấp trệ:

    Dùng bài “Củ cải xào trứng gà”: củ cải, trứng gà, hành hoa, rau mùi, gia vị vừa đủ xào ăn. Trị chứng bụng đầy đau, đại tiện được đỡ đau, rối loạn tiêu hóa.

    Chữa ho đàm nhiều:

    Dùng bài “Củ cải nấu canh phổi heo”: củ cải, phổi heo, thịt heo, dầu ăn, hành, ngò, gia vị. Củ cải thái lát, phổi heo băm nhỏ xào thơm, cho nước gia vị, rau vừa đủ nấu canh ăn. Trị các chứng ho khan, ho cảm, suyễn ho lâu ngày.

    Chữa tiêu chảy do thương thực:

    Dùng bài “Canh củ cải cà rốt”: củ cải, cà rốt, móng nhỏ chân heo, hành ngò, gia vị hầm ăn. Trị chứng bụng đầy, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, lỵ, viêm ruột…

    Chữa lão suy:

    Dùng bài “Củ cải nấu canh dưỡng sinh”: củ cải, cà rốt, nấm đông cô, ngưu bàng mỗi vị 50g, gia vị vừa đủ hầm bằng nồi thủy tinh hay nồi sứ. Trị lão suy, tiểu đường, huyết áp, viêm nhiễm lâu ngày, rối loạn chuyển hóa…

    Trị chứng tay chân tê:

    Dùng bài “Củ cải nấu canh tôm”: củ cải thái sợi, tôm lột vỏ, rau ngò, tiêu, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Trị chứng khắp người da thịt tê, dương hư, ngón tay chân tê, nhức mỏi.

    Chữa mỡ trong máu cao:

    Dùng bài “Củ cải luộc chấm kho quẹt”: củ cải, cà rốt đều cắt lát dọc, mắm, thịt ba chỉ, tôm, hành, tiêu, tỏi giã làm mắm gia vị vừa đủ luộc chín chấm mắm ăn. Trị chứng tăng mỡ máu, mập phì, người nóng, hông sườn đầy tức.

                                                                                         Nguồn: Đông y gia Truyền Tấn Khang


    Bài thuốc dân gian chữa bệnh hôi miệng vô cùng hiệu quả

    Chữa hôi miệng hiệu quả nhờ các bài thuốc dân gian.

    Khi bị hôi miệng sẽ khiến ta có cảm giác mất tự tin khi nói chuyện và giao tiếp, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và công việc, vậy để khắc phục tình trạng hôi miệng chúng ta cần làm gì, có những bài thuốc dân gian rất hay giúp bạn thoát khỏi cảm giác khó chịu khi bị hôi miệng, cùng tìm hiểu các bạn nhé!

    Hôi miệng là một tình trạng khá thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên như: mắc các bệnh lý răng miệng, mũi họng, đường hô hấp, đường tiêu hóa… hoặc do nghiện thuốc lá, nghiện rượu và cũng có khi không phát hiện ra bất cứ một lý do cụ thể nào.

    Dùng món ăn – bài thuốc

    – Bột đậu xanh 150g và hạnh nhân 60g, sao thơm tán bột, hòa với nước chín và đường phèn lượng vừa đủ thành dạng chè đặc, bảo quản trong tủ lạnh, mỗi ngày ăn 3 thìa canh. Dùng chữa hôi miệng do bệnh lý đường hô hấp.

    – La hán 1 quả, trần bì 6g, sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày. Dùng chữa hôi miệng do bệnh lý hầu họng.

    – Bách hợp và đậu xanh nghiền thành bột, nấu chín dưới dạng bột đặc, mỗi ngày ăn 1 bát con. Dùng chữa hôi miệng có ho, khạc đờm, hai gò má đỏ.

    – Mướp già 2 quả, thái vụn, luộc nhỏ lửa lấy nước, hòa thêm một chút muối, uống mỗi ngày 2 bát con. Dùng chữa hôi miệng kèm táo bón, đau nhức xương khớp toàn thân.

    – Bột gạo tẻ 250g, bột hoài sơn 15g, bột biển đậu 15g, bột bạch truật 15g, mật ong lượng vừa đủ, đem nấu thành dạng bột đặc, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng chữa hôi miệng do bệnh đường tiêu hóa.

    – Cá quả 1 con, lọc lấy thịt thái miếng. Đầu tiên dùng 60g rau thơm luộc trong 20 phút, sau đó cho các miếng cá sống vào, chần chín, chấm gia vị ăn. Dùng chữa hôi miệng do các nguyên nhân nội nhiệt gây nên.

