Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Vị thuốc quý từ rau cải bẹ xanh và cải xanh.

 Vị thuốc quý từ rau cải bẹ xanh và cải xanh.

Rau cải là rau quen thuộc trong các  bữa ăn hàng ngày của chúng ra, canh rau cải ngon, dễ ăn, mát, ngoài ra rau cải còn rất nhiều tác dụng khác nữa, mỗi loại rau cải sẽ có những tác dụng khác nhau, đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết các bạn nhé!Rau cải giúp hạn chế suy giảm trí nhớ, nhờ vậy mà trong bệnh tự kỷ nó có khả năng giúp người bệnh hòa nhập tốt hơn; chữa phạm phòng, gút… Tuy nhiên, công dụng trị liệu còn tùy thuộc vào mỗi loại rau cải.

cải bẹ xanh

1.CẢI BẸ XANH:

Còn gọi là cải dưa, cải sen, vân đài… Nó có vị cay, đăng đắng nên thường được gọi là cải đắng, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối. Cải bẹ xanh thường dùng để nấu canh, hay cuốn bánh xèo với rau xà lách. Cải bẹ xanh giàu vitamin A và vitamin K. Loài này có thể được dùng như một thực phẩm bổ sung selen, crôm, sắt và kẽm.

Cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa; thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí… Trong cải bẹ xanh có chứa rất nhiều các loại vitamin A, B, C, K, axít nicotic, catoten, abumin… Do đó mà cải bẹ xanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật như: phạm phòng, gút. Dưới đây là một số công dụng từ lá cải bẹ xanh:

Chống lão hóa davới những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, giàu chất chống oxy hóa và axít folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn. Vì vậy, mỗi ngày dùng từ 200 – 300g rau cải bẹ xanh trong khẩu phần ăn sẽ giữ được sự tươi trẻ.

Chữa bệnh gútcác chất trong nước rau cải bẹ xanh có tác dụng đào thải chất axít uric, nguyên nhân dẫn đến bệnh gút, dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axít uric, phòng trừ bệnh gút rất hiệu quả. Dùng cải bẹ xanh hay một số nơi gọi là cải đắng (có vị hơi đắng) nấu nước uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng một lượng rau vừa đủ nấu với nước. Uống hàng ngày thay nước lọc. Tuy nhiên, không nên nấu quá đặc mà nên nấu loãng để dễ uống hơn. Nên uống trong thời gian ổn định.Các chất trong nước rau cải bẹ xanh có tác dụng đào thải chất axít uric, nguyên nhân dẫn đến bệnh gút

Trị viêm họng, ho hen, mụn nhọt, trĩ, các chứng phong hàn…: dùng hạt cải bẹ xanh tán nhuyễn sau đó cho vào một ít nước, khuấy cho đến khi thấy sền sệt, dùng đắp vào phần hầu, băng lại sẽ thấy hiệu quả và giảm đau họng ngay. Ngoài ra, hạt cải bẹ xanh còn dùng để chữa trị các chứng đau lưng, đau xương sống, bệnh tiêu chảy…

2.CẢI XANH

Đông y cổ truyền cho rằng cải xanh là loại rau lợi tiểu. Hạt cải có hình dạng, tính chất và công dụng như hạt mù tạt đen của châu Âu. Người ta cũng ép hạt lấy dầu (tỉ lệ 20%) chế mù tạt làm gia vị và dùng trong công nghiệp. Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hóa đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau. Bởi vậy, được dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy. Ở Trung Quốc, hạt và cả cây cũng dùng làm thuốc chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giảm đau.

Duới đây là vài cách trị bệnh từ cải xanh:

Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già: hạt cải xanh, hạt củ cải, hạt tía tô, mỗi vị 8 – 12g, sắc uống hay tán bột uống mỗi lần 4 – 5gel, ngày uống 2 – 3 lần.

Viêm khí quảnhạt cải xanh (sao) 6g, hạt Cải củ (sao) 10g, hạt cải bẹ (sao) 10g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia ba lần uống trong ngày.

Đơn độc sưng tấyhạt cải xanh tán nhỏ, trộn dấm, làm cao dán, đắp ngoài…

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

Tác dụng của quả chuối hột đối với sức khỏe của chúng ta.

   Tác dụng của quả chuối hột đối với sức khỏe của chúng ta.

Chuối hột là loại quả có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của chúng ta, nhất là quả chuối hột rừng, có tác dụng trong việc chữa các bệnh như tăng huyết áp, đau lưng, viêm thận và bệnh đái tháo đường, không chỉ tốt với sức khỏe của người lớn và quả chuối hột còn có tác dụng đối với sức khỏe của trẻ em nhưn chữa bệnh táo bón… đặc biệt hơn là quả chuối hột có tác dụng để chữa các bệnh ngoài da.

quả chuối hột

Trái chuối rừng to bằng ngón tay cái, có hạt, lúc chín vàng ươm ăn ngọt lịm. Nhưng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làm thuốc. Chuối hột rừng có hai loại, trái lớn và trái nhỏ. Tất cả ngâm rượu đều thơm, ngon nhưng loại trái nhỏ có phần nhỉnh hơn vì nhựa nhiều. Chuối càng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt, Tác dụng của quả chuối hột đối với sức khỏe.
Trái chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy.

1:TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ EM.

Lấy 1 – 2 trái chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

2: CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ SỎI BÀNG QUANG

Trái chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.

3: CHỮA TRỊ BỆNH THỐNG PHONG HAY CÒN GỌI LÀ BỆNH GÚT.

