Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp Đông y

 Ngoài việc lựa chọn phương pháp Tây y thì cũng có không ít người bệnh chọn chữa đau dây thần kinh tọa bằng Đông y. Cùng tìm hiểu các biện pháp điều trị bệnh bằng Đông y qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh đau thần kinh toạ là căn bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi

TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA BẰNG ĐÔNG Y

Bệnh đau thần kinh toạ là căn bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Bệnh gây khó khăn trong việc vận động và di chuyển. Theo tây y hiện nay, để chữa đau thần kinh toạ cần phải tốn khá nhiều chi phí và thời gian. Vì vậy, hầu hết bệnh nhân đã chọn phương pháp chữa bệnh bằng đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc rõ hơn về cách chữa đau dây thần kinh toạ bằng đông y này.

Theo đông y, đau thần kinh toạ được chia làm 2 mức độ là bị đau dây thần kinh toạ cấp tính và mãn tính. Ở mỗi mức độ có nhiều dạng khác nhau. Các thầy thuốc đông y sẽ căn cứ vào nguyên nhân đau thần kinh tọa và tình trạng bệnh để cắt phương thuốc phù hợp.

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA THEO TỪNG THỂ BỆNH

Theo Đông y cổ truyền, việc chẩn đoán và điều trị đau thần kinh tọa thường được phân theo các thể bệnh. Nguyên tắc điều trị bao gồm thông kinh lạc, tán hàn, táo thấp, hoạt huyết, hóa ứ, chỉ thống, thanh nhiệt để cải thiện cơn đau.

Phụ thuộc vào từng thể bệnh, bác sĩ y học cổ truyền có thể chỉ định các phương pháp điều trị như:

Thể thấp nhiệt

Triệu chứng nhận biết:

  • Đau buốt ở đùi;
  • Có cảm giác nóng rát ở khu vực bị ảnh hưởng;
  • Nước tiểu có màu vàng;
  • Lưỡi đóng rêu vàng;
  • Mạch hoạt sác.

Phương pháp điều trị chính là giải độc, thanh nhiệt. Bên cạnh đó thông lạc, sơ phong
để tăng hiệu quả điều trị.

Bài thuốc điều trị: Thạch cao tri mẫu quế chi thang.

Dùng Hoàng bá, Qui xuyên, Ngưu tất, Xương truật, Phòng kỷ, mỗi vị phân lượng bằng nhau, sắc thành thuốc, dùng uống.

Đối với thể thấp nhiệt nặng có thể gia thêm Hy thiêm, Nhân trần, Ngũ gia bì, Bạch thược, Uy linh tiên, Trạch tả.

Thể phong hàn

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau ở vùng thắt lưng lan xuống đùi sau, cẳng chân;
  • Đi lại khó khăn;
  • Không có dấu hiệu teo cơ;
  • Toàn thân sợ lạnh;
  • Lưỡi có rêu trắng;
  • Mạch phù;

Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hành khí, tán hàn khu phong.

Bài thuốc: Dùng Tế tân, Ngải cứu, Quế chi, Phòng phong, Trần bì, Chỉ xác, mỗi vị đều 8 g; Thiên niên kiện, Ngưu tất, Xuyên khung, Kê huyết đằng, Uy linh tiên, Đan sâm, Độc hoạt, mỗi vị đều 12 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

Thể huyết ứ

Biện pháp điều trị: Thông kinh lạc, chỉ thống giảm đau, khứ ứ, hoạt huyết.

Bài thuốc điều trị: Tọa cốt thần kinh nhất hiệu thương.

Sử dụng Ngưu tất 60 g, Hoàng bá 9 – 12 g, Xuyên khung 10 – 12 g, Mộc qua 12 g, Tế tân 4 – 6 g, Xương truật 10 – 15 g, Độc hoạt 10 – 15 g, Ý dĩ – Thân cân thảo – Dâm dương hoắc – Kê huyết đằng đều 30 g, mang đi sắc thành thuốc, chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày.

