Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Kháng viêm, Giảm sưng và thông kinh lạc nhờ cây rau xương sông

 Kháng viêm, Giảm sưng và thông kinh lạc nhờ cây rau xương sông.

xương sông

Rau xương sông không chỉ là loại rau chế biến được thành nhiều món ăn ngon, mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt, có công dụng trong việc điều trị các bệnh như trị phong thấp, tê nhức chân tay, lưu thông trí huyết, trị viêm họng… đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về tác dụng của rau xương sông.

Rau xương sông Đông y gọi là thiên danh tinh, tên khoa học là Blumea myriocephala, họ cúc Asteraceae. Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm thuốc. Xin giới thiệu một số cách dùng xương sông phòng chữa bệnh.

Lá xương sông

Có vị cay thơm, tính ấm. Nó có tác dụng khử mùi tanh hôi, tiêu thực, tiêu đàm, tiêu máu ứ, thông tiểu, trị cảm ho, viêm họng, tưa lưỡi, nghẹt mũi, nhức đầu, đau bụng. Tinh dầu xương sông có vị cay tính ấm nên có tác dụng giảm hàn tà, thông kinh lạc. Khi thời tiết thay đổi mà tâu lý không kín đáo, vệ khí không vững vàng thì hàn tà xâm nhập gây bệnh. Phế nằm ở chỗ cao, chủ về hô hấp, khai khiếu ở mũi. Tà khí đầu tiên vào phế, gây bệnh ở phế như: sổ mũi, hắt hơi, ho đờm. Xông hơi lá xương sông để trục tà khí và thông lạc mạch. Sau đây là một số công dụng trị bệnh của xương sông.

Trị phong thấp: rắn bỏ đầu, bỏ đuôi, lột da. Bỏ hết tạng phủ, róc lấy thịt, băm vụn với rau ngò gai và lá xương sông, vò viên, bọc lá lốt nướng. Món này nên ăn nóng với các rau thơm khác.

Trong món gỏi: xương sông khử mùi tanh và tiêu thực nó còn chống dị ứng.

Trai nướng chả: lấy thịt con trai băm với thịt heo, gói lá xương sông. Nướng lá xương sông khử mùi tanh, tiêu thực, chống dị ứng cải thiện tình trạng suy giảm tình dục.

Tiêu thực, hoạt huyết, tiêu ứ

Thịt bò gói xương sông: nướng trên bếp làm cho tinh dầu xương sông bốc khói thơm đồng thời khử mùi ngầy ngậy của mỡ bò.

Trừ cảm, ho: nấu canh với rau tần dày lá và xương sông, thêm thịt heo với mục đích bổ chính khu tà, thêm phổi lợn để làm mát phổi chữa ho.

Chữa lở miệng, sưng họng, viêm amidan, khản tiếng: nước xương sông ngậm trong miệng.

Ăn lá xương sông thường xuyên giúp giảm mỡ trong máu cao.

Hạt xương sông

Làm tan huyết ứ và cầm huyết trong chứng chấn thương bầm máu: sắc hạt và uống nhiều lần cho tan máu bầm.

Tê nhức tứ chi: đầu ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân: uống nước sắc hạt xương sông. Mỗi ngày 15-20g.

Trị viêm, đau họng: sắc hạt xương xông ngậm và uống.

Để lưu thông khí huyết, trẻ lâu: Uống thường xuyên nước hãm (hoặc nước sắc loãng).

Lưu ý: Không dùng lâu vì có tác dụng phụ như khô háo trong người, táo bón…

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Cách dùng Cây Giao trị Viêm Xoang – Đau Răng – Bong Gân – Tụ Máu Bầm – Mụn Cóc – Mụn Thịt và côn Trùng Cắn cực kỳ hiệu quả.

 Cách dùng Cây Giao trị Viêm Xoang – Đau Răng – Bong Gân – Tụ Máu Bầm – Mụn Cóc – Mụn Thịt và côn Trùng Cắn cực kỳ hiệu quả.

https://www.youtube.com/watch?v=zibwlFs7628

Cây giao là loài cây mọc dại ngoài tự nhiên. Nam Phi được xem là quê hương của loại thảo dược này. Từ lâu, dùng cây quỳnh giao chữa bệnh đã sớm góp mặt trong các bài thuốc cổ truyền của Đông Y. Công dụng của cây quỳnh giao là gì? Cần lưu ý gì khi dùng dược liệu này điều trị bệnh? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác nhất!