Quả chuối hột (rừng) 3g, củ ráy (rừng) 4g, khổ qua 1g, tỳ giải 2g. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/gói, ngày uống 2 – 3 gói pha nước đun sôi uống, không được cho đường vào.

4: TRỊ HẮC LÀO HIỆU QUẢ

Trái chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.

5: ĐIỀU TRỊ XỔ GIUN.

Quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.

Lưu ý: Không được ăn quả chuối rừng còn xanh (chưa chín) vì rất dễ bị ngộ độc hoặc táo bón nặng vì quá nhiều chất tanin.

Nguồn: đông y gia truyền tấn khang

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Tác dụng tuyệt vời của trái nho và chế phẩm từ quả nho đối với sức khỏe.

 Tác dụng tuyệt vời của trái nho và chế phẩm từ quả nho đối với sức khỏe.

Như chúng ta đã biết từ trước đến nay trái nho là một loại hoa quả ngon, được nhiều người yêu thích, trái nho rất tốt cho sức khỏe, cung cấp vitamin và dưỡng chất cho cơ thể, và còn có rất nhiều tác dụng từ trái nho và các chế phẩm từ nho có thể bạn chưa biết, cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm nhưng tác dụng của trái nho, và thường xuyên ăn trái nho và các chế phẩm từ nho hơn.

trái nho

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ

Nho và rượu vang làm từ nho, đã là một phần của văn hóa lịch sử loài người từ rất lâu đời. Các nhà khảo cổ học trên thế giới gần đây phát hiện ra một vài lọ gốm bên trong di tích đồ đá mới có từ khoảng những năm 6000 TCN (Trước công nguyên). Các lọ đó có chứa dư lượng màu đỏ của rượu vang. Điều này cho thấy rượu vang có từ thời tiền sử nhiều khả năng được làm từ nho hoang dã. Ngày nay, nho được dùng làm nguồn nguyên liệu chế biến nước ép nho, nho khô, rượu vang, và các chế phẩm dược.

Ở Việt Nam, nho được trồng ở nhiều nơi nhưng thích hợp nhất là ở vùng Ninh Thuận, làm nên thương hiệu nho Ninh Thuận nổi tiếng Việt Nam.

 Qua nhiều thời đại, hầu như tất cả các bộ phận của cây nho đã được sử dụng làm thuốc trong y học. Người dân châu Âu thường sử dụng một thuốc sáp từ nho để chữa trị các bệnh về mắt và da. Lá nho dùng làm để thuốc đắp lên vết thương giúp cầm máu và chống viêm. Trái nho chín rất tốt cho người mắc bệnh thận, gan, bệnh đường ruột và cả bệnh ung thư.

Nho tốt cho sức khỏe tim mạch, có chứa chất chống oxy hóa (các flavonoid) đặc biệt là resveratrol được tập trung ở vỏ, hạt, và thân cây nho. Nước ép nho tím và rượu vang đỏ giúp ngăn ngừa tổn thương nội mạc mạch máu, làm giảm cholesterol “xấu” (LDL-cho), ngăn ngừa hình thành cục máu đông và chống viêm hiệu quả. Các hợp chất flavonoid và vitamin nhóm B có trong nho tím nhiều tốt hơn nho màu sáng. Vì vậy, rượu vang đỏ tốt hơn so với rượu vang trắng.

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM, nho có vị ngọt, chua, tính bình. Có công dụng cường cân cốt, khư phong thấp, lợi tiểu tiện, đại bổ khí huyết.

CÁCH SỬ DỤNG NHO VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ NHO.

– Rượu vang nho: Phụ nữ mỗi ngày dùng 1 ly (100ml), nam giới mỗi ngày dùng 1 – 2 ly (100 – 200ml).

– Nước ép nho: 50g nho tươi, rửa sạch, để cả vỏ, ép lấy nước uống hàng ngày. Có thể pha loãng ra hoặc kết hợp với các loại trái cây khác (dưa hấu, táo, kiwi…) tùy khẩu vị của mỗi người. Có tác dụng thanh lọc cơ thể, trị viêm họng, suy nhược cơ thể…

– Món sinh tố nho: 200g nho tím, 100ml sữa tươi tách béo (hoặc sữa đậu nành), và 1 hộp sữa chua không đường, ½ cốc đá, tất cả cho vào máy xay sinh tố, xay đến khi mịn. Đổ hỗn hợp ra cốc, có thể trang trí bằng nho tươi. Đây là món ăn tốt cho sức khỏe và tim mạch!

– Chữa đau lưng mỏi gối, đái buốt, đái rắt: Lấy 20 – 40g lá, dây, rễ nho sắc uống.

– Chữa động thai hay nôn oẹ: Nho chín 40g, ăn tươi hoặc sắc uống.

– Nho khô: Có tác dụng nhuận tràng, nhuận phế, long đờm, mỗi ngày dùng từ 10 – 20g.

– Chiết xuất hạt nho: Dùng để chống lão hóa, bảo vệ tim mạch, chống rối loạn chuyển hóa lipid, phòng ngừa xơ vữa mạch máu, bôi đắp vết thương hở ngoài da.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Những bài thuốc chữa bệnh hay từ trái đu đủ

 Những bài thuốc chữa bệnh hay từ trái đu đủ

Đu đủ là loại quả quen thuộc với người dân Việt Nam nhưng thực tế, có rất ít người biết rằng đu đủ còn là một vị thuốc quý, có rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.