    – Hoàng liên 6g, đường trắng 20g. Đem hoàng liên sắc kỹ với 100 ml nước, sau đó bỏ bã lấy nước, hòa với đường, chia uống 2 lần trong ngày. Nếu không thích đường thì đem hoàng liên hãm cùng với trà uống trong ngày. Dùng chữa các loại hôi miệng.

    – Thảo quả tươi loại tốt 250g, ngâm với 500 ml rượu trắng trong 100 ngày, mỗi ngày uống 1 thìa canh. Dùng chữa hôi miệng kèm rối loạn tiêu hóa.

    – Vỏ bưởi 3 miếng, thái nhỏ đem nấu với thịt lợn nạc lượng vừa đủ làm canh ăn. Dùng chữa hôi miệng có kèm theo nóng trong, đại tiện bí kết.

    Dùng thuốc nước súc miệng

    – Mộc hương 10g, đinh hương 10g, hoắc hương 10g, bạch chỉ 10g, hương nhu 10g, cát căn 20g, thạch tiêu thảo 30g. Tất cả đem sấy khô, tán vụn rồi đem sắc với 1.000ml nước trong 10 phút, lọc bỏ bã lấy nước, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần ngậm một ngụm dịch thuốc, lưu càng lâu càng tốt, sau đó nhổ đi không được nuốt, mỗi ngày 1 lần.

    – Nhi trà 10g, thạch vi 10g, binh lang 10g. Ba vị tán vụn sắc lấy nước để súc miệng, mỗi ngày 2 lần sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.

    – Hoắc hương 15g, thương truật 10g, băng phiến 1g. Đem hoắc hương và thương truật sắc lấy 500ml dịch chiết, hòa băng phiến rồi đựng vào lọ dùng dần, ngậm và súc miệng mỗi ngày 3 đến 4 lần, không được nuốt.

    – Đinh hương 5g, lá trà 3g, hai thứ rửa sạch rồi cho vào miệng nhai kỹ trong 5 phút, 5 ngày là 1 liệu trình, kiêng ăn ớt cay.

    – Hắc phàn 1g, tỳ bà diệp 3g, kha tử 2g. Ba thứ đem tán vụn rồi sắc lấy nước để ngậm và súc miệng, mỗi ngày 3 đến 5 lần, không được nuốt

    – Bạch đậu khấu 15g tán vụn sắc lấy nước, đựng vào lọ để dùng dần, mỗi ngày ngậm súc miệng 2 đến 3 lần.

    – Hồ hoàng liên 15g, đởm phàn 10g, kha tử 50g, bạc hà tử 50g, mật gấu 2g. Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần lấy 2 đến 3g bột thuốc hòa với nước sôi để nguội ngậm và súc miệng.

    – Hoàng liên 3g, minh phàn 3g, muối ăn 3g. Các vị thuốc đem sắc với 200ml nước, mỗi ngày 1 thang, để nguội rồi ngậm và súc miệng 3 – 4 lần.

                                                                                 Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang


    Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

    Công dụng trị bệnh từ cây mía cực kỳ tốt

    Nước mía là loại nước uống giải khát có mặt ở nhiều nơi, tuy nhiên ít ai biết rằng loại nước giải khát này còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.


    Nước mía có công dụng điều trị bệnh gì?

    Nước mía có công dụng điều trị bệnh gì?

    Mía có chứa nhiều đường và các chất: protein, pepton, amid, nitrat và muối amomi; các chất vô cơ (Fe, Al, Mg, P, Ca, S…); vitamin nhóm B và D; tinh bột; gôm, sáp,… Do đó chúng cung cấp nhiều nhiệt lượng, bổ sung trong các trường hợp mất nước,…. Và là nguyên liệu sản xuất cho nhiều ngành công nghiệp ở nước ta.

    Theo Đông y, mía có vị ngọt tính mát; vào phế, vị có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Theo đó, mía có tác dụng làm giảm đau họng, viêm khí phế quản, ho, tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén, táo bón. Ngoài ra, rễ cây mía cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh.