Thể hàn thấp

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau vùng lưng, đùi, mông dọc theo bên ngoài cẳng chân (kinh đởm) và phía sau khoeo (kinh Bàng quang)
  • Khớp chân khó co duỗi, khó đi khi đi đứng;
  • Đau dữ dội về đêm, thời tiết lạnh về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết;
  • Da mát lạnh, đau nhức như kim đâm ở mạch Huyền Khẩn hoặc Trầm Trì;
  • Da mát nhưng đổ nhiều mồ hôi, lòng bàn chân khi có mồ hôi thường có cảm giác tê bì ở da hoặc mạch Nhu Hoãn, đây là dấu hiệu thấp tà nghiêm trọng.

Phương pháp điều trị: Trừ thấp, tán hàn, khu phong, thông kinh hoạt lạc.

Bài thuốc: Can khương thương truật linh phụ thang gia giảm.

Dùng Thương truật, Bạch chỉ, Bạch linh, mỗi vị đều 12 g; Cam thảo, Tế tân, mỗi vị đều 6 g; Can khương, Phụ tử chế, mỗi vị đều 4 g; Quế chi 8 g, sắc thành thuốc, mỗi ngày uống một thang.

Phương pháp Đông y chữa đau thần kinh tọa

Thể phong hàn thấp

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau ở vùng thắt lưng hoặc đau ở mông lan xuống bắp chân, dọc theo đường đi của dây thần kinh hông;
  • Có dấu hiệu teo cơ;
  • Cơn đau kéo dài, tái phát thường xuyên;
  • Ăn ngủ kém;
  • Có các điểm đau ở mạch Nhu Hoãn, Trầm Nhược.

Phương pháp điều trị: Tán hàn, hành khí, hoạt huyết, khu phong, trừ thấp.

Bài thuốc: Quyên tý thang gia giảm.

Dùng Đương quy, Hoàng ỳ, Phòng phong, Độc hoạt, Tang chi, mỗi vị đều 8 g; Xuyên khung, Một dược, Cam thảo, Nhũ hương, Hải phong đằng, mỗi vị đều 4 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.

Thể phong hàn

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau của đùi, cẳng chân dẫn đến khó khăn khi đi lại;
  • Cơ chưa bị teo;
  • Người sợ lạnh;
  • Lưỡi đóng rêu trắng;
  • Mạch phù.

Phương pháp điều trị: Tán hàn, hành khí, sơ phong, hoạt huyết.

Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang.

Dùng Ngưu tất, Độc hoạt, Phục linh, Bạch thược, Đương quy, Tang ký sinh, Thục địa, Đảng sâm, Đại táo, mỗi vị đều 12 g; Đỗ trọng, Cam thảo, Phòng phong, mỗi vị đều 8 g; Quế chi, Tế tân, mỗi vị đều 6 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.

Thể huyết ứ

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau dây thần kinh ở hông, lan tỏa xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, gây khó khăn khi đi lại;
  • Có thể nhìn thấy các lạc mạch màu xanh, thẫm hoặc tím ở khoeo chân hoặc đùi bằng mắt thường;
  • Ở phần sâu của mông (huyệt Hoàn khiêu) thường có cảm giác nhức buốt như dùi đâm hoặc kim châm;
  • Đau dọc theo đường kinh, bàng quang và đởm;
  • Lưỡi có nhiều vết bầm tím.

Phương pháp điều trị: Khứ ứ, hoạt ứ, chỉ thống, thông kinh lạc.

Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm.

Dùng Sinh địa, Xuyên khung, Xích thược, Đan sâm, Ngưu tất, Quy vĩ, mỗi vị 12 g; Trần bì, Đào nhân, Uất kim, Hồng hoa, mỗi vị đều 8 g, Kê huyết đằng 10 g; Cam thảo 6 g, sắc thành thuốc dùng uống mỗi ngày một thang.