Đu đu là một vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh

Đu đủ là một vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh

Theo giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đu đủ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Vào thế kỷ thứ 16, người Tây Ban Nha đưa cây đu đủ vào vùng Caribe và các nước Đông Nam Á, từ đó tiếp tục được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Srilanca, châu Đại Dương và châu Phi.

Cây đu đủ trồng hiện nay là giống lai tự nhiên, có tên khoa học: Carica papaya L., họ Đu đủ (Papayaceae). Đu đủ trở thành giống cây ăn quả quan trọng ở Việt Nam cũng như nhiều nước nhiệt đới khác. Nó còn có tên khác: thù đủ, phiên mộc qua, thạch qua, đông qua thụ, vạn thọ quả, phiên quả, mộc quả, mộc đông quả, nhũ quả. Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, rễ và nhựa. Quả đu đủ chín chứa nước, glucid, protein, cellulose, calci, P; các vitamin A, C, B. Quả xanh có nhựa mủ (trong có papain, carpain, myrosin); saccharose, acid hữu cơ (acid tartic, acid malic); cácvitamin và carotenoid.

Theo nghiên cứu, 100g quả đu đủ chín có 74-80mg vitamin C, 500-1250IU carotene. Quả đu đủ màu vàng nhạt có nhiều beta carotene, cryptoxanthin, violaxanthin, cryptoxanthin monoepoxide. Quả đu đủ màu hồng có nhiều lycopene. Đu đủ còn có vitamin B1, B2 và các khoáng chất (kali, magiê, sắt, kẽm…). Chất papain chịu được nhiệt độ 700C trong 30 phút, có tác dụng tiêu hóa thịt và protein, chất này có nhiều trong lá, thân, quả xanh và có ít trong quả chín. Chất carpain còn có tác dụng làm chậm nhịp tim. Cao lá đu đủ có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng u bướu. Quả đu đủ có nhiều thành phần hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư, ngăn ngừa các chất có hại cho làn da, giữ cho da khỏe đẹp và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Theo Đông y, quả đu đủ chín vị ngọt tính mát, lành tính, không có độc tố. Ăn vào mùa nào cũng tốt cho sức khỏe: ăn mùa xuân hè có tác dụng thanh tâm nhuận phế, giải nhiệt, giải độc; ăn vào mùa thu đông có tác dụng nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp phục hồi chức năng gan. Trong đu đủ có nhiều vitamin C và carotene, có tác dụng chống ôxy hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh có đu đủ

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh có đu đủ

Nhựa mủ đu đủ làm thuốc trong y học hiện đại. Bên cạnh đó, đu đủ còn có mặt trong các bài thuốc đông y cổ truyền sau:

  • Tẩy giun kim cho trẻ nhỏ: cho trẻ ăn đu đủ chín (50-100g) mỗi ngày, trong 7-10 ngày (sau bữa cơm chiều).
  • Quả đu đủ xanh hay lá để làm mềm những cục thịt cứng, nhuận tràng, lợi tiêu hóa. Quả non hầm với chân giò lợn để lợi sữa.
  • Chữa ho, viêm phổi, mất tiếng: hoa đu đủ hấp với đường phèn.
  • Chữa bong gân, sai khớp: đu đủ xanh 10g, lá na 10g, muối ăn 5g, vôi tôi 5g. Tất cả giã nát, phết lên gạc, đắp lên chỗ sưng đau sau khi đã nắn chỉnh hình khớp.
  • Chữa rắn độc cắn: lá đu đủ, rễ chỉ thiên, lá hoặc quả ớt, mỗi vị 50g. Tất cả rửa sạch, giã nát, thêm ít nước, gạn nước uống, bã đắp vào vết rắn cắn.
  • Rễ đu đủ 20g, lá xuyên tiêu 10g, hồng bì 5 hạt. Giã nát, thêm nước, gạn nước cho uống, bã đắp.
  • Chữa ho, viêm họng: hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm, nghiền nát. Ngậm và nuốt nước.
  • Chữa ho gà: hoa đu đủ đực sao vàng 20g, trần bì 20g, vỏ rễ dâu (tẩm mật sao) 20g, bách bộ 12g, phèn phi 12g. Tất cả sấy khô tán bột. Ngày uống 3 lần. Trẻ em 1-5 tuổi, mỗi lần 1-4g; trẻ 5-10 tuổi, mỗi lần 5-8g.
  • Thuốc lợi sữa: đu đủ xanh 50g, lá sung non 50g, chân giò 1 cái, gạo nếp 100g. Đu đủ gọt vỏ bỏ hạt; lá sung rửa sạch, băm nát; chân giò cạo bỏ lông, rửa sạch chặt miếng. Tất cả nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày.
  • Chữa lở mặt, lở đầu: nhựa quả đu đủ xanh 1g, bột hàn the 1g, thêm ít nước, trộn đều, bôi lên vết lở hàng ngày.

Tuy rằng, có tác dụng rất tốt nhưng phụ nữ có thai không nên dùng nhựa và ăn đu đủ xanh. Đu đủ được ứng dụng trong y học dân gian của nhiều nước. Ở Ấn Độ, quả chín còn chế siro và rượu vang có tác dụng long đờm, an thần và bổ; nhựa mủ từ quả xanh tác dụng trị giun sán, có khi dùng làm thuốc chữa nốt tàn nhang và các mụn ngoài da; lá dùng làm thuốc đắp trị đau thần kinh… Ở Indonesia và Nepal dùng lá đu đủ trị sốt rét hay các bệnh sốt khác, làm thuốc tẩy cho ngựa; nước sắc rễ trị ghẻ cóc, trĩ và viêm niệu đạo…

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Những bài thuốc hay từ cây râm bụt

 Những bài thuốc hay từ cây râm bụt


https://www.youtube.com/watch?v=RpiNv2mngeA

Cây râm bụt thường dùng để làm cảnh nhưng ít ai biết rằng loại cây này còn là một vị thuốc quý, có rất nhiều công dụng điều trị bệnh khác nhau. Các độc giả có thể tham khảo bài thuốc trong bài viết sau đây.

