Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Tp.HCM Giới Thiệu Ông Phan Văn Mãi Để Bầu Làm Chủ Tịch Thay Ông Nguyễn Thành Phong

 Giới thiệu ông Phan Văn Mãi để bầu làm Chủ tịch TPHCM thay ông Nguyễn Thành Phong.

 

Ông Phan Văn Mãi (48 tuổi), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM được giới thiệu để HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND TPHCM thay ông Nguyễn Thành Phong.


Ông Phan Văn Mãi được bầu làm Chủ tịch UBND TP HCM

Giới thiệu ông Phan Văn Mãi để bầu làm Chủ tịch TPHCM thay ông Nguyễn Thành Phong


Sáng nay (24/8), HĐND TPHCM khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ khai mạc kỳ họp thứ 2 (kỳ họp chuyên đề) theo hình thức họp trực tiếp tại Hội trường Thành ủy TPHCM (số 111 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3) với thời lượng một buổi.


Theo dự kiến, tại kỳ họp này, các đại biểu sẽ nghe, thảo luận và cho ý kiến về một số tờ trình của UBND TPHCM; báo cáo của các Ban HĐND TPHCM về thẩm tra các tờ trình của UBND TPHCM cũng như báo cáo kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến trước và sau kỳ họp thứ 23, HĐND TPHCM khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021.


Bên cạnh đó, Thường trực HĐND TPHCM cũng sẽ trình kỳ họp thông qua chương trình làm việc, chương trình hoạt động giám sát toàn khóa; nội quy kỳ họp của HĐND TPHCM khóa X; Chương trình giám sát năm 2022 của HĐND TPHCM khóa X...


Ngoài ra, tại kỳ họp này, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ báo cáo kết quả năm học 2020-2021 và công tác chuẩn bị cho năm học 2021-2022…


Tuy nhiên, nội dung trọng tâm của kỳ họp thứ 2 HĐND TPHCM khóa X là công tác nhân sự.


Tp.HCM Giới Thiệu Ông Phan Văn Mãi Để Bầu Làm Chủ Tịch Thay Ông Nguyễn Thành Phong
Kỳ họp thứ nhất và kỳ họp thứ 2 HĐND TPHCM khóa X diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại thành phố.


Cụ thể, các đại biểu sẽ tiến hành các thủ tục miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với ông Nguyễn Thành Phong theo quy định. Trước đó, ông Nguyễn Thành Phong đã được Bộ Chính trị có Quyết định điều động và phân công giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.


Kỳ họp sẽ giới thiệu nhân sự và tiến hành bầu tân Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 – 2026 thay ông Nguyễn Thành Phong. Theo quy định của Thành ủy TPHCM, ứng cử viên phải trình bày chương trình hành động trước khi các đại biểu HĐND TPHCM tiến hành bỏ phiếu bầu.


Nếu trúng cử, tân Chủ tịch UBND TPHCM sẽ ra mắt HĐND TPHCM và có bài phát biểu nhậm chức. Kết quả bầu cử cũng sẽ được HĐND TPHCM trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê chuẩn.


Nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM đã được giới thiệu để các đại biểu HĐND TPHCM bầu giữ chức Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 – 2026 thay ông Nguyễn Thành Phong tại kỳ họp này.


Tp.HCM Giới Thiệu Ông Phan Văn Mãi Để Bầu Làm Chủ Tịch Thay Ông Nguyễn Thành Phong
Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM Phan Văn Mãi cũng là một trong những lãnh đạo chủ chốt của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM


Hiện nay, ông Phan Văn Mãi đang đảm nhiệm vai trò Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM.


Ông Phan Văn Mãi sinh ngày 25/2/1973 tại Xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre), Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XV.


Ông Mãi có trình độ Cử nhân tiếng Anh, Cử nhân kinh tế, Thạc sĩ quản lý kinh tế; Cao cấp lý luận chính trị.


Tp.HCM Giới Thiệu Ông Phan Văn Mãi Để Bầu Làm Chủ Tịch Thay Ông Nguyễn Thành PhongÔng Phan Văn Mãi (bên trái) trao đổi với các đại biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026


Ông Phan Văn Mãi là cán bộ trưởng thành từ công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, từng trải qua các chức vụ: Bí thư Tỉnh đoàn Bến Tre, Bí thư Trung ương Đoàn, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre.


Ngày 1/6/2021, ông Phan Văn Mãi được Bộ Chính trị điều động và chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy và phân công giữ chức vụ Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM thay ông Trần Lưu Quang (được điều động giữ chức Bí thư Thành ủy TP Hải Phòng).


Quá trình công tác của ông Phan Văn Mãi.

Từ năm 1995 đến 1997: Ông Phan Văn Mãi là chuyên viên Phòng ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh Bến Tre, rồi Bí thư Tỉnh đoàn Bến Tre; đại biểu HĐND tỉnh Bến Tre; tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bến Tre.

Từ 1997 – 2008: Ông là Bí thư Đoàn ủy Văn phòng UBND tỉnh Bến Tre; Bí thư Tỉnh đoàn Bến Tre; Tỉnh ủy viên Bến Tre

Từ 2008 – 2011: Ông là Bí thư Trung ương Đoàn khóa IX

Từ tháng 1/2012 – tháng 3/2014: Ông Phan Văn Mãi giữ chức Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn; Phó bí thư Đảng ủy Trung ương Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Tháng 3/2014: Ông Mãi được điều động về tỉnh Bến Tre và giữ chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy khóa IX, nhiệm kỳ 2010-2015.

Tp.HCM Giới Thiệu Ông Phan Văn Mãi Để Bầu Làm Chủ Tịch Thay Ông Nguyễn Thành Phong
Ông Phan Văn Mãi (trái) nhận quyết định điều động của Bộ Chính trị tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và được phân công giữ chức Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM hôm 1/6 vừa qua.

Tháng 10/2015: Ông tái đắc cử Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020

Từ tháng 11/2015 - 7/2019: Ông là Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020

Tháng 1/2016: Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, ông Phan Văn Mãi được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Tháng 1/2019: Ông được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre nhiệm kỳ 2016-2021

Từ tháng 7/2019 – 10/2020: ông Phan Văn Mãi được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020 thay ông Võ Thành Hạo (nghỉ hưu).

Tháng 10/2020: ông Mãi tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Tháng 1/2021, tại Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Phan Văn Mãi tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Ngày 1/6/2021, ông Phan Văn Mãi được Bộ Chính trị điều động và phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy và giữ chức vụ Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM.

Tháng 6/2021, ông Phan Văn Mãi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nguồn: https://tienphong.vn/gioi-thieu-ong-phan-van-mai-de-bau-lam-chu-tich-tphcm-thay-ong-nguyen-thanh-phong-post1368926.tpo

Theo Huy Thịnh (Tiền Phong)

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang.

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

Tp.HCM: Ông Phan Văn Mãi Được Bầu Làm Chủ Tịch

 Ông Phan Văn Mãi được bầu làm Chủ tịch UBND TP HCM.

 

Ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM vừa được các đại biểu HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 bầu làm Chủ tịch UBND TP HCM.


Sáng 24-8, HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 2 (kỳ họp chuyên đề).


Giới thiệu ông Phan Văn Mãi để bầu làm Chủ tịch TPHCM thay ông Nguyễn Thành Phong

Dự kỳ họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi; Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong; Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM Tô Thị Bích Châu.


