Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Xông mặt hàng ngày với thảo mộc để loại bỏ mụn vĩnh viễn.

Sử dụng thảo mộc để xông mặt là cách chăm sóc da vô cùng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Sẽ tùy theo từng chất da, khí hậu mà chúng ta lựa chọn những loại thảo mộc phù hợp.

Dùng thảo mộc để xông mặt giúp làm đẹp da

Xông hơi bằng rau mùi tàu

Rau mùi tàu là loại thảo dược có công dụng làm se da rất hữu hiệu, giúp đánh bật các chất độc hại và bụi bẩn khỏi lỗ chân lông, đem lại sức sống mới cho làn da.

Cách Đông Y làm đẹp này cũng được khuyến cáo dành cho người có làn da xỉn màu, thiếu sức sống, da khô. Để xông mặt tại nhà bằng nước lá mùi tàu, bạn đun sôi nước và thả lá mùi tàu đã rửa sạch vào nước. Sau đó trùm khăn ủ cả đầu trong 10-15 phút. Da sẽ được đào thải độc tố, trở nên sạch sẽ và sáng hồng trông thấy.

Xông hơi bằng hoa cúc

Nếu sở hữu một làn da khô hay nhạy cảm, thì hãy dùng hoa cúc để tăng cường khả năng dưỡng ẩm và cấp nước cho da. Bên cạnh đó, hoa cúc vàng có tác dụng làm dịu những vết sưng đỏ và giảm đau do mụn.

Xông mặt bằng hoa cúc cũng rất đơn giản, chỉ cần đổ nước nóng ra một chiếc bát tô hoặc chậu nhỏ, cho một ít cánh hoa cúc vàng hoặc tinh dầu hoa cúc vào nước nóng và xông hơi khoảng từ 8 -10 phút. Hơi nóng từ nước kết hợp với hương hoa cúc sẽ không chỉ giúp làm sạch da, loại bỏ mụn mà còn giúp cho da trở nên mịn màng.

Tùy theo từng tình trạng da mà chúng ta có cách xông khác nhau

Xông hơi bằng mướp đắng

Đông y thường sử dụng khổ qua (mướp đắng) trong nhiều bài thuốc dân gian để trị những căn bệnh khác nhau. Được biết trong mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa viêm loét, mụn nhọt rất tốt. Ngoài ra, khổ qua cũng có tính kháng khuẩn nên làm sáng da và chống kích ứng cho da cũng rất hiệu quả.

Để xông hơi bằng mướp đắng, hãy cắt ½ trái mướp đắng thành những miếng mỏng. Sau đó, cho mướp đắng vào nồi nước đun sôi lên. Sử dụng chiếc khăn trùm ủ cả đầu trong 10-15 phút giúp làm sạch hết các lỗ chân lông, sáng da và giảm kích ứng da hiệu quả..

Dùng xả xông mặt trị mụn

Hỗn hợp xả, tía tía, chanh, muối được coi là hỗn hợp trị mụn trên cả tuyệt vời, khi chúng có thể sát khuẩn, loại bỏ những độc tố dưới sâu từng lỗ chân lông giúp làn da trở lên mịn màng, rạng rỡ hơn.

Để làm hỗn hợp này cần chuẩn bị 2 nhanh xả, 2 nắm lá tía tô, 1 quả chanh. Cho tất cả hỗn hợp vào đun sôi sau đó xông mặt trong vòng 10 phút. Tuần thực hiện 2 lần đến khi hết mụn.

Mặc dù có hiệu quả cao nhưng chúng ta cũng không nên lạm dụng thảo mộc để xông mặt thường xuyên bởi có thể khiến lỗ chân lông bị to, da nhanh chảy xệ và lão hóa. Khi xông cũng không nên để da gần nước bởi có thể khiến da bị bỏng. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp chăm da bằng các sản phẩm kem dưỡng chuyên sâu hay các bài thuốc để vấn đề trị được tận gốc và giúp da hồi phục nhanh nhất có thể.

Ngoài những bài thuốc thảo mộc thiên nhiên trên bạn cũng có thể tham khảo bột xông mặt cao cấp Tấn Khang sau:

BỘT XÔNG MẶT TRỊ MỤN NÁM TẤN KHANG

Bột xông mặt cao cấp Tấn Khang

Thành phần: Tinh chất sả, trần bì, trà xanh, lá trầu không, tinh vỏ bưởi, tinh chất lá tía tô, tinh chất cam thảo và lá nghệ đen bánh tẻ.
Công dụng: Thải độc tố da, cân bằng se khít lỗ chân lông, hỗ trợ trị mụn, nám, tàn nhang, làm trắng sáng da, trị cảm cúm và rôm sảy cho trẻ em.
Cách dùng: Nấu 500ml nước lọc bằng nồi sạch chuyên dùng cho việc xông mặt, khi nước sôi được 100 độ cho một muỗng cà phê bột xông mặt vào trong nồi và nhỏ lửa, trùm khăn kín đầu và mặt cách nồi thuốc tầm 30cm, xông tầm 10 phút sau đó tắt bếp, dùng bông tẩy trang lau khô một cách nhẹ nhàng. Sau đó lấy nước muối sinh lý cho 1 ít vào bông tẩy trang và lau khô lại lần nữa.
Lưu ý: Đối với những khách hàng đang điều trị mụn thì bôi thuốc ngay sau khi đã làm sạch bằng nước muối sinh lý. Nếu khách hàng không điều trị mụn hoặc nám thì rửa lại bằng nước đá lạnh để se khít lỗ chân lông.
Hạn sử dụng: 5 năm kể từ ngày sản xuất và 3 tháng kể từ ngày mở nắp.

Ngày sản xuất: 01/03/2020

Cơ sở sản xuất: Hộ kinh doanh Tấn Khang.Thôn Lương Trung, xã Mỹ Chánh, huyện Phù mỹ, tỉnh Bình Định.

Trụ sở phân phối:

121 Bàu cát 4, phường 14, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh                               

68a, đường Số 2, KP 6, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

SĐKTH: 115G/17

Giá niêm yết: 250.000 vnd

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang 

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

Phương thuốc đắp trị tàn nhang hiệu quả cho phái đẹp

Ngoài việc dùng các biện pháp làm đẹp tân tiến, những chị em có tàn nhang hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc từ đông y. Vừa có kết quả tốt lại tiết kiệm chi phí và giúp loại bỏ tận gốc.

Tàn nhang có thể là do tác động bởi môi trường hoặc sắc tố bên trong cơ thể

Theo lý giải thì tàn nhang là do tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời hoặc phong tà xâm nhập, nguyên nhân bên trong thì liên quan nhiều với thận thủy bất túc. Tàn nhang hay phát sinh ở vùng mặt, thường về mùa hè hoặc sau khi phơi nắng nhiều thì tàn nhang đậm màu hơn và nhiều hơn, mùa đông nhạt màu hơn. Tàn nhang tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chúng khiến chị em mất tự tin về ngoại hình. Lâu dần tàn nhang lan rộng và có thể khiến làn da bị sạm. Còn trong Đông Y chia tàn nhang thành 2 thể: Thể thận thủy bất túc và thể phong tà ngoại bác. Vì thế khi bị tàn nhang chị em có thể dùng một vài bài thuốc Đông Y say để chữa nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Nhiều bài thuốc trong Đông Y luôn được đánh giá cao hiệu quả trong việc trị tàn nhang

Bài thuốc Đông y chữa tàn nhang

Trong Đông Y làm đẹp có rất nhiều phương thuốc hay hỗ trợ làm đẹp hiệu quả. Đối với người bị tàn nhang có thể áp dụng những cách sau:

  • Bài 1: bạch phục linh đem nghiền thành bột mịn, cho một ít mật ong hòa đều thành dạng hồ. Tối trước khi đi ngủ dùng nước ấm rửa sạch mặt, rồi dùng dung dịch hồ trên bôi lên mặt. Sáng dậy rửa sạch mặt bằng nước ấm. Phương này là một nghiệm phương mà người thời xưa hay dùng chữa chứng nám da vùng mặt và chấm tàn nhang trên mặt. Trong bài bạch phục linh kiện tỳ lợi thủy, tiêu ẩm nên chữa được chứng tàn nhang. Mật ong càng thêm hiệu quả làm đẹp, trừ tàn nhang và còn giúp tư dưỡng làn da.
  • Bài 2: hạnh nhân bỏ vỏ, giã nát nhuyễn, sau đó dùng lòng trắng trứng gà hòa đều thành dạng hồ. Mỗi tối trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch bằng nước ấm rồi thoa đều dung dịch này lên mặt. Sáng dậy, rửa sạch mặt bằng nước ấm. Đây là một nghiệm phương cổ có tác dụng khử phong tán nhiệt, trừ tàn nhang dưỡng da, ngoài ra còn trừ mụn trên mặt khiến làn da trắng mịn đẹp đẽ.
  • Bài 3: Bạch truật ngâm trong dấm hoặc nấu với dấm cho nở. Hằng ngày, dùng nước thuốc để lau rửa mặt. Đây là phương cổ nghiệm dùng chữa tàn nhang và nám đen trên mặt. Trong phương này, bạch truật có vị đắng cam, tính ôn vào kinh tỳ vị; bổ tỳ ích khí, táo thấp lợi thủy, tiêu đờm thủy, trục phong thủy kết sưng ở da. Dùng dấm điều chế, chủ yếu vì dấm có tác dụng chữa trị đờm tủy huyết bệnh, tán ứ giải độc và tịn tàn nhang. Bạch truật và dấm hợp dùng có thể khu phong trục đờm, tán ứ giải độc, trừ tàn nhang. Trong Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân nói rằng phương này chữa trị tàn nhang rất hiệu quả.