Râm bụt có rất nhiều công dụng

RÂM BỤT CÓ RẤT NHIỀU CÔNG DỤNG

Râm bụt thường được trồng làm cảnh trong chậu hoặc làm hàng rào kết hợp lấy lá, hoa, vỏ rễ làm thuốc. Râm bụt còn có nhiều tên khác như: dâm bụt, hoa dâng bụt. hồng bụt, bông bụt, bông lồng đèn, bụp, xuyên cân bì, mộc cẩn, phù tang. Tên khoa học: Hibiscus rosa – sinensis L. Họ Bông (Malvaceae).

Râm bụt là loại cây gỗ nhỏ thường cao 1-2m. Thân hình trụ tròn, nhẵn, nâu xám. Lá mọc so le, cuống dài, hình bầu dục, gốc tròn,  mép có răng cưa to, đầu nhọn. Lá kèm hình chỉ dài và nhọn.  Hoa to mọc đơn độc ở kẽ lá, cuống dài, tràng có 5 cánh mỏng rời nhau màu đỏ (hoặc vàng, hồng tùy theo giống). Nhị nhiều dính liền nhau bởi chỉ nhị rất dài vượt ra ngoài tràng. Bầu hình nón.

Về hình thức, râm bụt có nhiều giống cho hoa đẹp đa dạng về hình thái và màu sắc hoa (đỏ, vàng, hồng). Cây được trồng bằng phương pháp giâm cành. Cây ưa sáng, chịu hạn không chịu úng, ít sâu bệnh.

Những bài thuốc hay từ cây râm bụt

NHỮNG BÀI THUỐC HAY TỪ CÂY RÂM BỤT

Hoa râm bụt chứa flavonoid: quercetin, kaempferol, cyanidin, diglucosid, cyanidin, sophorosid, glucosid, alcaloid I và II, vitamin: B1, B2, C, beta caroten, chất nhầy… Lá râm bụt chứa  beta – sitosterol, caroten, chất nhầy, ester của acid acetic… Bộ phận dùng làm thuốc: lá tươi, vỏ rễ, hoa (lá và rễ thu hái quanh năm).

Theo đó, người bệnh có thể dùng râm bụt điều trị bệnh như sau:

  • Chữa mụn nhọt đang mưng mủ: hái lá tươi hoặc hoa tươi, giã nát đắp rồi băng lại (khi khô thì thay thuốc mới).
  • Chữa quai bị: Lá tươi 50g + hành 5-6 củ: giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi nguội, gạn lấy nước uống. Bã đắp vào chỗ sưng rồi băng lại. Dùng liên tục 3-5 ngày sẽ khỏi.
  • Chữa sỏi thận (sỏi canxi): Hoa tươi 30g thêm vài hạt muối, giã nát vắt nước (thêm 100ml nước sôi nguội vào bã để vắt cho kiệt) để uống. Ngày uống 2 lần liên tục 1 tháng.
  • Chữa đái tháo đường type 2: Hàng ngày ăn 1 hoa chưa nở vào sáng sớm trước khi ăn sáng. Dùng đều như vậy 45 ngày kiểm tra lượng đường/máu, nếu chưa đạt yêu cầu lại tiếp tục liệu trình sau.
  • Chữa mất ngủ: Lấy 5-10g hãm nước uống thay trà vào buổi chiều và tối.
  • Giảm cân: Uống trà hoa râm bụt thường xuyên sau khi ăn cơm, sẽ làm giảm hấp thu carbohydrat.

Ngoài ra, các bác sĩ Đông y còn cho biết, uống trà hoa râm bụt hàng ngày có tác dụng: Tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa cơ thể, kích thích mọc tóc; ngừa nhiễm trùng bàng quang, chống táo bón, kiểm soát lượng cholesterol/máu, ngăn ngừa bệnh tim.

Tuy nhiên, để tránh các tác dụng phụ,  người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhờ sự tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Nguồn: đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

TẮM DƯỠNG TRẮNG, DA KHỎE MẠNH VÀ TỐT CHO SỨC KHỎE BẰNG CÁC BÀI THUỐC ĐÔNG Y

  BÀI THUỐC TẮM DƯỠNG TRẮNG, DA KHỎE MẠNH VÀ TỐT CHO SỨC KHỎE.

https://www.youtube.com/watch?v=VhXPjW-lbxU

Để có một làn da đẹp thì cần có chế độ chăm sóc hợp lý, cách dưỡng da rất quan trọng trong việc cải thiện là da của chi em phụ nữ. Có câu: “Ngọc đẹp nhờ công đẽo, người đẹp nhờ công phu”. Theo đông y cổ truyền có nhiều cách  dưỡng da cũng như phòng các bệnh ngoài da như thuốc uống, thuốc đắp, kể cả thuốc tắm. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc tắm phòng bệnh ngoài da:

Bài thuốc tắm dưỡng trắng, da khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe.