Tại kỳ họp, sau khi miễn nhiệm chức Chủ tịch UBND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-20226 đối với ông Nguyễn Thành Phong, các đại biểu HĐND TP HCM đã tiến hành bầu Chủ tịch UBND TP HCM mới.


Tp.HCM: Ông Phan Văn Mãi Được Bầu Làm Chủ Tịch
Ông Phan Văn Mãi đọc chương trình hành động trước đại biểu HĐND TP HCM


Theo đó, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Lệ đã đọc tờ trình, giới thiệu ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM để các đại biểu bầu làm tân Chủ tịch UBND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.


Ngày 1-6-2021, ông Phan Văn Mãi được Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy, giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2020-2025.


Tính đến nay, ông Phan Văn Mãi giữ chức này được gần 3 tháng. Trước đó, ông Phan Văn Mãi là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre.


Hiện nay, ông Phan Văn Mãi còn đảm nhận nhiệm vụ Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM; Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP HCM. 


Kết quả bầu Chủ tịch UBND TP HCM nhiệm kỳ 2021-2026, ông Phan Văn Mãi đạt tỉ lệ phiếu bầu 97,75% đại biểu có mặt.  

Tp.HCM: Ông Phan Văn Mãi Được Bầu Làm Chủ Tịch
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/ong-phan-van-mai-duoc-gioi-thieu-de-bau-lam-chu-tich-ubnd-tp-hcm-20210824090228964.htm

Theo Phan Anh-Anh Thanh (Người lao động)

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang.


Tp.HCM: Tránh Nguy Cơ Bị Nhiễm Virus, Lây Nhiễm Chéo Quân Đội Sẽ "Mua Giúp" 100% Nhu Yếu Phẩm

 TP.HCM: Quân đội “mua giúp” 100% nhu yếu phẩm; cân nhắc nguy cơ bị nhiễm virus, lây chéo.


Thứ trưởng Bộ Quốc phòng công bố quân đội sẽ lập các công tác đặc biệt với sự tham gia của các cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên… để giám sát cách ly và đưa lương thực, thực phẩm, thuốc điều trị. Giới chức TP.HCM có nhắc đến khả năng “cung ứng” miễn phí cho người dân, song không đề cập điều kiện, phương thức cụ thể.

Tp.HCM: Tránh Nguy Cơ Bị Nhiễm Virus, Lây Nhiễm Chéo Quân Đội Sẽ "Mua Giúp" 100% Nhu Yếu Phẩm
Một con hẻm nhỏ bị chặn cả hai đầu bằng rào kẽm gai, trong đợt dịch virus Vũ Hán tại TP.HCM, ngày 21/7/2021. (Ảnh minh họa: Globepouncing/Shutterstock)

Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp trực tuyến chiều 20/8, giữa Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – Thượng tướng Võ Minh Lương.


Ông Lương cho biết lực lượng quân đội sẽ lập các đội công tác đặc biệt với sự tham gia của cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên… “vừa làm công tác tuyên truyền vận động, giám sát người dân thực hiện nghiêm việc cách ly vừa đưa lương thực, thực phẩm, gói an sinh, gói thuốc điều trị đến từng nhà” – công bố tại Cổng thông tin Chính phủ tối 20/8.


Phía quân y cũng sẽ cùng các trạm y tế lưu động, tổ y tế cộng đồng tham gia điều trị, hỗ trợ y tế cho người nhiễm COVID-19 đang điều trị tại nhà cũng như các trường hợp y tế khẩn cấp khác.


Ông Lương đề nghị các bộ, ngành, trong đó có quân đội, công an, ngành công thương hợp tác giải quyết vấn đề bảo đảm lương thực, thực phẩm cho gần 10 triệu người trong 15 ngày.


100% người dân không được tự đi chợ.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phạm Thị Thắng cho biết từ ngày 23/8, người dân tại TPHCM sẽ “ai ở đâu ở yên đó”, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố/ấp cách ly khu phố/ấp, phường/xã/thị trấn cách ly phường/xã/thị trấn. TP sẽ dự kiến các mặt hàng thiết yếu theo giá trị dinh dưỡng, từ đó tính cụ thể, chi tiết số lượng hàng hóa (gạo, đường, nước mắm, dầu ăn…) mỗi ngày.


Giới chức TP cho biết đang chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với 24 quận, huyện, thành phố Thủ Đức và triển khai xuống phường/xã để thống kê số lượng cửa hàng tiện lợi, tiện ích cũng như khảo sát nhu cầu của người dân, từ đó siết chặt hơn một bước, không để người dân tự đi chợ mà tổ chức “cung ứng” theo 2 hình thức (người dân tự trả tiền và được hỗ trợ miễn phí).


Tuy nhiên, điều kiện, phương thức để người dân nhận “cung ứng” miễn phí lương thực, thực phẩm không được các bản tin trong nước đề cập.


Phó Thủ tướng: Cần tránh nhiễm virus, lây chéo trong quân đội, công an…

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Quốc phòng cho biết quân đội sẽ tăng cường kiểm soát việc thực hiện giãn cách xã hội, lực lượng bộ đội sẽ đi chợ mua nhu yếu phẩm giúp cho các hộ gia đình.


Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu “chống dịch phải an dân”, hạn chế thiệt hại, ảnh hưởng đến người dân nói riêng, công tác an sinh xã hội nói chung.


Cho hay toàn hệ thống chính trị của TP sẽ tập trung chống dịch với sự hỗ trợ của lực lượng quân đội, công an, các bộ, ngành Trung ương, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội để chống dịch (xét nghiệm, bóc tách F0, quản lý điều trị F0 tại nhà, tổ chức tiêm vắc-xin…), ông Nên lưu ý việc an dân qua chăm sóc y tế, bảo đảm cung ứng hàng hóa, thực phẩm đến tận nhà cho từng người dân, đặc biệt phải hỗ trợ đầy đủ, “không bỏ sót bất cứ ai”, nhất là người khó khăn, không có điều kiện.


Phó thủ tướng Vũ Đức Đam  yêu cầu các bên phải phối hợp thống nhất, cụ thể, rằng Thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế phải thống nhất lực lượng tối cần thiết phải ra đường làm nhiệm vụ. Những người này phải tiêm vắc-xin phòng COVID-19, xét nghiệm thường xuyên, kiểm soát để bảo đảm không mắc COVID-19 và không lây nhiễm cho người khác.


Trước đó, việc huy động công an vào kiểm soát dịch đã được triển khai tại TP Đà Nẵng, toàn TP phong tỏa toàn diện trong 7 ngày, từ 8h00 ngày 16/8 đến 8h00 ngày 23/8. Công an TP Đà Nẵng công bố đưa xuống hơn 1.000 tổ chống dịch, để kiểm tra, giám sát người ra đường, cung ứng hàng hóa, giúp đỡ những hộ khó khăn, xử lý các trường hợp chống người thi hành công vụ…

Cũng đưa ra nguyên tắc “ai ở đâu ở đó, nhà cách ly với nhà”, giới chức TP Đà Nẵng dừng tất cả các hoạt động xã hội, xét nghiệm COVID-19 toàn thành phố. Người dân được yêu cầu ở nhà, tuyệt đối không ra đường. Các tổ dân phố đến siêu thị và các điểm cung cấp thực phẩm mua lương thực về phát cho người dân theo số lượng đăng ký.