Một trong những điều chị em cần lưu ý là việc sử dụng các bài thuốc từ đông y cần kiên trì, bởi hiệu quả mang đến sẽ chậm hơn so với việc trị tàn nhang bằng các công nghệ tân tiến.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Hướng dẫn chăm sóc làn da khô vào mùa đông bằng một số bài thuốc dan gian.

Thời tiết hanh khô vào mùa lạnh khiến cho làn da bị nứt nẻ, nổi mụn, làm mất đi vẻ thẩm mỹ thường có, do đó việc chăm sóc da khô vào mùa đông là rất cần thiết.

Thời tiết mùa đông rất dễ khiến da khô, nứt nẻ

Thời tiết lạnh vào mùa đông khiến cho da bị khô cũng là vì sợ lạnh nên nhiều chị em sử dụng nước nóng để tắm và vệ sinh da mặt, sử dụng máy điều hòa, lò sưởi nhiều… sẽ khiến da bị mất nước nhanh hơn, làn da bị tổn thương nặng nề. Có nhiều cách chăm sóc làn da khô vào mùa đông hiệu quả, nhưng đặc biệt nhất phải kể đến phương pháp làm đẹp bằng Đông y.

Bài thuốc uống trong làm đẹp da khô hiệu quả

Đông y làm đẹp không còn xa lạ với nhiều chị em. Với những bài thuốc giúp dưỡng ẩm da hiệu quả vào mùa đông dưới đây sẽ giúp chị em có được một làn da tươi trẻ, căng đầy, góp thêm phần sự tự tin mỗi khi xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu.

Bài thuốc 1: Bài thuốc dưỡng ẩm da vào mùa đông này gồm có các vị thuốc như: Cát căn 16g, thục địa 12g, tang diệp 20g, vừng đen 16g, cỏ mực 20g, hà thủ ô 16g, bạch thược 12g, đại táo 12g, mạch môn 16g, cam thảo bắc 10g, cúc hoa 10g. tất cả các vị thuốc đem đi sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần, có công dụng nhuận da, giữ ẩm cho da rất hiệu quả.

Bài thuốc 2: Sử dụng các vị thuốc gồm bồ công anh 20g, cỏ mần trầu 20g, tang diệp 20g, thiên môn 16g, mạch môn 14g, đương quy 12g, cát cánh 12g, sa sâm 16g, khởi tử 12g, hoài sơn 12g, thục địa 12g, ngân hoa 10g, lạc tiên 18g, hạt muồng (sao đen) 16g, cam thảo 10g.

Bài thuốc Đông Y cổ truyền này đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày, có công dụng giữ ẩm da, thanh nhiệt, nhuận phế, giúp chị em không phải lo lắng về làn da mỗi khi mùa đông về.

Bài thuốc 3: Các vị thuốc gồm thục địa 12g, đương quy 16g, sa sâm 16g, cát cánh 12g, hoàng kỳ 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g, tang diệp 18g, mạch môn 16g, cát căn 16g, địa cốt bì 10g, bạch chỉ 10g, long nhãn 10g, đại táo 10g, bạch thược 12g, hà thủ ô 16g, cam thảo 10g, trần bì 10g.

Sắc bài thuốc này lấy nước 3 lần trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang, giúp nhuận da, nhuận phế, lương huyết, sinh dịch giữ ẩm cho da.

Bài thuốc bôi ngoài trị da khô vào mùa đông

Bên cạnh những món ăn bài thuốc, chị em cũng có thể sử dụng những bài thuốc làm mặt nạ đắp cho da cũng giúp giữ ẩm cho da vào mùa đông rất tốt như:

Bài thuốc 1: Lấy 15g quả hạnh nhân và lòng trắng trứng gà 1 quả. Hạnh nhân đem giã nhỏ rồi khuấy đều với lòng trắng trứng gà. Sử dụng hỗn hợp này xoa trực tiếp vào da mặt vào buổi tối và sáng sớm, để khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Giúp Dưỡng da mặt, làm sạch da, khiến da sáng, mịn màng và ngăn ngừa mụn trứng cá rất hiệu quả.

Bài thuốc 2: Lấy 1 quả dưa chuột và 10ml mật ong. Dưa chuột đem rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, sau đó cho mật ong vào nước dưa chuột, khuấy đều. Dùng bông thấm hỗn hợp rồi thoa đều lên mặt và vùng cổ vào hai buổi sáng, tối. Để da khô tự nhiên rồi rửa lại bằng nước sạch. Bài thuốc này có công dụng dưỡng da, giữ ẩm và làm da mịn màng, không khô nẻ, không thể thiếu trong góc chị em làm đẹp mỗi khi mùa đông tới.