    Tìm hiểu những bài thuốc chữa bệnh hay từ nước mía

    Không đơn thuần chỉ có công dụng giải khát, nước mía còn có tác dụng chữa bệnh. Theo đó bạn có thể tham khảo các bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh hay từ nước mía như sau:


    Tìm hiểu những bài thuốc chữa bệnh hay từ nước mía

    • Nước mía: mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho người bệnh bị sốt, khô họng, tiểu dắt.
    • Nước mía gừng tươi: Bạn lấy nước mía ép 50-100ml, thêm gừng nước hoặc lát gừng theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từ từ. Bài thuốc này có tác dụng trị trào ngược dạ dày thực quản.
    • Nước mía nóng: Dùng nước mía ép, đun cách thủy đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần. Dùng cho người bị nôn oẹ, nôn khan dai dẳng.
    • Cháo kê nước mía: nước mía, hạt kê xát bỏ vỏ. Nấu cháo kê nước mía chia 2 lần ăn trong ngày. Bài thuốc có tác dụng trị viêm khí phế quản ho khan, miệng khô, họng khô, chảy nước mắt nước mũi.
    • Nước mía ngó sen: Nước mía, ngó sen. Lấy ngó sen nghiền ép vụn hòa lẫn với nước mía, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho người viêm đường tiết niệu cấp
    • Nước mía củ cải bách hợp: Lấy nước mía khoảng 100ml, và 100 ml nước ép củ cải; bách hợp 100g. Bách hợp nấu trước cho chín nhừ, cho nước mía và nước ép củ cải vào trong hỗn hợp đun sôi, khuấy đều. Uống trước khi đi ngủ, dùng cho người viêm họng, viêm nóng thanh khí phế quản, ho khan.
    • Ngũ trấp ẩm: Bao gồm các nguyên liệu: nước lê, nước mã thầy, nước lô căn, nước mạch môn, nước giá đỗ, lượng bằng nhau, hòa chung uống hoặc hấp cách thủy uống. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân. Trị ôn bệnh làm tổn thương tân dich, miệng háo khát, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu.

    Để đảm bảo sức khỏe và tránh xảy ra các tác dụng phụ thì người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên thận trọng và chỉ dùng mía nướng hoặc nước mía đun sôi.

    Nguồn: Đông gia truyền Tấn Khang          


    Lá bơ trị bệnh tiểu đường cự kỳ đơn giản nhưng hiệu quả cao

    Tiểu đường được xếp vào 1 trong 10 loại bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới mọi người bài thuốc trị bệnh từ lá bơ nhé! 


    Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng lá bơ

    Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một căn bệnh mãn tính có diễn biến phức tạp nếu như người bệnh không kiểm soát tốt được đường huyết của mình. Hệ lụy của những vấn đề này là những tổn thương nghiêm trọng do biến chứng tiểu đường gây ra như mù mắt, tàn phế chân, suy thận… Chính vì vậy việc điều trị chữa bệnh tiểu đường cần có một phương pháp tốt. Trong Y học cổ truyền việc trị bệnh tiểu đường tỏ ra khá hiệu quả hơn so với thuốc tây như dùng mướp đắng, quế, … để điều trị tiểu đường tuyp 2. Ngoài ra còn một phát hiện ra một loại cây vừa có thể dùng quả, lá để điều trị tiểu đường cũng rất tốt đó chính là cây bơ.

    GIÁ TRỊ QUẢ BƠ VỀ MẶT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

     Trước khi đi đến bài thuốc chữa tiểu đường bằng lá bơ chúng ta cùng tìm hiểu về giá trị của trái đối với sức khỏe:

    Các loại axit béo không bão hòa dạng đơn thể trong quả bơ giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài những loại axit béo có ích, trái bơ còn chứa hàm lượng kali cao. Bên cạnh đó, nó chứa các loại vi dưỡng chất quan trọng khác như sắt, đồng, magiê và phospho.

    Trái bơ còn có nhiều loại vitamin như: Vitamin A, nhóm vitamin B, axit folic, vitamin C, vitamin E và canxi. Trái bơ còn là nguồn giàu chất xơ, ít chất đường và tinh bột, là loại thực phẩm lý tưởng cho các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

    CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG LÁ BƠ

    Trong quả bơ không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng như mà còn giúp làm đẹp hiệu quả, nhất là làm đẹp da. Không những thế, dùng quả bơ còn có tác dụng trị các bệnh, tốt cho sức khỏe như giúp điều chỉnh huyết áp, giảm cholesterol gây hại, tăng cường hệ miễn dịch, trị viêm loét dạ dày, phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt và tốt cho thai phụ cũng như thai nhi,…

    Lá cây bơ cũng được sử dụng để trị bệnh hiệu quả, nhất là đối với bệnh tiểu đường lâu năm. Lá trái bơ trị bệnh tiểu đường có tác dụng hạ lượng đường huyết rõ rệt, giúp người bệnh kiểm soát được căn bệnh này.