Bài 1: cốc tinh thảo 45g, quyết minh tử 45g, bạch cúc hoa 45g, tang diệp 60g, nhân trần 45g, tang chi 45g, mộc qua 60g, thanh bì 60g. Đem tất cả các dược liệu trên cho vào nồi sắc lấy nước thuốc để tắm gội. Phương này chủ yếu do các thuốc sơ phong thanh nhiệt, lợi thấp hợp thành. Tác dụng phòng chống các bệnh ngoài da vì có thể ức chế được nhiều loại vi khuẩn ngoài da. Đặc biệt, tang chi (cành non cây dâu tằm) giỏi về khử phong hoạt lạc, thông lợi xương khớp và chữa phong ngứa khô táo toàn thân. Tổng hợp các vị trên phương này có tác dụng thanh lợi đầu mục, khử phong trừ thấp, thư gân hoạt lạc, sơ can lý khí. Dùng bài thuốc này tắm gội có thể phòng chống các bệnh ngoài da, bảo vệ sự mạnh khỏe của da, làm da dẻ khỏe đẹp, ngoài ra còn có thể làm cho con người có cảm giác dễ chịu thoải mái.

Bài 2: mộc qua 40g, tang diệp 40g, ý dĩ 40g, nhân trần 24g, cam cúc hoa 40g, thiền y 40g, hoàng liên15g, thanh bì 40g, ngô thù du 15g. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi sắc rồi vớt bã thuốc, lọc lấy nước thuốc để tắm gội. Trong phương thiền y sơ phong án nhiệt, thấu chẩn giảm ngứa, chữa da dẻ phong nhiệt phòng bệnh đậu sởi, sưng nhọt độc và có hiệu quả rất tốt với chứng ngứa ngoài da do phong tê dẫn đến. Hoàng liên thiên về thanh nhiệt tả hỏa giải độc, là thuốc chủ yếu dùng chữa mụn nhọt. Tổng hợp các thuốc trên phương này có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp giảm ngứa. Sử dụng phương này có thể phòng chữa các bệnh ngoài da như đinh nhọt, mụn ghẻ, nấm da, ban sẩn gây ngứa… giúp cho da tươi mịn, khỏe mạnh.

Bài 3: bát bạch tán (dùng để rửa mặt) gồm: bạch đinh hương, bạch cương tàm, bạch khiên ngưu, bạch tật lê, bạch cập mỗi loại đều 110g, bạch chỉ 75g, bạch phụ tử, bạch phục linh mỗi loại 18g, tạo giác 50g, đậu xanh một ít. Tạo giác bỏ vỏ tước xơ rồi đem tất cả các vị thuốc nghiền thành bột mịn rồi trộn đều là thành. Hằng ngày, dùng bột này pha nước để rửa mặt. Trong phương này có 8 vị thuốc có chữ bạch đi đầu nên gọi bát bạch tán. Toàn phương hợp dùng có thể trừ chất bụi, chất nhờn bám trên da mặt, trừ phong giảm ngứa… Dùng phương này rửa mặt có thể phòng chống được các bệnh về da mặt như trứng cá, nám, tàn nhang, ngứa ngáy…

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

Các Bài Thuốc Đông Y Cổ Truyền Trị Mụn Trứng Cá Rất Hiệu Quả

  Các Bài Thuốc Đông Y Cổ Truyền Trị Mụn Trứng Cá Rất Hiệu Quả

https://www.youtube.com/watch?v=9KET70lB7Bk


Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Đông y cổ truyền hướng dẫn bài thuốc trị mụn trứng cá đơn giản mà lại hiệu quả.

đông y cổ truyền bài thuốc điều trị mụn trứng cá hiệu quả

Theo Đông y cổ truyền thì mụn trứng cá phần lớn do phong nhiệt nung nấu, kết tụ ở phế kinh, phát ra ở mặt mũi; Hoặc do ăn quá nhiều chất cay nóng, dầu mỡ sinh ra thấp nhiệt, tràng vị không giáng được mà lại nghịch lên; Hoặc do Tỳ vận hóa kém, thấp ngưng kết lâu ngày hóa đàm hóa nhiệt ngưng trệ ở bì phu. Đặc biệt ở tuổi dậy thì nhiệt thịnh, hợp với đàm, nhiệt độc uất kết ở bì phu gây nên bệnh.

BÀI THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN TRỊ MỤN TRỨNG CÁ THEO CÁC THỂ:

Thể phế kinh phong nhiệt

Biểu hiện của bệnh thường là mụn trứng cá nóng, đỏ, hoặc sưng đau, có mụn mủ, hơi ngứa, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch tế sác hoặc phù sác.

Điều trị theo phương pháp sơ phong tuyên phế, thanh nhiệt giải độc.

Bài thuốc tỳ bà thanh phế ẩm, thành phần gồm tỳ bà diệp 12g, đảng sâm 12g, hoàng liên 6g, tang bạch bì 12g, hoàng bá 6g, cam thảo 06g.

Thể trường vị thấp nhiệt

Bệnh thường có biểu hiện: da trơn nhầy, nổi sẩn có mụn mủ kèm táo bón, tiểu vàng đậm, chán ăn, bụng đầy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Phương pháp điều trị: thanh trường hóa thấp, thông phủ tiết nhiệt.

Bài thuốc nhân trần cao thang gia giảm. Thành phần gồm xa tiền 12g, xích thược 10g, chi tử 10g, hoàng cầm 10g, hoàng bá 10g, đại hoàng 4g, cam thảo 6g.