Thể thấp nhiệt

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau lưng lan xuống mông, mặt sau của đùi, cẳng chân, đi lại khó khăn;
  • Có cảm giác nóng rát ở các điểm đau;
  • Mạch Nhu hơi Sác.

Phương pháp điều trị: Giải độc, thanh nhiệt, sơ phong, thông lạc.

Bài thuốc: Thạch cao tri mẫu quế chi thang.

Dùng Trĩ mẫu, Xích thược, Uy linh tiên, mỗi vị đều 15 g; Quế chi, Phòng kỷ, Tang chi, mỗi vị đều 6 g; Nhẫn đông đằng, Hoàng bá, Đơn bì, Liên kiều, mỗi vị đều 10 g, Thạch cao 20 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.

Nếu nhiệt tháng gây tổn thương tân dịch, gia thêm Nhân trần, Sinh địa, Địa long, Chi tử.

Điều trị đau thần kinh tọa theo Đông y thường mang lại hiệu quả kéo dài và không gây tác dụng phụ do đó được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn khang

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Tắm dưỡng trắng, da khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe bằng bài thuốc đông y này

 Tắm dưỡng trắng, da khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe bằng bài thuốc đông y này.

Để có một làn da đẹp thì cần có chế độ chăm sóc hợp lý, cách dưỡng da rất quan trọng trong việc cải thiện là da của chi em phụ nữ. Có câu: “Ngọc đẹp nhờ công đẽo, người đẹp nhờ công phu”. Theo Đông y cổ truyền có nhiều cách  dưỡng da cũng như phòng các bệnh ngoài da như thuốc uống, thuốc đắp, kể cả thuốc tắm. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc tắm phòng bệnh ngoài da, tắm dưỡng trắng, da khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe.

Bài thuốc tắm dưỡng trắng, da khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe.

Bài 1: cốc tinh thảo 45g, quyết minh tử 45g, bạch cúc hoa 45g, tang diệp 60g, nhân trần 45g, tang chi 45g, mộc qua 60g, thanh bì 60g. Đem tất cả các dược liệu trên cho vào nồi sắc lấy nước thuốc để tắm gội. Phương này chủ yếu do các thuốc sơ phong thanh nhiệt, lợi thấp hợp thành. Tác dụng phòng chống các bệnh ngoài da vì có thể ức chế được nhiều loại vi khuẩn ngoài da. Đặc biệt, tang chi (cành non cây dâu tằm) giỏi về khử phong hoạt lạc, thông lợi xương khớp và chữa phong ngứa khô táo toàn thân. Tổng hợp các vị trên phương này có tác dụng thanh lợi đầu mục, khử phong trừ thấp, thư gân hoạt lạc, sơ can lý khí. Dùng bài thuốc này tắm gội có thể phòng chống các bệnh ngoài da, bảo vệ sự mạnh khỏe của da, làm da dẻ khỏe đẹp, ngoài ra còn có thể làm cho con người có cảm giác dễ chịu thoải mái.

Bài 2: mộc qua 40g, tang diệp 40g, ý dĩ 40g, nhân trần 24g, cam cúc hoa 40g, thiền y 40g, hoàng liên15g, thanh bì 40g, ngô thù du 15g. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi sắc rồi vớt bã thuốc, lọc lấy nước thuốc để tắm gội. Trong phương thiền y sơ phong án nhiệt, thấu chẩn giảm ngứa, chữa da dẻ phong nhiệt phòng bệnh đậu sởi, sưng nhọt độc và có hiệu quả rất tốt với chứng ngứa ngoài da do phong tê dẫn đến. Hoàng liên thiên về thanh nhiệt tả hỏa giải độc, là thuốc chủ yếu dùng chữa mụn nhọt. Tổng hợp các thuốc trên phương này có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp giảm ngứa. Sử dụng phương này có thể phòng chữa các bệnh ngoài da như đinh nhọt, mụn ghẻ, nấm da, ban sẩn gây ngứa… giúp cho da tươi mịn, khỏe mạnh.

