Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Cây Kim xương giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm vai gáy, đau, nhức xương khớp, tê bì chân tay vô cùng hữu quả.

Cây kim sương hay còn gọi là ớt rừng, tiếng Mường hang chang là một trong những vị thuốc có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, tê bại chân tay,… rất hay.

Tìm hiểu những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ cây Kim xương

TÌM HIỂU NHỮNG THÔNG TIN VỀ CÂY KIM XƯƠNG

Kim xương là cây thuộc họ Cam – Rutaceae, có tên khoa học là Micromelum falcatum (Lour.) Tanaka. Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, Nhánh có lông len, rồi nhẵn.

Lá màu lục vàng, kép lông chim lẻ, gồm 7-9 lá chét, hình ngọn giáo, không cân đối ở gốc, có mũi nhọn sắc kéo dài, khía tai bèo không rõ, nhẵn, trừ trên gân giữa ở mặt trên và các gân lớn ở mặt dưới.

Hoa kim sương có trắng hay vàng, họp thành cụm hoa có lông mềm, ngắn hơn lá, cánh hoa có ít hoặc không có lông nhung thường ra hoa vào tháng 11 đến tháng 3.

Kim sương thường ra quả vào tháng 5 đến tháng 7 dương lịch hàng năm, quả có màu vàng, màu cam hay đỏ, nhẵn, dạng bầu dục, nạc có nhiều tuyến, có 2-3 ô, mỗi ô chứa 1 hạt.

Đối với Đông y, Rễ, lá kim sương có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng tán ứ hành khí, giảm đau, hoạt huyết.

Công dụng: Lá dùng rắn độc cắn, trị cảm mạo, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ. Rễ trị tức ngực, phong thấp tê bại, chân tay co quắp, đòn ngã tổn thương,hohen, vết đứt dao chém.

Một số nơi dùng lá hay rễ sắc uống chữa sốt, tê thấp. Ngày dùng 6g-12g, dạng thuốc sắc, hoặc ngâm rượu để xoa bóp. Dùng ngoài lấy lá tươi giã đắp.

Cây kim sương giúp điều trị đau dạ dày hiệu quả

MỘT SỐ BÀI THUỐC HỖ TRỢ TRỊ BỆNH TỪ VỊ THUỐC KIM XƯƠNG
Chữa đau nhức, teo cơ

Rễ Kim sương sao vàng 50g, cồn 40° 500ml, ngâm trong vòng 1 tuần lễ. Dùng rượu này xoa bóp vào chỗ đau.

Trị đau ngực, té ngã tổn thương

Rễ Kim sương 12g-20g, sắc lấy nước uống.

Chữa cảm mạo, rắn độc cắn

Lá Kim sương 8g-16g, sắc uống.

Trị nhức mỏi, tê thấp, teo cơ, ho hen

Rễ Kim sương, vỏ núc nác, thân bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam, rễ cây vú bò, củ sả, mỗi vị 10g, sắc uống.

Chữa cảm sốt, đau dạ dày, tiêu chảy

Rễ Kim sương, rễ xuyên tiêu, rễ cúc áo hoa vàng, rễ chanh, quả màng tang, mỗi vị 8g, sắc uống.

Trị đau họng

Vỏ thân Kim sương sắc đặc, ngậm nuốt dần từng ít một.

Trị rắn độc cắn

Lá Kim sương giã nhuyễn, thêm nước gạn uống, bã đắp lên vết cắn.

Chế rượu xoa bóp

Rễ chùm hôi sao vàng 50 g, ngâm trong 500ml cồn 400, sau 1 tuần lễ, dùng rượu này xoa bóp vào chỗ đau nhức, teo cơ.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn khang

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

Chữa hôi nách theo phương pháp Đông Y Cổ Truyền

Chữa hôi nách theo phương pháp Đông Y Cổ Truyền

Khi bị hôi nách sẽ khiến cho chúng ta khó chịu, mất tự tin, ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt, vậy làm sao để cải thiện tình trạng này, dưới đây sẽ là các bài thuốc Đông y cổ truyền chữa hôi nách hiệu quả, các bạn tham khảo và áp dụng nhé!

chữa hôi nách

Bài 1: Dùng phèn chua rang lên, tán mịn. Sau khi tắm sạch, lau khô hố nách, lấy bột phèn chua xát vào hai hố nách. Mỗi ngày một lần. Bài thuốc này rất hiệu quả vì trong phèn chua có thành phần chính là nhôm sunfat, khi mồ hôi ở nách tiết ra sẽ bị khử bởi nhôm sun fat.Bài 1:

Bài 2: Thân, rễ gừng tươi 20g (phơi hoặc sấy khô, tán mịn), long não 4g, trộn đều. Sau khi tắm xong xát vào nách. Do gừng chứa tinh dầu và chất cay có tác dụng ngăn ngừa tiết mồ hôi, giúp da khô thoáng không có mùi khó chịu.