Vào ngày thứ 5 kiểm soát, trong cuộc họp chiều 20/8, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng và Chủ tịch UBND TP Lê Trung Chinh công bố sẽ tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch sau 8h ngày 23/8. Trong đó, Công an TP sẽ tiếp tục tuần tra kiểm soát; một số shipper đã tiêm vắc-xin, xét nghiệm âm tính sẽ được hoạt động nhưng phải mặc đồ bảo hộ y tế, đeo khẩu trang, găng tay và mũ chống giọt bắn như một nhân viên đi lấy mẫu và phải thường xuyên test nhanh để sàng lọc…


Nguyễn Quân

Nguồn trithucvn.org

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021

Hướng Dẫn Phòng Chống Dịch Tại Tp.HCM Từ Ngày 23-8 Đến 6-9

 UBND TP HCM hướng dẫn việc phòng chống dịch từ ngày 23-8 đến 6-9.


Trong thời gian thực hiện các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch từ ngày 23-8 đến 6-9, TP HCM sẽ chuẩn bị 2 triệu túi an sinh, lập thêm 400 trạm y tế lưu động; 100.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà


Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM vừa ban hành văn bản khẩn về việc tăng cường một số biện pháp thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.


Theo đó, TP HCM tăng cường thực hiện một số biện pháp giãn cách xã hội với phương châm "xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn; mỗi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch" kể từ 0 giờ ngày 23-8 đến hết 6-9.


Thành lập Tổ công tác đặc biệt tại địa phương.


TP thành lập Tổ công tác đặc biệt tại các phường, xã, thị trấn, trong đó tập trung tại những vùng có nguy cơ cao và rất cao ("vùng cam", "vùng đỏ"). Thành phần bao gồm: Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn, công an, quân đội, công chức, viên chức quận, huyện, TP Thủ Đức và cán bộ phường, xã, thị trấn, thành viên Tổ Covid-19 cộng đồng tham gia.


Tổ công tác đặc biệt này sẽ kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt giãn cách xã hội; duy trì các tổ tự quản bảo vệ vùng xanh, đi chợ thay cho người dân, thực hiện an sinh xã hội... Tổ công tác hoạt động gắn với địa bàn phường, xã, thị trấn, do UBND phường, xã, thị trấn quản lý.


Hướng Dẫn Phòng Chống Dịch Tại Tp.HCM Từ Ngày 23-8 Đến 6-9Chốt kiểm soát trên đường Hoàng Ngân, phường 16, quận 8, TP HCM


TP tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân (khung giờ, đối tượng được di chuyển...); hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xác định các dấu hiệu nhận diện đối với cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan, đơn vị mình khi tham gia lưu thông; thống nhất triển khai từ 0 giờ ngày 23-8 hoặc có thể sớm hơn.


Cư dân "vùng xanh" được đi chợ 1 lần/tuần


Chủ tịch UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức nghiên cứu, thực hiện các biện pháp bố trí để người dân ở "vùng xanh" được đi chợ 1 lần/tuần. Chuẩn bị 2 triệu túi an sinh, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn; chuẩn bị các suất ăn dinh dưỡng cung cấp cho các trường hợp F0 có hoàn cảnh khó khăn.


Bên cạnh đó, xét nghiệm toàn bộ các hộ dân trong "vùng đỏ" bằng phương thức xét nghiệm nhanh, mẫu gộp. Bổ sung xét nghiệm các đối tượng là nhân viên siêu thị, lái xe vận chuyển hàng hóa, nhân viên cửa hàng thuốc tây, nhân viên công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ công ích thu gom rác (lái xe, thu gom rác), lực lượng trực các chốt, lực lượng hỗ trợ phòng, chống dịch, nhân viên tại các cửa hàng xăng dầu (7 ngày/lần).


Lập thêm 400 trạm y tế lưu động.


Song song đó, TP HCM thành lập thêm 400 trạm y tế lưu động (thành phần gồm 1 bác sĩ, 2 y tá, điều dưỡng, 4 tình nguyện viên) tại các khu vực có nhiều F0; có chức năng tham gia sơ cấp cứu, theo dõi F0 đang điều trị tại nhà. Trạm y tế được trang bị các túi thuốc, 3-5 bình oxy, máy đo SpO2, dụng cụ xét nghiệm nhanh… Chuẩn bị 100.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà.


Trước đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP HCM cho biết 0 giờ ngày 23-8, TP HCM sẽ tiếp tục nâng cao, siết chặt các biện pháp phòng dịch với phương châm "mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch".


TP HCM sẽ tiến hành 5 giải pháp từ 0 giờ ngày 23-8:


- Người dân thực hiện quy định giãn cách xã hội, "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố - ấp cách ly khu phố - ấp; phường - xã - thị trấn cách ly phường - xã - thị trấn.


- Tập trung chăm lo F0, điều trị người có triệu chứng, chuyển nặng, hạn chế tử vong.


- Tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm người dân ở "vùng đỏ trên bản đồ Covid-19 TP.HCM".


- Tăng cường đẩy mạnh việc tiêm vaccine cho người dân.


- Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu; tiếp tục chăm lo đầy đủ, hỗ trợ nhanh chóng đến người dân có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế.


TP HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 9-7. Từ 24-7, TP HCM siết chặt hơn nhiều quy định trong giai đoạn giãn cách, thu hẹp nhóm đối tượng được phép hoạt động.


Theo đó, trong khoảng 18 giờ đến 6 giờ mỗi ngày, người dân TP HCM được yêu cầu hạn chế ra đường. Ngày 1-8, UBND TP HCM ra công văn quyết định kéo dài Chỉ thị 16 cùng các biện pháp siết chặt thêm 2 tuần từ 0 giờ ngày 2-8. Ngày 15-8, TP HCM tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16 đến 15-9.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/ubnd-tp-hcm-huong-dan-viec-phong-chong-dich-tu-ngay-23-8-den-6-9-20210821161629239.htm

Theo Phan Anh (Người lao động)

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Người Bán Rau Làm Lây Lan Dịch Bệnh Covid-19 Ở Điện Bàn Quảng Nam Bị Khởi Tố

 Quảng Nam khởi tố hình sự vụ người bán rau làm lây lan dịch bệnh ở Điện Bàn.

 

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) vừa khởi tố vụ án hình sự làm lây lan dịch bệnh Covid-19 liên quan người bán rau.


Sáng 21/8, UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) thông tin, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Điện Bàn vừa có quyết định khởi tố vụ án hình sự "làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người" xảy ra tại khối phố Tứ Hà, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.


Người Bán Rau Làm Lây Lan Dịch Bệnh Covid-19 Ở Điện Bàn Quảng Nam Bị Khởi Tố
Người phụ nữ buôn bán rau tại chợ An Hải Đông (Đà Nẵng) trốn khai báo y tế khiến nhiều người ở Điện Bàn nhiễm Covid-19


Theo thông tin ban đầu vụ việc, từ ngày 31/7-9/8, một người phụ nữ (trú tại khối phố Tứ Hà, phường Điện Ngọc) làm nghề buôn bán rau tại chợ An Hải Đông (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) từ Đà Nẵng về nhưng không đến trạm y tế phường Điện Ngọc để khai báo y tế và cách ly tập trung theo quy định, thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.


Trong thời gian này, người phụ nữ này đã tiếp xúc với nhiều người. Qua xét nghiệm, người này có kết quả dương tính với Sars-CoV-2.


Tiếp tục truy vết, lực lượng y tế xác định có 5 trường hợp F1 có liên quan đến bệnh nhân, trong đó có chồng của bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với Sars-CoV-2. Tiếp tục truy vết, lực lượng chức năng xác định có thêm 2 trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 cùng trú tại địa phương là đối tượng F1 của người chồng.