Thể tỳ hư không kiện vận

Bệnh có biểu hiện: kéo dài, sắc da xám, kém tươi nhuận, bệnh tái phát nhiều lần, có cục hoặc bọc mủ, mệt mỏi, chán ăn, đại tiện lỏng, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch nhu hoạt.

Vị thuốc Cam thảo

Điều trị theo phương pháp kiện tỳ hóa thấp. Bài thuốc sâm linh bạch truật tán. Thành phần gồm có đảng sâm 12g, hoài sơn 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, liên nhục 10g, ý dĩ 12g, sa nhân 8g, bạch biển đậu 8g, cát cánh 8g.

Thể can uất huyết ứ

Thường có biểu hiện: người hay bực tức dễ nổi nóng, có nhiều loại mụn kết lại thành đám hoặc những vết sẹo hay vết thâm sau khi hết mụn, lưỡi thâm, rêu mỏng, mạch hoạt sác hoặc huyền sác.

Theo đông y cổ truyền  phương pháp điều trị hoạt huyết hóa ứ, sơ can giải uất. Thường dùng bài thuốc tứ vật đào hồng gia giảm. Thành phần gồm có thục địa 12g, xích thược 12g, đương quy 12g, xuyên khung 10g, đào nhân 10g, hồng hoa 8g, đan bì 12g, uất kim 10g, chi tử 10g, sài hồ 12g.

Ngoài thuốc uống có thể kết hợp các phương pháp dùng ngoài đơn giản như:

– Kim ngân, liên kiều, bồ công anh mỗi vị 30g sắc lấy nước dùng xoa rửa tại chỗ ngày 3-4 lần.

– Đại hoàng, hoàng bá, hoàng cầm mỗi thứ 50g (tán bột), lưu huỳnh 15g (hòa tan bằng cồn 75 độ) hòa vào 500 ml nước sôi để nguội dùng xoa tại chỗ ngày 3-4 lần.

– Đại hoàng, lưu huỳnh hai thứ bằng nhau. Hai thứ thuốc này tán mịn, sau đó hòa với nước dùng xoa tại chỗ ngày 2 lần.

– Lấy 100g lá chè xanh tươi, rửa sạch rồi để ráo, giã nát lấy nước cốt bôi lên vùng da nhiều mụn.

– Rửa mặt hàng ngày bằng nước chè xanh.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn khang

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

CHÂN TAY LẠNH ÁP DỤNG BÀI THUỐC NÀY KHỎI NGAY

 CHÂN TAY LẠNH ÁP DỤNG BÀI THUỐC NÀY KHỎI NGAY.


https://www.youtube.com/watch?v=EWkkqAc4rkg

Chân Tay Lạnh Áp Dụng Bài Thuốc Này Khỏi Ngay.

Triệu chứng lạnh tay chân khá phổ biến và thường xuất hiện vào mùa đông, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không chữa sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông y có bài thuốc chữa lạnh tay chân hiệu quả

Đông y có bài thuốc chữa lạnh tay chân hiệu quả

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TAY CHÂN LẠNH?

Theo các Danh y người mắc chứng bệnh tay chân lạnh sẽ thường cảm thấy các đầu ngón tay ngón chận bị tê buốt, lạnh cóng, như có kim châm. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này như:

Khí huyết lưu thông kém. Người bị thiếu máu do lượng hồng cầu trong máu thấp thường rất dễ bị mắc chứng tay chân lạnh khiến gan bàn tay, bàn chân lúc nào cũng lạnh ngắt bất kể nhiệt độ.

Trong kỳ hành kinh, phụ nữ thường bị mất một lượng máu nên dễ khiến nhiệt độ cơ thể bị giảm và mắc chứng tay chân lạnh. Tuyến giáp hoạt động không tốt nên nhiều người có thể bị suy giảm trí nhớ, rụng nhiều tóc.

Các bệnh lý về tim mạch như viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, huyết áp hay bệnh đái tháo đường cũng kèm theo triệu chứng tay chân lạnh. Các vấn đề tâm lý như stress, lo lắng, căng thẳng; chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu chất, hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều cũng dễ mắc bệnh tay chân lạnh.

MỘT SỐ BÀI THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA BỆNH TAY CHÂN LẠNH

Đông y cho rằng, chứng tay chân lạnh là do kinh mạch bị ứ trệ khiến khí huyết lưu thông kém, vì vậy mà gây ra cảm giác lạnh buốt, tê mỏi ở tay chân hoặc đôi khi kèm theo những cơn đau nhức xương khớp. Để chữa chứng bệnh này, Đông y áp dụng một số bài thuốc Đông y cổ truyền sau:

Bài thuốc Đông y chữa lạnh tay chân gồm: tơ hồng xanh 16g, sơn thù 16g, cẩu tích 16g, phòng sâm 12g, tất bát 12g, liên nhục 12g, tần giao 12g, đương quy 12g, ngải diệp 12g, trạch tả 12g, chích thảo 12g, thục địa 10g, tế tân 10g, lương khương 10g, dâm dương hoắc 10g, hoàng kỳ 10g, phụ tử 6g, sinh khương 4g.

Chia bài thuốc thành 3 phần, mỗi ngày sắc uống 3 lần. Uống từ 10-13 ngày sẽ bồi bổ thận dương, trị chứng tay chân lạnh hiệu quả.

