Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Áp dụng bài thuốc nam này bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, tiểu đường, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu không rất hiệu quả

Áp dụng bài thuốc nam này bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, tiểu đường, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu không rất hiệu quả

https://www.youtube.com/watch?v=6enCe3wcCdY

Dây bình bát , tốt cho người bị táo bón và bệnh tiểu đường,.. Nhận dạng cây thuốc nam

Dây bát (hay còn gọi là mãng bát, bình bát). Có tên khoa học là Cociniagrandis L và tên đông y là hồng qua, là loại cây dây leo thuộc họ bầu bí.
Dây bát có vị ngọt, tinh mát theo y học cổ truyền. Dây bát có tác dụng mát phế, nhuận táo, giải độc, thanh nhiệt, thanh vị, sinh tân dịch. Dây bát thường được dùng để chữa cầu táo khó, tiểu gắt, người nóng nổi mụn nhọt, miệng khô khát uống nước nhiều, tiểu buốt, bí tiểu,… Không những thế người ta còn dùng lá và đọt non bát cái để làm rau ăn, nấu canh,… Và sau đây là một số cách chữa bệnh sử dụng dây bát: Dùng dây bát chữa đái tháo đường: Theo kinh nghiệm dân gian, bà con thường dùng lá và đọt non bát cái (khoảng 100g) để làm rau ăn và nấu canh. Mỗi tuần ăn khoảng vài lần. Có tài liệu nói rằng việc sử dụng lá, đọt non bát cái nấu canh, xay nước uống có thế giảm đến một nửa lượng thuốc tây trị đái tháo đường nhẹ. Chữa đái tháo đường và táo bón bằng cách đem rau bát, rau dền, rau sam mỗi loại 50g nấu canh cua ăn vài lần Dùng dây bát chữa chứng miệng khô khát dù đã uống nhiều nước (hay còn gọi là phế nhiệt): lấy rau bát, rau ngót, rau đay nấu canh trai đồng hoặc canh hến ăn vài lần là khỏi.
Chữa da khô nổi mụn nhọt bằng dây bát: lấy mồng tơi, rau dấp cá, rau bát mỗi loại 100g nấu canh cá rô ăn một tuần vài lần.
Chữa trĩ đi ngoài ra máu: rau dấp cá 30g, hoa mào gà 5g, rau bát 50g, xơ mướp 5g, nấu lấy nước uống ngày 3 lần.
Chữa đái tháo đường kèm tăng huyết áp: cỏ mần trầu, dây bát, dền gai mỗi loại 50g khô hoặc tươi sắc lấy nước uống thường xuyên.
Dây bát là món ăn bài thuốc bổ mát có thể sử dụng cho mọi người ở mọi lứa tuổi và gần như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên không nên sử dụng cho người tỳ vị hư hàn, ngoại cảm phong hàn, bị tiêu chảy. Một số món ăn từ rau bình bát - Canh bình bát nấu với cá trê Ở nông thôn hoặc miền núi, hải đảo bà con thường dùng lá và đọt bình bát dây để nấu canh với tôm, cá, thịt, riêu cua. Đặc biệt tại các chùa chiền bà con thường nấu chay với tàu hủ. Đây là món ăn vừa ngon ngọt vừa có tác dụng thanh nhiệt và làm mát gan. Muốn có một nồi canh lá bình bát đúng điệu, mùi vị thơm tho, chúng ta nên hái những chiếc lá non lành lặn, đọt càng tốt, đem rửa sạch, để ráo. Nếu nấu với cá trê, chúng ta chọn những con trê trắng hoặc vàng còn tươi sống đem về làm sạch nhớt, mổ bụng, bỏ ruột, sau đó cho nguyên con vào nồi nước sôi. Đến khi cá chín mới vớt ra giẻ lấy thịt, ướp thêm nước mắm, tiêu, hành và chút bột nêm (không cần bột ngọt và đường vì hai loại nầy sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của bình bát). Kế đến cho hết lá bình bát vào nồi và sau cùng là cá đã giẻ và ướp sẵn. Thế là chúng ta đã có một nồi canh bốc khói, thơm phức, dùng ăn chung với cơm hoặc làm nước canh tẩm bổ. Canh lá bình bát nấu với cá trê vừa thơm ngon, vừa ngọt, một vị ngọt đậm đà, đặc trưng, mang hương vị miệt vườn, không giống với bất cứ loại rau nào khác. - Canh bình bát nấu với hột vịt lộn : Người ta hái những chiếc đọt và lá non của dây bình bát đem rửa sạch, để ráo, phi hành với dầu vừa vàng thơm, đổ ít nước đã đun sôi, nêm các loại gia vị cho vừa ăn, cho trứng vịt lộn vào đậy kín nắp cho trứng chín, cho rau bình bát vào đun lửa lớn vừa sôi là nhắc xuống, không để lâu rau chín quá mất ngon. Thưởng thức món trứng vịt lộn nấu canh với rau bình bát trong những ngày hè tiết trời oi nồng, vừa ngon ngọt lại thanh nhiệt cho cơ thể. Một nồi canh bốc khói, thơm phức, dùng chung với cơm, với bún hoặc làm nước canh tẩm bổ thì thật hết ý ! 3. Một số bài thuốc - Dân gian dùng củ ngâm rượu bóp chữa sưng đau hay các khớp bị viêm; có người dùng dây. Lá bình bát phối hợp với Bùm sụm, Cỏ mần trầu, Dền gai, mỗi thứ một nắm sắc uống để trị huyết áp. - Theo sách cổ Vệ sinh yếu quyết, Hải Thượng Lãn Ông đã dùng dây bình bát để chữa trúng độc bằng cách lấy rễ củ của cây để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống hoặc rễ phơi khô 30-50g, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. - Theo kinh nghiệm dân gian, lá bình bát để tươi, giã đắp chữa mụn nhọt, lở loét, vết cắn do rết hoặc côn trùng, nếu giã nát lá, thêm nước, gạn uống, rồi lấy bã hơ nóng, xoa miết khắp người chữa cảm sốt, đau đầu. Hạt bình bát nghiền nát, trộn với dầu dừa, bơi hàng ngày có tác dụng chữa ghẻ. - Dây bình bát 50g, phối hợp với rễ cây Chùm ngây 30g. Cam thảo dây 20g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa đái rắt hoặc bí đái. Để chữa trĩ, lấy lá bình bát tươi 50g, rau Diếp cá tươi 50g, hoa Mào gà 5g, xơ Mướp đốt tồn tính 5g, sắc uống trong ngày (Kinh nghiệm của Phòng chẩn trị Đông y dân lập Phan Thiết).

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Hướng dẫn cách trị bệnh phụ khoa bằng lá ổi tại nhà không tốn 1 xu

 Hướng dẫn cách trị bệnh phụ khoa bằng lá ổi tại nhà không tốn 1 xu 

https://www.youtube.com/watch?v=4LrZcPdiKmo&t=8s

Hướng dẫn cách trị bệnh phụ khoa bằng lá ổi l Gia đình Win

Chữa viêm phụ khoa bằng lá ổi là một mẹo dân gian được nhiều chị em áp dụng khi bị viêm ngứa vùng kín, nhất là những bà mẹ đang mang thai hoặc sau sinh. Rửa vùng kín đúng cách với lá ổi Rửa vùng kín với nước lá ổi chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị. Vì thế, trước khi áp dụng các chị em nên lưu ý những hướng dẫn sau: Chuẩn bị nguyên liệu: Hái một nắm lá ổi ( khoảng 100g) chọn loại gần búp không quá non và cũng không quá già hay sâu úa. Cách thực hiện: Rửa sạch lá ổi rồi ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Cho lá ổi vào nồi với 2 lít nước và đung sôi, sau 10 phút (khi lá và nước đã chuyển màu vàng) thì tắt bếp. Chờ cho nước nguội hơn rồi dùng để rửa vùng kín, chỉ nên rửa bên ngoài, không ngâm hay thụt rửa sâu; rửa từ trước sang hai bên rồi mới tới hậu môn sau cùng để tránh vi khuẩn gây viêm nhiễm ngược cho vùng kín. Lau khô vùng kín và mặc trang phục thoáng mỏng, dễ thấm hút; thực hiện 3 lần/tuần. ** Lưu ý chỉ nên sử dụng nước lá đã đun sôi khi mới nấu xong, không dùng nước đã để qua đêm từ ngày hôm trước. Chọn lựa nguyên liệu tại những địa chỉ tin cậy để tránh có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đó. Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa ở mọi phụ nữ là không giống nhau hoàn toàn về nguyên nhân, biểu hiện và mức độ nghiêm trọng. Vì thế, trước khi áp dụng bất kể một phương pháp nào cũng cần phải biết được chính xác bệnh tình của mình rồi mới thực hiện. Rửa vùng kín với nước lá là một phương pháp hỗ trợ điều trị tốt giúp hạn chế ảnh hưởng của thuốc kháng sinh nếu phụ nữ bị viêm nhiễm trong thời kỳ nhạy cảm (có bầu hoặc đang cho con bú). Tuy nhiên, nó không thể thay thế chỉ dẫn điều trị chuyên nghiệp của các chuyên gia y tế. Nếu không thấy thuyên giảm khi đã áp dụng cách trên thì đừng e ngại mà hãy đi khám sớm, nhất là khi bộ phận sinh dục có những biểu hiện bất thường: khí hư đổi màu, đau rát khi đi tiểu, giao hợp, vùng kín có mụn ngứa, đau bụng dưới… Lưu ý vệ sinh vùng kín đúng cách để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa Để hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa, các chị em nên chú ý một số vấn đề sau đây: Cần chú tâm đến vấn đề vệ sinh sạch sẽ vùng kín hằng ngày 1 – 2 lần bằng dung dịch vệ sinh có pH phù hợp. Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục. Cần thấm khô vùng kín sau khi rửa xong, mặc quần áo thoải mái, co giãn tốt. Thay băng vệ sinh thường xuyên 3 – 4 tiếng/ lần vào những ngày có kinh nguyệt. Chỉ sử dụng băng vệ sinh hằng ngày vào cuối những ngày “đèn đỏ”. Không nên thụt rửa vùng kín hay sử dụng các chất tẩy rửa khác như xà phòng, sữa tắm thay thế cho dung dịch vệ sinh. Không sử dụng nước hoa vùng kín Chọn lựa các loại giấy vệ sinh an toàn, không hương liệu để tránh gây kích ứng âm đạo. Sau khi đại, tiểu tiện xong, cần lau sạch vùng kín từ trước ra sau để tránh cho vi khuẩn lây lan ngược về âm đạo. Sử dụng các biện pháp an toàn tình dục, quan hệ tình dục chung thủy với 1 bạn tình, không quan hệ khi một trong hai đang có bệnh phụ khoa. Các chị em nên khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện dấu hiệu của bệnh phụ khoa, giúp điều trị kịp thời. Ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe vùng kín. Do đó hãy luôn duy trì thói quen chăm sóc vùng kín khoa học, sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp sẽ giúp duy trì sự cân bằng pH sinh lý tại âm đạo và tránh cho những vi khuẩn gây hại có điều kiện phát triển và gây bệnh.

...Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

CÔNG DỤNG, ĐẶC ĐIỂM, CÁCH NHẬN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG CÂY BỒ NGÓT TẠI NHÀ

 

CÔNG DỤNG, ĐẶC ĐIỂM, CÁCH NHẬN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG CÂY BỒ NGÓT TẠI NHÀ.


Rau bồ ngót ( rau ngót)

Rau ngót ngoài là món rau xanh giàu dưỡng chất còn được biết đến như vị thuốc nam giúp hỗ trợ điều trị viêm phổi, táo bón hoặc nám da. Bên cạnh đó, thảo dược này còn giúp cải thiện sữa ở phụ nữ sau sinh và chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ.

Rau ngót
Rau ngót là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt đối với sức khỏe cơ thể

+ Tên khác: Rau bồ ngót, rau tuốt, rau bù ngót

+ Tên khoa học: Sauropus androgynus

+ Họ: Phyllanthaceae

I. MÔ TẢ RAU NGÓT

+ Đặc điểm thực vật

Rau ngót là loại cây bụi, có thể cao đến 2 m. Lá chét có hình bầu dục, có màu lục thẫm, thường mọc so le, có cuống lá. Phiến lá mỏng, láng và không có thấm nước. Quả bồ ngót thuộc dạng quả nang khô, có hình bầu, bên trong chứa các hạt hình tam giác.

+ Phân bố

Rau bồ ngót được trồng nhiều ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc. Loại rau này thường được trồng để làm thuốc thuốc chữa bệnh, làm hàng rào hoặc dùng làm rau ăn. 

+ Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

  • Bộ phận dùng: Lá và rễ
  • Thu hái: Có thể thu hoạch liên tục 
  • Chế biến: Dùng tươi

+ Thành phần hóa học

Theo một số nghiên cứu về thành phần hóa học của bồ ngót, lá rau ngót có chứa các hoạt chất:

  • Protein: 6.4 gram
  • Carbohydrate: 9,9 gram
  • Chất xơ: 1.5 gram
  • Canxi: 233 mg
  • Chất béo: 1 gram
  • Sắt: 3.5 mg
  • Vitamin A và B: 10 mcg
  • Phốt pho: 98 mg
  • Vitamin C: 164 mg
  • Nước: 81 gram
Cây rau ngót
Hình ảnh cây rau ngót

II. VỊ THUỐC RAU NGÓT

+ Tính vị

  • Lá: Tính mát và vị ngọt bùi
  • Rễ: Tính mát, ngọt nhạt và hơi đắng

+ Tác dụng

Theo Đông y, lá bù ngót có tác dụng giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu và mát huyết. Trong khi đó, rễ rau ngót có công tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu dắt, sốt cao. Còn theo Y học hiện đại, rau ngót có những tác dụng chính như:

  • Thanh nhiệt: Rau ngót có công dụng giúp lợi tiểu, giải độc và làm mát cơ thể
  • Giúp cải thiện đời sống tình dục: Hợp chất phytochemical có trong rau ngót có tác dụng làm tăng ham muốn tình dục. Chưa kể đến, sterol có trong rau ngót có công dụng như một loại hormone tình dục giúp kích thích hưng phấn. Đồng thời, chúng còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới
  • Giảm cân: Rau ngót chứa hàm lượng protein khá cao nhưng lượng calo và lipit lại thấp. Do đó, có thể sử dụng nguyên liệu này để thay thế đạm động vật trong khẩu phần ăn, giúp giảm cân
  • Kiểm soát đường huyết: Một số nghiên cứu chỉ rõ, rau ngót có chứa lượng lớn insulin. Vì vậy, sử dụng thường xuyên có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển
  • Ổn định huyết áp: Hoạt chất papaverin có trong lá bồ ngót có tác dụng chống co thắt cơ trơn, đồng thời giúp làm giãn mạch máu. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao
  • Tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm: Lá bồ ngót chứa lượng lớn vitamin C và các thành phần dinh dưỡng khác. Do đó, chúng có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, chống lại tác nhân gây hại và ngăn ngừa viêm nhiễm

+ Cách dùng và liều lượng

Rau ngót có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, nước ép hoặc chế biến món ăn. Liều dùng mỗi ngày là 20 – 40 gram.

cách dùng rau ngót
Có thể sử dụng rau ngót chế biến món ăn để bồi bổ cơ thể và cải thiện triệu chứng bệnh

III. BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ RAU NGÓT THEO KINH NGHIỆM DÂN GIAN

+ Chữa đỏ mắt

Chuẩn bị 50 gram rau bồ ngót, 30 gram lá tre, 10 gram lá chanh, 30 gram rễ cỏ xước và 30 gram lá dâu. Tất cả các nguyên liệu sau khi rửa sạch cho vào ấm và sắc thuốc uống. Nên chia thuốc thành nhiều phần và uống trong ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày để cải thiện tình trạng nhức nhối và giảm đỏ ở mắt.

+ Điều trị táo bón ở trẻ

Dùng 30 gram rau ngót nấu canh với 30 gram bầu đất và 1 quả bầu dục lợn. Cho trẻ ăn 3 – 5 ngày giúp chữa chứng đổ mồ hôi trộm và táo bón hiệu quả. Ngoài ra, món ăn này còn giúp kích thích trẻ chán ăn trở nên ăn ngon miệng hơn.

+ Trị sốt cao, ho, ban, tưa lưỡi hoặc sởi

Sử dụng 20 – 40 gram lá rau ngót tươi đem sắc nước và uống mỗi ngày giúp hạ sốt và cải thiện triệu chứng ho và ban. Ngoài ra, nước sắc của nguyên liệu này còn giúp tiêu độc và hỗ trợ điều trị chứng đái rắt.

Ngoài ra, có thể dùng lá bồ ngót chữa tưa lưỡi ở trẻ em bằng cách giã nát lá, vắt lấy nước cốt và hòa tan mật ong. Sau đó, dùng băng gạc thấm hỗn hợp này thoa đều lên lưỡi, vòm họng và lợi của trẻ. Trong quá trình bôi nên đánh nhẹ cho đến khi lưỡi hết tưa thì ngưng.

+ Điều trị chứng đái dầm ở trẻ

Dùng 40 gram lá bồ ngót đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó thêm 1 ít nước đun sôi để nguội và chia đều cho trẻ uống trong ngày.

Điều trị chứng đái dầm bằng bồ ngót
Nước ép lá bồ ngót có tác dụng trị chứng đái dầm ở con trẻ

+ Giúp làm lợi sữa, làm sạch và đẩy nhau thai còn sót lại ở phụ nữ sau sinh

Lấy 40 gram lá rau ngót tươi đem giã nát, vắt lấy nước và thêm nước đun sôi để nguội cho đủ 100 ml. Chia làm 2 và uống cách nhau 10 phút. Ngoài bài thuốc này, để tăng cường sức khỏe sau sinh, chị em có thể dùng rau ngót nấu canh giò sống hoặc thịt lợn nạc ăn.

+ Chữa chảy máu cam

Sử dụng một nắm lá rau ngót tươi đem rửa sạch và giã nát. Dùng phần nước uống, còn phần bã đắp lên mũi.

+ Chữa nám da

Mỗi ngày dùng 20 – 40 gram lá bồ ngót xay hoặc giã nát rồi vắt lấy nước uống. Phần bã đem đắp lên vùng da bị nám 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp xua tan vết nám hiệu quả.

IV. TÁC DỤNG PHỤ CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG RAU NGÓT

Mặc dù ít gây tác dụng phụ nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc đúng liều lương, rau ngót có thể gây nên những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe như:

  • Gây mất ngủ: Một số báo cáo nghiên cứu cho biết, việc sử dụng liên tục nước ép rau ngót từ 2 tuần đến 7 tháng với hàm lượng 150 gram mỗi ngày có thể gây khó ngủ, khó thở và ăn kém ngon. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho hay, những triệu chứng này thường biến mất sau đó 1 ngày nếu bạn ngưng sử dụng loại thức uống từ rau xanh này.
  • Gây cản trở quá trình hấp thụ phốt pho và canxi: Một số thành phần hóa học chứa trong rau ngót được chứng minh có tác dụng làm cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đặc biệt, glucocorticoid có trong nguyên liệu này có tác dụng ức chế, làm giảm quá trình hấp thu canxi và phốt pho.
  • Nghi ngờ gây sẩy thai: Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào nói về tác hại của rau ngót đối với thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phụ nữ mang thai sử dụng các món ăn hoặc thức uống từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu dùng quá liều.

Rau ngót mặc dù có tác dụng chữa bệnh nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, người bệnh nên hết sức lưu ý trong quá trình dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi sử dụng.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang


Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

2 CÂY THUỐC CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ NGAY TRONG VƯỜN NHÀ BẠN MÀ BẠN CHƯA BIẾT ĐẾN.

  Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và kinh tế của người bệnh nên nhiều người đã tìm đã tìm đến 2 cây thuốc chữa thoát vị đĩa đệm ngay trong vườn.

Thiên niên kiện là loại cây mọc nhiều ở vườn nhà

Thiên niên kiện là loại cây mọc nhiều ở vườn nhà

Thay vì những cơn đau khi phẫu thuật hay hằng ngày phải uống hàng tá thuốc mà không bao giờ nhớ  nổi tên là gì thì những bài thuốc từ thiên nhiên lại được rất nhiều người tận dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm mà hiệu quả vô cùng.

Lợi thế của các bài thuốc Đông Y cổ truyền thường không đau đớn, không tác dụng phụ vì hoàn toàn từ thiên nhiên nên khá an toàn cho người bệnh. Đặc biệt không phải tìm đâu xa, 2 cây thuốc này được trồng rất nhiều trong vườn nhà đó chính là thiên niên kiện và rễ đinh lăng. Hai loại cây này có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm rất tốt và được dân gian truyền tụng từ đời này sang đời khác

Thiên niên kiện là cây thuốc chữa thoát vị đĩa đệm

Thiên niên kiện là thực vật họ Ráy hay còn còn gọi là sơn thục, ráy hương, bao kim, vắt vẻo, vạt hương (Tày), t’rao yêng (K’ho), duyên (Ba Na), hìa hẩu ton (Dao). Tên khoa học của cây thiên niên kiện là HOMALONEMA OCCULTA (Lour.) Schott thuộc họ ARACEAE.

Là một vị thuốc có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y, điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau do chứa thành phần chủ yếu là tinh dầu và các vị thuốc trừ phong thấp và làm mạnh gân cốt giúp chữa các chứng bệnh về xương khớp như chân tay tê thấp, đau nhức xương khớp tiêu biểu là bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thiên niên kiện trong Đông y cổ truyền được dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm với công dụng giảm đau, chống viêm nhiễm giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Vị thuốc này được các thầy thuốc Đông y sử dụng điều trị thoát vị đĩa đệm theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Lấy khoảng 10-12g dùng sắc lấy nước uống hoặc mài với rượu uống ngày uống 2 lần liên tục trong vòng 1 tháng.
  • Cách 2: Ngâm thiên niên kiện với rượu khoảng 10 ngày rồi dùng xoa bóp tại vùng bị thoát vị đĩa đệm.

Với 2 cách làm này, các cơn đau nhức do thoái vị đĩa đệm sẽ cải thiện nhanh chóng.

Rễ cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh thoát ………vị đĩa đệm cực tốt

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây thuốc Đinh lăng

Là một loại cây có sẵn trong vườn nhà có nhiều công dụng khác nhau như giải độc, bồi bổ cơ thể, phòng chống co giật ở trẻ em chữa các bệnh liên quan đến xương khớp đặc biệt điều trị thoái vị đĩa đệm.

Cây đinh lăng có đặc điểm cao khoảng từ 20cm – 2m tùy vào vùng đất mà chúng sinh sống. Từ thân cây đến lá đều có giá trị cao trong điều trị bệnh và còn là món ăn ngon lành như ăn gỏi hay nem chua,… giúp món ăn trở lên hấp dẫn và ngon hơn.

Trong Đông y, rễ đinh lăng có tính mát, vị ngọt nhẹ hơi đắng có tác dụng thông huyết mạch giúp giải độc tốt, bồi bổ khí huyết thường dùng điều trị giảm đau bụng, trị kiết lỵ. Rễ đinh lăng còn được biết tới dùng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm hay các bệnh về cơ xương khớp khác. Thậm chí, rễ đinh lăng còn có thể được so sánh gần bằng nhân sâm nên có giá thành khá cao.

Cách dùng rễ đinh lăng chữa thoát vị đĩa đệm theo các thầy thuốc Đông y như sau: sử dụng khoảng 30g rễ đinh lăng đem sắc uống trong ngày chia làm 3 lần uống trong ngày liên tục. Người bệnh sẽ thấy các biểu hiện đau nhức của bệnh sẽ trở nên thuyên giảm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng rễ đinh lăng ngâm rượu để xoa bóp vùng tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra. Người bệnh nên dùng mỗi ngày 2-3 lần để giảm đau ở ngoài.

Ngoài ra, lá đinh lăng cũng có thể đem giã nát lá đinh lăng tươi, sau đó đem giã nát rồi đắp lên vùng thoát vị đĩa đệm sẽ làm các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm khỏi hoàn toàn.

Để phát huy hiệu quả hơn trong điều trị bệnh mọi người nên áp dụng thuốc Đặc trị xương khớp Tấn Khang sẽ có kết quả tốt hơn.

https://www.youtube.com/channel/UClZwBNn-CbE91XI3xskBCHA

Đây là 2 cây thuốc chữa thoát vị đĩa đệm được mọi người áp dụng phổ biến hiện nay trong các bài thuốc Đông y. Bệnh nhân có thể tham khảo để điều trị bệnh an toàn hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cũng không được chủ quan nên đi khám bệnh tại các cơ sở khám Đông y để được thầy thuốc tư vấn phù hợp với mức độ bệnh.

Chúc mọi người thành công.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Cây lá lốt có công dụng gì? Bài thuốc điều trị bệnh đau nhức xương khớp cực kỳ hiệu quả từ cây lá lốt.

 Cây lá lốt có công dụng gì? Bài thuốc điều trị bệnh đau nhức xương khớp cực kỳ hiệu quả từ cây lá lốt.


Hướng dẫn trị bệnh xương khớp bằng cây lá lốt cực kỳ hiệu quả.

Từ xa xưa đến nay, cây lá lốt đã được sử dụng phổ biến trong các món ăn dân dã mà hấp dẫn. Lá lốt cuốn chả, lá lốt rang, nấu canh cá, chiên xào vô cùng quen thuộc mà bổ dưỡng. Loài cây này có ở hầu hết các vùng nông thôn nước ta, vườn nhà ai cũng có một giàn lá lốt. Thế nhưng, ít ai biết rằng, loại cây lá này lại là một dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là chữa đau xương khớp.

Do vậy hôm nay Gia đình Win xin chia sẻ đến bà con bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây dược liệu quý hiếm này. Bà con xem nếu có gì không hiểu thì để lại lời bình luận bên dưới. Gia đình Win sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn.

Nguồn: Channel Gia dình Win


Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

thành phần và công dụng của cây dong riềng trong chữa bệnh mà bạn chưa bao giờ biết đến

 thành phần và công dụng của cây dong riềng trong chữa bệnh mà bạn chưa bao giờ biết đến.

Cây dong riềng hay còn gọi là khoai đao hay khương vu. Đặc biệt từ thời xưa, cây dong riềng được họ tôn thờ như vị thuốc quý không thể thiếu mà đến nay đã có rất nhiều người áp dụng các bài thuốc từ cây này cực kỳ hiệu quả.

Cây Dong Riềng đỏ phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

Thành phần và công dụng của cây dong riềng

Theo Đông y cổ truyền, thành phần hóa học của dong riềng đỏ như hàm lượng glucosid trợ tim trong thân cây Dong riềng đỏ là rất đáng kể (trung bình 0,8640%), cứ 1000g nguyên liệu này sẽ cho gần 9g Glucosid trợ tim. Hay hàm lượng ancaloid trong Dong riềng đỏ không cao lắm, trong thân (0,1613%, gấp hơn 10 lần so với dung môi là nước) cao gấp đôi trong củ khi chiết bằng dung môi cloroform, chloroform là dung môi có hiệu suất chiết tốt hơn dung môi nước…

Do vậy cây Dong riềng đỏ là loại cây thuốc dân gian rất có giá trị trong phòng chống bệnh tim mạch, căn bệnh khá phổ biến ở người có tuổi và người cao tuổi. Khi kết hợp với một số loại thảo dược khác sẽ có hiệu quả điều trị nhất định.

Theo thực nghiệm cho thấy bên trong củ dong riềng chứa khá nhiều tinh bột. Còn trong đông y củ dong riềng có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, an thần, cải thiện giấc ngủ và giáng áp. Và hỗ trợ các bệnh về nóng gan, mụn nhọt.

  • Chữa rong kinh: Bình thường kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ sẽ diễn ra từ khoảng 5-7 ngày. Nếu tình trạng này kéo dài từ 7-10 ngày trở lên thì được cho là bị rong kinh.

Nguyên nhân có thể do bị rối loạn nội tiết, hoặc nghiêm trọng hơn một chút là mắc một số bệnh như u xơ, u nang.

Để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời cần tiến hành kiểm tra, siêu âm để xác định nguyên nhân chính xác. Việc sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên như: dùng củ dong riềng kết hợp nấu ăn cùng hoa đỗ quyên, có thể nấu ăn như hằng ngày hoặc kết hợp nấu với gà hầm để dùng vừa bồi bổ cơ thể vì mất máu nhiều.

  • Cầm máu vết thương: dùng hoa của cây dong riềng loại còn búp còn tươi khoảng 20g sắc uống khoảng 3 lần tình trạng sẽ cải thiện.
  • Chữa viêm gan, vàng da: Lời khuyên nên kết hợp tắm nắng buổi sáng và đào rễ củ dong riềng rửa sạch, phơi khô, thái lát sắc cùng 1 lít nước còn 1/3 chia làm 3 lần uống.
  • Viêm gan cấp: Nếu không có thời gian và khá bận rộn có thể dùng rễ củ dong riềng tươi đem rửa sạch thái lát để ráo khoản 90g đem đun sôi cùng 1 lít nước chia làm 3 lần uống trong ngày uống.

Hoặc mỗi ngày dùng khoảng 100 – 200g rễ củdong riềng tươi đem rửa sạch thái vụn hoặc băm nhỏ sắc kỹ cùng 1 lít nước cô cạn còn ½ chia uống 2 lần sáng và chiều, dùng khoảng 20 ngày đồng thời ăn kiêng đồ cay nóng, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Bài thuốc trị bệnh mạch vành: Bệnh mạch vành khá là nguy hiểm. Các cơn đau thắt ngực từng cơn, có cảm giác bỏng như có kim châm nghẹt ở ngực đến khó thở là những nguy cơ của bệnh mạch vành. Những triệu chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dễ dàng cướp đi sinh mạng của người bệnh.

Củ dong riềng có thể ức chế và điều trị tối đa bệnh mạch vành

Theo nghiên cứu các thành phần có trong củ dong riềng có thể ức chế và điệu trị tối đa nguyên nhân và hậu quả bệnh mạch vành.

Bài thuốc như sau: Dùng khoản 60g củ dong riềng đem rửa sạch phơi khô, sắt lát và hầm với 1 quả tim lợn hoặc đem chưng lên trong nồi cơm, tim lợn có thể sắt nhỏ hoặc băm sau đó ăn hết cả nước lẫn cái. Làm 10 ngày liên tục ăn một ngày một lần tình trạng sẽ cải thiện đáng kể.

  • Ngã chấn thương, bầm tím, bong gân: Dùng ngay rễ tươi của dogn riềng đem rửa sạch giã nát có thể kết hợp với gừng thêm ít nước ấm và đắp tại vết thương cố định bằng gạc. Ngày làm từ 1-2 lần khoảng 3 ngày là khỏi.
  • Chữa viêm tai chảy mủ: dùng hạt dong riềng sau khi hoa của cây tàn sẽ thu được hạt đem sấy khô hoặc đem rang vàng rồi tán bột rắc vào trong tai.
  • Rễ củ dong riềng có thể sắc uống để chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chữa tiểu dắt, tiểu bí và lợi tiểu, ngoài ra còn dùng để điều trị sốt, ho, cảm vặt.
  • Chữa đau răng: Có thể dùng củ dong riềng đem rửa sạch và giã nát cùng ít muối nhét vào lỗ sâu răng kết hợp cùng dùng củ dong riềng nấu cháo cùng gạo nếp hoặc hầm gà để ăn.
  • Chữa trẻ em chướng bụng, đầy hơi khó dịu: dùng lá lon và hoa dong riềng kết hợp cùng kim tiền thảo lượng đem tất cả đi giã nát, sao vàng hạ thổ cùng ít muối sau đó đắp lên bụng hoặc sắc nước uống.

Củ dong riêng không còn xa lạ với bà con nông dân khi được dùng làm nguyên liệu trong các bữa ăn hằng ngày. Hiện nay, củ dong riềng vẫn được chế biến và nuôi trồng lấy củ để làm bún phục vụ cho nhu cầu người dân. Tuy nhiên khi biết đến các công dụng của củ này thì bạn nên áp dụng thử và không nên lạm dụng.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

khoai lang có công dụng trị khá nhiều loại bệnh mà bạn chưa bao giờ biết

Công dụng của khoai lang trị khá nhiều loại bệnh mà bạn chưa bao giờ  biết.

Khoai lang là cây lương thực quen thuộc với người dân Việt Nam bao đời nay, nhưng ngoài là cây lương thực trong các món ăn hàng ngày thì khoai lang còn là vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh.

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang là một trong những cây lương thực quan trọng, được dùng làm nhiều loại thức ăn quen thuộc như bánh, cháo, chè, mứt…Theo đó, lá khoai lang cũng có nhiều công dụng và được góp mặt trong nhiều món ăn hàng ngày.

Theo nghiên cứu, khoai lang rất giàu dinh dưỡng: Có 0,8% protein, 28,5% glucid, nhiều tinh bột, ít đường khử, maltose, manose, galactose, pentose, các pectin, men (amylase…), sterol, chất nhựa, sinh tố B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, Mn, P, Fe, K, I,… Thân và lá còn chứa chất nhựa (jalapin), acid fumaric, acid succinic, acid elagic và 1 số acid amin… Do giá trị dinh dưỡng phong phú nên khoai lang có rất nhiều công dụng điều trị bệnh.

Theo Đông y, khoai lang vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận. Tác dụng kiện tỳ, ích khí, hòa vị, sinh tân, khoan tràng, thông tiện. Dùng tốt cho người tỳ vị hư nhược (đái tháo đường, táo bón, quáng gà, vàng da…). Hằng ngày dùng 16-500g bằng cách luộc, hầm, nướng.

Một số món ăn bài thuốc điều trị bệnh từ khoai lang

Một số món ăn bài thuốc điều trị bệnh từ khoai lang

Khoai lang có rất nhiều công dụng điều trị bệnh. Theo đó, tùy từng triệu chứng mà khoai lang có mặt trong bài thuốc và các món ăn bài thuốc như sau:

Bài thuốc Đông y

  • Bài thuốc nhuận tràng: Khoai lang rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xay giã nhỏ, thêm ít nước sôi, khuấy đều. Uống 1 bát vào buổi sáng, dùng chữa táo bón. Dùng 3 – 7 ngày đến khi hết táo bón. Hoặc dùng 100 – 150g lá tươi luộc ăn hàng ngày.
  • Bài thuốc trị phụ nữ băng huyết: Lấy lá khoai lang tươi 100 – 150g, giã nát, cho ít nước sôi, ép nước uống.
  • Bài thuốc điều trị đái tháo đường: Lấy lá khoai lang tươi 150g, bí đao 50g. Lá khoai rửa sạch, bí đao gọt vỏ, thái miếng. Nấu canh ăn trong ngày.
  • Bài thuốc trị mụn nhọt, chín mé: Lấy lá và ngọn non 1 nắm nhỏ, muối ăn 1 nhúm. Rửa sạch khoai, giã nát với muối đắp lên chỗ bị nhọt hay chín mé.

Món ăn bài thuốc từ khoai lang

  • Cháo kê khoai lang: Nguyên liệu: khoai lang 60g, kê 50g. Khoai lang gọt vỏ thái lát; kê xay bỏ vỏ; nấu cháo. Ăn vào bữa sáng, dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, tỳ vị hư nhược.
  • Cháo gạo khoai lang: Nguyên liệu gồm có khoai lang đỏ (tươi) 200g, gạo tẻ 100g. Cách làm: Khoai rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng, nấu với gạo thành cháo, thêm đường trắng đảo đều, dùng cho bệnh nhân suy giảm thị lực.
  • Khoai lang nấu canh: Nguyên liệu gồm có: khoai lang vàng (kim thự) 100- 150g. Rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc thêm 50g gạo tẻ, nấu cháo, dùng tốt cho người bệnh viêm gan vàng da sốt nóng.

Tuy rằng, khoai lang có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng người có thực tích, đầy ợ hơi nên hạn chế ăn khoai lang. Các bài thuốc trên đều khá lành tính nhưng nếu sử dụng lâu ngày không đem lại tác dụng thì người bệnh nên đến các trung tâm y tế để thă khám và điều trị.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Cây lạc tiên “Thần dược” chữa bệnh mất ngủ cực hiệu quả

 

Cây lạc tiên “Thần dược” chữa bệnh mất ngủ cực hiệu quả


Lạc tiên là một tặng phẩm quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho sức khỏe. Thảo dược lạc tiên xóa tan nỗi lo mất ngủ đối với những người thường xuyên khó ngủ, ngủ không ngon dẫn tới suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần. Giấc ngủ chiếm giữ một vai trò rất quan trọng. Bất kể vì nguyên nhân gì dẫn tới mất ngủ cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập và làm việc của chúng ta. Và việc chú trọng giấc ngủ trở thành mối quan tâm lớn hàng đầu trong cuộc sống hiện đại. Một trong những cách đơn giản để có một giấc ngủ ngon là sử dụng thảo dược cây lạc tiên, tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, mang lại một giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn, khởi động một ngày tuyệt vời, tràn đầy năng lượng. Lạc tiên có tên khoa học là Passiflora foetida L, họ chùm gửi. Loài này thường mọc hoang tại các bờ bụi, ven sông ven suối, sinh tồn một cách mạnh mẽ và kiên cường trong tự nhiên. Được ví như các loài cỏ dại nhưng hiện hữu trong cây thuốc nam này là những tác dụng phòng, chữa bệnh hiệu quả được sử dụng trong cả Đông Y và Tây Y. Cây thuốc lạc tiên cũng được sử dụng như một loại rau sạch ở rất nhiều địa phương, được nhân dân sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa mất ngủ. Thông Tin ề Cây Lạc Tiên Lạc tiên còn được biết đến với tên gọi khác như dây nhãn lồng, dây chùm bao. Tuy nhiên cái tên cây lạc tiên vẫn luôn phù hợp và thông dụng nhất đối với mọi người. Loại thảo dược này thuộc về xứ nhiệt đới, lưu lạc tới Việt Nam từ rất xa xưa. Thân cây thuốc mềm, mảnh phủ nhiều lông mịn, chiều dài thân có thể lên tới 10m. Lá cây thuốc hình tim mọc so le nhau, bám chắc nhờ tua cuốn. Hoa có màu trắng hoặc tím, quả có thể ăn được. Quả chín có màu đỏ hoặc vàng, là món ăn ưa chuộng của người dân nông thôn Việt Nam. Công dụng của cây lạc tiên Lạc tiên có các thành phần như Alcaloid, flavonoid, saponin… Các hoạt chất này với liều lượng nhỏ giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn sự lão hóa tế bào. Theo y học cổ truyền, dược liệu lạc tiên có tính mát, hơi đắng, vị ngọt hậu. Đây là vị thuốc nam rất có giá trị về mặt dược liệu, phát triển mạnh mẽ trong tự nhiên mà không có sự can thiệp của phân bón hay hóa chất, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Thân và lá cây lạc tiên phơi khô có các công dụng, tác dụng cho sức khỏe như: Thảo dược có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Giúp giảm căng thẳng hệ thần kinh, giảm thiểu stress do áp lực công việc. Có tác dụng an thần, giảm đau nhức ở người cao tuổi. Tác dụng giải nhiệt, giải độc và làm mát gan. Đặc biệt hỗ trợ chữa trị chứng mất ngủ kinh niên, giúp có người sử dụng có một giấc ngủ sâu, an lành. Cách sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ Vị thảo dược được sử dụng như nước trà hàng ngày. Bạn có thể dùng theo cách thuốc sắc hoặc trà hãm. Sử dụng khoảng 50 gram với 1.5 lít nước. Ngoài ra cây lạc tiên cũng có thể sử dụng theo kiểu cô đặc, dùng 20 – 40 gram cho 1.5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa cho tới khi còn 500 ml nước, tạo thành dạng siro dùng 2 lần một ngày. Thảo dược dùng tốt nhất là trước khi đi ngủ 60 phút. Cách pha trà: Bước 1: Dùng một nhúm lạc tiên( 10g) khô cho 150 ml nước Bước 2: Tráng trà, dùng nước sôi đổ 1 chút vào đảm bảo nước tưới qua 1 lượt trà lắc đều ấm rồi đổ nước này đi. Bước 3: Cho nước sôi ấm pha trà theo tỉ lệ pha, đợi 5-7 phút cho nước ngấm vào trà. Thưởng thức khi trà còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn. Cách nấu trà: Nếu như bạn không có thói quen nhâm nhi ly trà vào mỗi sáng thì cũng có thể sử dụng lạc tiên để nấu nước uống thay nước hàng ngày. Mỗi ngày lấy khoảng 50-80g khô đem nấu với 1.5 lít nước uống.

Blog Lương Y: Đinh bá Tường
Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020