Bài 3: Gừng tươi 1 miếng, lá chè 5g, hãm trong nước sôi để nguội dùng rửa nách, ngày 1-2 lần, làm liên tục trong 10 ngày. Bài 4: Thanh mộc hương (mật hương), hoắc hương, kê thiệt hương (mẫu đinh hương), hồ phấn (diên phấn) mỗi thứ 30g. Nghiền nhỏ mịn các dược liệu. Lấy vải bọc thuốc lại, hằng ngày để vào trong hố nách. Khi nào thấy thuốc hết mùi thì thay. Làm trong thời gian 10-15 ngày.

Bài 5: Dùng 2 – 4 lá trầu không tươi, rửa sạch. Sau khi tắm sạch chà xát vào hố nách. Làm liên tục trong 1 tháng sẽ cải thiện rất tốt tình trạng hôi nách do trầu không có tác dụng khử trùng rất tốt, hiệu quả khi khử mùi mồ hôi cơ thể.

Bài 6: Sau khi tắm sạch, dùng quả chanh tươi cắt lát xát vào nách, đợi khoảng 15 phút rồi rửa sạch, làm thường xuyên, ngày 1 lần sẽ có tác dụng khử mùi rất tốt.

Bài 7: Bạc hà 10g, bạch chỉ 10g tán nhỏ, tắm rửa  sạch, rồi xát vào nách ngày 1 lần, làm như vậy trong 10 ngày.

Chú ý: Cần tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch vi khuẩn trên da. Quần áo mùa hè nên dùng loại vải cotton giúp thấm mồ hôi tốt và thay thường xuyên. Mùi hôi còn có thể do thức ăn gây ra, do đó nên hạn chế ăn nhiều gia vị cay, nóng như ớt, tỏi, hành,… tránh các yếu tố gây gây xúc động, hồi hộp, lo sợ, nóng nảy… đều làm các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.

Theo: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Những bài thuốc Đông Y chữa hôi nách hiệu quả

Hôi nách là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tổn thương sâu sắc đến sự tự tin và cuộc sống của người bệnh.
CHUA-HOI-NACH
Hôi nách là căn bệnh cực kỳ khó chịu

Nếu như bạn đã sử dụng nhiều phương pháp nhưng không thể đánh bay được căn bệnh hôi nách thì hãy thử áp dụng 6 phương pháp trị hôi nách hiệu quả, đơn giản bằng Đông Y được tiết lộ dưới đây

Nguyên nhân của bệnh hôi nách:

Bệnh hôi nách có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do di truyền từ gen của những người trong gia đình. Một số trường hợp khác bệnh hôi nách có thể xuất hiện trong giai đoạn dậy thì hoặc ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh do cơ thể có sự thay đổi về nội tiết và hooc-môn. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh hôi nách khó chịu là do tuyến mồ hôi vùng nách và những vi khuẩn gây mùi.

Người bị hôi nách tuyến mồ hôi nách hoạt động mạnh không chỉ tiết ra mồ hôi mà còn tiết cả chất bã nhờn khi điều hòa thân nhiệt. Chính mồ hôi và bã nhờn khiến vùng nách nhờn dính và ẩm ướt cộng kết hợp nhiệt độ thân nhiệt là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây mùi sinh trưởng và phát triển.

Những bài thuốc Đông Y chữa bệnh hôi nách hiệu quả:

Bài thuốc chữa hôi nách 1: Cần chuẩn bị nguyên liệu gồm: thân, rễ gừng tươi 20g (phơi khô, tán mịn), long não 4g, trộn đều. Sau khi tắm xong bạn dùng bột trên xát vào nách. Do trong gừng có chứa tinh dầu và chất cay có tác dụng ngăn ngừa tiết mồ hôi, giúp da khô thoáng không có mùi khó chịu. 