MỘT SỐ BÀI THUỐC NGÂM CHỮA LẠNH CHÂN TAY HIỆU QUẢ

BÀI 1:  DÙNG NGẢI CỨU

Sử dụng ngải cứu để chữa bệnh lạnh tay chân khá hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy khoảng 50gam ngải cứu tươi đun sôi với một lượng nước vừa đủ, đun khoảng 10 phút rồi để cho nhiệt độ giảm còn 40 độ C thì dùng được. Ngâm tay và chân trong nước trong khoảng 15 phút. Bài thuốc này có tác dụng trừ lạnh, tăng cường dương khí, không chỉ dùng cho người lạnh tay chân mà hỗ trợ chữa những bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả nữa.

Ngâm chân với gừng tươi chữa lạnh tay chân hiệu quả

Ngâm chân với gừng tươi chữa lạnh tay chân hiệu quả

BÀI 2: GỪNG TƯƠI

Gừng có tác dụng chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, bên cạnh đó nó còn có khả năng làm ấm cơ thể, giúp điều hòa khí huyết từ đó làm giảm tình trạng lạnh tay chân ở người bệnh.

Lấy khoảng 30 gam gừng tươi đập dập rồi cho vào đun sôi khoảng 10 phút với một ít nước vừa phải, nhớ đậy nắp kín để tránh bay hơi một số chất trong gừng, thêm một chút muối vào rồi để cho nhiệt độ khoảng 40 độ C thì ngâm tay chân. Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu lưu thông khí huyết lưu thông, từ đó giải trừ chứng tay chân lạnh hiệu quả.

Thêm vào đó người bệnh cũng có thể thay ngải cứu và gừng bằng vỏ quế , vỏ cam quýt cũng cho hiệu quả tương tự. Chỉ nên ngâm nước đến mắt cá chân, ngược lại có thể gây tác dụng phụ, thực hiện bài thuốc này trước khi đi ngủ khoảng vài tuần bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ. Nên bổ sung thêm các loại vitamin B,E và chất sắt để bồi bổ máu và khí huyết để tăng cường sứ đề kháng.

Bài 3: Thảo Mộc Ngâm Châm Tấn Khang

Thảo mộc ngâm chân Tấn khang

Bên cạnh 2 bài thuốc trên các bạn nên kết hợp bài thuốc Thảo Môc Ngâm Chân Tấn Khang để giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn nhé!

Tành Phần: 24 vi thuốc nam gia truyền

Công dụng: hoạt huyết, trị ra mồ hôi tay chân, lạnh tay chân, hỗ trợ trị mất ngủ, trị rối loạn tiền đình, tê bì chân tay, gai cột sống, thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, suy giãn tĩnh mạch…

Hướng dẫn sử dụng: lấy 1 nắm lá thuốc nam nấu với 1 lít nước, nước sôi đổ nước thuốc ra thau để ấm tàm 50 độ c. Sau đó ngâm chân 15 phút. Lau khô chân và kết hợp xoa bóp thuốc rồi đi ngủ.

Lưu ý: đối với bệnh nhân suy giãn tỉnh mạch thì cho thêm đá lạnh vào trong lúc ngâm chân.

Bệnh lạnh tay chân không khó chữa, bạn chỉ cần thực hiện những bài thuốc Đông y trên kết hợp với chế độ luyện tập thể dục giúp máu và khí huyết lưu thông sẽ đánh bay được triệu chứng lạnh tay chân trong một thời gian ngắn.

Nguồn: Đông y cổ truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

Các Món Ăn Giúp Ngực chảy xệ như quả mướp cũng săn chắc lại.

 Ăn Món Này Giúp Ngực Săn Chắc Không Bị Chảy Xệ

https://www.youtube.com/watch?v=mi1S18Ejfks

Ăn Món Này Ngực Chảy Xệ Như Quả Mướp Cũng Săn Chắc Lại

Chân giò hầm lạc, hạt dẻ: chân giò lợn 2 chiếc, lạc nhân, hạt dẻ mỗi thứ 100g, nhân sâm một ít. Chân giò lợn bỏ móng, rửa sạch, chặt miếng như bao diêm. Cho chân giò, nhân sâm, lạc, hạt dẻ vào cùng nhau, đổ nước ninh đến khi chân giò mềm là được. Món ăn này có tác dụng thông tuyến sữa, tăng sữa và tăng độ đàn hồi cho ngực. Phụ nữ đang nuôi con nhỏ nên ăn món này.

Mon-an-giup-nguc-san-chac-rau-bap-cai-xao

Bắp cải xào giúp ngực săn chắc hơn

Rau bắp cải xào: bắp cải 500g, hành tươi, hành khô, dầu ăn, gia vị đủ dùng. Bắp cải thái nhỏ, rửa sạch. Phi thơm hành rồi đổ bắp cải vào xào chín, nêm gia vị là dùng được. Bắp cải có nhiều vitamin E và những chất có lợi cho việc kích thích tăng trưởng hormon nữ.

Ích mẫu, đậu đen: đậu đen 60g, ích mẫu 30g, đường đỏ, nước đủ dùng. Ích mẫu, đậu đen rửa sạch ngâm trong nước. Cho một lượng nước vừa đủ vào nồi rồi đổ đậu đen và ích mẫu vào đun, đến khi đậu đen chín nhừ thì cho đường đỏ vào đun sôi là được, ăn cả nước lẫn cái, ăn liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày 1 thang.