Bài thuốc dân gian giúp dưỡng ẩm da hiệu quả vào mùa đông

Bài thuốc 3: Sử dụng cánh hoa hồng tươi, đem đi rửa sạch và ngâm trong lượng sữa tươi vừa xâm xấp cánh hoa trong khoảng vài giờ. Sau đó, dùng thìa miết nhẹ để cánh hoa hồng tan nhuyễn trong sữa tạo thành hỗn hợp dẻo quánh. Cho hỗn hợp trên bảo quản trong lọ thủy tinh kín trong tủ lạnh để dùng dần. Trước khi đi ngủ, chỉ cần bôi một chút hỗn hợp này lên vùng môi sẽ giúp môi không bị nẻ và căng mịn. Hoặc có thể dùng dưa chuột, rửa sạch, cắt lát chà nhẹ lên môi, để khoảng 15 phút rồi rửa sạch môi lại bằng nước ấm. Làm thường xuyên sẽ  giúp môi mềm mại, không bị nứt nẻ.

Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang     

Những bài thuốc đông y chữa trị bệnh đau đầu cực kỳ hiệu quả nhưng lại đơn giản dễ làm.

Theo Đông Y cổ truyền, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm; nếu lúc đau lúc không và đau âm ỉ là nội thương, vì vậy phải kết hợp với triệu chứng toàn thân thì chẩn đoán mới được chính xác.

Bài thuốc Đông Y cổ truyền chữa đau nhức đầu đơn giản mà hiệu quả

Nhức đầu do ngoại cảm được chia làm hai loại: do ngoại cảm phong hàn và phong nhiệt. Sau đây là một số bài thuốc trị.

Bài thuốc Đông Y cổ truyền chữa đau nhức đầu đơn giản mà hiệu quả

Theo Y sĩ Đông Y cổ truyền đau nhức đầu do ngoại cảm phong hàn: Người bệnh thường đau đầu, sợ lạnh, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, không khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn. Phép chữa là sơ phong tán hàn. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: tử tô, bạc hà, bạc chỉ, hành tăm mỗi vị 10g, gừng sống 6g. Sắc 1 nước cho uống, ngày 2 lần, sau khi ăn. Trẻ em chia uống 3-4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích để uống.

Bài 2: Xuyên khung trà điều tán: bạch chỉ 4g, xuyên khung 8g, kinh giới 8g, bạc hà 16g, khương hoạt 4g, tế tân 2g, phòng phong 3g. Các vị tán bột, ngày uống 24g, uống với nước trà, sau bữa ăn 1-2 giờ. Trị đau đầu, nửa đầu đau do phong hàn.

Nếu người bệnh ho có đờm trắng loãng, thêm hạnh nhân 8g, tiền hồ 8g, tô diệp 12g; bị tắc ngẹt mũi, chảy nước trong, thêm thương nhĩ tử 8g, tân di 6g; đau đỉnh đầu, thêm cảo bản 8g; có rêu lưỡi nhớt, lợm giọng, thêm trần bì 12g, bán hạ chế 12g; sợ lạnh nhiều, lợm giọng, thêm sinh khương 12g, tô diệp 12g; lưng và sau cổ đau khó chịu, thêm cát căn 24g.

Bài 3: Tiểu sài hồ thang gia giảm: sài hồ 12g, hoàng cầm 8g, bán hạ 12g, đảng sâm 24g, cam thảo 6g, sinh khương 5 lát, đại táo 8 quả. Sắc uống. Trị đau đầu do phong hàn đã truyền vào thiếu dương (bán biểu bán lý), với biểu hiện: nóng rét vãng lai, ngực sườn đầy tức, không muốn ăn, tâm phiền, buồn nôn hoặc hồi hộp, tiểu tiện không lợi.

Bài 4: xuyên khung, tế tân, khương hoạt, tinh bạc hà, trà diệp, kinh giới, cát cánh, phòng phong mỗi vị 10g. Các vị sấy khô, tán bột mịn, cho vào lọ kín. Mỗi lần dùng 0,1g, đặt vào lỗ mũi bên đầu nhức, hít nhẹ vào sẽ có tác dụng sau 4-6 phút.

Bài 5: băng phiến 3g, bạch chỉ 3g. Các vị tán bột thô, dùng giấy bản cuộn thành điếu. Châm lửa xông vào mũi. Ngày làm 2- lần, mỗi lần 1 điếu. Dùng liền 3-5 ngày.

Vị thuốc bạch chỉ

Theo Đông Y cổ truyền đau nhức đầu do ngoại cảm phong nhiệt: Người bệnh thường đau đầu, sợ gió, khát nước, đau cổ họng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác. Phép chữa là sơ phong, thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:

Bài 1: lá dâu 16g, cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g, bạc hà 10g, kinh giới 10g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày, sau khi ăn. Trẻ em chia uống 3-4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích cho uống.