Bài 3: bát bạch tán (dùng để rửa mặt) gồm: bạch đinh hương, bạch cương tàm, bạch khiên ngưu, bạch tật lê, bạch cập mỗi loại đều 110g, bạch chỉ 75g, bạch phụ tử, bạch phục linh mỗi loại 18g, tạo giác 50g, đậu xanh một ít. Tạo giác bỏ vỏ tước xơ rồi đem tất cả các vị thuốc nghiền thành bột mịn rồi trộn đều là thành. Hằng ngày, dùng bột này pha nước để rửa mặt. Trong phương này có 8 vị thuốc có chữ bạch đi đầu nên gọi bát bạch tán. Toàn phương hợp dùng có thể trừ chất bụi, chất nhờn bám trên da mặt, trừ phong giảm ngứa… Dùng phương này rửa mặt có thể phòng chống được các bệnh về da mặt như trứng cá, nám, tàn nhang, ngứa ngáy…

Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Cây Rau Răm Trị Rất Nhiều Bệnh Mà Bạn Đã Biết Chưa?

 Cây Rau Răm Trị Rất Nhiều Bệnh Mà Bạn Đã Biết Chưa?

Rau răm còn có tên là thủy liễu, nó có hương thơm đặc biệt, vị cay tính ấm, có tinh dầu, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: cháo lươn, trứng vịt lộn, gà luột… Trong y học cổ truyền, rau răm là vị thuốc có công dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc.

rau răm

Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống. Rau răm không độc. Rau răm được sử dụng trong dân gian để trị các bệnh sau:

1: Khó tiêu hóa đầy bụng

Một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ lấy nước uống. Bã đem xoa bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).

2: Người bị  cảm cúm hắt hơi sổ mũi.

Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc uống.

3: Rau răm có tác dụng chữa rắn cắn:

Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và đưa ngay đến cơ sở y tế.

4: Chữa chứng đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh:

Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.

5:Nước ăn chân hiệu quả.

Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).

6: Chữa mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng:

Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Tác dụng chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.
Rau răm có nhiều công dụng rất thiết thực trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, mỗi gia đình nên trồng một đám nhỏ trong vườn nơi gần nước. Khi cần có ngay để sử dụng.

Nguồn: Đông Y gia truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

Trị Mụn Nám Tàn Nhang Bằng Các Bài Thuốc Đông Y Cổ Truyền

Trị Mụn Nám Tàn Nhang Bằng Các Bài Thuốc Đông Y Cổ Truyền

Ngoài việc dùng các biện pháp làm đẹp tân tiến, những chị em có tàn nhang hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc từ đông y cổ truyền. Vừa có kết quả tốt lại tiết kiệm chi phí và giúp loại bỏ tận gốc.

Tàn nhang có thể là do tác động bởi môi trường hoặc sắc tố bên trong cơ thể

Theo lý giải thì tàn nhang là do tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời hoặc phong tà xâm nhập, nguyên nhân bên trong thì liên quan nhiều với thận thủy bất túc. 

Tàn nhang hay phát sinh ở vùng mặt, thường về mùa hè hoặc sau khi phơi nắng nhiều thì tàn nhang đậm màu hơn và nhiều hơn, mùa đông nhạt màu hơn.

Tàn nhang tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chúng khiến chị em mất tự tin về ngoại hình. Lâu dần tàn nhang lan rộng và có thể khiến làn da bị sạm. 