Ngoài ra, qua truy vết, lực lượng y tế xác định cps 33 trường hợp F1 và 125 trường hợp F2 có yếu tố dịch tễ, tiếp xúc với bệnh nhân là chồng của người phụ nữ buôn bán rau.


Hiện nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Điện Bàn đang tiếp tục điều tra, giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.


Trong sáng 21/8, Quảng Nam ghi nhận thêm 30 ca bệnh mới. Tính từ ngày 18/7 đến nay, Quảng Nam ghi nhận 409 ca mắc Covid-19, trong đó có 9 ca cộng đồng, 200 ca lây nhiễm thứ phát (được cách ly trước khi được phát hiện), 140 ca xâm nhập từ các tỉnh/thành, 30 ca bệnh nhập cảnh.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/quang-nam-khoi-to-hinh-su-vu-nguoi-ban-rau-lam-lay-lan-dich-benh-o-dien-ban-d521562.html

Theo Đại Thắng (Báo Giao Thông)

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Vụ "Bánh Mì Không Phải Là Hàng Thiết Yếu" Phó Chủ Tịch Phường Bị Cho Thôi Việc

 Cho thôi việc phó chủ tịch phường nói "bánh mì không phải lương thực thiết yếu"

 

UBND TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định giải quyết cho ông Trần Lê Hữu Thọ - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, người từng nói "bánh mì không phải lương thực thiết yếu" - thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.


Trước đó, ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, đã có đơn xin thôi việc vì hoàn cảnh gia đình. Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBND TP Nha Trang, vừa ký quyết định giải quyết cho ông Thọ thôi việc theo nguyện vọng cá nhân kể từ ngày 1-9. 


Ông Trần Lê Hữu Thọ là người xử lý vụ việc trong clip "bánh mì không phải là lương thực thiết yếu" gây xôn xao dư luận cuối tháng 7-2021. Sau khi vụ việc được báo chí phản ánh, UBND phường Vĩnh Hòa đã tổ chức kiểm điểm làm rõ vụ việc, cho ông Thọ thôi giữ chức Trưởng Ban phòng chống dịch của phường Vĩnh Hòa.


Vụ "Bánh Mì Không Phải Là Hàng Thiết Yếu" Phó Chủ Tịch Phường Bị Cho Thôi Việc
Ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, xin lỗi anh công nhân


Như Báo Người Lao Động Online đã thông tin, chiều 18-7, công nhân Trần Văn Em (SN 1996; ngụ xã Diên Hòa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) xin phép người quản lý đi ra ngoài mua bánh mì và nước uống vì đói bụng, cần ăn chút gì để làm tiếp. Trên đường, anh Em bị lực lượng chức năng dừng xe kiểm tra, xử lý vi phạm vì cho rằng ra đường khi không cần thiết, đồng thời bị thu chứng minh nhân dân, đưa xe về phường.


Khi làm việc với Em, ông Trần Lê Hữu Thọ đã quay clip lại để làm bằng chứng, sau đó clip này bị phát tán lên mạng xã hội. Ông Thọ có nhiều lời nói phản cảm, như bánh mì không phải lương thực thiết yếu, rồi dọa cho anh Em nghỉ việc. Sau đó, công nhân Em bị nghỉ việc. Sau khi báo chí đang tải, anh Em được bố trí làm vị trí mới.


Ông Trần Lê Hữu Thọ sau đó đến trực tiếp công trường gửi lời xin lỗi và tặng quà cho anh Trần Văn Em. Ông Thọ cho biết cũng đã nhìn nhận, tự kiểm điểm những sai sót trong quá trình thực hiện công tác phòng chống dịch, coi đây là bài học sâu sắc của cá nhân.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/cho-thoi-viec-pho-chu-tich-phuong-noi-banh-mi-khong-phai-luong-thuc-thiet-yeu-20210821102653083.htm

Theo Kỳ Nam (Người lao động)

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang


Xã, Phố, Phường, Quận, Tp.HCM Chuyển Sang Phòng Chống Dịch Mạnh

 TP.HCM chuyển sang phòng chống dịch mạnh ở xã, phường.

 

Quân đội, công an tham gia phối hợp để đảm bảo việc cách ly triệt để, trong đó quân đội sẽ chủ trì lo lương thực, thực phẩm cho người dân.


Tối 19-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về công tác phòng chống dịch COVID-19.


Thủ tướng đã chỉ đạo áp dụng hàng loạt biện pháp mạnh và mới để sớm đưa TP.HCM và các tỉnh trở lại trạng thái bình thường mới.


Không được để F0 chuyển nặng mà không tiếp nhận điều trị


Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thông tin: TP.HCM đặt mục tiêu trong giai đoạn từ ngày 15 đến 31-8 phải giảm tối đa trường hợp tử vong, không để xảy ra trường hợp F0 chuyển nặng mà không được tiếp nhận điều trị, đồng thời kiểm soát được tình hình dịch bệnh tại một số quận, huyện.


Theo ông Phong, TP sẽ tiến hành đánh giá nguy cơ dịch bệnh cụ thể tại các quận, huyện, TP Thủ Đức để có chiến lược xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, làm sạch, mở rộng vùng xanh, cô lập, thu hẹp vùng đỏ, để từ ngày 1 đến 15-9 duy trì kiểm soát được lây nhiễm trong cộng đồng.


TP.HCM cũng đã giao Bộ Tư lệnh, Công an, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.HCM lập khoảng 200 đội công tác đặc biệt để kiểm soát việc thực hiện giãn cách, hỗ trợ lương thực, thực phẩm đến tận tay người dân.


TP.HCM lập 400 trạm y tế lưu động tại các phường, xã có nhiều F0; xét nghiệm nhanh và RT-PCR toàn bộ hộ dân trong vùng đỏ; bổ sung một số đối tượng nguy cơ cao…


Cũng theo ông Phong, với tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 hiện nay, đến cuối tháng 8, TP có thể đạt tỉ lệ 70% dân số được tiêm.


Quân đội, công an sẵn sàng huy động lực lượng cao nhất.


Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết quân đội đã sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng và yêu cầu của TP.HCM cũng như các tỉnh. Trong đó có lực lượng y bác sĩ điều trị; tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân...


Xã, Phố, Phường Tp.HCM Chuyển Sang Phòng Chống Dịch Mạnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tối 19-8. Ảnh: VGP


Tính toán di dời một bộ phận người dân đến doanh trại quân đội

Tại cuộc họp, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, tính toán khả năng di dời một bộ phận người dân ra khỏi một số địa điểm để giãn cách, giảm mật độ người tập trung trong một khu vực, như kinh nghiệm đã được thực hiện tại một số tỉnh phía Bắc.

Doanh trại quân đội, trường học, cơ sở lưu trú… sẽ được sử dụng cho việc này. 


Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với các bộ, ngành làm việc trực tiếp, cụ thể với từng địa phương để tính toán phương án chi tiết cung ứng hàng hóa cho nhân dân TP.HCM và các tỉnh, cố gắng cao nhất để đáp ứng các yêu cầu trong thực tiễn.


Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cũng khẳng định sẵn sàng huy động lực lượng cao nhất cho các tỉnh phía Nam để tham gia bảo vệ an ninh, an toàn, an dân, có thể chi viện cả lực lượng y tế nếu cần thiết.


Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay bộ đã đẩy mạnh đào tạo về hồi sức cấp cứu, thậm chí bổ túc khẩn cấp về hồi sức cấp cứu cho cả bác sĩ trong các chuyên ngành khác. Ông Long thông tin những ngày tới có thể chi viện thêm 3.000 nhân lực cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam.


Quân đội lo lương thực, hình thành tuyến điều trị cấp xã.


Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu từ tập trung cao độ ở cấp tỉnh, chúng ta chuyển sang phòng chống dịch vừa tập trung vừa phân tán xuống đến tận phường, xã.


Ông đề nghị đánh giá, phân loại toàn bộ 312 xã, phường tại TP.HCM theo mức nguy cơ xanh, đỏ, vàng để giữ vững, mở rộng các xã, phường vùng xanh; cô lập, thu hẹp vùng đỏ, vùng vàng.


Để thực hiện nghiêm ngặt, thực chất hơn Chỉ thị 16 tại TP.HCM; để 312 xã, phường tại TP thực sự là “312 pháo đài phòng chống dịch”, Thủ tướng yêu cầu thực hiện bằng được sáu nhóm nhiệm vụ trọng tâm.


Thứ nhất, thực hiện cách ly triệt để giữa người với người, gia đình với gia đình, xã/phường với xã/phường.


Nếu thiếu lực lượng bảo đảm thì công an, quân đội sẽ đáp ứng, hai bộ Công an và Quốc phòng phối hợp với TP.HCM triển khai nhiệm vụ này.


Thủ tướng cũng đề nghị huy động Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các lực lượng cựu chiến binh, thanh niên, công đoàn, phụ nữ… các cấp tham gia động viên, giải thích, tuyên truyền, hỗ trợ người dân để thực hiện cách ly nghiêm ngặt. Cách ly là để lo cho dân, vì sức khỏe và tính mạng của nhân dân.


Thứ hai, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. Dưới sự chỉ huy thống nhất của địa phương, sự phối hợp của các lực lượng khác, quân đội sẽ chủ trì lo lương thực, thực phẩm cho người dân.


Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu hết sức uyển chuyển, linh hoạt, tận dụng các biện pháp khác để cung ứng lương thực, thực phẩm với điều kiện tiên quyết là bảo đảm tuyệt đối an toàn.


Thứ ba, bảo đảm về y tế, Thủ tướng yêu cầu tăng cường năng lực y tế cho cấp xã, phường về ôxy y tế, trang thiết bị, vật tư, y tá, bác sĩ, điều dưỡng… để điều trị cho người bệnh ngay tại xã, phường.


Cạnh đó, chuẩn bị sẵn sàng các xe cấp cứu, trung tâm cấp cứu tại từng quận, huyện để đáp ứng khi cần. Như vậy, có ba tuyến điều trị bệnh nhân COVID-19: Tại xã, phường; tại quận, huyện và TP, trong đó tuyến trên chủ yếu lo cho những trường hợp nặng…


Thứ tư, tăng cường lực lượng công an để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân. Cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, kêu gọi, giải thích để người dân hiểu rõ việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân.


Về an sinh xã hội, TP.HCM và các bộ, ngành đã triển khai nhiều giải pháp. Thủ tướng giao Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, tiếp tục thường xuyên bám sát tình hình và yêu cầu thực tế để không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ. Lực lượng công an cơ sở tăng cường nắm tình hình để cùng các lực lượng cung cấp ngay lương thực, thực phẩm cho những người vô gia cư, lang thang…


Thứ sáu, tổ chức xét nghiệm “thần tốc” theo hướng dẫn của Bộ Y tế với các hình thức phù hợp, kể cả đến tận nhà xét nghiệm, phát hiện F0 nhanh nhất. Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không bỏ sót, phân loại điều trị ngay, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Bộ Y tế chủ trì thực hiện nhiệm vụ này...


Sáng nay (21-8), Thủ tướng tiếp tục chủ trì Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16.

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/tphcm-chuyen-sang-phong-chong-dich-manh-o-xa-phuong-1009548.html

Theo Đức Minh (Pháp luật TPHCM)

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

F0 Vượt Cửa Tử Kể Lại Hành Trình Được Y Bác Sĩ Hỗ Trợ Cứu Chữa

 F0 kể hành trình được y bác sĩ hỗ trợ vượt cửa tử.

 

F0 nhập viện liên tục, đội ngũ y tế phải căng sức làm việc. Thế nhưng những lúc F0 nguy cấp, họ đều xuất hiện kịp thời.


Sau thời gian điều trị COVID-19 tại nhà, bệnh tình của anh Lê Văn Thanh Tùng ở quận 4, TP.HCM trở nặng. Anh được đưa đến  BV đa khoa quận 7 để chữa trị.


Khi vào BV điều trị, có thời điểm anh Tùng nghĩ rằng bản thân không thể qua khỏi nhưng vào những lúc nguy cấp, đội ngũ y tế ở BV đã kịp thời hỗ trợ, giúp anh vượt qua cửa tử.


F0 Vượt Cửa Tử Kể Lại Hành Trình Được Y Bác Sĩ Hỗ Trợ Cứu Chữa
Anh Tùng cho biết phần lớn chi phí khám chữa bệnh COVID-19 được Nhà nước hỗ trợ. (Ảnh do nhân vật cung cấp) Bác sĩ nhường phần ăn sáng cho F0


Ngày 10-7, anh Tùng và người thân trong gia đình phát hiện mắc COVID-19 với vài triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, đến khoảng 9-10 ngày sau, tất cả đều trở nặng.


Thế là mỗi người được đưa đến các BV khác nhau để chữa trị. Anh Tùng được chuyển đến BV đa khoa quận 7 để theo dõi.


Anh Tùng kể: “Hằng đêm tôi đều cảm thấy khó thở, không thể xoay trở cơ thể. Tôi bắt đầu được cho thở ôxy nhưng những bình này dung tích khá nhỏ, đa phần thở được tầm 2-3 tiếng là hết. Có đêm tôi phải gọi bác sĩ (BS) thay bình 3-4 lần”.


Trong chuỗi ngày đó, anh Tùng cảm giác phổi của mình đã hư hết, không thể tự thở nếu thiếu máy. Tuy nhiên, các BS chữa trị cho anh đã động viên, hướng dẫn anh cách cai máy thở. BS dặn anh yên tâm, phổi sẽ tự phục hồi. Đến ngày thứ chín ở BV, anh bắt đầu cảm thấy có sự thay đổi, thi thoảng tự anh ngắt máy và tập thở.


Anh Tùng cho biết dù số lượng bệnh nhân (BN) ở BV rất đông nhưng các y BS chưa bao giờ lớn tiếng với BN. Kể cả khi BN gây phiền, hỏi đi hỏi lại một vấn đề nhưng các y BS vẫn nhẹ nhàng giải đáp. Trong 16 ngày nằm viện, anh Tùng chưa một lần nhận ra sự khó chịu trên gương mặt của các y BS.


Mỗi phòng bệnh đều có dán một số điện thoại “nóng” của đội ngũ y tế. Bất kỳ lúc nào cần hỗ trợ, BN chỉ cần gọi thì 3-5 phút sau BS đã có mặt để hỗ trợ.


Cũng theo anh Tùng, đội ngũ y tế ở BV không chỉ chăm sóc sức khỏe mà còn lo cả chuyện ăn uống, khuân vác đồ đạc cho BN. Người nhà của F0 chỉ cần mang đồ tiếp tế đến cổng BV, nhân viên y tế sẽ đưa đến tận nơi. Cơm ngày ba bữa cũng do đội ngũ y tế đưa đến. Thậm chí BS còn nhường phần ăn sáng của mình cho các ca F0.