Bài 2: Tang cúc ẩm gia vị: tang diệp, lô căn mỗi vị 10g; cúc hoa, liên kiều mỗi vị 6g; cát cánh, hạnh nhân, hoàng cầm, chi tử mỗi vị 8g; bạc hà, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống.

Nếu nhiệt thịnh thương tân, tâm phiền miệng khát, lưỡi đỏ rêu ít, thêm cát căn 12g, sinh thạch cao 8g, tri mẫu 8g, thiên hoa phấn 8g; ho không thoát đờm, đờm vàng dính, miệng khát họng đau, thêm bối mẫu 4g, qua lâu nhân 6g, sa sâm 8g; đại tiện bế sinh mụn nhọt ở mũi, miệng, phủ khí không thông, thêm đại hoàng 6g.

Bài 3: Thanh không cao gia vị: khương hoạt (sao rượu), phòng phong, xuyên khung, hoàng liên (sao rượu), sài hồ mỗi vị 4g; thạch cao 8g, hoàng cầm (1 nửa phần sao rượu) 12g; chích thảo, tri mẫu mỗi vị 6g. Sắc uống.

Bài 4: xuyên khung 3g, lá chè 6g. Các vị rửa sạch, cho vào ấm, đun sôi 5-10 phút; gạn nước, uống trước bữa ăn.

Bài 5: nha tạo 3g, nga bất thực thảo 3g, thanh đại 2g, tế tân 2g. Các vị tán bột mịn. Mỗi đợt dùng 7 ngày, ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 0,2-0,4g thổi vào mũi gây hắt hơi là được.

Bài 6: củ cải tươi, giã vắt lấy nước, nghiền thêm ít băng phiến; nhỏ vào mũi. Mỗi lần 2-3 giọt, ngày 2-3 lần. Dùng liền trong 5 ngày.

Bài 7: cúc hoa, bạc hà, tang diệp, vỏ đỗ xanh, liều lượng bằng nhau, nhồi vào ruột gối để nằm. Dùng trong 1 tháng. 

                                         Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Đại hoàng và công dụng lợi thủy thanh thấp nhiệt, tả hỏa thanh nhiệt

Đại hoàng và công dụng lợi thủy thanh thấp nhiệt, tả hỏa thanh nhiệt.

Theo Đông y cổ truyền, đại hoàng có vị đắng, tính hàn, đại tràng, tâm bào, vào kinh: tỳ, vị,  và can. Có công dụng lợi thủy thanh thấp nhiệt, tả hạ công tích, tả hỏa thanh nhiệt, hoạt huyết hóa ứ, Đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm tác dụng của đại hoàng.

đại hoàng 

Đại hoàng có tác dụng để chữa các chứng bệnh :nhọt lở do nhiệt độc,  tích trệ thực chứng, lỵ tật, đau đầu do thực hỏa, chữa trường ung, xuất huyết do nhiệt, họng đau, mồm lở, ;  kinh bế, trưng hà, chấn thương do té ngã, phù thũng, hoàng đản và chứng lâm. Liều dùng đại hoàng: 4 – 16g. Dùng dạng bột nên giảm liều; dùng ngoài một lượng vừa đủ. Bài thuốc này không nên sắc lâu sẽ không tốt, bạn có thể dùng nước sôi hãm uống.
Đại hoàng có công dụng tả hoả thanh nhiệt, hoạt huyết hoá ứ. Có tác dụng chữa chứng trường vị thực nhiệt, táo bón, chấn thương ứ huyết…

1:Đại hoàng có tác dụng chữa chứng thanh trường, thông tiện.

Bài thuốc  1: Đại thừa khí thang: đại hoàng 16g, hậu phác 8g, chỉ thực 8g, mang tiêu 12g. Sắc uống.

Tẩy mạnh nhiệt kết. Tác dụng Trị ruột, dạ dày thực nhiệt, táo bón, có khi nói mê, phát điên.

Bài thuốc  2: Tiểu thừa khí thang: đại hoàng 10 – 15g, chỉ thực 6 – 8g, hậu phác 6 – 8g. Sắc uống. Tẩy nhẹ nhiệt kết.

2:Tác dụng trị chứng trường vị thực nhiệt, táo bón.

Bài thuốc 3: Điều vị thừa khí thang: đại hoàng 10 – 15g, mang tiêu 10g, cam thảo 3g. Sắc uống. Hạ hoàn nhiệt kết. Trị đau bụng, bí đại tiện, nôn mửa.

3: Tác dụng trị chứng Tả hỏa, giải độc

Bài thuốc 1: Thang tả tâm: hoàng liên 8g, hoàng cầm 12g, đại hoàng 16g. Sắc uống.