Còn trong Đông Y chia tàn nhang thành 2 thể: Thể thận thủy bất túc và thể phong tà ngoại bác. Vì thế khi bị tàn nhang chị em có thể dùng một vài bài thuốc Đông Y sau để chữa nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Nhiều bài thuốc trong Đông Y luôn được đánh giá cao hiệu quả trong việc trị tàn nhang

Bài thuốc Đông y chữa tàn nhang

Trong Đông Y làm đẹp có rất nhiều phương thuốc hay hỗ trợ làm đẹp hiệu quả. Đối với người bị tàn nhang có thể áp dụng những cách sau:

  • Bài 1: bạch phục linh đem nghiền thành bột mịn, cho một ít mật ong hòa đều thành dạng hồ. Tối trước khi đi ngủ dùng nước ấm rửa sạch mặt, rồi dùng dung dịch hồ trên bôi lên mặt. Sáng dậy rửa sạch mặt bằng nước ấm. Phương này là một nghiệm phương mà người thời xưa hay dùng chữa chứng nám da vùng mặt và chấm tàn nhang trên mặt. Trong bài bạch phục linh kiện tỳ lợi thủy, tiêu ẩm nên chữa được chứng tàn nhang. Mật ong càng thêm hiệu quả làm đẹp, trừ tàn nhang và còn giúp tư dưỡng làn da.
  • Bài 2: hạnh nhân bỏ vỏ, giã nát nhuyễn, sau đó dùng lòng trắng trứng gà hòa đều thành dạng hồ. Mỗi tối trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch bằng nước ấm rồi thoa đều dung dịch này lên mặt. Sáng dậy, rửa sạch mặt bằng nước ấm. Đây là một nghiệm phương cổ có tác dụng khử phong tán nhiệt, trừ tàn nhang dưỡng da, ngoài ra còn trừ mụn trên mặt làm làn da trắng mịn đẹp đẽ.
  • Bài 3: Bạch truật ngâm trong dấm hoặc nấu với dấm cho nở. Hằng ngày, dùng nước thuốc để lau rửa mặt. Đây là phương cổ nghiệm dùng chữa tàn nhang và nám đen trên mặt. Trong phương này, bạch truật có vị đắng cam, tính ôn vào kinh tỳ vị; bổ tỳ ích khí, táo thấp lợi thủy, tiêu đờm thủy, trục phong thủy kết sưng ở da. Dùng dấm điều chế, chủ yếu vì dấm có tác dụng chữa trị đờm tủy huyết bệnh, tán ứ giải độc và tịn tàn nhang. Bạch truật và dấm hợp dùng có thể khu phong trục đờm, tán ứ giải độc, trừ tàn nhang. Trong Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân nói rằng phương này chữa trị tàn nhang rất hiệu quả.

Một trong những điều chị em cần lưu ý là việc sử dụng các bài thuốc từ đông y cần kiên trì, bởi hiệu quả mang đến sẽ chậm hơn so với việc trị tàn nhang bằng các công nghệ tân tiến.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Công dụng của cây lá vối trong điều trị bệnh chữa bỏng, thanh nhiệt và kiện tỳ.

 Công dụng của cây lá vối trong điều trị bệnh chữa bỏng, thanh nhiệt  và kiện tỳ.

Theo Đông y cổ truyền cây vối có vị đắng, chát, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sát trùng, chỉ dương, kiện tỳ giúp tiêu hóa tốt, ăn ngon, giải nhiệt, nhiều nhà vẫn giữ thói quen đun một nồi lá vối để uống hằng ngày giống như nước trà xanh, điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa và kháng khuẩn, để bảo quản có thể uống nước lá vối quanh năm nhiều người phơi khô hay sao khô để bảo quản,  nhưng tốt nhất vẫn là dùng lá vối tươi, cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm về công dụng của cây vối các bạn nhé!

Một số bài thuốc chữa bệnh có cây lá vối:

Chữa bỏng: Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng.

Chữa viêm gan, vàng da: Dùng rễ 200g mỗi ngày, nấu sắc uống.

Chữa viêm da lở ngứa và chốc đầu: Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.

Chữa thấp chẩn cấp và mạn tính: Lá vối tươi 50g, lá kinh giới 50g. Đun sôi kỹ, lấy nước rửa vết loét, kết hợp thuốc mỡ bôi.