Bài thuốc chữa hôi nách 2: Sử dụng gừng tươi 1 miếng, lá chè 5g, hãm trong nước sôi để nguội dùng rửa nách, ngày từ 1-2 lần, làm liên tục trong 10 ngày sẽ có kết quả mong muốn.

Bài thuốc chữa hôi nách 3: Sau khi tắm rửa sạch sẽ, lấy 1 quả chanh tươi cắt lát xát vào nách, đợi khoảng 15 phút cho chất axit trong chanh phát huy tác dụng rồi rửa sạch. Làm thường xuyên 1 lần/ngày sẽ có tác dụng khử mùi rất tốt.

Bài thuốc chữa hôi nách 4: Bạn cần dùng 2 – 4 lá trầu không tươi, rửa sạch, sau khi tắm xong lau khô rồi chà xát vào hố nách. Kiên trì liên tục trong 1 tháng sẽ cải thiện rất tốt tình trạng hôi nách do lá trầu không có tác dụng khử trùng, khử mùi rất tốt.

Bài thuốc chữa hôi nách 5: Bạn dùng phèn chua rang lên, tán mịn, sau khi tắm sạch, lau khô hốc nách, lấy bột phèn chua xát đều vào hai hốc nách 1 lần/ ngày. Bài thuốc Đông Y Cổ truyền này rất hiệu quả vì trong phèn chua có chứa thành phần chính là nhôm sunfat khiến mồ hôi ở nách tiết ra sẽ bị khử bởi nhôm sunfat. Bệnh hôi nách sẽ triệt để biến mất khi áp dụng bài thuốc này.

Bài thuốc chữa hôi nách 6: Sử dụng là bạc hà 10g, bạch chỉ 10g tán nhỏ. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, bạn dùng bột này xát vào nách 1 lần/ngày, làm như vậy liên tục trong 10 ngày sẽ đánh bay mùi hôi nách.

April 2003, Zhuhai, China --- Chinese herbal medicines at the Chinese Medicine Valley health resort next to the Yuanming New Garden in Zhuhai, China. --- Image by © Chan Yat Nin/Redlink/Corbis
Bài thuốc Đông Y chữa bệnh hôi nách hiệu quả

Chú ý: Để những bài thuốc trên phát huy được hiệu quả tốt nhất bạn cần tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch vi khuẩn trên da. Bên cạnh đó, quần áo mùa hè nên dùng loại vải cotton giúp thấm mồ hôi tốt và thay thường xuyên. Ngoài ra, mùi hôi còn có thể do thức ăn gây ra, do đó nên hạn chế ăn nhiều gia vị cay, nóng … tránh các yếu tố gây gây xúc động, hồi hộp, lo sợ, nóng nảy… đều làm các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị viêm khớp hiệu quả

Bệnh viêm khớp có thể để lại nhiều biến chứng bệnh cho người mắc. Vì thế ngoài khác phương pháp điều trị Tây y thì bạn có thể vận dụng các bài thuốc Đông y cổ truyền đơn giản, dễ áp dụng tại nhà.

Bệnh viêm khớp là căn bệnh như thế nào?

Bệnh viêm khớp là căn bệnh như thế nào?

Viêm khớp là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Thực tế, đây là một dạng của những rối loạn tại các khớp trên cơ thể dẫn đến các các sụn ở khớp xương bị ăn mòn.

Ngoài ra, các nguyên nhân gây viêm khớp có thể kể đến như gặp phải chấn thương, làm việc quá sức, tích lũy chất độc lâu ngày trong cơ thể,… khiến cho các tổ chức khớp bị thoái hóa, chất dịch bị khô và dần dần sẽ gây biến dạng.

Về lâu dài các khớp dần mất đi sự linh hoạt, tính đàn hồi cần thiết khiến cho người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu, cứng khớp, vận động khó khăn nếu không được chữa trị kịp người người bệnh có thể gặp các biến chứng như liệt, tàn phế.

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị viêm khớp hiệu quả

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị viêm khớp hiệu quả

Là một căn bệnh thường gặp nhưng có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế ngoài các phương pháp điều trị Tây y thì bạn có thể điều trị bằng các bài thuốc Đông y cổ truyền được nhiều người áp dụng như sau:

Bài thuốc 1

Nguyên liệu: Hy thiêm thảo, hải đồng bi, nhẫn đông đằng, tang chi (cành dâu tằm), kê huyết đằng, tần giao, tri mẫu, cát căn, sinh ý mễ, phòng kỷ.

Cách làm: Bạn đem tất cả các thảo dược trên rửa sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun sôi khoảng 20 phút rồi đem sắc lại, chia ra làm 2 lần uống mỗi ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng 10 ngày thì có tác dụng giảm đau hiệu quả

Bài thuốc 2

Nguyên liệu: Sinh toàn yết, tam thất, địa long, sinh hắc đậu, xuyên ô, xạ hương.

Cách làm: Bạn đem tất cả các thành phần trên bạn đem nghiền thành bột mịn, dùng hồ gạo làm thành viên mỗi ngày sử dụng 2 lần, 7-10 viên uống với nước ấm.

Bài thuốc 3

Bạn sử dụng quả ớt chín, lá đu đủ, rễ chỉ thiên. Giã nhỏ 3 nguyên liệu trên rồi đem ngâm vào cồn theo tỉ lệ. Dùng hỗn hợp này xoa bóp vào các khớp bị đau, viêm thì đây là bài thuốc chữa bệnh viêm khớp hiệu quả.

Ngoài các bài thuốc Đông y cổ truyền trên, các bác sĩ Đông y còn giới thiệu một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh bằng cách sử dụng các loại nguyên liệu như sau:

  • Bài thuốc từ vỏ bưởi: Bạn sử dụng vỏ quả bưởi, ít gừng. Băm nhuyễn 2 nguyên liệu này rồi đắp vào chỗ đau khớp, mỗi ngày thay thuốc 1 lần thì có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả.
  • Giã nát rau cần ta vắt lấy nước, thêm đường và đun sôi, uống thay trà hàng ngày thì có tác chữa chứng phong thấp, sưng khớp tay chân.
  • Ép nước bắp cải uống, lấy bã đắp vào chỗ bị bệnh viêm khớp thì cũng giảm đau.
  • Canh sung hầm với thịt nạc.
  • Uống nước lá đinh lăng trị tê thấp

Các bài thuốc trên đây đều là các bài thuốc chữa bệnh lành tính, tuy nhiên nếu việc sử dụng các bài thuốc trên không đem lại hiệu quả thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Điều trị dứt điểm những căn bệnh khó chữa bằng Y học cổ truyền

Môi trường ô nhiễm như hiện nay làm cho sức đề kháng của cơ thể đi xuống là điều kiện thuận lợi để các bệnh như nấm, hắc lào, lang ben, phát triển.

thuoc-chua-benh-lang-ben.jpg-2

Điều trị hắc lào lang ben bằng chuối xanh hiệu quả

Đây đều là những căn bệnh da liễu tuy không khó chữa nhưng khó khỏi dứt điểm bằng các giải pháp Tây y thông thường. Trong Đông y có một số bài thuốc có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ngoài ra hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng

Theo các Danh y hắc lào và lang ben là những căn bệnh về da do vi khuẩn nấm gây ra. Với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho những căn bệnh này phát triển. Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn nấm không chỉ do ăn ở kém vệ sinh mà còn do lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến là cơ hội cho nấm phát triển, do kháng sinh chỉ trị được vi khuẩn, còn thuốc lại làm giảm sức đề kháng của thể nên các vi khuẩn nấm có điều kiện sinh trưởng và phát triển.

Hắc lào là danh từ dân gian dùng để chỉ một bệnh vi nấm ngoài da với tổn thương là sẩn đỏ, ngứa, lan rộng ra, thường xuất hiện ở vùng da bẹn, thắt lưng, mông, nách, nếp dưới vú. Hắc lào gây ra do các vi nấm Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum. Hắc lào ảnh hưởng dến bàn tay, đặc biệt là lòng bàn tay và các kẽ tay

Còn lang ben là do nhiễm Mallassezia furfur với mảng da bị nhiễm màu trắng, nổi bật trên nền da màu nâu của mặt, cổ, cánh tay, ngực. Bệnh lang ben do loại nấm Malassezia furfur, còn gọi là nấm Pityrosporum ovale gây nên.

dieu-tri-cac-benh-nam-hac-lao-lang-ben-bang-phuong-phap-y-hoc-co-truyen

Điều trị bệnh hiệu quả bằng phương pháp y học cổ truyền

Hiện nay trên thị trường có nhiều phương pháp chữa bệnh Đông y, Tây y kết hợp với nhiều loại hình quảng cáo nói quá nhiều về công dụng đặc trị bệnh nhưng thực tế hiệu quả không được như mong muốn, thậm chí còn gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng hơn đến căn bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân dùng thuốc xong thì vết thương, căn bệnh phát triển hơn, ngứa ngáy và có mủ. Chính vì vậy, tìm một phương pháp phòng ngừa và đặc trị dứt điểm bệnh là cần thiết.

Theo lương y, hướng tới việc điều trị an toàn và hiệu quả các loại bệnh nấm, hắc lào, lang ben thì ngoài việc hiểu rõ nguyên nhân mầm mống gây bệnh để khắc phục thay đổi thói quen sống thì người bệnh cần tìm đến những loại thuốc đông y hỗ trợ đặc trị khỏi dứt điểm căn bệnh.

Trong sách bài thuốc Đông y cổ truyền có các loại thuốc dân gian được làm kết hợp từ nhiều loại thảo dược và một số loại thuốc tự nhiên như rau răm, củ riềng tươi, chuối xanh… chuyên điều trị các bệnh như nấm, hắc lào, lang ben mà không gây ảnh  hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Đây là bài thuốc Đông y đặc trị các loại bệnh nấm, lang ben an toàn hiệu quả.

Ngoài ra để điều trị dứt điểm nấm, hắc lào, lang ben, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh sạch sẽ, tránh nhiễm trùng, kết hợp với môi trường xung quanh vệ sinh sạch sẽ.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang 

Trị hôi nách bằng mướp đắng ( khổ qua ) vô cùng hiệu quả nhung lại an toàn.

Mướp đắng trị hôi nách vô cùng hiệu quả và an toàn.

Mướp đắng có rất nhiều lợi ích đối với chúng ta, là một thực phẩm tốt cho sức khỏe chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, ngoài ra mướp đắng còn để tắm cho các em bé vào những ngày hè nóng bức để các da các bé không bị mụn, mát mẻ, cùng đọc bài viết dưới đây để biết chi tiết hơn nhé!

mướp đắng

Với đặc tính khử mùi cao cùng lượng oxy hóa lớn nên mướp đắng có thể trị bệnh hôi nách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.

Mướp đắng, hay khổ qua, tên khoa học Momordica charantia, là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.

Cách 1

Dùng mướp đắng già, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Sau đó mang sấy lên và pha như pha trà, uống thay nước hàng ngày. Nên uống thường xuyên.

Cách 2

Dùng lá mướp đắng, rửa sạch, giã nhuyễn. Lấy vải mỏng vắt lấy nước cốt bôi lên nách. Làm như vậy hàng ngày, sau khoảng 10 ngày sẽ có hiệu quả.

Ngoài ra, có thể lấy bã lá cây mướp đắng đắp lên nách, dùng băng quấn lại.

Cách 3

Lấy lá mướp đắng, rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nhỏ. Dùng vải mỏng lọc lấy nước. Thêm chút nước cốt chanh vào nước đó. Sau đó bôi lên nách hàng ngày. Lưu ý: Trước khi bôi, cần vệ sinh nách sạch sẽ.

Ngoài những cách trị hôi nách từ mướp đắng, đễ hỗ trợ điều trị bệnh cần luôn giữ vệ sinh vùng nách sạch sẽ, thay quần áo hàng ngày, tránh mặc quần áo chật, nên mặc quần áo chất liệu cotton thấm mồ hôi…

Theo: Đông y gia truyền Tấn Khang

Trị viêm đường tiêu hóa và viêm tiết niệu nhờ cây rau đắng ( cây xương cá)

Trị viêm đường tiêu hóa và viêm tiết niệu nhờ cây rau đắng ( cây xương cá)

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn tác dụng chữa bệnh hiệu quả từ cây rau đắng hay còn gọi là cây xương cá, cây là được trồng phổ biển rộng rãi ở các vùng quê của nước ta, rất tốt trong việc điều trị các bệnh về viêm đường tiêu hóa và viêm đường tiết niệu, cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

rau đắng

Rau đắng còn có tên là cây xương cá, biển súc (Polygonum aviculare L.), thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây. Rau đắng chứa tanin, saponin, alcaloid, sesquiterpen, vitamin C… Có tác dụng kháng khuẩn. Theo y học cổ truyền, biển súc vị đắng, tính bình, vào kinh bàng quang. Có tác dụng lợi thủy, thông lâm, sát trùng, chỉ dưỡng trừ thấp nhiệt, diệt ký sinh trùng. Dùng cho người nhiễm trùng đường tiết niệu và tiêu hóa, ho sốt, mụn nhọt, giun sán, ghẻ lở. Liều dùng: 12 – 63g, biển súc tươi 63 – 125g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.

Biển súc được dùng làm thuốc trị các chứng bệnh:

Trị thấp nhiệt, đái nhỏ giọt và đục, đái rắt, buồn đái luôn luôn, đái ra máu, trong niệu đạo đau buốt và kết sỏi.

Bài thuốc: biển súc 12g, hạt mã đề 12g, cù mạch 12g, hoạt thạch 20g, quả dành dành 12g, mộc thông 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 4g, ruột cây bấc đèn 4g. Sắc uống.

Chữa viêm bàng quang cấp tính:

Rau đắng 12g, tỳ giải 20g, bồ công anh 20g, sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, mộc thông 6g. Sắc uống. Nếu tiểu tiện ra máu, thêm sinh địa 12g, chi tử sao đen 12g.

Trị người nóng, đái nhỏ giọt, đái rắt, đau buốt:

biển súc 20g sắc uống làm nhiều lần. Hoặc kết hợp với mã đề thảo 12g, thạch vĩ 12g, cam thảo cành 6g, sắc uống.

Trị sỏi niệu đạo:

biển súc 16g, thân lá dây thòng bong 63g, mã đề thảo 63g. Sắc uống.

Trị các chứng bệnh viêm ruột cấp tính, lý do thấp nhiệt.

Với biểu hiện tiêu chảy, tiểu ít, miệng khát, rêu lưỡi vàng: biển súc 16g, xa tiền tử 12g, long nha thảo 20g. Sắc uống.

Trị các chứng bệnh eczema, trùng roi âm đạo:

biển súc tươi 400g, thêm 3 lít nước. Đun nước để tắm rửa.

Trị giun móc:

biển súc 63g. Sắc đặc, uống 1 lần trong ngày; uống liền trong 3 ngày.

Chữa trẻ em đau bụng giun:

rau đắng 40-60g, cỏ nọc rắn 40 – 60g. Sắc uống.

Trị giun đũa chui lên ống mật:

biển súc 63g, dấm cũ 200ml, thêm 1 bát nước; đun lấy 1 bát, chia làm 2 lần uống.

Trị đái ra dưỡng chấp:

biển súc tươi 125g, thêm 2 – 3 quả trứng gà, vài lát gừng. Sắc uống liên tục trong 20 ngày.

Kiêng kỵ: Người không bị thấp nhiệt, trong người yếu mệt (hư) mà tiểu ít không dùng.

Đông y gia truyền Tấn Khang tổng hợp

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Giúp điều trị bệnh mất ngủ bằng hoa thiên lý bạn đã thử chưa?

Thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương. Không chỉ là món ngon hằng ngày của nhiều gia đình, đồng thời còn là thuốc chữa bệnh mất ngủ trong Đông y rất tốt, đặc biệt là với bà bầu và đàn ông.

Hoa thiên lý giúp mọi người khắc phục tình trạng mất ngủ

NHỮNG MÓN ĂN VÀ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ HOA THIÊN LÝ

Hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình với công năng giải nhiệt, chống rôm sảy, còn là vị thuốc có công hiệu an thần, tư bổ tâm, giúp ngủ ngon giấc, tránh chứng mất ngủ.

Phòng rôm sảy ngày hè

Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho ăn dặm. Kinh nghiệm dân gian còn dùng lá Thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liên tục 7 – 10 ngày để trị giun kim.

Chữa chứng lòi dom, sa dạ con

Lấy 100g lá thiên lý non và lá bánh tẻ rửa sạch, giã nhỏ cho vào 5g muối ăn, thêm 30ml nước cất lọc qua gạc sạch. Rửa lòi dom hay tử cung sa bằng nước thuốc tím loãng 1%; sau lấy bông thấm sạch tẩm nước thiên lý đắp vào chỗ dom hay dạ con, băng giữ. Ngày 1 – 2 lần, cần làm như vậy trong 4 – 5 ngày sẽ thấy co dần lại.

Chữa mất ngủ

Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống liền 3 – 5 ngày.

Để có giấc ngủ ngon: dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt lợn nạc hoặc với cá diếc, ăn ngày một lần trong vài ngày liền.

Chữa mất ngủ thường xuyên

Hoa thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị chừng 30 – 50g, rửa sạch thái nhỏ nấu chung thành canh, nêm đủ mắm muối, bột nêm cần ăn trong 4 – 7 ngày.

Hoa thiên lý là món ăn ngon, đồng thời là thuốc chữa bệnh

Chữa giun kim

Lấy lá hay hoa thiên lý chừng 40 – 50g nấu canh ăn hàng ngày, cần ăn từ 7 ngày trở lên sẽ khỏi.

Hoặc dùng hoa thiên lý 30g, rau sam 20g, lá đinh lăng 25g. Sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, cần dùng trong 3 ngày liền.

Thuốc trợ dương cho nam giới

Câu ca dao: “Thương chồng nấu cháo le le; Nấu canh hoa Lý, nấu chè hạt Sen” cho thấy kinh nghiệm dân gian dùng hoa Lý làm thuốc trợ dương cho nam giới là có cơ sở khoa học.

Chữa đau mình, xương cốt

Hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò ăn hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ hiệu nghiệm.

Chữa đinh nhọt

Lấy lá cây thiên lý khoảng 30 – 50g giã nát đắp vào nơi mụn nhọt ngày 1 lần, vài ngày sẽ khỏi.

Chữa tiểu buốt, tiểu dắt, cặn trắng

Lấy rễ cây thiên lý 10 – 20g, sắc lấy nước uống chia 2 – 3 lần/ngày, chỉ 5 – 7 ngày sẽ đỡ hẳn.

Lưu ý: Không xào nấu chung “hoa thiên lý” (hoặc ăn cùng bữa) với các chất giàu sắt như: tiết, gan, thịt nạc bò, lợn, rau muống… vì chất sắt sẽ đẩy chất kẽm ra khỏi cơ thể.

Mất ngủ là căn bệnh mà tất cả chúng ta đều không mong muốn bị mắc phải. Hy vọng với những phương pháp chữa bệnh mất ngủ bằng hoa thiên lý bên trên, căn bệnh mất ngủ dứt khoát hẳn với bạn.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Công dụng vừa là món ăn ngon mà lại là 1 vị thuốc quý chữa bệnh của cây Rau Bò Khai.

Khi nhắc tới rau bò khai nghe tên thì thấy lạ nhưng nó lại là món ăn ngon, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Đặc biệt nó còn là vị thuốc quý cho con người.

Nghe tên thì "í ẹ" thế thôi nhưng lại là món ăn ngon của một số tỉnh vùng núi phía Bắc

Nghe tên thì “í ẹ” thế thôi nhưng lại là món ăn ngon của một số tỉnh vùng núi phía Bắc

Rau bò khai là loại rau như thế nào?

Rau bò khai còn có rất nhiều tên gọi như dây dương, hồng trục, rau ngót leo, rau nghiến, dã hiến, khau hương, hạ hòa, long châu sói…

Rau bò khai là một loại cây tiểu mộc dạng dây leo dài 5–10 m, có ngọn mảnh dẻ, xanh non giống với ngọn su su. Thân cây nhỏ bằng đầu đũa, giòn, dễ gãy, được chia thành nhiều nhánh đốt, bò và bám theo cây gỗ vươn cao đón ánh nắng mặt trời giống như cây tầm gửi.

Ở các phần đầu của đốt có các tua nách cùng cuống lá đua ra. Cuống lá có chiều dài từ 3–10 cm còn lá hình trứng hay hình trái tim, dài, nhọn ở đỉnh, gốc lá tù. Loài này có nhiều hoa mọc thành cụm dạng xim dài 6–18 cm, cuống cụm hoa dài 4 – 10 cm, cuống mỗi chiếc hoa dạng chỉ dài 2–5 mm.