Cây giao (Cây xương cá) nhìn như thế nào

Cây giao còn có tên gọi khác là cây xương cá, cây nọc rắn, cây san hô xanh, cây xương khô, cây quỳnh giao… Cây chủ yếu mọc dại ngoài tự nhiên. Toàn thân cây chứa mủ nhựa độc nên trâu bò không ăn được. Người dân thường dùng cây để trồng làm hàng rào. Bên cạnh đó, cây còn được trồng làm cảnh hoặc cung cấp dược liệu cho y khoa.

Cây giao là thực vật có sức sinh trưởng mạnh
Cây giao là thực vật có sức sinh trưởng mạnh

Theo khoa học, cây quỳnh giao có tên là Euphorbia Tiricabira L. Đây là loại thực vật thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây có thân khá to, chiều cao trưởng thành từ 4 mét đến 8 mét. Cành màu xanh mọc nhiều và tỏa xung quanh thân như san hô. Cây rất ít lá, hoặc rụng sớm nên rất hiếm nhìn thấy. Cây có hoa nhỏ, mọc thành cụm. Khi kết trái, quả cây quỳnh giao có hình trái xoan và lông nhung bao phủ. 

Cây xương cá rất dễ trồng, sinh trưởng mạnh. Chỉ cần cắt cành giâm xuống đất ẩm và nước nước mỗi ngày, cây sẽ nhanh bén rễ và nảy nhánh con.

Cây giao mọc ở đâu?

Người ta tìm thấy số lượng lớn cây Euphorbia tirucalli có mặt tại phía Đông, phía Bắc nước Ethiopia nằm ở phía Đông châu Phi. Cây cũng được phát hiện ở hầu khắp vùng Nam Phi nơi có khí hậu nóng ẩm. Ngoài châu Phi, Ấn Độ cũng được xem là quê hương thứ hai của cây quỳnh giao. Tại châu Á, cây quỳnh giao sinh trưởng tốt với khí hậu nhiệt đới ở Indonesia, Trung Quốc, Philippines và cả Việt Nam.

Nam Phi là nơi cây giao mọc nhiều
Nam Phi là nơi cây giao mọc nhiều

Cây xương cá sống tốt ở nhiều điều kiện đất đai từ màu mỡ đến khắc nghiệt. Từ đồi cỏ, vùng núi, bờ sông đến núi đá, đá granite, đá sa thạch, đá ryolit… cây đều sinh trưởng và đẻ nhánh liên tục.

Dược tính chữa bệnh của cây giao

Ít ai biết rằng loại cây này thường mọc dại có vẻ ngoài thô cứng lại tiềm ẩn bên trong những dược tính chữa bệnh tuyệt vời. Y học hiện đại đã phân tích và phát hiện trong nhựa cây xương cá có chứa hàm lượng lớn isophorone. Khi để nhựa khô lại, họ tách được một chất xeton có tên euphoreon. Thân cây chứa nhiều chất quý như cycloeucalenol, euphorginol, taraxasteryl acetat… Hàm lượng lớn chất kháng sinh tự nhiên này có đóng góp quan trọng cho y khoa hiện đại.

Bên cạnh đó, Đông y gia truyền đã chỉ ra cây xương cá có vị chua, tính mát. Nhờ vậy mà cây phát huy tác dụng trong nhiều trường hợp tiêu viêm, giải ngứa, khử phong. Hơn thế, nhựa của cây vừa có độc tính, vừa có tính khử khuẩn, sát trùng cực mạnh. Nhựa chỉ nên bôi ngoài ra và không dùng để uống.

Mách bạn 5 bài thuốc chữa bệnh từ cây giao (Cây xương cá)

Với những dược tính hiếm có khó tìm, cây xương cá được các nhà danh y cổ truyền vận dụng đưa vào các bài thuốc điều trị nhiều bệnh lý. Bao gồm bệnh ngoài da và bệnh lý bên trong cơ thể. Dưới đây là 5 bài thuốc dân gian chữa bệnh bằng loại cây này để bạn bỏ túi.