Giải độc lá ngón: Lá vối tươi 1 nắm; giã nát, ép lấy nước, thêm ít nước ép lấy nước 2, hợp hai nước cho uống hoặc bơm thẳng vào dạ dày.

Chữa đau bụng, đầy trướng, ăn không tiêu: Vỏ vối 12g, bán hạ chế 8g, cát sâm sao 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Chữa tiêu chảy:

– Lá vối 5-10g, vỏ rộp cây ổi (hoặc búp ổi) 10g, núm quả chuối tiêu khô 10g. Sắc với 400ml, gạn cô lại  còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.

– Vỏ vối 100g, vỏ sung 100g, lá ổi 100g, lá phèn đen 100g, vỏ cây đại 50g, hạt vải 50g, quế 30g. Sấy khô, tán bột, luyện với hồ làm hoàn bằng hạt đậu xanh. Người lớn uống 2 lần, mỗi lần 12g. Trẻ em tùy tuổi giảm liều.

Chữa bệnh đái tháo đường: Lá vối 20 – 30g. Hãm hoặc sắc uống trong ngày. Người dân vùng Porto Alegre ở Brazil dùng 20g lá vối, 20g lá cây Vối sắc uống thường xuyên để chữa bệnh tiểu đường.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

Trị Bệnh Viêm Xoang Mũi Bằng Cây Lá Lốt

 Trị Bệnh Viêm Xoang Mũi Bằng Cây Lá Lốt

4 Cách trị viêm xoang bằng lá lốt đơn giản chi tiết an toàn nhất

Trị viêm xoang bằng lá lốt liệu có hiệu quả không có gây hại đến mũi không khá nhiều người sử dụng lá lốt nấu ăn hằng ngày mà không nhận ra tác dụng trị viêm xoang của nó. Nhờ có đặc tính kháng sinh tự nhiên, dòng lá này giúp kháng viêm, diệt khuẩn, khiến cho thông thoáng lỗ mũi. Sau đây là cách chữa viêm xoang bằng lá lốt đơn giản ai cũng thực hiện được.

Trị viêm xoang bằng lá lốt
Trị viêm xoang bằng lá lốt

Công dụng của lá lốt trong chữa viêm xoang

Lá lốt thuộc họ hồ tiêu, cây thân thảo, dễ sống và thường mọc hoang ở các khu đất ẩm thấp. Đây là một mẫu rau gia vị vô cùng quen thuộc trong những bữa ăn của gia đình Việt. Từ lá lốt, một số bà nội trợ có thể chế biến ra khá nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng dành cho gia đình. Đặc biệt, lá lốt còn là vị thuốc được sử dụng để chữa trị rất nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh lý về xương khớp, viêm mũi xoang.

Cách điều trị viêm xoang bằng lá lốt đã được nhân dân ta áp dụng từ bao đời nay:

Trong y học cổ truyền, lá lốt được xếp vào nhóm các vị thuốc có tính ấm, giúp tán hàn, giải độc, bớt đau nhức, chữa tê lạnh tay chân, say nắng, đau răng, chống nôn ói, kích thích tiêu hóa.

một số nghiên cứu cho thấy, lá lốt chứa nhiều tinh dầu và những hoạt chất như piperin, piperidin. Lúc được thử nghiệm trên súc vật, dịch chiết từ lá lốt hoạt động như một chất kháng sinh, giúp giảm viêm rõ rệt. Nó có khả năng giúp ức chế hoạt động của nhiều mẫu ký sinh trùng gây ra bệnh, chẳng hạn như Staphylococcus, Shiga hay khuẩn Es. Coli…

Chính vì thế mà khá nhiều người tin rằng dùng lá lốt có thể điều trị được viêm xoang. Thay vì đi khám bệnh, những bạn nam hái lá lốt khiến cho thuốc với mong muốn tự trị khỏi bệnh tại nhà.