Anh Tùng kể: “Hôm đó, cũng gần 9 giờ rồi mà phần ăn sáng của tôi và các BN khác vẫn chưa có. Người nào cũng than đói, than mệt. BS đang thăm khám bên ngoài hành lang nghe vậy liền nói với điều dưỡng: “Cứ đem phần ăn của mình cho BN ăn trước. Sau đó chúng ta ăn mì gói cũng được”. Lát sau, chúng tôi được phát bánh mì để ăn sáng”.


“Biết các y BS đã nhường phần ăn cho mình, các BN rất cảm động, riêng tôi ăn bánh mì mà rơi nước mắt vì đó là ổ bánh mì ngon nhất mà tôi từng được ăn” - anh Tùng nói.


“Anh chị cố gắng ra viện sớm như em nhé!”


Anh Tùng chia sẻ: “Khu của tôi dành cho các F0 bị suy hô hấp nặng. Người nào cũng đã vượt cửa tử trở về nên rất thương nhau. Chúng tôi chăm sóc, hỏi han, động viên tinh thần lẫn nhau. Chỉ cần một người sốt, cả phòng sẽ thay nhau trông chừng. F0 nào than thở chuyện người nhà chưa kịp gửi thuốc bổ, vitamin là ngay lập tức có 3-4 ống vitamin đặt trước mặt. Ai than ăn cơm không nổi là thể nào cũng có nhiều người đưa sữa kêu uống”.


Ở BV, các F0 kết nối với bên ngoài chỉ bằng điện thoại. Những cuộc điện thoại tăng dần khi sức khỏe của F0 tiến triển tốt. Đó là những cuộc gọi của người nhà hỏi thăm hoặc người bệnh gọi về thông báo tình trạng sức khỏe. Những lúc F0 còn mệt, cuộc gọi nói chuyện rất nặng nề và thường kết thúc rất nhanh. Khi đã khỏe hơn, cuộc gọi nhiều hơn, rôm rả hơn. Phòng điều trị bệnh vốn trầm buồn trở nên nhộn nhịp.


Tuy vậy, phòng bệnh cũng có những F0 cô đơn, không người thăm hỏi. Có thể họ không liên hệ được với gia đình hoặc đã không còn ai để liên hệ. Họ nằm đó, rất buồn từ sáng đến chiều trên giường bệnh. Thương F0 cô đơn, những F0 khác cũng tiết chế niềm vui, chủ động hỏi han, chia sẻ nỗi buồn.


Ngày làm thủ tục xuất viện, anh Tùng vừa tranh thủ đem quà gửi lại các F0 khác ở cùng khu bệnh. Quà là sữa, bánh, trái cây, nhu yếu phẩm… mà anh Tùng vẫn chưa dùng đến. Điều anh muốn san sẻ không chỉ có quà mà còn là tinh thần lạc quan. Cho nên gặp F0 nào, anh Tùng cũng nhắn nhủ: “Em chuẩn bị ra viện rồi, anh chị cũng cố gắng ra viện như em nhé!”.


Anh Tùng cho biết trước khi nhập viện điều trị, anh đã rất lo lắng về chi phí điều trị vì anh không có bảo hiểm y tế. Nhưng đến khi xuất viện, nhìn tổng chi phí điều trị là 7 triệu đồng nhưng anh được ngân sách nhà nước chi trả phần lớn nên số tiền anh phải trả chỉ khoảng 900.000 đồng. Được Nhà nước hỗ trợ chi phí như vậy thì người bệnh sẽ an tâm điều trị.•


Người mắc COVID-19 được khám và điều trị miễn phí

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định: Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A (COVID-19 thuộc nhóm A) được khám và điều trị miễn phí, chi phí do Nhà nước chi trả 100%.

Chỉ có một số trường hợp BN mắc COVID-19, đồng thời mang thêm bệnh nền nằm ngoài phác đồ điều trị COVID-19 được Bộ Y tế quy định thì BHXH sẽ chi trả phần lớn chi phí điều trị, người bệnh chỉ phải đóng tối đa khoảng 20% trên tổng số tiền viện phí.

Nguồn: https://plo.vn/ban-doc/f0-ke-hanh-trinh-duoc-y-bac-si-ho-tro-vuot-cua-tu-1009533.html

Theo Ngọc Lài (Pháp luật TPHCM)

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

2,5 Triệu Người Dân Tp.HCM Khó Khăn Do Dịch Sẽ Được Cán Bộ Mang Tiền Đến Trao Tận Nhà

 TP.HCM: Cán bộ sẽ mang tiền đến nhà hỗ trợ 2,5 triệu người dân khó khăn do dịch.

 

Qua thống kê tại các quận, huyện và TP Thủ Đức ghi nhận hơn 2,5 triệu người dân ở TP.HCM đang gặp khó khăn do dịch COVID-19.


Sáng ngày 18-8, trao đổi với PLO, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB &XH TP.HCM, cho biết qua thống kê tại các quận, huyện và TP Thủ Đức ghi nhận hơn 2,5 triệu người dân TP đang gặp khó khăn do dịch COVID-19.


Việc hỗ trợ sẽ không đưa ra điều kiện, không phân biệt hộ khẩu. Theo dự kiến, mỗi người dân khó khăn sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng và 10 kg gạo.


Về hỗ trợ người lao động theo các gói hỗ trợ lần 1, lần 2 của TP và gói hỗ trợ của Chính phủ, TP tiếp tục cập nhật các trường hợp cần hỗ trợ, những trường hợp sót sẽ được nhận hỗ trợ bổ sung.


"Đối với việc hỗ trợ lao động tự do, TP tiếp tục hỗ trợ cho lao động tự do trong đợt 2 theo Nghị quyết 09 của HĐND TP.


Các trường hợp lao động tự do chưa nhận hỗ trợ đợt 1 do trong các khu cách ly, khu phong tỏa, mất việc trở về quê…thì sẽ được nhận bổ sung vào kỳ chi hỗ trợ đợt 2 với mức hỗ trợ của 2 đợt là 3 triệu đồng/người.


Đối với xe ôm truyền thống và xích lô, nếu chưa chi đợt 1, TP sẽ chi hỗ trợ cả 2 đợt cho những người này với mức hỗ trợ 3 triệu đồng/người.


UBND TP yêu cầu UBND quận, huyện và TP Thủ Đức cập nhật số lượng phát sinh của đợt 1 vào danh sách chi hỗ trợ của đợt 2, tập trung hoàn tất chi hỗ trợ theo quy định"- ông Tấn cho hay.

2,5 Triệu Người Dân Tp.HCM Khó Khăn Do Dịch Sẽ Được Cán Bộ Mang Tiền Đến Trao Tận Nhà
Trước đó, người dân phường Thạnh Xuân, quận 2, TP.HCM nhận hỗ trợ đợt 1. Ảnh: NGUYỄN HIỀN


Cũng theo ông Tấn, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong thời gian giãn cách, TP đề nghị người dân cứ ở trong nhà và tiền hỗ trợ sẽ được cán bộ địa phương mang đến tận nhà trao tận tay cho người dân. Theo dự kiến, TP sẽ hỗ trợ tiền nhà trọ cho 1.580 hộ ở trọ có hoàn cảnh khó khăn với mức 1,5 triệu đồng/hộ. 