Bài thuốc trị viêm xoang

Chứng minh cho thấy cây quỳnh giao có khả năng chữa bệnh viêm xoang mũi hiệu quả đến 80%. Không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều nước châu Á đã tận dụng cây này để chữa khỏi viêm xoang với công thức như sau:

Chuẩn bị

  • Cắt khoảng 2 – 3 nhánh của cây giao tươi.
  • Một ấm sứ hoặc kim loại chỉ dùng để sắc thuốc.
  • 1 ống ti ô hoặc ống tre nhỏ.
Cách trị viêm xoang bằng cây quỳnh giao
Cách trị viêm xoang bằng cây quỳnh giao

Cách làm

  • Rửa sạch nhanh cây giao để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Cắt cành thành từng đốt ngắn từ 1,5 đến 2,5 cm. Nên để cành cây ở miệng ấm để nhựa chảy xuống dưới đáy ấm.
  • Cho thêm khoảng 300ml nước sạch vào ấm rồi bắc bếp đun lửa to.
  • Khi hơi trong ấm bốc ra nhiều thì vặn bếp nhỏ lại. Dùng ống ti ô hoặc ống trẻ đưa vào vòi ấm, đầu ống còn lại đưa lên gần mũi để hít.

Người bệnh duy trì cách xông bằng cây giao khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày hai lần sáng tối. Chỉ sau 2-3 tuần, bạn sẽ cảm nhận hiệu quả trị bệnh rõ rệt. 

Lưu ý

  • Nên xông hơi ngay khi nước bắt đầu sôi để tận dụng chất mủ đậm đặc.
  • Không được cho ống xông vào bên trong mũi.
  • Không áp dụng bài thuốc cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
  • Khi cắt cành cây quỳnh giao tránh để mủ bắn vào mắt. 

Bài thuốc chữa đau răng bằng cây giao

Đau răng do nhiều nguyên nhân gây ra: răng bị sâu, khớp thái dương có vấn đề, nhiễm trùng trong khoang miệng, áp xe miệng. Trong đó, nhiễm trùng trong miệng là nguyên nhân thường gặp nhất. Với dược tính chống viêm, khử nhiễm trùng tốt nên cây giao được dùng để chữa đau răng rất hiệu nghiệm. Bạn sẽ sớm chấm dứt chuỗi ngày đau răng buốt lên tận óc nếu làm theo bài thuốc sau:

Chuẩn bị

  • 50g cành giao khô
  • 100ml Cồn 90 độ C

Cách làm

  • Cành giao khô được rửa sạch, để ráo.
  • Ngâm cành đã qua sơ chế vào 100ml cồn 90 độ C.
  • Khi dùng, người bị đau răng cho khoảng 1 thìa cà phê nước thuốc hòa vào 50ml nước sôi nguội.
  • Ngậm dung dịch trong vòng 5, 7 phút. Sau đó súc miệng và nhổ bỏ.
Khỏi đau răng nhờ mẹo chữa đơn giản từ cây quỳnh giao
Khỏi đau răng nhờ mẹo chữa đơn giản từ cây quỳnh giao

Người bệnh áp dụng bài thuốc khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày duy trì đến khi tình trạng đau răng khỏi hẳn. Lưu ý không nuốt dung dịch thuốc vào trong bụng.

Bài thuốc cây giao trị bong gân

Bong gân là chấn thương dễ xảy ra trong quá trình vận động, làm việc, di chuyển. Tổn thương thường gặp ở gân, dây chằng xung quanh các khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, bong gân sẽ dẫn đến nhiều di chứng nghiêm trọng như: cứng khớp, hạn chế khả năng vận động của khớp… Y học cổ truyền và hiện đại đều rất ngạc nhiên với khả năng trị bong gân của cây giao.