Tác dụng trị tà hoả nung nấu bức huyết vong hành, chảy máu cam, tiểu tiện bí, đái đỏ; thấp nhiệt tiềm tàng, trong ngực nóng bứt rứt đầy tức, rêu lưỡi vàng dày, mắt đỏ sưng tấy, miệng lưỡi phát nhọt và lên mụn đinh, nóng bứt rứt trong tim, trong ngực, tiểu tiện bí.

Bài thuốc 2: Thang đại hoàng mẫu đơn bì: đại hoàng 12g, mẫu đơn bì 16g, đào nhân 12g, đông qua tử 12g, mang tiêu 12g. Sắc uống. Trị ruột bị ung nhọt, đau bụng, đại tiện táo.

Bài thuốc 3: Đại hoàng nghiền thành bột, thêm dầu vừng, trộn đều, đắp chỗ đau.

Tác dụng trị bỏng và các chứng nhiệt sưng loét.

4: Có tác dụng trị chứng trừ ứ, thông kinh

Bài thuốc  1: Thang hạ ứ huyết: đại hoàng 12g, đào nhân 12g, miết trùng 4g. Sắc uống. Trị huyết đới, tắc kinh, ứ huyết sau khi đẻ, đau nhói bụng dưới.
Bài thuốc 2: đại hoàng, đương quy liều lượng bằng nhau nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần, chiêu với rượu trắng. Trị chấn thương do bị đánh ngã, huyết ứ sinh đau.
Bài thuốc 3: Đại hoàng tẩm rượu sao, tán bột. Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 2 – 3g.

Có tác dụng chữa bị thương ứ máu, viêm gan, tắc mật.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ sinh nở không được dùng; người suy nhược dùng cần cẩn thận.

                                      Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Bài thuốc đông y cổ truyền chữa táo bón kéo dài

Chữa táo bón kéo dài nhờ bài thuốc y học cổ truyền.

Khi bị chứng táo bón kéo dài cơ thể của chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, người bị chứng táo bón kéo dài cơ thể thường mệt mỏi, khi bị chứng bệnh này bạn không nên chủ quan mà hãy điều trị sớm, dưới đây là những bài thuốc y học cổ truyền giúp bạn thoát khỏi chứng táo bón kéo dài, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu thêm về các bài thuốc đó.

trị táo bón kéo dài

Theo Đông y cổ truyền có những bài thuốc chữa chứng bệnh này tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Táo bón do cơ địa âm hư, huyết nhiệt:

Triệu chứng chung: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khô, hay lở loét miệng, lưỡi đỏ ít rêu, người háo khát nước, hay cáu gắt, mạch tế.

Phương pháp chữa: lương huyết nhuận táo, dưỡng âm nhuận táo (thường dùng các thuốc thanh nhiệt lương huyết, bổ âm có tác dụng dưỡng âm sinh tân phối hợp với các thuốc nhuận hạ).

Bài 1: lá dâu 100g, vừng đen 100g, sa sâm 200g, mạch môn 200g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10 – 20g.

Bài 2: sinh địa 16g, huyền sâm 16g, mạch môn 16g, sa sâm 16g, thạch hộc 12g, vừng đen 20g, mật ong vừa đủ. Làm thành viên, mỗi ngày uống 10 – 20g. Có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 3: Ma tử nhân hoàn: ma tử nhân 100g, hạnh nhân 50g, bạch thược 50g, đại hoàng 40g, hậu phác 40g, chỉ thực 40g, tán bột ngày uống 10 – 20g.

Bài 4: Ngũ nhân hoàn: đào nhân 100g, hạnh nhân 50g, tùng tử nhân 100g, bá tử nhân 100g, úc lý nhân 100g; Tán nhỏ thành bột làm viên, mỗi ngày uống 10g.

Táo bón do thiếu máu (huyết hư):

Gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau khi đẻ mất máu…

Triệu chứng: gồm triệu chứng của hội chứng thiếu máu  kèm theo chứng táo bón kéo dài.

Phương pháp chữa: bổ huyết nhuận táo.

Bài 1: hà thủ ô đỏ 100g, kỷ tử 100g, long nhãn 100g, tang thầm 100g, bá tử nhân 100g, vừng đen 200g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10 – 20g có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, bạch thược 12g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g, đại táo 8g.

Táo bón do khí hư

Triệu chứng: cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi.

Phương pháp chữa: ích khí, nhuận tràng.

Bài 1: bạch truật 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 12g, kỷ tử 12g, vừng đen 12g.

Bài 2: Bổ trung ích khí gia giảm: hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, đương quy 8g, trần bì 6g, cam thảo 6g, sài hồ 12g, thăng ma 12g, nhục thung dung 8g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g.