Song song đó, TP triển khai 1 triệu túi an sinh trao tới người dân có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình này sẽ được triển khai ngay trong tuần sau. Mỗi túi an sinh gồm lương thực, thực phẩm và một số đồ thiết yếu cho người dân. 


Trước đó, ngày 16-8, UBND TP chấp thuận bổ sung kinh phí năm 2021 cho UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện với tổng số tiền hơn 1.092 tỷ đồng để triển khai chi phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Nguồn: https://plo.vn/ban-doc/tphcm-can-bo-se-mang-tien-den-nha-ho-tro-25-trieu-nguoi-dan-kho-khan-do-dich-1008940.html

Nguồn: Nguyễn Hiền (Pháp luật TPHCM)

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021

Người Dân Tại Tp.HCM Gặp Khó Khăn Gọi Số 1022 Cầu Cứu, Lãnh Đạo Sở Đến Tận Nơi Phát 1.000 Phàn Quà

 TP.HCM: Người dân khó khăn cầu cứu qua tổng đài 1022, lãnh đạo Sở đến tận nơi trao 1.000 phần quà.

 

Nhận được sự cầu cứu của người dân thông qua tổng đài 1022, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã đến tận nơi hỗ trợ và trao 1.000 phần quà cho người khó khăn.


Ngày 18/8, các lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP.HCM đã đến trao quà cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 tại quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.


Theo lãnh đạo Sở TT&TT, qua kênh tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 (Tổng đài 1022 nhánh 2), Sở nhận thấy rất nhiều người dân gặp khó khăn cần hỗ trợ tiền, lương thực, thực phẩm.

Người Dân Tại Tp.HCM Gặp Khó Khăn Gọi Số 1022 Cầu Cứu, Lãnh Đạo Sở Đến Tận Nơi Phát 1.000 Phàn Quà
Giám đốc Sở TT&TT TPHCM Lâm Đình Thắng trao quà cho người dân tại khu phố 1, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân.


Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch UBND TP, sở phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức trao tặng 1.000 phần quà (1 phần quà trị giá 500.000 đồng bao gồm lương thực, thực phẩm và tiền mặt) cho người dân gặp khó khăn tại phường Bình Trị Đông B, phường An Lạc (quận Bình Tân), xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh). Danh sách các hộ được trao quà dựa trên thông tin tiếp nhận từ tổng đài 1022.

Người Dân Tại Tp.HCM Gặp Khó Khăn Gọi Số 1022 Cầu Cứu, Lãnh Đạo Sở Đến Tận Nơi Phát 1.000 Phàn QuàĐại diện Sở TT&TT trao quà tặng cho các hộ dân tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.


Giám đốc Sở TT&TT Lâm Đình Thắng cảm ơn sự đồng hành của các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã chung tay cùng TP hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do COVID-19. Bên cạnh đó, ông Thắng bày tỏ sự chia sẻ với những khó khăn mà người dân đang gặp phải và mong rằng người dân sẽ cùng TP tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc phòng, chống dịch COVID-19 để Thành phố sớm trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Nguồn: http://danviet.vn/tphcm-nguoi-dan-kho-khan-cau-cuu-qua-tong-dai-1022-lanh-dao-so-den-tan-noi-trao-1000-phan-qua-5020211881820301.htm

Nguồn: Đông Thịnh (Dân Việt)

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

Nhiều Quận, Huyện Ở Tp.HCM: F0 Vẫn Tiếp Tục Tăng Cao Trong Cộng Đồng

 TP HCM: F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng ở nhiều quận, huyện.

 

Thống kê từ Cổng thông tin Covid-19 TP HCM cho thấy số ca F0 trong cộng đồng phát hiện nhiều nhất trong ngày 18-8 là tại các quận 1, 10, Bình Tân, Tân Bình và huyện Hóc Môn.


Theo đó, trong ngày 18-8, TP HCM xét nghiệm 13.900 mẫu và ghi nhận 3.694 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 2.848 ca cộng đồng. Như vậy, tỉ lệ F0 trong cộng đồng phát hiện ngày 18-8 chiếm 77%, tiếp tục tăng so với ngày 17-8 (72%) và ngày 16-8 (53%).


Nhiều Quận, Huyện Ở Tp.HCM: F0 Vẫn Tiếp Tục Tăng Cao Trong Cộng Đồng
Một bệnh nhân F0 tại huyện Bình Chánh được chuyển viện cấp cứu. (Ảnh: HUẾ XUÂN)


Thống kê từ Cổng thông tin Covid-19 TP HCM cho thấy số ca F0 trong cộng đồng phát hiện nhiều nhất trong ngày 18-8 là tại các quận 1, 10, Bình Tân, Tân Bình và huyện Hóc Môn.


Cụ thể: Quận 1 có 265 ca, quận Bình Tân 255 ca, quận 10 và huyện Hóc Môn mỗi địa phương 220 ca, quận Tân Bình 210 ca.


Riêng quận 1 còn phát hiện ổ dịch tại khu dân cư ở đường Yersin, phường Cầu Ông Lãnh (còn gọi là khu Chợ Gà, Chợ Gạo) từ ca chỉ điểm vào ngày 8-7 khi đi khám sàng lọc tại bệnh viện.


Trước đó, tại hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ vào tối 16-8, báo cáo của đại diện UBND quận 1 cho thấy trên địa bàn quận có một số khu vực như Chợ Gà, Chợ Gạo số lượng dân cư đông đúc, không gian chật hẹp. Vì vậy, việc đảm bảo giãn cách trong thời gian qua là một thử thách, rất khó thực hiện. Quận 1 đã triển khai nhiều biện pháp chống dịch, đặc biệt là tăng cường người cách ly với người, nhà cách ly với nhà để hạn chế thấp nhất việc lây lan trong cộng đồng.


Chỉ một ngày, hơn 2.200 bệnh nhân Covid-19 xuất viện

Trưa 19-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho hay cập nhật đến thời điểm này, đã có 162.372 trường hợp mắc Covid-19 phát hiện tại TP, trong đó161.967 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 405 trường hợp nhập cảnh.

TP HCM hiện điều trị 33.202 bệnh nhân, trong đó 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.302 bệnh nhân nặng đang thở máy và 16 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 18-8, có 2.291 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số xuất viện đến nay là 80.441 người.

Theo HCDC, đã 5 ngày TP HCM không phát sinh ổ dịch mới. Hiện còn 17 ổ dịch đang diễn tiến. Kết quả xét nghiệm đến 18-8 đã lấy 1.283.296 mẫu với 4.612.522 người. Tổng số mẫu chưa có kết quả là 5.957, gồm 5.536 mẫu đơn và 421 mẫu gộp.

TP HCM hiện thực hiện cách ly F1, F0 không triệu chứng đủ điều kiện xuất viện tại nơi cư trú; giám sát, chăm sóc sức khoẻ các trường hợp F0, F1 được cách ly tại nhà với sự hỗ trợ của các tổ phản ứng nhanh tại địa phương. Trẻ em là F0 dưới 16 tuổi không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể được cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện.

Hiện số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 47.218 người, trong đó có 18.943 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu và 28.275 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 14.068 người. Số trường hợp F1 đang cách ly tập trung là 3.126 trường hợp và đang được cách ly tại nhà là 16.068 người.

"Để đạt được mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15-9, TP tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó"; triển khai xét nghiệm tầm soát để giải phóng vùng sạch và đánh giá nguy cơ tại các vùng có tỉ lệ lây nhiễm cao" - HCDC nhấn mạnh.