Cây quỳnh giao trị bong gân, đau nhức

Chuẩn bị

  • Cành giao tươi
  • Muối bột
  • Vải băng bó 

Cách làm

  • Cắt cành giao tươi vừa đủ, đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Cắt nhỏ cành quỳnh giao, trộn lẫn với ít muối bột.
  • Cho hỗn hợp vào bao nilon rồi đập nát.
  • Đắp thuốc vào vùng tổn thương do bong gân rồi dùng vải bó chặt.
  • Bài thuốc sẽ phát huy công dụng chỉ sau 1 – 2 ngày bó thuốc.

Chữa trị côn trùng đốt bằng cây giao

Tác dụng diệt khuẩn của nhựa cây quỳnh giao có khả năng làm ức chế và đào thải nọc độc côn trùng: muỗi, ong, bọ cạp, rắn…Vì vậy, khi bị côn trùng đốt bạn có thể lấy nhựa cây bôi lên vết thương sẽ nhanh chóng giảm sưng hết đau vô cùng hiệu nghiệm. Tuy nhiên cần lưu ý không bôi lên mắt cũng như những người có làn da mẫn cảm.

Nhựa cây giao dùng chữa côn trùng cắn

Cây giao chữa mụn cóc

Mụn cóc là bệnh da liễu thường do tác nhân virus HPV gây nên. Mụn cóc nếu mọc ở trên mặc hoặc vùng da hở khi mặc quần áo làm mất tính thẩm mỹ cho gương mặt, thân hình. Dùng nhựa tươi cây chấm lên vùng da có mụn cóc mỗi ngày 2 lần sáng tối sau. Tình trạng mụn sẽ được cải thiện chỉ sau 7-10 ngày.

Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng dược liệu này

Khoa học đã phát hiện ra  trong mủ nhựa cây này có chứa độc tính cao. Tuy không đến mức gây hại đến tính mạng người nhưng độc tính của cây giao có thể gây hại cho sức khỏe nếu không dùng đúng cách:

  • Mủ nhựa cây quỳnh giao khi tiếp xúc với mắt có thể làm mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. 
  • Nếu bạn thuộc tuýp người có làn da nhạy cảm, da mỏng, thì nhựa cây giao sẽ gây kích ứng, nổi mụn nước, phồng rộp da.
  • Khi đi vào đường tiêu hóa, cây quỳnh giao gây bỏng rát lưỡi, cổ họng, khoang miệng. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng… Nghiêm trọng hơn, dạ dày bị tổn thương và viêm loét nặng.
  • Nhựa tươi của cây giao có thể gây phản ứng đối với nữ giới dùng thuốc nội tiết tố. 
  • Người đang dùng thuốc ho dùng cây quỳnh giao chữa bệnh có nguy cơ gặp phải chứng khó thở dồn dập.

Lưu ý khi dùng cây giao chữa bệnh

Nhiều dược tính tuyệt vời là thế nhưng cây giao cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho người dùng. Vì thế, dùng dược liệu chữa bệnh cần ghi nhớ những điều dưới đây:

  • Không dùng loại dược liệu này để chữa bệnh cho trẻ em dưới 10 tuổi.
  • Bài thuốc chữa viêm xoang bằng cây giao không áp dụng cho nữ giới đang mang bầu hoặc nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Không dùng cho nữ giới đang điều trị bằng thuốc nội tiết tố. Đặc biệt là nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Người đang gặp các bệnh về hô hấp: ho, viêm phế quản. Bởi cây giao có thể khiến tình trạng khó thở nặng thêm.
  • Không dùng ấm nấu thuốc để uống. Bởi nhựa tồn đọng trong ấm có thể khiến nước bị nhiễm độc. 
  • Cây xương cá điều trị xoang mũi có tác dụng nhanh hay chậm tùy vào cơ địa người bệnh. Nếu áp dụng 1 – 2 tuần có thấy biến chuyển tích cực thì nên dừng lại. Bởi lạm dụng bài thuốc có thể làm mỏng, gây tổn thương niêm mạc mũi.
  • Khi thu hái dược liệu cần đeo kính mắt, găng tay, đồ bảo hộ để tránh mủ nhựa tiếp xúc với cơ thể.
  • Ngoài dược tính thì cây quỳnh giao còn là thảo dược chứa độc tính mạnh. Người bệnh chỉ sử dụng thảo dược chữa bệnh cần có sự đồng ý của bác sĩ.

Cây giao có đắt không?

Cây xương cá là dược liệu quý được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y và cả Tây y hiện đại. Thảo dược được thu hái và dùng chữa bệnh quanh năm, phơi khô hoặc dùng tươi đều phát huy hiệu quả. Y học hiện đại đã sử dụng loại cây này để bào chế nhiều loại thuốc viêm mũi dị ứng, viêm xoang… bán tại nhiều hiệu thuốc. Vậy cây giao có đắt không?

Cây xương cá tươi là dược liệu rẻ tiền

Dược liệu này được dùng tươi là chủ yếu. Vậy nên bạn có thể mua cây giống về trồng để sử dụng. Cây xương cá dễ trồng và sinh trưởng rất tốt trên mọi điều kiện đất đai. Tùy vào kích thước, cây giống hiện có giá bán dao động 50.000 đến 200.000 VNĐ/ cây.

Tin chắc rằng bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và bỏ túi 5 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây giao. Dù được cả Đông y và Tây y tin dùng nhưng hãy cẩn thận để độc tính có trong mủ cây không làm hại đến bạn nhé!

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Phương pháp điều trị đau nhức vai gáy tại nhà thực hiện rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Phương pháp điều trị đau nhức vai gáy tại nhà thực hiện rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Đau vai gáy là căn bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại, bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống. Ngoài các phương pháp điều trị sử dụng thuốc thì bạn có thể sử dụng các liệu pháp đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà.

Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy

Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy

Đau vai gáy có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như: thoái hoá, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ do các tư thế ngồi, hoạt động làm việc không đúng cách. Tại khớp vai hoặc nguyên nhân từ khớp như cơ, bao gân, dây chằng, thần kinh…

Ngoài ra, đau vai gáy còn có thể do thiểu năng vành, do u đỉnh phổi và có khi là do thoái hóa đốt sống cổ dẫn tới các dây thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy các yếu tố như thiếu máu cục bộ vùng vai gáy, lưng do ngồi lâu trước quạt hoặc điều hòa nhiệt độ cũng gây nên hiện tượng đau vai gáy, đau lưng…

Theo đó, bệnh thường có biểu hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng nhọc hoặc khi thời tiết thay đổi. Đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, giảm đau khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể nhanh chóng chấm dứt và không tái lại nhưng nó cũng có thể kéo dài vài ngày, vài tháng. Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống.

Điều trị đau mỏi vai gáy bằng liệu pháp đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà

Điều trị đau mỏi vai gáy bằng liệu pháp đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà

Khi bị đau mỏi vai gáy, bạn có thể dùng dầu nóng xoa bóp nhẹ nhàng ở cổ và vai chừng 10 – 15 phút nhằm làm tăng lượng máu lưu thông. Điều này, sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bài thuốc Đông y cổ truyền sau: dùng muối 500g, ngải cứu 50g, lá lốt 50g. Tất cả đem rang nóng hoặc cho vào tô đậy lại, đưa vào lò vi sóng quay khoảng 3-4 phút cho nóng,  lấy ra cho vào túi vải rồi chườm vùng đau sẽ rất hiệu quả.

Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn có thể kết hợp với những bài luyện tập tốt cho vai, gáy. Ngoài ra, bạn cũng cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Đối với những người lao động nặng thì cần kiêng mang vác nặng, cố gắng nghỉ ngơi trong thời gian chữa bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Tuy rằng bệnh đau mỏi vai gáy không quá nguy hiểm nhưng để phòng ngừa bệnh, khi ngồi làm việc, bạn cần giữ cho cổ luôn thẳng, mỗi 45 phút nên đứng dậy đi lại, xoay cổ nhẹ nhàng sẽ giúp bạn bớt đau. Nếu đau mỏi kéo dài vài ngày mà không có chiều hướng thuyên giảm thì bạn cần sớm đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Những tác dụng của dây khổ qua rừng có thể bạn chưa biết.

 Những tác dụng của dây khổ qua rừng có thể bạn chưa biết.

Dây khổ qua rừng, một số nơi gọi là dây mướp đắng, đây là một cây dây leo có quả được mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta. Không giống với khổ qua nhà, dây khổ qua rừng sẽ cho quả nhỏ hơn, chúng có màu xanh đậm và có vị đắng hơn rất nhiều so với khổ qua nhà. Khổ qua rừng còn được gọi với cái tên dân gian khác là mướp đắng rừng, Ổ qua rừng, cẩm lệ chi, lương qua.

Tác dụng của dây khổ qua rừng đối với sức khỏe

Theo các nghiên cứu cho thấy dây khổ qua rừng có chứa khá nhiều các hợp chất, vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe chẳng hạn như: Cucurbitacin B, nước, carbohydrat, momordicin I và II, protein, lipid, sắt, kẽm, vitamin A, B1, B2, C…, magie.

Theo như Đông y thì dây khổ qua rừng sẽ có vị đắng, tính hàn, không độc với công dụng thanh nhiệt, trừ đờm, giải độc, giúp làm cắt đi các cơn ho… Chỉ cần dùng 100g dây khổ qua rừng khô đem đi sắc chung với 1 lít nước rồi để uống hằng ngày sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.

Tóm lại, dây khổ qua rừng chữa bệnh gì:

Những bài thuốc dân gian từ cây mướp đắng rừng

Thanh nhiệt. Giải độc. Giúp sáng mắt. Nhuận trường. Tiêu đờm. Dùng trong các trường hợp trúng nắng. Sốt nóng mất nước. Viêm nhiễm đường sinh dục. Tiết niệu. Viêm kết mạc cấp và mãn tính.

Giúp tinh thần thư thái, an thần. Giảm stress.

Giúp da dẻ mịn màng.Ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da. Đặc biệt công năng kiện tì, thúc đẩy chuyển hóa của chất trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.

Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt.

Giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt Dân gian còn dùng khổ qua rừng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan bằng cách chặt khúc ngắn 3 đến 4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày.

Dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp Hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác.

Người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử.

Dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn bằng cách dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn.

Những người hay bị mụn nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt.

Những tác dụng của cây khổ qua rừng theo đông y Chống ung thư (Anticancer).

Tác dụng tẩy giun (Antihelmintic). Chống sốt rét (Antimalarial).Kháng virus (Antiviral).

Bảo vệ tim mạch (Cardioprotective). Bệnh tiểu đường (Diabetes). Giảm Cân (Weight Loss) bằng cách kết hợp giữa khoai từ và khổ qua rừng có tác động tạo kết quả giảm cân rõ rệt cho người béo phì.

Đau bụng sốt (fevers). Bỏng (burns). Đau kinh nguyệt (painful menstruation).

Ghẻ và các vấn đề về da khác Nó cũng đã được sử dụng như một chất ngừa thai để tránh thai.

Những tác dụng của cây khổ qua rừng theo tây y.

Phòng chống ung thư:

Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong quả khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.

Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào Giảm thấp đường huyết

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức về cây khổ qua rừng và công dụng rất tốt của nó đối với sức khỏe con người.

Hi vọng với những kiến thức bổ ích ở bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về loài cây này nhé.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Cây thảo dược này trị bệnh VIÊM LOÉT DẠ DÀY cực kỳ hiệu quả.

Cây thảo dược này trị bệnh VIÊM LOÉT DẠ DÀY cực kỳ hiệu quả.

https://www.youtube.com/watch?v=g-tjAFr79wY

Cỏ Lào hay còn gọi là Cây Cộng Sản thường được sử dụng trong y học cổ truyền với mục đích cầm máu, chữa ghẻ lở, tiêu chảy, sốt rét, viêm đại tràng, ung nhọt độc.

cây cỏ lào có tác dụng gì
Hình ảnh cây Cỏ Lào

  • Tên gọi khác: Bớp bớp, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng Sản, Cây Ba bốp, Cây lốp bốp, Cỏ Nhật
  • Tên khoa học: Chromolaena odorata (L.) hoặc King et Robinson (Eupatorium odoratum L.)
  • Họ: Cúc – Asteraceae

Mô tả dược liệu Cỏ Lào

1. Đặc điểm sinh thái

Cỏ Lào thân thảo, mọc thành bụi, thân có thể cao đến 2 mét hoặc hơn. Cành cây thường mọc ngang, được phủ một lớp lông mịn. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu lá nhọn, thân tù, có 3 gân chính, mép lá có răng cưa, cuống lá dài khoảng 1 – 2 cm.

Cụm hoa xếp thành ngù kép, cụm hoa thường mọc ở ngọn cây. Hoa được bao chung bằng 4 – 5 lá bắc xếp thành 3 – 4 hàng. Hoa có màu anh đào hoặc màu tím nhạt, mỗi cụm có nhiều hoa đơn, cánh hoa dạng sợi. Quá bế hình thoi, có 5 cạnh, được bao phủ bởi một lớp lông mịn.

Cây ra hoa vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân.

2. Bộ phận sử dụng dược liệu

Toàn thân cây Cỏ Lào được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên, lá là bộ phận được sử dụng chủ yếu với tên dược là Herba seu Folium Chromolaenae.

3. Phân bố

Cây Việt Minh có nguồn gốc từ đảo Angti. Tại Việt Nam, cây thường được tìm thấy ở các vùng núi, trung du và ở đồng bằng. Cây thích ứng tốt và phát triển mạnh vào mùa mưa.

4. Thu hái – Sơ chế

Cỏ Lào có thể thu hái quanh năm. Khi thu hái có thể cắt cả cây để dùng. Cây thường dùng tươi, ngoài ra, có thể phơi khô, bảo quản dùng dần.

5. Bảo quản dược liệu

Cây Việt Minh có thể thu hái quanh năm do đó, không cần sơ chế, bảo quản. Tuy nhiên, nếu dùng khô cần bảo quản dược liệu trong hộp kín, đặt nơi thoáng mát, khô ráo, tránh độ ẩm cao.

6. Thành phần hóa học

Toàn thân Cỏ Lào có chứa:

  • Tinh dầu
  • Tanin
  • Alcaloid
  • 0.5% Phosphor
  • 2,65% Đạm
  • 2,48% Kalium

Vị thuốc Cỏ Lào

cây cỏ lào chữa bệnh gì
Cây Việt Minh tính ấm, vị cây có mùi hôi nhẹ

1. Tính vị

Cỏ Lào tính ấm, vị hơi cay, có mùi hôi nhẹ.

2. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Chống viêm, kháng khuẩn, chống độc. Lá, thân và rễ cây đều có tác dụng nhưng lá có tác dụng mạnh nhất.
  • Kháng vi khuẩn gây mủ trên các vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.

Theo y học cổ truyền:

  • Sát trùng, cầm máu, chống viêm.
  • Kháng khuẩn, chống tụ mủ, phòng độc.

Chỉ định điều trị:

  • Chữa bệnh lỵ cấp tính
  • Điều trị tiêu chảy ở trẻ em
  • Chữa viêm đại tràng, đau nhức răng, viêm lợi
  • Chữa đau nhức xương, ung nhọt độc, ghẻ lở trên da
  • Dùng cầm máu vết thương, vết cắn hoặc chấn thương máu chảy không ngừng
  • Ngoài ra, ở Trung Quốc người dân dùng lá chà xát vào chân, tay, cơ thể để phòng côn trùng, bò sát cắn.

3. Cách dùng – Liều lượng

Cỏ Lào có thể dùng tươi hoặc khô, có thể dùng uống trong hoặc đắp ngoài đều được.

Liều dùng phụ thuộc vào đơn thuốc và khuyến cáo của thầy thuốc.

Bài thuốc sử dụng Cỏ Lào

cỏ lào có tác dụng gì
Cỏ Lào thường được dùng để cầm máu và chữa các bệnh lý về đường tiêu hóa

1. Phòng côn trùng, đỉa cắn

Trước khi đi rừng hoặc xuống ruộng, có thể cắt một cành Cỏ Lào, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, bôi xoa khắp chân, đùi, tay hoặc bất cứ nơi nơi cần phòng tránh côn trùng cắn.

2. Chữa máu chảy không ngừng do vắt, đỉa cắn

Vò nát một nắm Cỏ Lào xát vào vùng chảy máu, máu sẽ được cầm ngay lập tức.