Đài hoa dạng quả đầu, răng cưa bộ 5, khoảng 1 mm. Nhị hoa với các túm lông ở hai bên. Cánh hoa màu trắng dài 1,5–2 mm. Quả hạch hình elipxoit hay trứng ngược, kích thước 1,5-2,5 x 0,8-1,2 cm, với đài hoa bền ở đỉnh quả, cuối cùng nứt thành các múi để lộ bề mặt bên trong màu đỏ. Hạt màu xanh chàm, hình elipxoit rộng.

Chúng có mặt tại các khu rừng bãi bồi và khu rừng ven sông, ở độ cao từ 100–1500 m. Có tại Trung Quốc (các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, nam Quý Châu, Hải Nam, Vân Nam, đông nam Tây Tạng) và các quốc gia ở Đông Nam Á, Nam Á như: Bangladesh, Brunei, Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam, dây hương có ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều nhất là Bắc Kạn và Thái Nguyên và được coi là một trong những loại rau đặc sản.

Trong rau bò khai mang thành phần dinh dưỡng nào?

Là loại rau được coi như hòa quyện giữa hương tiết trời và rừng núi. Giá trị dinh dưỡng trong rau bò khai có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, cứ trong 100gr rau bò khai sẽ chứa 78.8gr nước, 7.7gr chất xơ, 6gr protein, 138mgr calci, 40.7mg photpho, 60mgr vitamin C…

Tác dụng của rau bò khai đối với sức khỏe con người?

  • Là loại rau làm tan sỏi thận

Theo kinh nghiệm dân gian người dân vùng núi thường lấy thân, cành lá cây bò khai còn tươi hoặc phơi khô để sắc nước uống chữa bệnh viêm gan do siêu vi thường gặp ở trẻ em và phụ nữ. Sử dụng nước sắc loại rau này đều đặn có thể tán sỏi ở những người bị sỏi thận.

Ở miền núi người ta sử dụng toàn thân cây từ cành, lá, ngọn còn tươi hoặc khô để nấu nước uống. Theo cách này để chữa viêm gan do siêu vi ở phụ nữ và trẻ em. Hoặc có thể dùng nước sắc từ rau bò khai để làm tan sỏi ở bệnh nhân bị sỏi thận.

  • Rau bò khai có thể chữa tê thấp và sốt

Thân cành tươi rau bò khai sau khi hái lá và ngọn làm rau ăn, phần cành còn lại bạn có thể băm nhỏ thành từng đoạn dài khoảng 2-3 cm và phơi khô để dùng dần. Có tác dụng chữa tê thấp và sốt.

Nếu người dùng là phụ nữ và trẻ nhỏ thì có thể đem cây bò khai đun sôi với nước để uống có tác dụng hạ sốt trong mùa hè hoặc điều trị chứng bệnh tê thấp trong mùa lạnh. Đối với người sử dụng là nam giới thì có thể ngâm rượu và dùng khi cần thiết. Nếu có điều kiện thu hái phần lá non và ngọn sẽ chế biến ngon hơn.

  • Chữa đái vàng, đái dắt, phù thận…

Ngoài các tác dụng bên trên, rau bò khai còn chữa các chứng như: đái vàng, đái dắt, phù thận…

  • Tốt cho người chán ăn, mệt mỏi

Những người chán ăn, mệt mỏi do làm việc quá sức, ăn không ngon miệng thì dùng canh rau bò khai rất tốt. Hoặc dùng thân cây rồi phơi khô sắc nước uống thường xuyên nếu không có điều kiện dùng rau tươi.

Theo kinh nhiệm dân gian, rau bò khai dùng tốt nhất là khi còn mùi đặc trưng của nó, tức là còn tươi. Tuy nhiên đôi khi mùi của nó quá nồng sẽ khiến nhiều người không ăn được. Để làm giảm bớt mùi thì nên vò kĩ với chút muối hạt rồi rửa sạch với nước.

Hiện nay, rau bò khai không chỉ trở thành đặc sản được nhiều du khách tìm kiếm ăn thử khi ghé thăm các mảnh đất rừng núi này, mà món rau này còn được rất nhiều người ở nơi khác yêu thích.

                                  Nguồn: Đông y Gia truyền Tấn Khang