Ở người già dương khí kém, có các triệu chứng táo bón, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối mỏi đau, mạch trầm tế thì dùng phương pháp ôn thông nhuận tràng. Bài thuốc hay dùng gồm: bố chính sâm 10g, hoài sơn 10g, kỷ tử 10g, nhục quế 2g, ý dĩ 12g, chút chít 12g, hoàng tinh 10g, cổ phương dùng bài Nhục thung dung hàn: nhục thung dung 16g, trầm hương 6g, ma nhân 16g làm hoàn với mật ong mỗi ngày uống từ 10 – 20g.

Táo bón do khí trệ: ngồi lâu không thay đổi tư thế hoặc do viêm đại tràng mạn tính gây ra, thì dùng phương pháp kiện tỳ, hành khí, nhuận tràng (nhuận khí hành trệ).

Bài thuốc: thường dùng các thuốc kiện tỳ (đảng sâm, bạch truật, ý dĩ) hành khí (chỉ xác, chỉ thực, hậu phác…) phối hợp với các thuốc nhuận hạ (vừng đen, chút chít, lá muồng trâu…).

                                            Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não bằng ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN như thế nào ?

Nếu lo lắng các loại thuốc tân dược gây ra tác dụng phụ thì những bài thuốc đông y cổ truyền lại được nhiều người bệnh lựa chọn và thực tế mang lại nhiều tác dụng trong điều trị.

Thiểu năng tuần hoàn não trị bệnh bằng đông y cổ truyền như thế nào?

Thiểu năng tuần hoàn máu là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi với những biểu hiện lâm sàng khác nhau như: rối loạn về giấc ngủ, nhức đầu, chóng mặt,… Tuy nhiên chúng đều có chung một cơ chế bệnh sinh là thiếu máu nuôi não. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây bệnh thiểu năng tuần hoàn máu là do vữa xơ động mạch, nghĩa là thành động mạch có lắng đọng mảng vữa, gồm chủ yếu chất mỡ và tổ chức sơ… Hiện nay, bên cạnh các loại thuốc điều trị theo phương pháp y học hiện đại thì y học cổ truyền cũng trở thành lựa chọn của nhiều người bệnh trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não.

Đông y cổ truyền trị thiểu năng tuần hoàn não theo từng thể bệnh

Theo đông y cổ truyền, thiểu năng tuần hoàn máu nằm trong phạm vi các chứng đầu thống, huyễn vựng, thất miên… Cơ chế sinh bệnh do nhiều nguyên nhân như tuổi cao làm chức năng của tạng phủ bị suy giảm, chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, ăn nhiều thức ăn béo, dầu mỡ… hay ăn uống thiếu thốn kéo dài… tất cả đều làm ảnh hưởng đến chức năng của các tạng phủ, làm khí huyết hư sinh ra các chứng huyễn vựng, chứng đầu thống, thất miên… Căn cứ vào từng thể bệnh mà các Y sĩ Đông y cổ truyền sẽ áp dụng bài thuốc phù hợp nhằm mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất.

Thể khí huyết lưỡng hư

Người bệnh có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, váng đầu hay hồi hộp, người mệt mỏi, ăn kém, bụng đầy tức, khi lao lực thì các triệu chứng này lại nặng lên. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược.

Đông y cổ truyền điều trị theo phương pháp: Bổ dưỡng khí huyết, kiện tỳ.

Bài thuốc đông y cổ truyền: Qui tỳ thang: đẳng sâm 16g, đương qui 16g, hoàng kỳ 16g,  bạch truật 16g, phục thần 12g, táo nhân 12g, long nhãn 12g, liên nhục 16g, viễn trí 6g, bắc mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Thể tỳ hư đàm thấp

Người bệnh xuất hiện triệu chứng chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế, đầu luôn có cảm giác căng nặng, người mệt mỏi, nặng nề, ngực bụng đầy tức, ăn có cảm giác dễ buồn nôn. Chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm hoạt hoặc nhu hoạt.

Phương pháp điều trị trong đông y cổ truyền: Kiện tỳ, hóa đàm, hoà vị.

Thiên ma

Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang: phục linh 16g, bạch truật 16g, thiên ma 16g, bán hạ chế 10g, trần bì 8g, cam thảo 6g, sinh khương 3 lát, đại táo 4 quả, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Bên cạnh các bài thuốc trên, Đông y cổ truyền còn phối hợp thuốc sắc với châm cứu, xoa bóp bấm huyệt và luyện tập khí công – dưỡng sinh để tăng cường hiệu quả điều trị thiểu năng tuần hoàn não. Những thống kê cho thấy, công tác điều trị bằng Đông y cổ truyền đã mang lại những hiệu quả nhất định, số lượng người trở lại với cuộc sống bình thường tăng lên. Đây là một điều đáng mừng, nhưng trên tất cả bạn cần rèn luyện một thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học, đồng thời khám sức khỏe định kỳ để có thể phòng tránh, điều trị bệnh sớm nhất.

                                                     Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang    

Cây me đất, công dụng và cách chữa trị.