3. Chữa xương đau nhức

Sử dụng 8 g Cỏ Lào tươi, 12 g Dây đau xương, sao vàng, sắc lấy nước trong ngày.

4. Điều trị bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng

Sử dụng 12 g Cỏ Lào sắc lấy nước, pha thêm đường, chia thành 3 lần uống trong ngày.

5. Điều trị viêm loét dạ dày

Sử dụng 20 g Cỏ Lào, 30 g lá Khôi, 20 g Dạ cảm, 5 g Tam thất nam, sắc láy nước uống hàng ngày.

6. Trị tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột

Sử dụng 150 g lá Cỏ Lào tươi (lá khô 50 g), hãm nước sôi dùng uống hàng ngày.

7. Điều trị viêm đại tràng

Dùng Cây Việt Minh 20 g, Bạch truật 25 g, Khô sâm 10 g, sắc lấy nước uống hàng ngày.

8. Hỗ trợ điều trị bong gân

Sử dụng 1 nắm Cây Việt Minh, giã nát, bó vào chỗ bị bong gân.

9. Hỗ trợ cải thiện các vết thương ở phần mềm, bầm tím tụ máu do tai nạn

Dùng 1 nắm lá Cỏ Lào giã nát, đắp vào vết thương. Mỗi ngày nên áp dụng phương pháp một lần, duy trì khoảng 3 – 4 ngày. Bài thuốc có tác dụng giảm đau, cầm máu, chống sưng, hạn chế viêm, mủ và giúp vết thương lành lại nhanh chóng.

10. Chữa các vết xước ở mắt hoặc loét giác mạc

Sử dụng ngọn Cỏ Lào và 50 g lá non, rửa thật sạch, giã nát trong cối và chày sạch. Sử dụng 2 miếng gạc để chia thuốc thành 2 phần bằng nhau. Đặt thuốc vào bát sạch, cho vào nồi áp suất hấp trong 15 phút. Nếu không có nồi áp suất có thể hấp cách thủy 30 phút.

Khi dùng cần rửa mắt sạch với nước muối 2% đun sôi, để nguội. Sau đó đặt bông thuốc Cỏ Lào lên mắt, băng lại, nằm ngửa nghỉ ngơi. Sau 12 giờ thì thay thuốc một lần. Nếu bệnh nhẹ sau 24 giờ sẽ khỏi.

11. Chữa lỵ trực khuẩn

Dùng 150 g lá và ngọn Cỏ Lào tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, hãm với 500 ml nước nóng 80 độ C trong 2 giờ. Nước phải đảm bảo 80 độ C hoặc sau mỗi 15 phút thì đun nước lại 2 phút. Sau đó rút nước, vắt hết nước trong phần bã cây, lọc lấy nước thuốc rồi cô đặc đến khi còn 150 ml.

Gia thêm 30 – 50 g đường, đun sôi đến khi đường tan hẳn. Người lớn mỗi lần dùng uống 50 ml, 3 lần mỗi ngày, liên tục cho đến khi khỏi hẳn. Nếu đi ngoài phân loãng dẫn đến mất nước có thể bù thêm nước bằng cháo loãng (gạo + 1 củ khoai lang nhỏ + nước). Pha thêm một ít muối (tốt nhất là Oresol) để phân dễ hình thành khuôn.

12. Điều trị táo bón

Dùng 3 – 5 ngọn Cây Việt Minh, rửa sạch, nhai kỹ với một ít muối, nuốt cả nước lẫn bã có thể điều trị dứt điểm chứng táo bón. Nếu táo bón nhẹ, có thể chỉ cần làm một lần là khỏi.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Cỏ Lào

Cỏ Lào có chứa độc tính nhẹ, do đó, sử dụng quá nhiều có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc Cỏ Lào bao gồm đau đầu, buồn nôn (nôn), chóng mặt.

Cỏ Lào được sử dụng phổ biến để cầm máu và điều trị các bệnh lý về dạ dày. Mặc dù được dùng phổ biến nhưng dược liệu có chứa một lượng dược tính nhất định. Do đó, người dùng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách sử dụng.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020