    Bài thuốc dùng lá bơ điều trị tiểu đường hiệu quả

    BÀI THUỐC CHỮA TIỂU ĐƯỜNG BẰNG LÁ BƠ

    Người bệnh sẽ gặt hái được nhiều hiệu quả khi biết chữa bệnh tiểu đường bằng lá bơ theo phương pháp pha chế sau:

    • Dùng 7 – 10 lá bơ còn tươi vừa mới hái trên cây xuống, rửa thật sạch.
    • Cho thêm 1,5 – 2 lít nước lọc.
    • Đun sôi, Bạn nấu nước lá bơ sôi khoảng 10 – 15 phút rồi nhấc ra, để cho nguội bót rồi dùng uống cả ngày, chia đều ra cả bữa sáng trưa và tối.
    • Có thể cho vào tủ lạnh rồi sử dụng trong ngày. Uống vào bữa sáng trước khi ăn, trưa, tối sau ăn.

    Với phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng lá bơ sẽ giúp thận của bạn được thanh lọc, giảm sự quá tải của thận do bệnh tiểu đường gây ra. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý kiểm tra đường huyết thường xuyên. Vì khi dùng liều lượng thuốc này quá mức sẽ có nguy cơ hạ đường huyết, vốn cũng không tốt cho sức khỏe.

                                                                  

    Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

    Thuốc đông y cổ truyền trị sỏi thận như thế nào ?

    Sỏi thận hình thành từ thói quen uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu hay thay đổi độ pH nước tiểu. Hiện điều trị sỏi thận bằng Đông Y Cổ Truyền được nhiều người bệnh áp dụng.


    Thuốc y học cổ truyền trị sỏi thận như thế nào?

    Tìm hiểu bệnh sỏi thận

    Bệnh sỏi thận là căn bệnh phổ biến hiện nay, gây những biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn hay suy thận mạn tính. Nếu những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu thì những viên sỏi lớn nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần chiếm hết diện tích đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của cơ quan này.

    Triệu chứng sỏi thận có thể nhận thấy như sau: đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đái đục; đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận; có thể sốt hay ứ nước, ứ mủ ở thận, đái ít, vô niệu hoặc suy thận cấp hay mạn tính nếu không điều trị kịp thời. Phương pháp có thể xác định bệnh sỏi thận hiện nay chủ yếu dựa vào siêu âm hoặc chụp Xquang.

    Theo y Đông Y Cổ Truyền, bệnh sỏi tiết niệu còn được gọi là thạch lâm. Nguyên nhân xuất phát từ việc do thường xuyên ăn đồ cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trì trệ không thông; thận âm hao tổn, âm hư hỏa động, phòng sự quá độ ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.

    Đối với tây y, phương pháp điều trị sỏi thận hiện nay là chữa bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp này là không chữa được tận gốc nên sỏi lại tái phát.

    Chữa sỏi thận bằng y học cổ truyền

    Theo Y Sĩ tại Đông Y Cổ Truyền, tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc khác nhau.

    Đối với Thể thấp nhiệt: Người bệnh có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng.

    Thể này dùng phép thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc: Kim tiền thảo 30g, tỳ giải 30g, quả dành dành 20g, lá mã đề 20g, ý dĩ nhân 20g, vỏ núc nác 16g, cam thảo đất 16g, hoa, mộc thông 12g, xương bồ 8g, quế chi 4g.


    Kim tiền thảo

    Nếu các dược liệu còn tươi thì đem đi rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.

    Đối với Thể thận hư: Biểu hiện nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, người mệt mỏi, trì trệ, đau lưng, mỏi gối, ù tai, ngại vận động, có thể có rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, di tinh, mộng tinh ở nam,…

    Lúc này bạn có thể dùng bài thuốc: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g.

    Trong dân gian còn dùng hạt chuối hột hoặc dùng kim tiền thảo sắc uống hằng ngày thay nước chè, nhiều khi cũng có tác dụng tốt.

    Là căn bệnh phổ biến và dễ xảy ra nếu bạn có thói quen không tốt đối với sức khỏe. Do đó để phòng ngừa bệnh sỏi thận không tái phát và điều trị dứt điểm, người bệnh cần uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày), ăn nhiều rau, hoa quả tươi, có lối sống lành mạnh, tránh dùng sulfamid, các loại thức ăn, thuốc uống gây lắng đọng calci. Khi có triệu chứng đau lưng, đái buốt, đái dắt… cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế, phong khám Đông Y Cổ Truyền uy tín để điều trị kịp thời.

                                                                    Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang