Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Chưa Có Bằng Cấp II Nhưng Được Đi Dạy 25 Năm

 Buộc thôi việc người mới học hết lớp 8, mượn bằng cấp III đi học, đi dạy.


Liên quan vụ mới học hết lớp 8, mượn bằng cấp III đi học rồi đi dạy, UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa ra quyết định buộc thôi việc đối với bà Lê Thị Ngọc Châu (tên thât Lê Thị Nga).


Mới Học Hết Lớp 8 Nhưng 25 Năm Đi Dạy


Sáng 22-1, lãnh đạo UBND TP Buôn Ma Thuột cho biết đã ra quyết định buộc thôi việc bà Lê Thị Ngọc Châu (tên thật Lê Thị Nga), giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh vì hành vi sử dụng bằng người khác để đi học, đi dạy.


Quyết định này căn cứ báo cáo ngày 10-12-2020 của Công an TP Buôn Ma Thuột về vụ việc cô giáo Lê Thị Ngọc Châu có hành vi khai man lý lịch và sử dụng, văn bằng chứng chỉ không hợp pháp.


Theo điều tra của Công an, bà Nga mới học hết lớp 8 tại tỉnh Thanh Hóa nhưng đã mượn bằng cấp III của bà Lê Thị Ngọc Châu (hàng xóm) để đi học trung cấp, cao đẳng, đại học rồi xin đi dạy suốt 25 năm qua. 


Để "hợp thức hóa" tên trên bằng cấp III, bà Nga cũng "thay tên đổi tuổi" của mình thành tên Lê Thị Ngọc Châu.


Ngoài ra, quyết định buộc thôi việc cũng căn cứ báo cáo của Trường THCS Lương Thế Vinh về kết quả họp kiểm điểm đối với bà Nga về hành vi nêu trên.


Trước những sai phạm của bà Nga, UBND TP Buôn Ma Thuột thi hành kỷ luật viên chức với hình thức cao nhất là buộc thôi việc, có hiệu lực từ ngày 21-1.


UBND TP Buôn Ma Thuột yêu cầu bà Nga bàn giao hồ sơ, sổ sách, tài sản liên quan (nếu có)... cho hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế Vinh. Bà Nga được hưởng các chế độ, chính sách liên quan sau khi thôi việc.


Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, trên mạng xã hội gần đây lan truyền một lá đơn tố cáo về việc bà Lê Thị Nga sinh ngày 12-5-1975, quê quán thôn Đồng Bào, xã Thiệu Minh (Thiệu Hoá, Thanh Hóa), có trình độ văn hóa 8/12, đã có hành vi "thay tên, đổi tuổi" rồi mượn bằng cấp III của người khác để đi học trung cấp, cao đẳng, đại học và xin đi dạy.


https://tuoitre.vn/buoc-thoi-viec-nguoi-moi-hoc-het-lop-8-muon-bang-cap-3-di-hoc-di-day-20210122083910435.htm

Nguồn: Đăng Nguyên (Tuổi Trẻ)

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Hình Ảnh Lãnh Đạo Bộ Máy Quốc Hội Việt Nam Khóa XV

 Chân dung các lãnh đạo của bộ máy Quốc hội Việt Nam khóa XV

 

Bộ máy lãnh đạo Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đã được kiện toàn sau khi Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV bầu Chủ tịch Quốc hội, bốn Phó chủ tịch, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, tổng thư ký Quốc hội và tổng kiểm toán Nhà nước.

Hình Ảnh Lãnh Đạo Bộ Máy Quốc Hội Việt Nam Khóa XV


Hình Ảnh Lãnh Đạo Bộ Máy Quốc Hội Việt Nam Khóa XV

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/chan-dung-cac-lanh-dao-cua-bo-may-quoc-hoi-viet-nam-khoa-xv-1002306.html

TRÚC TRÚC - NGUYỄN THẢO (Pháp luật TPHCM)



Vỡ Đập Tỉnh Hà Nam Dân Chìm Trong Biển Nước

 Mưa lớn nhất trong 60 năm, vỡ đập ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

 

Một con đập gần thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc đã bị hư hại do mưa lũ lớn. Con đập trước đó đã bị hư hại nặng nề trong trận bão đổ bộ khiến nhiều người chết.




Theo Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), đập Guojiaju gần thành phố Trịnh Châu đã bị vỡ vào 1 giờ 30 phút sáng ngày 21.7 (giờ địa phương).


Số người chết do lũ lụt ở Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đã tăng lên con số 12. Hơn 100.000 người đã được sơ tán và công tác cứu hộ vẫn đang được tiếp tục.


Wang Guirong, một quản lý nhà hàng 56 tuổi, cho biết cô ngủ tại chính nhà hàng của mình sau khi được thông báo không có điện ở khu phố nơi cô sinh sống.


Mưa lớn nhất trong 60 năm, vỡ đập ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Một con đập gần thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã bị vỡ. Ảnh minh họa.


“Tôi sống cả đời ở Trịnh Châu mà chưa bao giờ thấy trận mưa lớn như hôm nay”, Wang nói. Công ty điện lực Trịnh Châu thông báo tạm dừng hoạt động một trạm biến áp vì mưa lớn.


Theo cơ quan dự báo thời tiết Trung Quốc, chỉ trong 3 ngày, Trịnh Châu hứng chịu lượng mưa tương đương mức trung bình của cả năm. Giới chức thành phố đã đóng cửa hệ thống tàu điện ngầm vì ngập lụt, hủy hàng trăm chuyến bay.  


Mưa lớn nhất trong 60 năm, vỡ đập ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Mưa lũ lớn khiến ít nhất 12 người chết ở thành phố Trịnh Châu.


Trước đó, quân đội Trung Quốc đã gửi thông tin cảnh báo một con đập khác có thể “sụp đổ bất cứ lúc nào”. Trong ngày 20.7, 20.000 binh sĩ Trung Quốc đã phản ứng khẩn cấp nhằm bảo vệ sự toàn vẹn của con đập.



Đến tối ngày 20.7, một đơn vị của quân đội Trung Quốc cảnh báo mưa lũ lớn đã tạo ra lỗ thủng rộng 20 mét ở thân đập Yihetan ở Lạc Dương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ kết cấu đập.


Lạc Dương là thành phố lớn ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc với khoảng 7 triệu người sinh sống.


Tỉnh Hà Nam, nơi có chùa Thiếu Lâm và nhiều địa điểm văn hóa khác, là một trong những tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc và là trung tâm công nghiệp và nông nghiệp.


Nguồn: http://danviet.vn/mua-lon-nhat-trong-60-nam-vo-dap-o-tinh-ha-nam-trung-quoc-50202121774959.htm


Nguồn: Đăng Nguyễn - CGTN (Dân Việt)

Người Dân Ở Tp.HCM Có Được Về Quê Khi Giãn Cách 19 Tỉnh Không?

 Giãn cách 19 tỉnh, người dân có được rời TP.HCM về quê?


 

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân về quê thì nhiều tỉnh đều tiếp nhận nhưng người dân cần nắm rõ các quy định của từng địa phương.


Từ ngày 19-7, cùng với TP.HCM, 18 tỉnh, thành khu vực Nam bộ đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian 14 ngày. Khi phạm vi giãn cách thực hiện trên diện rộng thì một số người sinh sống tại TP.HCM muốn dùng phương tiện cá nhân để về quê. Việc này có thực hiện được không và cần phải tuân thủ những điều kiện gì, Pháp Luật TP.HCM đã ghi nhận ý kiến của người dân và nhiều địa phương.


Người muốn đi xe riêng, người tính thuê xe về quê.


Hiện nay các loại hình vận tải hành khách đang tạm ngưng hoạt động, không đón, chở khách từ TP.HCM đi mọi tỉnh, thành. Do đó, một số người dân muốn sử dụng xe cá nhân, gọi người thân ở quê đến đón hoặc thuê xe hợp đồng để về quê. Tuy nhiên, hầu hết họ không nắm được thông tin nên khá lo lắng, sợ rằng trên đường sẽ phải cách ly tập trung hoặc bị bắt quay đầu xe.


Anh Nguyễn Thành (quê Sóc Trăng) nói: “Công ty đang dừng hoạt động nên tôi muốn đưa vợ con về quê nhưng nghe nói chỉ xe chở những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc y tế hoặc xe phòng chống dịch mới được đi. Giờ tôi không biết đi xe riêng về có được không?”.


Anh Thành đã tìm hiểu và biết người dân muốn rời TP.HCM bằng các cửa ngõ phải có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 nhưng khi đi qua địa phận các tỉnh khác thì không biết còn quy định nào nữa. Anh cũng không rõ nếu nhờ người thân từ Sóc Trăng lên đón về thì có được không.


Anh Nguyễn Lê Như Ngọc (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM), tài xế xe dịch vụ, cho biết có khách hàng thuê anh từ TP.HCM về Quảng Ngãi nhưng tới nơi anh sợ sẽ bị cách ly tập trung hoặc khi quay lại TP.HCM không được nên anh không nhận lời. Dù đã tìm hiểu quy định của nhiều địa phương nhưng anh Ngọc không thể biết trước được quy định tại các tỉnh có thay đổi gì trong thời gian anh di chuyển hay không.


Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều địa phương ủng hộ sinh viên và người lao động về quê nhằm mục đích tạo sự an toàn và giảm áp lực cho TP.HCM. Theo đó, người về từ TP.HCM hay vùng dịch đều phải cách ly đủ thời gian quy định và có xét nghiệm âm tính.


Người Dân Ở Tp.HCM Có Được Về Quê Khi Giãn Cách 19 Tỉnh Không?
Cơ quan chức năng kiểm tra xe cá nhân tại chốt kiểm soát COVID-19. Ảnh: HOÀNG GIANG


Về được nhưng phải cách ly, xét nghiệm.


Ngày 18-7, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh có thông báo yêu cầu tất cả người dân ngoài tỉnh về địa phương từ ngày 1 đến 19-7 phải đến trạm y tế các xã, phường, thị trấn nơi cư trú để khai báo y tế và thực hiện xét nghiệm COVID-19 (nếu chưa xét nghiệm) để áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.


Các trường hợp từ các địa phương khác về tỉnh Trà Vinh phải xuất trình giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính có giá trị trong vòng ba ngày. Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính thì không được vào địa bàn tỉnh. Riêng tại chốt cầu Cổ Chiên, các trường hợp qua chốt vào tỉnh phải xét nghiệm nhanh (nếu không hoặc có giấy xét nghiệm âm tính đã quá ba ngày).


Đối với các đối tượng được xác định là F2 và tất cả người dân từ TP.HCM và các tỉnh có ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng về Trà Vinh đều phải cách ly tại nhà đủ 14 ngày (trừ trường hợp phải cách ly tập trung, cách ly tại cơ sở điều trị theo quy định), tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo. Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu người dân phải thực hiện xét nghiệm ba lần vào ngày đầu, ngày thứ bảy và ngày thứ 13 trong thời gian cách ly y tế tại nhà và nghiêm chỉnh chấp hành quy định 5K.


Tại tỉnh Đồng Tháp, người từ TP.HCM về đến các chốt kiểm dịch phải khai báo y tế, có địa chỉ cư trú cụ thể, phải có giấy kết quả xét nghiệm PCR âm tính với COVID-19 trong thời hạn năm ngày vào thời điểm đến tỉnh. Người về đây còn phải cách ly y tế tại nhà trong thời gian 14 ngày kể từ ngày về tỉnh và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo; phải xét nghiệm ba lần trong thời gian cách ly y tế tại nhà. Người cách ly y tế tại nhà và tự theo dõi sức khỏe hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, không tham gia các hoạt động tập trung đông người.


Tương tự, nhiều địa phương khác đều khuyến cáo người dân hạn chế tối đa đi lại bằng phương tiện cá nhân. Người dân có thường trú tại địa phương khi về quê sẽ phải cách ly và có giấy xét nghiệm âm tính.


Chẳng hạn, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quy định dừng việc di chuyển ra vào địa phận tỉnh khi không phải trường hợp cần thiết. Đối với người dân có nhà ở trong tỉnh nhưng đi từ vùng dịch về trong thời gian giãn cách cũng phải bắt buộc cách ly tại nhà.


Với tỉnh Lâm Đồng, từ ngày 19-7, tỉnh khuyến cáo người dân không đi ra khỏi tỉnh bằng các loại xe cá nhân trong thời gian thực hiện giãn cách. Trường hợp thật sự cần thiết mà phải đi ra khỏi tỉnh thì khi về lại phải thực hiện cách ly theo quy định. Theo đó, tại các chốt kiểm soát dịch bệnh của tỉnh sẽ ghi biển số xe, theo dõi người đi ra ngoài tỉnh để thông tin cho toàn bộ chốt kiểm soát khác trong tỉnh biết, giám sát và xử lý theo quy định.•


An Giang không đón người dân ngoại tỉnh.

Không hạn chế đón người dân trong tỉnh về quê nhưng tỉnh An Giang lại có quy định khác đối với người không có thường trú tại tỉnh này.


Theo Trung tá Nguyễn Đức Hậu, Trưởng Công an TP Long Xuyên (An Giang), do tình hình dịch phức tạp và số lượng người cách ly tập trung quá đông nên địa phương không tiếp nhận người của tỉnh khác (trừ các trường hợp đặc biệt), mà chỉ tiếp nhận công dân của tỉnh về từ các địa phương khác.


Cụ thể, người dân tỉnh An Giang học tập hoặc lao động từ TP.HCM về đến chốt kiểm soát phải khai báo và xuất trình giấy tờ (CMND hoặc CCCD) chứng minh là người của địa phương mới được vào. Khi vào địa bàn tỉnh thì người dân buộc phải đi cách ly tập trung 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định, sau đó tiếp tục về nhà theo dõi trong bảy ngày.


Gần 20.000 người đã về quê qua quốc lộ 14

Các tỉnh khu vực Tây Nguyên hiện chưa áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 nhưng số lượng người từ TP.HCM và các tỉnh lân cận trở về quê rất lớn, khiến công tác phòng chống dịch tại khu vực này cũng áp lực.


Chiều 19-7, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Đào Kim Nghiệp, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông), cho hay trong ít ngày qua, lượng người từ các tỉnh Đông Nam bộ như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM về các tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 14 rất lớn. Quốc lộ này nối liền tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk khiến công tác kiểm soát dịch của cơ quan chức năng gặp khó khăn, nhất là trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp.


Theo ông Nghiệp, người từ TP.HCM và các tỉnh đang áp dụng Chỉ thị 16 khi đến trạm kiểm soát dịch Đắk R’Lấp (Đắk Nông) thì phải đáp ứng nhiều yêu cầu. Theo đó, họ phải có giấy xét nghiệm test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ. Đối với người từ khu vực thực hiện Chỉ thị 16 đi qua chốt nhưng không phải về tỉnh Đắk Nông thì phải khai báo y tế, đo thân nhiệt và phải làm giấy cam kết là không về hoặc ở lại tỉnh Đắk Nông.


Nếu người từ TP.HCM và các tỉnh thực hiện Chỉ thị 16 có thường trú ở Đắk Nông về quê thì cũng phải có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ, đo thân nhiệt, khai báo y tế theo quy định. Sau đó, tại chốt Cây Chanh (huyện Đắk R’Lấp), họ được lấy mẫu làm PCR gửi về CDC Đắk Nông để xét nghiệm. Người nào ở các huyện khác của tỉnh Đắk Nông thì được thông báo cho huyện tiếp nhận và thông qua đường dây nóng với các trung tâm y tế huyện để hướng dẫn đến nơi cách ly tập trung chờ kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì họ sẽ được đưa đi chữa bệnh, còn kết quả âm tính thì sẽ cho cách ly tại nhà theo quy định.


Cũng theo ông Nghiệp, từ thời điểm 0 giờ ngày 19-7, khi TP.HCM và 18 tỉnh, thành thực hiện Chỉ thị 16 đến nay thì số lượng người về các tỉnh Tây Nguyên lại càng đông, chủ yếu bằng xe máy và ô tô cá nhân. Qua thống kê, đến nay số lượng người khai báo y tế qua các trạm kiểm soát dịch bệnh tại tỉnh trên quốc lộ 14 là gần 20.000 người. “Có thời điểm rất đông người mà trời thì mưa to nên chúng tôi phải dựng nhiều rạp che mưa để họ trú tạm, chờ đến lượt làm các thủ tục khai báo y tế” - ông Nghiệp nói.


Người Dân Ở Tp.HCM Có Được Về Quê Khi Giãn Cách 19 Tỉnh Không?

Đêm 17-7, rất đông người từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam chờ làm thủ tục qua chốt phòng chống dịch ở huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông). Ảnh: HUY TRƯỜNG


HUY TRƯỜNG


Nguồn: https://plo.vn/do-thi/gian-cach-19-tinh-nguoi-dan-co-duoc-roi-tphcm-ve-que-1002240.html


Nguồn: Nhóm PV (Pháp luật Tp.HCM)

Lòi Thêm Clip Ông Trần Lê Hữu Thọ (Phó Chủ Tịch Phường) Tới Tận Cơ Sở SX "Bánh Mì" Để Xử Phạt

 Xuất hiện clip Phó chủ tịch phường ở Nha Trang đi xử phạt cơ sở sản xuất bánh mì.

 

Trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện clip quay cảnh người vừa phát ngôn “bánh mì không phải lương thực, thực phẩm” là ông Trần Lê Hữu Thọ (Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) dẫn đầu một tổ công tác phường này đi xử lý hoạt động một lò bánh mì và tạm giữ giấy phép kinh doanh.


Chiều 20/7, một lãnh đạo UBND TP. Nha Trang cho biết đang kiểm tra thông tin clip xuất hiện trên mạng xã hội việc ông Trần Lê Hữu Thọ (Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, người vừa phát ngôn “bánh mì không phải lương thực, thực phẩm” gây bất bình trên mạng xã hội trong những ngày vừa qua) dẫn đầu một tổ công tác phường này đi xử lý hoạt động một lò bánh mì và tạm giữ giấy phép kinh doanh. Đoạn clip nói trên ghi lại cảnh một công chức phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang đọc biên bản xử lý cơ sở bánh mì của ông N.V.T (SN 1970, ở số 389, đường Điện Biên Phủ, phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang).


Clip Phó chủ tịch phường Vĩnh Hoà Trần Lê Hữu Thọ đi xử lý cơ sở sản xuất bánh mì. Clip đăng trên mạng xã hội.


Trong clip, một công chức tổ công tác phường Vĩnh Hòa đọc lại biên bản cho chủ cơ sở sản xuất bánh mì nghe nội dung vi phạm: Ông N.V.T có hành vi vi phạm không chấp hành biện pháp về phòng chống dịch bệnh, vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, đã được phường tuyên truyền, nhắc nhở và ký cam kết. Cụ thể “đang bán cho người mua mang về”, vi phạm vào điều khoản: “Không thực hiện Quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng, có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh tại vùng có dịch, áp dụng đối với cơ sở kinh doanh không tạm dừng hoạt động kinh doanh, như nhà hàng, quán ăn uống, cà phê, kể cả bán hàng mang về, các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu như tạp hóa, rượu bia, bánh kẹo…”.


Sau khi đọc nội dung vi phạm, các ông Trần Lê Hữu Thọ (Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa), Lê Huỳnh Sang (Công an phường Vĩnh Hoà) và Nguyễn Hoàng Phương (công chức quản lý đô thị phường Vĩnh Hoà) đã tiến hành lập biên bản đối với hộ kinh doanh ông N.V.T. Tại đây, tổ công tác này còn áp dụng biện pháp tạm giữ giấy phép kinh doanh.


Phó Chủ Tịch Phường Ở Nha Trang Xử Phạt Cơ Sở SX "Bánh Mì"

Phó Chủ Tịch Phường Ở Nha Trang Xử Phạt Cơ Sở SX "Bánh Mì"
Cán bộ phường Vĩnh Hoà lập biên bản xử lý chủ cơ sở sản xuất bánh mì. Ảnh cắt lại từ clip.


Cũng theo nội dung của clip, tổ công tác phường Vĩnh Hòa đã yêu cầu ông N.V. T. nghiêm túc chấm dứt hành vi vi phạm và mời ông T. lúc 15h30 ngày 13/7/2021 tiếp tục có mặt tại UBND phường Vĩnh Hoà để làm việc. PV Tiền Phong đã liên hệ với các lãnh đạo UBND phường Vĩnh Hoà để xác minh rõ thông tin vụ việc, nhưng không lãnh đạo nào bắt máy và phản hồi.


Một lãnh đạo UBND TP. Nha Trang cho biết: Cơ sở sản xuất bánh mì được hoạt động bình thường trong khi thực hiện giãn cách xã hội, miễn sao đảm bảo 5K theo quy định của Bộ Y tế. Trước đó, ngày 19/7, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã ban hành văn bản nêu rõ các mặt hàng thiết yếu, trong đó xác định bánh mì là mặt hàng lương thực thiết yếu được lưu hành trong khu vực giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.


Nguồn: https://tienphong.vn/xuat-hien-clip-pho-chu-tich-phuong-o-nha-trang-di-xu-phat-co-so-san-xuat-banh-mi-post1357449.tpo


Nguồn: Lữ Hồ (Tiền Phong)

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

4 Ngư Dân Đi Bộ Từ Cà Ná Về Phú Yên "Hơn 275km" Về Quê Tránh Dịch Covid-19

 Xuyên đêm ‘ứng cứu’ 4 ngư dân đi bộ từ Ninh Thuận về quê Phú Yên tránh dịch.


Không tiền, không đón được xe, 4 ngư dân định đi bộ hơn 275km từ Cà Ná (Ninh Thuận) về Tuy An (Phú Yên) để tránh dịch COVID-19. Lúc họ mệt mỏi nhất thì được Đội SOS Chữ thập đỏ Phú Yên đưa xe vượt hơn 210km ‘ứng cứu’.


4 Ngư Dân Đi Bộ Từ Cà Ná Về Phú Yên "Hơn 275km" Về Quê Tránh Dịch Covid-19
4 ngư dân Phú Yên lầm lũi đi bộ trên quốc lộ 1. Họ quyết tâm đi bộ hơn 275km từ Cà Ná (Ninh Thuận) về Tuy An (Phú Yên) - Ảnh: CAO MINH


Đến 4h30 sáng 20-7, xe y tế của Đội SOS Chữ thập đỏ Phú Yên đã đưa 4 ngư dân ở hai xã An Ninh Đông và An Ninh Tây, huyện Tuy An, Phú Yên về trạm y tế của địa phương an toàn sau gần 5 giờ chạy xuyên đêm để "ứng cứu" họ.


Định đi bộ 275km về nhà.


4 ngư dân được hỗ trợ đưa về nhà là các anh: Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Văn Nhanh (xã An Ninh Đông) và Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Kha (xã An Ninh Tây). 


Anh Thanh kể do mùa này biển phía Nam làm ăn khấm khá hơn vùng biển truyền thống mà tàu cá xa bờ Phú Yên hay đánh bắt nên anh cùng 5 người ở 2 xã vừa nêu vô Ninh Thuận đi làm cho tàu đánh bắt xa bờ.


"Không may chuyến đi đầu tiên này chủ thuyền đánh bắt thất bát, lỗ vốn nặng nên 3 ngày trước chúng tôi vào bờ thì không được chia đồng nào. Ở lại cũng chẳng ai nuôi, tiền bạc đâu mà ăn uống, dịch COVID-19 đang phức tạp nên 6 anh em Phú Yên quyết định xách đồ đi bộ 275km để về nhà" - anh Thanh kể.


4 Ngư Dân Đi Bộ Từ Cà Ná Về Phú Yên "Hơn 275km" Về Quê Tránh Dịch Covid-19
4 ngư dân đi bộ được đưa lên xe y tế của Đội SOS Chữ thập đỏ Phú Yên lúc 0h sáng 20-7 - Ảnh: CAO MINH


6h sáng 19-7, 6 người khởi hành đi bộ từ cảng Cà Ná. Khi đến ngã 5 Phan Rang (Ninh Thuận), giáp quốc lộ 1 thì 2 ngư dân tên Bảy và Tư may mắn được xe tải chở cá quen chở giúp về quê. 


"Bốn đứa còn lại hy vọng có thể xin theo các xe tải được, không ngờ trên đường vẫy cả trăm xe mà chẳng xe nào dừng" - anh Thanh nói.


4 ngư dân đội nắng gió lầm lũi đi bộ trên quốc lộ 1 từ sáng đến chiều. Họ không có tiền, quán xá bên đường cũng chẳng ai bán. Anh Thanh kể có một số phụ nữ đi đường thấy tội nên dừng lại cho nước uống, trái cây để 4 người cùng ăn, uống vượt qua đói khát.


"Đi bộ chừng 50km, tụi tôi gặp một chốt trên đường ở Ninh Thuận, họ cho nước uống và bánh ngọt ăn nhưng không cho qua chốt vì không có xét nghiệm âm tính, yêu cầu quay lại nơi xuất phát. Chúng tôi đi ngược lại một chút rồi chờ trời tối hẳn, băng ruộng lội bùn đất đi khoảng 2km để né chốt rồi mới lên quốc lộ 1 đi tiếp" - anh Thanh kể.


Xuyên đêm ‘ứng cứu’.


Chiều muộn 19-7, một người ở huyện Tuy An đã nhắn tin trên mạng xã hội Tuy Hòa Young do chị Cao Thị Minh Nguyệt (ở TP Tuy Hòa, Phú Yên) làm admin, thông tin có 4 ngư dân không tiền bạc đang đi bộ từ Ninh Thuận về quê, đề nghị tìm cách giúp đỡ. 


"Tôi cố gắng liên lạc số điện thoại mà bạn đọc đã cho của một ngư dân nhưng không được. Đến gần 20h ngày 19-7, ngư dân này gọi lại cho tôi, nói đã đi bộ gần 60km và cả bốn người đang mệt mỏi, kiệt sức. Tôi liên lạc với Đội SOS Chữ thập đỏ của tỉnh, đề nghị được hỗ trợ và may mắn là các anh cho xe lên đường ngay" - chị Nguyệt cho biết.

4 Ngư Dân Đi Bộ Từ Cà Ná Về Phú Yên "Hơn 275km" Về Quê Tránh Dịch Covid-19
Xe của Đội SOS Chữ thập đỏ Phú Yên gặp 4 ngư dân trên quốc lộ 1, đoạn qua huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) lúc 0h sáng 20-7 - Ảnh: CAO MINH


Anh Đoàn Văn Linh, tài xế xe y tế của Đội SOS Chữ thập đỏ Phú Yên, kể sau khi nhận được tin báo của admin trang Tuy Hòa Young, đội đã xin ý kiến của Hội Chữ thập đỏ Phú Yên để được giúp đỡ việc qua các chốt liên tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận, rồi cử 4 thành viên của đội lên đường ngay để hỗ trợ đưa 4 ngư dân về.


"Chúng tôi chạy suốt hơn 210km từ 20h45 tối 19-7 đến khoảng 0h ngày 20-7 thì gặp 4 người đang đi bộ ở phía bắc của khu vực Ba Tháp thuộc Ninh Thuận. Các anh được đưa lên xe, điều dưỡng của đội kiểm tra nhanh sức khỏe, được cho ăn bánh mì, uống nước" - anh Linh kể.


Khoảng 4h30 sáng nay, xe đưa 4 ngư dân về 2 trạm y tế xã An Ninh Tây và An Ninh Đông. Sau khi test nhanh COVID-19, các ngư dân được cho về nghỉ ngơi, tiếp tục cách ly tại nhà.


"Chúng tôi may mắn được giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời, nếu không chắc phải 3-4 ngày đêm mới đi bộ về tới nhà. Mà cũng không biết có đi nổi không, nói thật đến khi xe vào đón là cả bốn anh em đều rã rời hết. Đến giờ hai bàn chân phồng rộp, đau mỏi khắp mình vì đi bộ hơn 60km trong 18 giờ liên tục. Thật sự cảm ơn những ân nhân đã giúp đỡ mình" - anh Thanh thổ lộ.


Tình Hình Dịch Covid-19 Sáng 20 - 7

 Sáng 20-7: Thêm 2.155 ca COVID-19 mới, TP.HCM 1.519 ca, Việt Nam vượt 60.000 ca.


Sáng 20-7, Bộ Y tế cho biết ghi nhận thêm 2.155 ca mắc COVID-19 mới, riêng TP.HCM 1.519 ca. Trước đó, Bộ Y tế xuất cấp 10 máy thở chức năng cao, 5 máy lọc máu liên tục, 10 hệ thống thở oxy dòng cao, điều 2 hệ thống ECMO cho TP.HCM.


Tình Hình Dịch Covid-19 Sáng 20 - 7
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong kiểm tra công tác chống dịch tại chợ Ngã Ba Bầu (Q.12) ngày 18-7 - Ảnh: BÔNG MAI


Bản tin 6h ngày 20-7 cho biết có 2.155 ca mắc mới (BN58026-60180), trong đó 1 ca nhập cảnh và 2.154 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (1.519), Bình Dương (156), Tiền Giang (133), Đồng Nai (80), Vĩnh Long (43), Khánh Hòa (38), Bến Tre (34), Đà Nẵng (32),


Bà Rịa - Vũng Tàu (26), Cần Thơ (22), Phú Yên (12), Hậu Giang (10), Kiên Giang (8 ), Vĩnh Phúc (7), Hà Nội (6), Bình Phước (6), An Giang (6), Đồng Tháp (6), Đắk Lắk (2), Quảng Ngãi (2), Bạc Liêu (2), Lâm Đồng (2), Quảng Nam (1); trong đó có 251 ca trong cộng đồng.


Tính đến sáng 20-7, Việt Nam có tổng cộng 60.180 ca mắc, trong đó 58.100 ca trong nước và 2.080 ca nhập cảnh. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước của đợt dịch thứ 4 kể từ ngày 27-4 đến nay là 56.530 ca, trong đó có 8.273 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.


Có 11/58 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Kạn.


Trong ngày có gần 21.600 người được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là trên 4.305.500, trong đó tiêm 1 mũi là 3.995.710 người, tiêm đủ 2 mũi là trên 309.790 người.


Bộ Y tế có công văn hỏa tốc gửi Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hóa.


Theo đó, người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa chỉ lưu thông nội bộ tỉnh, thành đang thực hiện chỉ thị 16 hoặc bổ sung biện pháp ở mức cao hơn thì không phải kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm COVID-19.


Bộ Y tế cũng cho biết trong tuần này sẽ có thêm 3 triệu liều vắc xin Moderna do Mỹ tài trợ thông qua Chương trình COVAX về tới Việt Nam. Như vậy trong vòng 2 tuần giữa tháng 7, Mỹ đã viện trợ 5 triệu liều Moderna, nâng tổng số vắc xin đã và sắp đến Việt Nam lên tới khoảng 12-13 triệu liều.


Ngày 19-7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký văn bản xuất cấp trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho Sở Y tế TP.HCM.


Số thiết bị gồm máy thở chức năng cao, 5 máy lọc máu liên tục, 10 hệ thống thở oxy dòng cao (HFNC), điều chuyển 5 máy thở chức năng cao và 2 hệ thống ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo). Trong đó 5 máy thở và 2 hệ thống ECMO trước đó Bộ Y tế từng xuất cho ngành y tế Bắc Giang chống dịch COVID-19 hồi tháng 5.

Tình Hình Dịch Covid-19 Sáng 20 - 7


Nguồn: Lan Anh (Tuổi Trẻ)

Khánh Hòa: Ra Hướng Dẫn Về Mặt Hàng Thiết Yếu Sau Vụ "Bánh Mì"

 Sau vụ 'bánh mì', Khánh Hòa ra hướng dẫn về mặt hàng thiết yếu.


Sau vụ "bánh mì không phải là mặt hàng thiết yếu", chiều 19-7, Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội.


Sở Công thương Khánh Hòa ban hành các mặt hàng thiết yếu người dân được phép mua trong thời gian giãn cách xã hội - Ảnh: MINH CHIẾN


Theo đó, hàng hóa thiết yếu bao gồm:


Hàng thực phẩm tươi sống: thịt (các sản phẩm từ thịt), thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản), rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả), trái cây, trứng (các sản phẩm từ trứng).


Hàng công nghệ phẩm: Bánh, kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật, sữa các loại, mì gói và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hằng ngày của người dân, nước uống, nước ngọt đóng chai, thùng, lon…


Lương thực: Gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn, bột, tinh bột (các sản phẩm từ tinh bột).


Ngoài ra còn có thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, khẩu trang, sản phẩm dùng để rửa tay, tắm giặt, gội, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh. Bên cạnh đó còn có các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông như xăng dầu, gas, khí đốt và các nguyên, nhiên liệu khác phục vụ sản xuất, đời sống như dịch vụ cung cấp điện, nước. Thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.


Trước đó, nhiều người dân bức xúc trước vụ việc 1 nam thanh niên bị tổ kiểm tra liên ngành phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang (Khánh Hòa) thu giữ giấy tờ, phương tiện vì đi mua bánh mì, nước uống. 


Phó chủ tịch UBND phường này khi đó giải thích với người bị giữ xe rằng "bánh mì không phải lương thực, thực phẩm thiết yếu".


Nguồn: Minh Chiến (Tuổi Trẻ)

Bị Cho Nghỉ Việc Chỉ Vì Đi Mua " Cái Bánh Mì"

 Công nhân trong vụ "bánh mì không phải lương thực thiết yếu" bị cho nghỉ việc!

 

Tối 19-7, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên lạc được với anh Trần Văn Em, người đi mua bánh mì nhưng Phó Chủ tịch phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho rằng không phải là lương thực, thực phẩm thiết yếu.


Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, anh Trần Văn Em (SN 1996; ngụ xã Diên Hòa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) cho biết khoảng 15 giờ 30 phút ngày 18-7, anh xin người quản lý đi ra ngoài mua bánh mì và nước uống vì đói bụng, cần ăn chút gì để làm tiếp. Trên đường, anh Em bị lực lượng chức năng dừng xe kiểm tra, xử lý vi phạm vì cho rằng ra đường khi không cần thiết, đồng thời bị thu chứng minh nhân dân, đưa xe về phường.


Khi làm việc với anh Em, ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, đã quay clip lại để làm bằng chứng. Anh Em cho biết đang làm công nhân cho một nhà thầu phụ tại Dự án Vega City Nha Trang. Anh xin lại chứng minh nhân dân để về công trình làm việc. 


Theo những gì trong đoạn clip ghi lại, ông Thọ đã hỏi rất kỹ tên nhà thầu mà anh Em đang làm việc. Sau khi biết rõ, ông Thọ nói: "Mai cho mày nghỉ luôn. Mai cho mày nghỉ luôn đó". Ông Thọ còn nói sẽ gửi hình ảnh anh Em cho người chức trách của công ty vì đã vi phạm Chỉ thị 16 về việc giãn cách xã hội.

Clip anh Trần Văn Em bị thu giữ xe, giấy tờ vì "mua bánh mì không phải là lương thực thiết yếu" và bị vị phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa nói cho nghỉ việc


Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, anh Trần Văn Em cho biết: "Sáng 19-7, khoảng 8 giờ tôi làm việc với phường Vĩnh Hòa xong, lấy giấy tờ rồi về lại công trình. Tuy nhiên, giám đốc thông báo cho tôi nghỉ việc 1 tháng, tháng sau có việc thì kêu đi làm. Tôi cũng không biết sao, vì những người khác vẫn đang làm bình thường, còn riêng tôi thì nghỉ việc".

Bị Cho Nghỉ Việc Chỉ Vì Đi Mua " Cái Bánh Mì"
Anh Trần Văn Em bị thu giữ xe vì đi "mua bánh mì không phải là lương thực thiết yếu"


Theo anh Trần Văn Em, lương của anh khoảng 200.000 đồng/ngày và 70.000 chi phí xăng xe. Công việc chính của anh là công nhân hàn nhôm. 


"Với tổng lương trung bình là 6 triệu đồng/tháng, một phần tiền tôi trả tiền trọ, một ít gửi về cho ba mẹ ở quê. Ở quê tôi có 2 em nhỏ (10 tuổi và 6 tuổi). Ba đi chăn bò thuê còn mẹ buôn bán ở chợ nên hoàn cảnh gia đình khó khăn. Phía thầu phụ đã trả cho tôi khoảng 2,5 triệu đồng vì chưa làm đủ ngày công" - anh Em buồn bã.


Trước đó, Báo Người Lao Động Online  đã thông tin anh Trần Văn Em bị lực lượng chức năng dừng xe và kiểm tra, xử lý vi phạm vì cho rằng ra đường khi không cần thiết. Công nhân này xuất trình giấy tờ, giải thích lý do ra đường để mua bánh mì nhưng cán bộ kiểm soát chốt chặn không đồng tình vì cho rằng mua bánh mì "không phải là lương thực thiết yếu".


Clip này khi lan truyền trên mạng xã hội khiến người dân bức xúc với hàng chục ngàn lượt chia sẻ vì lời vị cán bộ phường rất phản cảm: "Đồ ăn không phải thiết yếu, bánh mì mà thiết yếu gì", "mày ở trên núi xuống đúng không?", rồi đòi cho đuổi việc…

Bị Cho Nghỉ Việc Chỉ Vì Đi Mua " Cái Bánh Mì"
Anh Trần Văn Em


UBND phường Vĩnh Hòa cho biết qua xác minh ban đầu, đoạn clip này được quay ngày 18-7, do ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường, quay lại để làm bằng chứng. Ông Thọ làm phó chủ tịch phường được khoảng 1 năm nay. Phường đã có cuộc họp chấn chỉnh đối với cá nhân ông Thọ và tổ kiểm soát.


Sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo UBND TP Nha Trang cũng yêu cầu phường Vĩnh Hòa chấn chỉnh lại hành vi của ông Trần Lê Hữu Thọ, đồng thời chỉ đạo chủ tịch các phường trong thành phố kiểm tra, nhắc nhở hành vi ứng xử và hướng dẫn người dân chấp hành tốt Chỉ thị 16.


Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBND TP Nha Trang, cho biết thành phố cũng đã quán triệt, chấn chỉnh đối với tổ liên ngành phường Vĩnh Hòa qua sự việc trên, đồng thời nhắc nhở các xã, phường trên địa bàn thành phố. Quan điểm của thành phố là tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở người dân; sẽ xử lý mạnh tay, xử phạt với các trường hợp chống đối, cố tình vi phạm.


Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/thanh-nien-trong-vu-banh-mi-khong-phai-luong-thuc-thiet-yeu-bi-cho-nghi-viec-20210719205113564.htm


Nguồn: Kỳ Nam (Người lao động)

Phó Chủ Tịch Phường Thu Giữ Xe Dân, Phân Biệt Vùng Miền, Nói "Bánh Mì Không Phải Là Hàng Thiết Yếu"

 Nha Trang: Phó chủ tịch phường thu giữ xe dân, phân biệt vùng miền, nói ‘bánh mì không phải hàng thiết yếu’


Phó chủ tịch phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang giữ xe nam công nhân đi mua bánh mì. (Ảnh tổng hợp: YouTobe)


UBND TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) vừa có yêu cầu phường Vĩnh Hòa trả lại phương tiện, giấy tờ cho một công nhân mua bánh mì bị tổ liên ngành kiểm tra thu giữ khi kiểm tra việc tuân thủ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.


Ngày 19/7, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh Tổ công tác của phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đi tuần tra, kiểm soát việc chấp hành Chỉ thị 16 tại địa phương, trong đó có một cán bộ phường Vĩnh Hòa - thành viên trong tổ có cách ứng xử khiến nhiều người bức xúc.

Cụ thể, khoảng 15h30 ngày 18/7, anh T.V.E. là công nhân làm việc trong công trường của một dự án du lịch ở phía Bắc TP. Nha Trang thuộc phường Vĩnh Hòa, đã đi ra ngoài mua bánh mì và nước uống. Khi đến khu vực Hòn Một, anh E. bị ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa cùng Tổ công tác làm nhiệm vụ đã chặn xe của công nhân này, do vi phạm ra đường khi không cần thiết.

Khi làm việc với tổ kiểm soát, anh E. có giải thích chưa nắm rõ quy định xử lý về việc thực hiện Chỉ thị 16. Người công nhân này cho rằng đi mua đồ ăn là lý do chính đáng, không được giữ giấy tờ. Tuy nhiên, vị Phó chủ tịch vẫn cương quyết cho rằng: "bánh mì không phải lương thực, thực phẩm, không phải thiết yếu, mà là… đồ ăn".

Ông Thọ còn có biểu hiện phân biệt vùng miền khi hỏi người công nhân kia: “Mày ở trên núi mày xuống hay sao chớ, phải trên núi xuống không?”, rồi buông lời thách thức “để tao giữ cho mày đi kiện nghe”. “Mày làm nhà thầu nào? Ecoba đúng không, mai cho mày nghỉ luôn”, ông Thọ nói trong clip.

Thông tin với báo chí, bà Nguyễn Thị Hà, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa cho biết, qua xác minh ban đầu đoạn clip này được quay ngày 18/7, do ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó chủ tịch phường, quay lại để làm bằng chứng.

Theo bà Hà, ông Thọ làm Phó chủ tịch phường được khoảng 1 năm nay. Phường đã có cuộc họp chấn chỉnh đối với cá nhân ông Thọ và tổ kiểm soát.

Sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo UBND TP. Nha Trang yêu cầu phường Vĩnh Hòa chấn chỉnh lại hành vi của ông Trần Lê Hữu Thọ, trả lại xe máy cho người thanh niên trong clip. Đồng thời, yêu cầu chủ tịch các phường trong thành phố kiểm tra, nhắc nhở hành vi ứng xử và hướng dẫn người dân chấp hành tốt Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.


Nguồn: Tiến Thành (NTD Việt Nam)


https://www.ntdvn.com/viet-nam/nha-trang-pho-chu-tich-phuong-thu-giu-xe-dan-noi-banh-mi-khong-phai-hang-thiet-yeu-218170.html

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

1 Trong 4 Nhóm Người Sau Dây Không Nên Ăn Thịt Vịt

 Ăn thịt vịt nhất định phải biết điều này: 1 trong 4 nhóm người sau đây tốt nhất không nên ăn.

 

Phần da cổ, phao câu vịt nhiều chất béo, hơn nữa phần này nếu không được làm sạch kĩ sẽ rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.


Đối với những ngày thời tiết nóng nực thì thịt vịt được xem là một trong những lựa chọn sáng suốt. Ưu điểm lớn nhất của thịt vịt là cung cấp đủ protein, làm mát cơ thể, lại dễ ăn, dễ chế biến, giá thành rẻ. Các món chế biến từ vịt phổ biến trong mâm cơm gia đình Việt gồm: vịt om sấu, vịt nấu canh măng, vịt luộc...


Để tốt cho sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo hãy ăn thịt theo cách sau:


1 Trong 4 Nhóm Người Sau Đây Không Nên Ăn Thịt Vịt
Ảnh minh họa


- Không nên ăn nhiều phần da cổ, phao câu vịt, bởi vì phần này nếu không được làm sạch kĩ sẽ chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh cho sức khỏe.


- Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.


- Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.


- Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt rùa, sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.


Ngoài ra, nếu thuộc nhóm người sau đây nên hạn chế ăn thịt vịt:


1 Trong 4 Nhóm Người Sau Đây Không Nên Ăn Thịt Vịt
Ảnh minh họa


Người bị bệnh gout.


Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.


Người có hệ tiêu hóa kém, thể chất yếu.


Trong Đông y, thịt vịt mang tính hàn nên những người có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa kém không nên ăn thường xuyên. Việc ăn vịt có thể gây suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch... Do đó, nếu không muốn cơ thể dễ bị nhiễm lạnh thì nên từ chối thịt vịt.


Người mới phẫu thuật.


Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp trong bữa ăn của những người mới phẫu thuật xong. Nếu người bệnh vừa phẫu thuật đã ăn thịt vịt thì vết mổ có thể bị sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ nghiêm trọng.


Người đang bị ho.


Khi bị ho thì cần kiêng ăn đồ có chất tanh vì dễ gây khó thở. Mùi tanh từ thực phẩm sẽ sinh ra kích ứng, gây ho nặng hơn. Vì vậy, những người đang bị ho cần tránh xa thịt vịt.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang Chúc các bạn ngon miêng.

Để Không Rước Độc Vào Thân Khi Ăn Quả Đào Bạn Cần Tránh 4 Nhóm Sau

 Những điều cần tránh khi ăn quả đào để không rước độc vào thân, 4 nhóm sau nên hạn chế.

 

Ngày nay, các thông tin sai lầm như ăn đào dễ sảy thai, đẻ con câm điếc, nhiều lông, dễ ốm... đã không còn khiến các mẹ lo sợ, đa số họ đều ghi nhận công dụng của quả đào với sức khỏe.


Theo các chuyên gia, đào là một loại quả tốt cho sức khỏe. Trong 147g cung cấp khoảng 50 calo, 0,5 g chất béo, 15gr carbohydrate, 13gr đường, chất xơ và đạm. Trong trái đào cung cấp rất nhiều nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, C, E, K, B3, folate, sắt, kali, magie, phospho, kẽm…


Ngoài ra, chúng có chứa lutein, zeaxanthin và beta – crytoxanthin có tác dụng chống oxi hóa, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, chống viêm da, khô mắt, phòng ngừa bệnh trĩ, táo bón, giảm stress, lo âu, ngăn sự lão hóa của hệ thần kinh…


Để Không Rước Độc Vào Thân Khi Ăn Quả Đào Bạn Cần Tránh 4 Nhóm Sau
Ảnh minh họa


Do đào có lớp lông tơ dày và cứng, để loại bỏ lớp lông tơ này, nhiều thương lái đã dùng đến hóa chất có tính tẩy rửa mạnh để loại bỏ lớp lông này để quả đào trông bóng đẹp hơn. Điều này vô tình làm cho lớp vỏ đào "nạp" vào những hoá chất tẩy rửa độc hại.


Để an toàn, các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất nên rửa đào với nước ấm để loại hết lớp lông còn lại trên vỏ quả. Sau đó dùng nước vo gạo đặc có pha thêm 1 chút muối nhạt ngâm đào trong 5-7 phút. Nước gạo có tính kiềm sẽ giúp loại bỏ các hoá chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu còn sót lại trên vỏ quả.


4 những người nên hạn chế ăn đào:


- Đối với phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị xuất huyết, tốt nhất không nên ăn. Trường hợp nếu thích, chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 quả để không gây hại gì cho mẹ và bé. Khi ăn cần gọt vỏ để hạn chế lông ở vỏ quả đào gây kích thích ngứa họng hoặc dị ứng.


- Người bị nóng trong với những triệu chứng như: miệng khô, đau họng, chảy máu cam… tốt nhất là không ăn để tránh tình trạng nóng nhiệt càng nghiêm trọng hơn.


- Người mới ốm dậy, nhiều bệnh trong người hay những người bệnh có chức năng tràng vị tương đối kém thì cũng không nên ăn quá nhiều đào, bởi vì trong đào có chứa lượng lớn chất dinh dưỡng thực vật không dễ tiêu hóa, ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho tràng vị.


- Người bị tiểu đường cũng nên hạn chế ăn đào. Vì trong quả đào chứa một lượng lớn đường. Cứ 100g đào thì có tới khoảng 7g đường. Vì vậy, người mắc chứng tiểu đường nếu ăn nhiều đào sẽ khiến tình trạng của bệnh càng xấu hơn.


Ngoài ra, những người mắc bệnh về da, dễ nổi mụn, mề đay trẻ em có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh… cũng không nên ăn nhiều đào.


Để Không Rước Độc Vào Thân Khi Ăn Quả Đào Bạn Cần Tránh 4 Nhóm Sau
Ảnh minh họa


Cách phân biệt đào ta và đào Trung Quốc


Hình dáng bên ngoài: Đào Sapa có kích thước khá nhỏ, không đều quả, nhiều lông, còn đào Trung Quốc thường trái to, đều đẹp, vỏ trơn láng, nhẵn mịn, lông ít.


Về màu sắc: Đào Sapa có là màu xanh lá cây, có chút màu hồng đỏ ở phần đuôi cuối. Còn đào Trung Quốc thường được bẻ từ lúc còn xanh, sau quy trình chăm sóc ngâm, tẩm các loại hóa chất trở nên tươi đẹp, vàng đều rất thu hút người mua.


Mùi vị: Đào Sapa có mùi thơm, ăn giòn, chua nhẹ, thịt đào có màu trắng ngả vàng, còn đào Trung Quốc ăn sẽ thấy không giòn, không có mùi thơm đặc trưng và ăn khá mềm, ngọt nhẹ và không hề có vị chua. Đặc biệt, hạt đào bóc tách dễ dàng khi bổ.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

Ô Tô "Trả Đũa" Xe Máy Bằng Cách Cố Tình Gây Tai Nạn

Ô tô cố tình gây tai nạn cho xe máy để "trả đũa"

 

Mới đây một đoạn camera hành trình ghi lại cảnh một chiếc ô tô đuổi theo xe máy sau đó cố đánh lái để người lái xe máy bị ngã. Nhiều người cho rằng hành động của người lái ô tô là để "trả đũa" việc xe máy không cho vượt.

Ô tô cố tình gây tai nạn cho xe máy để "trả đũa"


Nguồn: https://tienphong.vn/o-to-co-tinh-gay-tai-nan-cho-xe-may-de-tra-dua-post1356771.tpo


Nguồn: Tùng Linh (Tiền Phong)

Tin Giả: "Xác Chết Do Covid-19 Tại Tp.HCM"

 Hình ảnh "xác chết do COVID-19 tại TP.HCM" là tin giả

 

Theo Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam - VAFC, hình ảnh lan truyền được cho là xác chết của bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM là thông tin giả mạo.


Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh hàng chục thi thể được cuốn trong các lớp nilon đặt trên sàn một căn phòng lớn. Với hình ảnh này, có nhiều người đã tung tin rằng đây là thi thể các bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM.


Trung tâm Báo chí TP.HCM thông tin, theo Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam - VAFC (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông), hình ảnh lan truyền được cho là xác chết của bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM là thông tin giả mạo.


Hình ảnh "xác chết do COVID-19 tại TP.HCM" là tin giả Thứ Hai, ngày 19/07/2021 09:09 AM (GMT+7)   Theo Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam - VAFC, hình ảnh lan truyền được cho là xác chết của bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM là thông tin giả mạo.  Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh hàng chục thi thể được cuốn trong các lớp nilon đặt trên sàn một căn phòng lớn. Với hình ảnh này, có nhiều người đã tung tin rằng đây là thi thể các bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM.  Trung tâm Báo chí TP.HCM thông tin, theo Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam - VAFC (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông), hình ảnh lan truyền được cho là xác chết của bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM là thông tin giả mạo.  Hình ảnh "xác chết do COVID-19 tại TP.HCM" là tin giả - 1  Hình ảnh xác chết do COVID-19 tại TP.HCM là tin giả  Theo VAFC, hiện nay, trên mạng xã hội đang tràn lan hình ảnh xác chết ở Indonesia nhưng bị một số tài khoản facebook tung tin đây là hình ảnh xác chết của bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến công tác phòng chống dịch COVID-19.  VAFC khuyến cáo người dân và cộng đồng mạng không chia sẻ tin giả trên. Vụ việc sẽ được VAFC chuyển cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.  Từ 27/4 đến sáng nay, TP.HCM ghi nhận 32.926 ca mắc COVID-19 và là địa phương có số ca nhiễm cao nhất cả nước. Tính từ ngày 9/7 đến nay, TP.HCM đã trải qua 11 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch COVID-19. Trong những ngày giãn cách xã hội, chỉ trừ số ca nhiễm COVID-19 của ngày 16/7 giảm so với ngày 15/7, tất cả các ngày còn lại đều liên tục lập các mốc kỷ lục. Cao nhất là ngày 18/7 ghi nhận 4.692 ca nhiễm mới.   Số liệu tiêm vắc xin tại Việt Nam (cập nhật đến ngày 19/7)  - Tổng số liều đã nhập: 8.997.040  - Tổng số liều đã tiêm: 4.283.906  - Số người tiêm mũi 1: 3.977.431  - Số người tiêm mũi 2: 306.475  Đây là lần thứ hai TP.HCM phải thực hiện cách ly xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16. Trước đó, đầu tháng 4/2020, cùng với 11 tỉnh thành “nguy cơ cao”, thành phố áp dụng Chỉ thị 16 trong 22 ngày.  TP.HCM cũng đã trải qua 38 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 0h ngày 31/5. Riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 đã có 14 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16. Tinh thần của Chỉ thị 16 là “gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh”.  Chỉ thị 16 yêu cầu người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét. Những người ra đường không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt.  Nguồn: http://danviet.vn/hinh-anh-xac-chet-do-covid-19-tai-tphcm-la-tin-gia-5020211979101965.htm  Nguồn: Hồng Lam (Dân Việt)
Hình ảnh xác chết do COVID-19 tại TP.HCM là tin giả


Theo VAFC, hiện nay, trên mạng xã hội đang tràn lan hình ảnh xác chết ở Indonesia nhưng bị một số tài khoản facebook tung tin đây là hình ảnh xác chết của bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến công tác phòng chống dịch COVID-19.


VAFC khuyến cáo người dân và cộng đồng mạng không chia sẻ tin giả trên. Vụ việc sẽ được VAFC chuyển cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.


Từ 27/4 đến sáng nay, TP.HCM ghi nhận 32.926 ca mắc COVID-19 và là địa phương có số ca nhiễm cao nhất cả nước. Tính từ ngày 9/7 đến nay, TP.HCM đã trải qua 11 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch COVID-19. Trong những ngày giãn cách xã hội, chỉ trừ số ca nhiễm COVID-19 của ngày 16/7 giảm so với ngày 15/7, tất cả các ngày còn lại đều liên tục lập các mốc kỷ lục. Cao nhất là ngày 18/7 ghi nhận 4.692 ca nhiễm mới.


Số liệu tiêm vắc xin tại Việt Nam (cập nhật đến ngày 19/7)

- Tổng số liều đã nhập: 8.997.040

- Tổng số liều đã tiêm: 4.283.906

- Số người tiêm mũi 1: 3.977.431

- Số người tiêm mũi 2: 306.475


Đây là lần thứ hai TP.HCM phải thực hiện cách ly xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16. Trước đó, đầu tháng 4/2020, cùng với 11 tỉnh thành “nguy cơ cao”, thành phố áp dụng Chỉ thị 16 trong 22 ngày.


TP.HCM cũng đã trải qua 38 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 0h ngày 31/5. Riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 đã có 14 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16. Tinh thần của Chỉ thị 16 là “gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh”.


Chỉ thị 16 yêu cầu người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét. Những người ra đường không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt.


Nguồn: http://danviet.vn/hinh-anh-xac-chet-do-covid-19-tai-tphcm-la-tin-gia-5020211979101965.htm


Nguồn: Hồng Lam (Dân Việt)

Vị Trí Thịt Nào Ngon Nhất Trên Con Bò

 2 miếng thịt ngon nhất trên con bò, người đi chợ thông minh thường mua đầu tiên.

 

Khi mua thịt bò, đừng chỉ quan tâm đến giá cả. Người thông minh sẽ chọn phần thịt này để có thể nấu những món ngon như đầu bếp chuyên nghiệp.


Khi mua thịt bò, đừng chỉ quan tâm đến giá cả. Người thông minh sẽ chọn phần thịt này để có thể nấu những món ngon như đầu bếp chuyên nghiệp.


Vị Trí Thịt Nào Ngon Nhất Trên Con Bò

Dưới đây là 2 miếng thịt ngon nhất trên con bò:

Thứ nhất: Thăn bò


Thăn bò là phần phổ biến nhất. Phần thăn bò mềm, nạc và ít mỡ, thơm ngon, rất thích hợp với những món xào. 


Vị Trí Thịt Nào Ngon Nhất Trên Con Bò


Thứ hai: Gầu bò


Gầu bò cũng là một loại thịt được rất nhiều người yêu thích. Gầu bò mềm, được xen kẽ nạc với 1 ít mỡ, khi ăn vừa ngon vừa không ngấy. Gầu bò thích hợp làm món kho hoặc hầm.


Vị Trí Thịt Nào Ngon Nhất Trên Con Bò


Cách làm món bò xào ớt xanh.


Nguyên liệu: 350 gram thịt thăn bò tươi, 4 quả ớt xanh, ớt cay, gừng, rượu nấu ăn, dầu hào, xì dầu nhạt, tiêu.  


Vị Trí Thịt Nào Ngon Nhất Trên Con Bò



Cách làm:


Bước 1: Rửa thịt bò bằng nước sạch, rửa sạch phần máu bên trong, thái thành từng miếng mỏng. Lưu ý: bạn cần thái ngang thớ để khi ăn không bị dai.


Vị Trí Thịt Nào Ngon Nhất Trên Con Bò


Bước 2: Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi thái sợi nhỏ. Ớt xanh rửa sạch cắt thành sợi, ớt kê cắt khúc.


Bước 3: Rắc đều muối vào miếng thịt bò, thêm chút rượu nấu ăn, xì dầu, tiêu. Ướp thịt trong 20 phút để thịt bò được ngấm gia vị.


Vị Trí Thịt Nào Ngon Nhất Trên Con Bò


Bước 4: Cho dầu vào chảo, đun sôi. Cho thịt thăn bò vào xào với gừng.


Bước 5: Khi thịt bò vừa chín tới, cho một ít ớt xanh thái nhỏ, thêm ớt kê vào, vặn lửa vừa và xào một lúc.


Bước 6: Cho chút xì dầu, đường, muối vào là hoàn thành món thịt bò xào ớt xanh siêu ngon.


Vị Trí Thịt Nào Ngon Nhất Trên Con Bò


Đông Y Gia Truyền Tấn Khang Chúc bạn an lành và hạnh phúc.

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2021

Nguyên Phó Cục Trưởng Cục Quản Lý Dược Tiếp Tục Bị Đề Nghị Truy Tố

 Tiếp tục đề nghị truy tố nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược.


Ông Hùng bị cáo buộc với chức vụ, quyền hạn là Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, rà soát kỹ, đồng ý đưa 2 loại thuốc ra hội đồng xét duyệt cấp số đăng ký.


Nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược thiếu trách nhiệm.


Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại TPHCM, các tỉnh, thành phố khác và Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.


Theo đó, Cơ quan An ninh điều tra tiếp tục đề nghị Viện Kiểm sát cùng cấp, truy tố bị can Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma); Võ Mạnh Cường (nguyên Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại hàng hải Quốc tế H&C) và 8 người khác về tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh.


Nguyên Phó Cục Trưởng Cục Quản Lý Dược Tiếp Tục Bị Đề Nghị Truy Tố
Bị can Nguyễn Minh Hùng.


Đồng thời, cơ quan điều tra đề nghị truy tố các bị can Nguyễn Việt Hùng (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược - Bộ Y tế); Phạm Hồng Châu (nguyên Trưởng phòng Đăng ký thuốc Cục Quản lý dược) và Lê Đình Thanh (công chức Cục Hải quan TPHCM), về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.


Riêng bị can Nguyễn Thị Thu Thủy (Phó Trưởng phòng Quản lý giá thuốc Cục Quản lý Dược) bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.


Theo kết luận, bị can Nguyễn Minh Hùng đã có hành vi trực tiếp thỏa thuận với Võ Mạnh Cường để mua 838.000 hộp, 4 loại thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada, giả về nguồn gốc xuất xứ, trị giá hơn 54 tỷ đồng để nhập khẩu vào Việt Nam tiêu thụ.


Để xảy ra việc trên nguyên nhân một phần là do sự thiếu trách nhiệm, vi phạm quy chế của một số người là lãnh đạo, cán bộ tại Cục Quản lý dược.


Cụ thể, bị can Thủy đã có hành vi lợi dụng quyền hạn được giao, tự ý thẩm định lại hồ sơ 2 loại thuốc, tự ý tẩy xóa, thay đổi kết quả đánh giá đề xuất của tiểu ban pháp chế từ "không cấp sổ đăng ký" sang "bổ sung hồ sơ".


Hành vi của bà Thủy đã tạo điều kiện cho 2 loại thuốc mang nhãn hiệu Health 2000 được cấp số đăng ký không đúng quy định.


Nhà chức trách xác định ông Nguyễn Việt Hùng với chức vụ, quyền hạn là phó cục trưởng Cục Quản lý dược đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, rà soát kỹ biên bản thẩm định, đồng ý đưa 2 loại thuốc trên ra hội đồng xét duyệt cấp số đăng ký.


Hành vi của bị can Hùng vi phạm quy chế hoạt động của hội đồng xét duyệt dẫn đến việc 2 loại thuốc này được cấp số đăng ký khi hồ sơ không đảm bảo theo quy định.


Chưa đủ căn cứ xác định sai phạm của Cục Quản lý dược.


Trước đó, Viện KSND tối cao trả hồ sơ yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế trong việc không dừng lưu hành các thuốc mang nhãn mác Công ty Health 2000 Canada tại thời điểm 2014.


Quá trình điều tra lại, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế xác định: Với các thông tin tại thời điểm năm 2014, đối chiếu với quy định pháp luật về chuyên ngành dược để đánh giá có vi phạm hay không. Tuy nhiên đến nay Bộ Y tế chưa có văn bản trả lời.


Ngoài ra có 55/63 sở y tế cho biết không tiếp nhận thông tin gì về việc thuốc mang nhãn hiệu Health 2000 là giả.


Kết quả xác minh tại Tổng công ty Bưu điện Việt Nam xác định: Trong thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2015, đơn vị này không tiếp nhận, chuyển phát các bưu phẩm có thông tin: Người gửi là Health 2000, Tổng lãnh sự quán Canada, người nhận là Bộ Y tế, ông Trương Quốc Cường.


Kết quả lấy lời khai ông Trương Quốc Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế (thời điểm năm 2014 là Cục trưởng Cục Quản lý dược) trình bày: Đối với các thông tin, tài liệu Cục Quản lý dược nhận được từ thời điểm 2014 chưa đủ cơ sở để dừng lưu hành các thuốc mang nhãn mác Health 2000, chưa đủ cơ sở đề nghi ngờ về nguồn gốc thuốc.


Ông Cường cho rằng với cương vị là cục trưởng, ông đã chỉ đạo đơn vị chức năng liên hệ, đề nghị phía Canada trả lời chính thức bằng văn bản để có căn cứ xử lý theo quy định pháp luật.


Tuy nhiên phía Canada không có văn bản trả lời nên ông Cường đã chỉ đạo chuyển thông tin liên quan, đề nghị Cục An ninh chính trị nội bộ Bộ Công an phối hợp xác minh làm rõ theo quy chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Công an.


Ngoài ra, trong khi chờ kết quả trả lời chính thức và kết quả xác minh, Cục Quản lý dược đã có văn bản đề nghị hải quan tạm dừng nhập khẩu đối với loại thuốc trên.


"Căn cứ kết quả điều tra và chứng cứ thu thập được đến nay chưa đủ căn cứ xác định sai phạm của Cục Quản lý dược trong việc không dừng lưu hành thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada tại thời điểm năm 2014", kết luận điều tra xác định.

https://dantri.com.vn/phap-luat/tiep-tuc-de-nghi-truy-to-nguyen-pho-cuc-truong-cuc-quan-ly-duoc-20210717085908086.htm

Nguồn: Xuân Duy (Dân Trí)

Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

Khám Xét Nhà Riêng Nguyên Giám Đốc Sở GD & ĐT

 Cảnh sát khám xét nhà riêng của nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa.


Dân trí Sau khi có lệnh khởi tố, bắt tạm giam, cảnh sát đã khám xét nhà riêng của bà Phạm Thị Hằng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa.


Theo ghi nhận, khoảng 19h ngày 16/7, rất nhiều người mặc cảnh phục công an xuất hiện tại nhà riêng của bà Phạm Thị Hằng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa (hiện là Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa) có địa chỉ ở số 14 đường Phó Đức Chính, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa để thực hiện việc khám nhà.


Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã văn bản gửi Văn phòng Đăng ký đất đai Thanh Hóa về việc tra soát tài sản nhà đất và không thực hiện thủ tục về tài sản nhà, đất của các cá nhân là lãnh đạo, cán bộ thuộc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa. Trong số này có bà Phạm Thị Hằng và nhiều cán bộ tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa.


Khám Xét Nhà Riêng Nguyên Giám Đốc Sở GD & ĐT
Cảnh sát khám xét nhà riêng của bà Phạm Thị Hằng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa.


Ngày 16/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định tố tụng để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định pháp luật:


Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 45/CSKT-P9 về Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (quy định tại Điều 222, Bộ luật Hình sự năm 2015) xảy ra tại Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa và các công ty, đơn vị có liên quan.


Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét người, nơi ở, nơi làm việc đối với 7 bị can về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", gồm: Bà Phạm Thị Hằng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa, hiện là Phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa.


Trịnh Hữu Nghĩa, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Văn Phụng, Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính kiêm Kế toán trưởng Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa; Bùi Trí Thức, Chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GĐ-ĐT tỉnh Thanh Hóa.


Nguyễn Quốc Việt, Thẩm định viên Công ty cổ phần Thẩm định giá BTC VALUE; Lê Thế Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Thanh Hóa; Vũ Thị Ninh, Kế toán trưởng Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Thanh Hóa.


Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét người, nơi ở, nơi làm việc đối với 2 bị can về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", gồm:


Lê Văn Cương, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa; Hồ Thị Sáu, Giám đốc khối thẩm định III Công ty cổ phần Thẩm định giá BTC VALUE.


Nguồn: Nguyễn Hoàng (Dân Trí)

Tp.HCM Thí Điểm Cách Ly F0 Tại Nhà

 TP.HCM bắt đầu thí điểm cách ly F0 tại nhà.

 

Các bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng sau 10 ngày điều trị tại bệnh viện và nhân viên y tế không triệu chứng được TP.HCM cho thí điểm, xem xét cho cách ly tại nhà.


Ngày 13/7, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh vừa có văn bản khẩn về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gửi đến các địa phương, cơ sở y tế.


Theo văn bản của Sở Y tế, được sự chấp thuận của ông Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế - ngành y tế thành phố triển khai thí điểm cách ly, điều trị những trường hợp F0, F1.


Tp.HCM Thí Điểm Cách Ly F0 Tại Nhà
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tầm soát


Về cách ly F1 tại nhà, theo Sở Y tế TP.HCM, F1 ở khu vực có nguy cơ rất cao, trường hợp F1 không đủ điều kiện để cách ly tại nhà theo tiêu chí của Bộ Y tế (có ca F0 tại nhà ở vùng lõi của ổ dịch như khu nhà trọ, khu dân cư nghèo, khu ký túc xá...) thì chuyển cách ly tập trung, xét nghiệm RT-PCR ngày 7 thay vì ngày 14 như trước đây, nếu âm tính thì xem xét chuyển về cách ly tại nơi lưu trú.


Về cách ly, điều trị F0, đối với trường hợp không triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện, nếu xét nghiệm RT-PCR ngày 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp thì chuyển về cách ly tại nhà nếu đảm bảo điều kiện an toàn, phòng chống lây nhiễm. Tiếp tục xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21.


Triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà đối với trường hợp không triệu chứng cho thí điểm áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm được cách ly tại nhà khi có đủ điều kiện tương tự F1, tự theo dõi về tình trạng sức khỏe, báo cáo với cơ quan theo dõi y tế hằng ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định.


Các trường hợp F0 này phải được giám sát của cơ quan y tế địa phương và nơi làm việc. Tuân thủ các biện pháp an toàn trong phòng, chống lây nhiễm.


Sở Y tế TP.HCM yêu cầu ngành y tế địa phương tổ chức đội theo dõi sức khỏe hằng ngày với F0 cách ly tại nhà; tổ chức đường dây nóng tiếp nhận thông tin trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng, khẩn trương đưa vào bệnh viện điều trị. Với trường hợp F1 được theo dõi tại nhà, ngành y tế yêu cầu xét nghiệm PCR theo quy định như trường hợp cách ly tập trung.


Tính từ 27/4 đến nay, TP.HCM ghi nhận 16.573 ca mắc COVID-19 và là địa phương có số ca nhiễm cao nhất cả nước. Những ngày gần đây, có thời điểm TP.HCM ghi nhận trên 1.000 ca nhiễm/ngày.


TPHCM hiện có 14 khu cách ly tập trung, 19 bệnh viện dã chiến đang hoạt động, 5 bệnh viện đang được thiết lập, đưa tổng quy mô giường bệnh lên khoảng 50.000 giường.


Từ 0h ngày 9/7, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội 15 ngày theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng để phòng chống dịch COVID-19. Đây là lần thứ hai thành phố áp dụng Chỉ thị 16. Chỉ thị 16 yêu cầu người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét. Những người ra đường không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt.


Nguồn: http://danviet.vn/tphcm-bat-dau-thi-diem-cach-ly-f0-tai-nha-50202113722483822.htm

 

Theo Đông Thịnh (Dân Việt)