Các dấu hiệu viêm xoang có khả năng chữa trị bằng Lá Lốt?

nếu tìm ra các biểu hiện mắc viêm xoang Bên dưới, bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay bài thuốc trị viêm xoang bằng lá lốt này trước tiên bạn nhé:

  • bị viêm xoang sàng sau.
  • Trẻ mắc viêm xoang mũi trên 5 tuổi.
  • bị viêm xoang lúc có thai trên 3 tháng.
  • Đau đầu cũng như đau 2 hốc mắt.
  • Đau buốt 2 bên thái dương.

Lá lốt trị được khá nhiều dấu hiệu, triệu chứng bị viêm xoang không giống nhau

Thậm chí là hỗ trợ hay bị nghẹt 1 bên mũi khá tốt:

  • Nước mũi có mùi hôi.
  • Nước mũi đặc quánh.
  • Nước mũi chảy xuống họng.
  • Nước mũi chảy liên tục.

Cách chữa trị viêm xoang tại nhà này ưu điểm là lành tính, không chứa chất corticoid. Chính vì vậy không xảy ra vấn đề dị ứng thuốc kháng sinh của thuốc tây như những anh chị hay gặp. Bạn hoàn toàn cần thử cũng như áp dụng ngay cách này tại nhà nếu như dùng thuốc tây không hết nha bạn.

Cách chữa trị viêm xoang bằng lá lốt

Mẹo chữa viêm xoang bằng lá lốt vô cùng dễ thực hiện. Bên cạnh việc thường xuyên ăn lá lốt để đẩy lùi bệnh viêm xoang từ bên trong, bạn có khả năng tham khảo 3 cách dưới đây:

1. Sử dụng lá lốt tươi điều trị viêm xoang

Chuẩn bị :

  • 1- 2 cái lá lốt tươi
  • Muối ăn

sử dụng lá lốt tươi nhét vào lỗ mũi chữa viêm xoang

Cách thực hiện:

  • Đem lá lốt rửa sạch. Đừng quên ngâm lá lốt trong nước muối pha loãng ít nhất 20 phút để đảm bảo nguyên liệu sử dụng sạch khuẩn.
  • Vò nhẹ lá lốt để tinh dầu bên trong tiết ra bên ngoài
  • Tiếp theo cuộn tròn lá lốt lại cũng như nhét vào bên lỗ mũi bị viêm
  • nếu bạn bị viêm xoang cả hai bên thì làm cho một bên mũi trước, để khoảng 15 – 20 phút rồi rút ra. Sau đấy mới nhét lá lốt vào bên mũi còn lại.

Tần suất áp dụng: Thực hiện đều đặn 2 lần một ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để nhanh thấy được hiệu quả.

lá lốt tươi điều trị viêm xoang

2. Chữa viêm xoang bằng nước cốt lá lốt

Chuẩn bị:

  • 5 – 7 cái lá lốt tươi

Cách thực hiện:

  • na ná cách trên, thứ nhất bạn cũng đem lá lốt rửa sạch rồi ngâm trong nước muối. Sau 20 phút vớt ra cho ráo nước
  • tiểu phẫu cắt nhỏ lá lốt rồi đem say nhuyễn bằng máy say sinh tố, hay có khả năng cho vào cối giã nát.
  • Chắt nước cốt lá lốt nhỏ vào lỗ mũi 1 -2 giọt. Sau vài phút, dịch nhầy trong xoang sẽ được làm cho loãng, bạn chỉ cần xì nhẹ để dòng bỏ ra ngoài.
  • Thực hiện hao hao cho bên còn lại sẽ giúp lỗ mũi thông thoáng, dễ thở hơn.

Tần suất áp dụng:lúc chữa trị viêm xoang bằng lá lốt theo cách này, bạn có thể áp dụng 2 – 3 lần/ngày.