Cây me đất là một loại cây mọc dại rất nhiều ở nước Việt Nam chúng ta, nhưng ít ai biết được loại cây này không chỉ ăn được mà còn là thảo dược rất quý hiếm.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 5f6cd-me-dat-1.jpg
Cây me đất – vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh

Cây me đất là gì?

Cây me đất hay còn gọi là chua me đất, là một loại cây mọc hoang rất quen thuộc với nhiều người và được chia làm hai loại: chua me đất hoa vàng và hoa đỏ. Loại cây này không chỉ có thể ăn được mà còn là một cây thuốc quý, chứa nhiều dược tính, có thể chữa được rất nhiều bệnh.

Cây me đất thuộc cây thân thảo, mọc bò sát đất và có thể sống lâu năm. Thân mảnh thường có màu đỏ nhạt, hơi có lông. Có 3 lá chét mỏng hình tim và cuống dài. Hoa mọc thành tán gồm 2-3 hoa, có khi 4 hoa màu vàng hoặc đỏ. Quả nang thuôn dài, khi chín mở bằng 5 van, tung hạt đi xa. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 198cf-me-dat-2-636x420-1.jpg
Một số công dụng và bài thuốc chữa bệnh của cây me đất

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh của cây me đất

Trong lá và thân me đất có acid oxalic, oxalat, kali… vì thế cây me đất chữa được rất nhiều bệnh. Sau đây là một số công dụng cũng như bài thuốc chữa bệnh của cây me đất, các bạn cùng tham khảo nhé!

Chữa sốt cao, trằn trọc khát nước

Để chữa bệnh sốt cao, trằn trọc khát nước có thể dùng một nắm cây me đất rửa sạch, giã nát cho thêm một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước cốt chia ra uống dần.

Trị ho

– Ho do thử nhiệt (nắng nóng): Dùng cây me đất, rau má: mỗi vị 40g; lá xương sông, cỏ gà: mỗi vị 20g. Các vị thuốc trên yêu cầu phải còn tươi, rửa sạch và giã nhỏ. Vắt lấy nước, cho thêm 1 thìa đường, đun sôi và uống một ngày 3 lần.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 8a100-me-dat-3-526x420-1.png
Nước cốt lá me chua chữa ho rất hiệu quả

Trị ho cho trẻ không phải là điều dễ dàng, bởi họ có thể hết rồi quay trở lại. Do đó, bạn có thể dùng 100g lá me đất đã được rửa sạch, cắt nhỏ cho vào bát. Cho đường phèn vào và đem hấp cách thủy. Sau khi hấp xong, để nguội là có thể dùng được. Để việc điều trị ho cho trẻ đạt được hiệu quả cao, nên cho trẻ uống 2 – 3 lần trong một ngày, mỗi lần uống khoảng 2 thìa nhỏ, trị ho rất hiệu quả.

– Ho gà: 10g lá me đất, 12g rễ chanh 12g, 5g hạt mướp đắng 5g, 2g phèn phi 2g và lá hẹ, lá xương sông: mỗi vị 8g. Sắc lấy nước đặc, khi uống thêm chút được, trị ho gà rất hiệu quả.

Chữa kiết lỵ, đại tiểu tiện không thông

– Dùng lá me đất đã được phơi khô và tán thành bột mịn. Một lần uống khoảng 9 – 12g, một ngày uống 3 lần nước sôi để nguội, có thể chữa được kiết lỵ.

– Mỗi vị thuốc sau đây dùng 20g gồm: me đất, mã đề. Rửa sạch rồi giã nát thêm chút đường và vắt nước cốt để uống chữa được bệnh đại, tiểu tiện không thông.

An thần, mất ngủ và suy nhược thần kinh

Dùng 20g me đất và 6g lá thông đuôi ngựa để chữa mất ngủ, an thần (Hoặc dùng 30g mê đất và lá thông đuôi ngựa để chữa suy nhược thần kinh). Sắc nước uống, một ngày uống 3 lần.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 1f10d-me-dat-4-630x420-1.jpg
Không chỉ chữa bệnh mà còn là món ăn vô cùng ngon và hấp dẫn

Ngoài ra cây me đất còn chữa được nhiều bệnh khác như: viêm đường tiết niệu, bong gân, rôm sẩy, ngứa ngáy, huyết áp cao, viêm gan vàng da…. Không chỉ vậy mà được chế biến thành những món ăn bài thuốc rất ngon mà lại dễ làm. Tuy nhiên, cần phải hết sức chú ý khi dùng me đất, bởi vì trong me đất có chứa axit oxalic, đặc biệt là hàm lượng oxalat kali cao có thể gây sỏi trong bàng quang hoặc thận. Đặc biệt là phụ nữ mang thai và những người bị sỏi thận.

Nguồn:  Đông Y Gia Truyền Tấn Khang                   

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020