Cháo nhân sâm: gạo tẻ ngon 50g, nhân sâm 10g, nước đủ dùng. Nhân sâm rửa sạch, cho vào nồi đun khoảng 30 phút chắt lấy nước. Gạo vo sạch, nấu thành cháo. Khi cháo gần chín cho nước nhân sâm vào đun sôi là được. Ăn 1 ngày 1 lần, ăn liên tục trong 5 ngày. Món cháo này có tác dụng bổ dưỡng khí huyết, săn chắc ngực.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

CÂY ĐINH LĂNG ĐƯỢC QUÝ LÀ LOẠI NHÂN SÂM DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NGHÈO

   CÂY ĐINH LĂNG ĐƯỢC QUÝ LÀ LOẠI NHÂN SÂM DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NGHÈO



Đinh lăng loại cây từng được mệnh danh là “nhân sâm của những người nghèo” với những tác dụng chữa bệnh thần kì đã được rất nhiều người sử dụng mang lại hiệu quả rất tốt.

Đinh lăng loại nhân sâm dành cho người nghèo

Đinh lăng loại nhân sâm dành cho người nghèo 

Cây đinh lăng hay người ta vẫn hay gọi là gỏi cá. Đây là một loại cây khá là quen thuộc đối với những gia đình Việt Nam thường được trồng làm cảnh ở những nơi như đèn chùa, bệnh viện và cả trong nhà. Bên cạnh đinh lăng còn được biết đến với những tác dụng tuyệt vời như một loại cây đa năng và thần kì bởi tác dụng như một món ăn bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Toàn bộ các bộ phận của cây từ lá, vỏ, thân cho đến rễ đều có thể được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Có nhiều loại đinh lăng khác nhau như đinh lăng lá tròn, lá kim, đinh lăng rang,…. Lá đinh lăng thường có viền răng cưa không đều nhau, mùi rất thơm tuy nhiên trong số đó thì đinh lăng lá kim được trồng nhiều hơn cả. Chính bởi vì mùi thơm mà lá đinh lăng rất thường hay được dùng trong chế biến món ăn trong bữa cơm hàng ngày.

TÁC DỤNG Y HỌC CỦA ĐINH LĂNG

Từ những kinh nghiệm từ dân gian mà loài cây này đã được rất nhiều các nhà khoa học lựa chọn để nghiên cứu về thành phần cũng như dược tính của nó trong chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau. Đinh lăng được cho là có thể chữa trị và phục hồi nhiều loại bệnh.

Đinh lăng điều trị chứng suy nhược thần kinh

Đinh lăng điều trị chứng suy nhược thần kinh

ĐINH LĂNG ĐIỀU TRỊ SUY NHƯỢC THẦN KINH

Theo các dược sĩ thì nước lá đinh lăng tươi được sử dụng như một loại nước uống vừa có khả năng bồi bổ cơ thể đối với những người khỏe mạnh bên cạnh đó còn có thể giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ cũng như những căng thẳng và có triệu chứng suy nhược thần kinh ở nhiều đối tượng. Một số người bị rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não đi kèm với những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt và thường xuyên mất ngủ khi sử dụng nước lá đinh lăng tươi đều cho những tác dụng rất khả quan.

ĐINH LĂNG CÓ LỢI CHO PHỤ NỮ SAU SINH

Lá cây đinh lăng khi được sử dụng dưới dạng rượu ngâm, thuốc sắc hoặc có thể là bột khô đều rất tốt cho phụ nữ sau sinh chữa trị các chứng như bị tắc tia sữa, đau tức vú và có tác dụng lợi sữa.

ĐINH LĂNG CHỐNG SUY NHƯỢC CƠ THỂ

Đinh lăng giúp cải thiện tình trạng như ho, chữa các bệnh kiết lỵ và là thuốc tăng lực đối với bệnh nhân suy nhược cơ thể .

Đinh lăng chống tình trạng suy nhược cơ thể

Đinh lăng chống tình trạng suy nhược cơ thể 

Theo một số nghiên cứu cũng như tin tức từ tạp chí y dược học cổ truyền việt nam, thành phần rễ cây đinh lăng chứa rất nhiều các chất như saponin có trong cây nhân sâm cùng với nhiều các loại vitamin như B1, B2, B6, C và 20 loại acid amin có lợi cho cơ thể. Rễ đinh lăng có tác dụng kích thích những hoạt động của não cũng như là giải tỏa tình trạng mệt mỏi, lo âu, bảo vệ gan, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể và nhiều hợp chất chống oxy hóa. Các nhà khoa học cũng cho biết rằng cây đinh lăng của Việt Nam chứa ít thành phần độc tính hơn nhân sâm của Liên Xô cùng Triều Tiên. Những chất được chiết xuất từ cây đinh lăng được sử dụng cho các nhà du hành vũ trụ và các vận động viên để tăng cường thể lực

ĐINH LĂNG CHỮA TRỊ THẤP KHỚP

Người già bị những bệnh như thấp khớp, thường xuyên đau lưng, mỏi gối, nếu kiên trì sử dụng nước từ thân cây đinh lăng cùng một số loại thuốc khác như một bài thuốc y học cổ truyền thì bệnh sẽ thuyên giảm một cách đáng kể

ĐINH LĂNG CHUYÊN TRỊ CÁC BỆNH NGOÀI DA

Nếu chẳng may mắc những bệnh về da liễu như mẩn ngứa do dị ứng, nổi mề đay ta sử dụng lá đinh lăng khô và sắc nước uống, ngày uống khoảng 2 lần thì tình trạng nổi mẫn sẽ thuyên giảm. Bị những vết thương ngoài da có thể cũng sử dụng lá đinh lăng sau đó giã nát và đắp lên vết thương làm dịu cơn đau và vết thương rất nhanh liền

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020