Chữa viêm xoang bằng nước cốt lá lốt

3. Xông hơi lá lốt điều trị viêm xoang

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá lốt
  • 1 cái khăn tắm khổ rộng

Xông hơi lá lốt chữa trị viêm xoang giúp đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu ở khu vực bị bệnh, làm cho mau lành tổn thương

Cách thực hiện:

  • Lá lốt sau khi rửa sạch bạn cho vào nồi nấu với 1 lít nước
  • Đun sôi kỹ trong khoảng 10 phút, khi thấy nước lá chuyển qua màu vàng nhạt thì ngưng
  • Gạn nước lá lốt ra một cái chậu nhỏ
  • lúc nước còn nóng, bạn đưa mặt lại gần và trùm khăn kín từ đầu tới cổ để xông
  • Hít nhiều hơi thật mạnh để hơi nước đi sâu vào trong xoang mũi giúp kích thích lưu thông máu, giảm những dấu hiệu nghẹt mũi, đau nhức xoang.

Tần suất áp dụng: Mỗi ngày xông một lần, mỗi lần thực hiện trong khoảng 10 phút.

4.  Giã Nhiễm lá lốt  để trị viêm xoang

Đây là cách cơ bản nhất mang lại hiệu quả cao, giảm nhanh một số dấu hiệu của bệnh.
  • Bước 1: Lá lốt tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng từ 3-5 phút, sau đó để ráo
  • Bước 2: Xắt nhỏ lá lốt cũng như cho vào cối giã nhuyễn, thêm ít nước lọc, sau đó vắt lấy nước cốt, cẩn thận thì có thể lọc sơ thông qua.
  • Bước 3: Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý
  • Bước 4: Cho nước cốt vào bình nhỏ, nhỏ 2 bên mũi từ 2-3 giọt và áp dụng ngày 2 lần để hiệu quả.

Ưu nhược điểm của cách điều trị viêm xoang bằng lá lốt

Việc dùng lá lốt chữa trị viêm xoang có một số ưu nhược điểm riêng. Bạn buộc phải tìm hiểu, bạn bắt buộc tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước lúc thực hiện:

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu dễ kiếm
  • Cách thực hiện đơn giản
  • Việc chữa trị được tiến hành tại nhà nên không tốn kém rất nhiều chi phí

Nhược điểm:

  • trường hợp mắc viêm xoang nặng áp dụng hầu như không thấy kết quả
  • Không thay thế được thuốc do bác sĩ kê đơn
  • Tác dụng chậm, dựa vào cơ địa, nên áp dụng kiên trì, đều đặn
  • có thể bị nhiễm trùng xoang diễn biến do không đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến thuốc
  • các người mắc dị ứng với thành phần trong lá lốt dẫn tới chóng mặt, nổi mẩn ngứa, tương đối khó thở… Mức độ dị ứng nặng hoặc nhẹ căn cứ theo độ mẫn cảm của từng cá nhân.
Ưu nhược điểm của cách điều trị viêm xoang bằng lá lốt


Chữa viêm xoang bằng lá lốt mang dứt điểm bệnh?

Mặc dù chữa viêm xoang bằng lá lốt mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên chúng chỉ áp dụng mang các ví như bệnh ở mức độ nhẹ, chưa chuyển biến nghiêm trọng.

Đặc biệt chúng chỉ giúp người bệnh cảm xuất hiện thoải mái hơn, thuyên giảm các triệu chứng chứ ko với tác dụng trị dứt điểm. Do ấy, người bệnh cũng đừng quá lạm dụng hoặc kỳ vọng quá rộng rãi.

So với các giả dụ bệnh nặng, lâu ba nên được điều trị chuyên khoa và kết hợp những bài thuốc chữa bệnh như thảo dược thiên nhiên vừa an toàn, không để lại tác dụng phụ vừa tư vấn điều trị bệnh dứt điểm.

Bên cạnh đó bệnh nhân cũng phải chú ý bảo vệ thân thể, nhất là khi ra đường vào thời tiết lạnh. Đồng thời với chế độ ăn uống, rèn luyện, khiến việc hoặc ngơi nghỉ khoa học.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020