Khi nhắc tới rau bò khai nghe tên thì thấy lạ nhưng nó lại là món ăn ngon, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Đặc biệt nó còn là vị thuốc quý cho con người.
Nghe tên thì “í ẹ” thế thôi nhưng lại là món ăn ngon của một số tỉnh vùng núi phía Bắc
Rau bò khai là loại rau như thế nào?
Rau bò khai còn có rất nhiều tên gọi như dây dương, hồng trục, rau ngót leo, rau nghiến, dã hiến, khau hương, hạ hòa, long châu sói…
Rau bò khai là một loại cây tiểu mộc dạng dây leo dài 5–10 m, có ngọn mảnh dẻ, xanh non giống với ngọn su su. Thân cây nhỏ bằng đầu đũa, giòn, dễ gãy, được chia thành nhiều nhánh đốt, bò và bám theo cây gỗ vươn cao đón ánh nắng mặt trời giống như cây tầm gửi.
Ở các phần đầu của đốt có các tua nách cùng cuống lá đua ra. Cuống lá có chiều dài từ 3–10 cm còn lá hình trứng hay hình trái tim, dài, nhọn ở đỉnh, gốc lá tù. Loài này có nhiều hoa mọc thành cụm dạng xim dài 6–18 cm, cuống cụm hoa dài 4 – 10 cm, cuống mỗi chiếc hoa dạng chỉ dài 2–5 mm.
Đài hoa dạng quả đầu, răng cưa bộ 5, khoảng 1 mm. Nhị hoa với các túm lông ở hai bên. Cánh hoa màu trắng dài 1,5–2 mm. Quả hạch hình elipxoit hay trứng ngược, kích thước 1,5-2,5 x 0,8-1,2 cm, với đài hoa bền ở đỉnh quả, cuối cùng nứt thành các múi để lộ bề mặt bên trong màu đỏ. Hạt màu xanh chàm, hình elipxoit rộng.
Chúng có mặt tại các khu rừng bãi bồi và khu rừng ven sông, ở độ cao từ 100–1500 m. Có tại Trung Quốc (các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, nam Quý Châu, Hải Nam, Vân Nam, đông nam Tây Tạng) và các quốc gia ở Đông Nam Á, Nam Á như: Bangladesh, Brunei, Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam, dây hương có ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều nhất là Bắc Kạn và Thái Nguyên và được coi là một trong những loại rau đặc sản.
Trong rau bò khai mang thành phần dinh dưỡng nào?
Là loại rau được coi như hòa quyện giữa hương tiết trời và rừng núi. Giá trị dinh dưỡng trong rau bò khai có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, cứ trong 100gr rau bò khai sẽ chứa 78.8gr nước, 7.7gr chất xơ, 6gr protein, 138mgr calci, 40.7mg photpho, 60mgr vitamin C…
Tác dụng của rau bò khai đối với sức khỏe con người?
- Là loại rau làm tan sỏi thận
Theo kinh nghiệm dân gian người dân vùng núi thường lấy thân, cành lá cây bò khai còn tươi hoặc phơi khô để sắc nước uống chữa bệnh viêm gan do siêu vi thường gặp ở trẻ em và phụ nữ. Sử dụng nước sắc loại rau này đều đặn có thể tán sỏi ở những người bị sỏi thận.
Ở miền núi người ta sử dụng toàn thân cây từ cành, lá, ngọn còn tươi hoặc khô để nấu nước uống. Theo cách này để chữa viêm gan do siêu vi ở phụ nữ và trẻ em. Hoặc có thể dùng nước sắc từ rau bò khai để làm tan sỏi ở bệnh nhân bị sỏi thận.
- Rau bò khai có thể chữa tê thấp và sốt
Thân cành tươi rau bò khai sau khi hái lá và ngọn làm rau ăn, phần cành còn lại bạn có thể băm nhỏ thành từng đoạn dài khoảng 2-3 cm và phơi khô để dùng dần. Có tác dụng chữa tê thấp và sốt.
Nếu người dùng là phụ nữ và trẻ nhỏ thì có thể đem cây bò khai đun sôi với nước để uống có tác dụng hạ sốt trong mùa hè hoặc điều trị chứng bệnh tê thấp trong mùa lạnh. Đối với người sử dụng là nam giới thì có thể ngâm rượu và dùng khi cần thiết. Nếu có điều kiện thu hái phần lá non và ngọn sẽ chế biến ngon hơn.
- Chữa đái vàng, đái dắt, phù thận…
Ngoài các tác dụng bên trên, rau bò khai còn chữa các chứng như: đái vàng, đái dắt, phù thận…
- Tốt cho người chán ăn, mệt mỏi
Những người chán ăn, mệt mỏi do làm việc quá sức, ăn không ngon miệng thì dùng canh rau bò khai rất tốt. Hoặc dùng thân cây rồi phơi khô sắc nước uống thường xuyên nếu không có điều kiện dùng rau tươi.
Theo kinh nhiệm dân gian, rau bò khai dùng tốt nhất là khi còn mùi đặc trưng của nó, tức là còn tươi. Tuy nhiên đôi khi mùi của nó quá nồng sẽ khiến nhiều người không ăn được. Để làm giảm bớt mùi thì nên vò kĩ với chút muối hạt rồi rửa sạch với nước.
Hiện nay, rau bò khai không chỉ trở thành đặc sản được nhiều du khách tìm kiếm ăn thử khi ghé thăm các mảnh đất rừng núi này, mà món rau này còn được rất nhiều người ở nơi khác yêu thích.
Nguồn: Đông y Gia truyền Tấn Khang