Nguyễn Thạnh

Nhiều Quận, Huyện Ở Tp.HCM: F0 Vẫn Tiếp Tục Tăng Cao Trong Cộng Đồng

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/tp-hcm-f0-trong-cong-dong-tiep-tuc-tang-o-nhieu-quan-huyen-20210819110839877.htm

Nguồn: Hải Yến (Người lao động)

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

"Lực Lượng Công An Nhân Dân Là Lá Chắn Phòng, Chống Chấp Nhận Lây Nhiễn Để Hoàn Thành Nhiệm Vụ Chống Dịch Covid-19

 Lực lượng Công an chấp nhận có thể bị lây nhiễm Covid-19 để hoàn thành nhiệm vụ

 

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sỹ công an đoàn kết, chung sức, đồng lòng, thể hiện rõ trách nhiệm "Lực lượng Công an nhân dân - Lá chắn phòng, chống dịch Covid-19 - Thanh bảo kiếm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội".


Ngày 19-8, nhân kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống Công an nhân Việt Nam (19-8-1945 đến 19-8-2021), 16 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19-8-2005 đến 19-8-2021), Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, đã có Thư chúc mừng, động viên tướng lĩnh, sĩ quan, hạ sĩ quan, học viên, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân Công an; các đồng chí cán bộ hưu trí, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ Công an nhân dân.

"Lực Lượng Công An Nhân Dân Là Lá Chắn Phòng, Chấp Nhận Lây Nhiễn Để Hoàn Thành Nhiệm Vụ Chống Dịch Covid-19
Tổ công đặc biệt Công an TP Hà Nội làm nhiệm vụ phòng chống Covid-19 - Ảnh: Ngô Nhung


Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ ngày 19-8-1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam ra đời. 76 năm song hành cùng đất nước, được Đảng và Bác Hồ dày công giáo dục, rèn luyện; sự đùm bọc, che chở của nhân dân; sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, có hiệu quả của Quân đội nhân dân, các cấp, các ngành; sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, lực lượng Công an luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân, đem hết sức lực, tài chí và cả tính mạng của mình để bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.


Cùng với hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, thời gian qua lực lượng Công an nhân dân đã chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ tinh gọn; bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã; xây dựng, triển khai dự án Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp Căn cước công dân, góp phần quan trọng xây dựng Chính phủ điện tử, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. 


Đặc biệt, thực hiện sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, lực lượng Công an đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai quyết liệt các biện pháp, kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19. Cán bộ, chiến sĩ không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, chấp nhận có thể bị lây nhiễm Covid-19, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đã là điểm tựa tinh thần, là chỗ dựa vững chắc của đồng bào, đồng chí cả nước. "Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, tôi nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những chiến công, thành tích xuất sắc của các đồng chí" - Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ.


Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và phòng, chống dịch Covid-19 đang đặt ra rất khẩn trương, nặng nề. Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ tiếp tục phát huy bản chất tốt đẹp, truyền thống anh hùng vẻ vang 76 năm qua; ra sức cống hiến trí tuệ, sức lực, đoàn kết, chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, thể hiện rõ trách nhiệm "Lực lượng Công an nhân dân - Lá chắn phòng, chống dịch Covid-19 - Thanh bảo kiếm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội", phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Nguồn: https://nld.com.vn/chinh-tri/luc-luong-cong-an-chap-nhan-co-the-bi-lay-nhiem-covid-19-de-hoan-thanh-nhiem-vu-20210819091055217.htm

Nguồn: Nguyễn Hưởng (Người lao động)

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

Tp.HCM: Dịch Covid-19 Sáng Ngày 19/8

 Tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM sáng 19/8


 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong ngày 18/8 có 2.291 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện cộng dồn từ 1/1/2021 đến nay là 80.441 bệnh nhân.


Theo HCDC, tính đến 6 giờ ngày 19/8, có 162.372 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, trong đó: 161.967 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 405 trường hợp nhập cảnh.


Hiện thành phố đang điều trị 33.202 bệnh nhân, trong đó: có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.302 bệnh nhân nặng đang thở máy và 16 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 18/8 có 2.291 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện cộng dồn từ 1/1/2021 đến nay là 80.441 bệnh nhân.


Trong 5 ngày qua, thành phố không phát sinh ổ dịch mới cần theo dõi. Hiện còn 17 ổ dịch đang diễn tiến.


HCDC cho biết, từ ngày 27/4 đến 18/8, đã lấy 1.283.296 mẫu, (trong đó có 782.414 mẫu đơn, 500.882 mẫu gộp), với 4.612.522 người được lấy mẫu (tại các khu cách ly, khu phong tỏa, các tòa nhà, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất...). Tổng số mẫu chưa có kết quả: 5.957 mẫu, trong đó có 5.536 mẫu đơn và 421 mẫu gộp.

Tp.HCM: Dịch Covid-19 Sáng Ngày 19/8Chuẩn bị tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tầm soát đánh giá nguy cơ trên địa bàn thành phố


Chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 thực hiện nguyên tắc của tiêm vắc xin phòng COVID-19 dựa trên sự tự nguyện đồng ý của người dân. Thành phố tiếp tục triển khai tiêm phủ vắc xin mũi 1.


Tổ chức thực hiện cách ly F1, F0 không triệu chứng đủ điều kiện xuất viện tại nơi cư trú. Giám sát, chăm sóc sức khoẻ các trường hợp F0, F1 được cách ly tại nhà với sự hỗ trợ của các tổ phản ứng nhanh tại địa phương. Trẻ em là F0 dưới 16 tuổi không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể được cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện.


Triển khai lấy mẫu xét nghiệm giám sát theo quy định. Phân loại các tổ dân phố, tổ nhân dân thành 4 nhóm: xanh, vàng, cam, đỏ và được tổ chức xét nghiệm theo quy định của UBND TP.


F0 tại khu cách ly tập trung được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR lần 1 trong vòng 24 giờ khi được tiếp nhận và vào ngày thứ 7. F0 cách ly tại nhà được lấy mẫu theo hướng dẫn của Sở Y tế. F1 tại khu cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà được lấy mẫu vào ngày 1 và ngày thứ 14 bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh.


Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 47.218 người, trong đó có 18.943 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngày từ đầu và 28.275 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 14.068 người.


Số trường hợp F1 đang cách ly tập trung là 3.126 trường hợp. Số trường hợp F1 đang được cách ly tại nhà là 16.068 người.


Để đạt được mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”. Triển khai xét nghiệm tầm soát để giải phóng vùng sạch và đánh giá nguy cơ tại các vùng có tỷ lệ lây nhiễm cao.


HCDC khuyến cáo, vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất. Luôn thực hiện phòng bệnh theo thông điệp 5K. Học cách tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe khi thực hiện cách ly F0, F1 tại nhà.

Nguồn: https://tcdulichtphcm.vn/chuyen-dong/tinh-hinh-dich-covid-19-tai-tphcm-sang-19/8-c2a13490.html

Nguồn: Hồng Lam (Tạp chí Du lịch TP.HCM)

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

Bình Dương: Trưởng Phòng An Ninh Đối Nội Tử Vong Vì Covid-19

 Trưởng phòng An ninh đối nội Công an tỉnh Bình Dương tử vong vì COVID-19.


Theo báo chí nhà nước đưa tin tối hôm 4/8, Công an tỉnh Bình Dương xác nhận thượng tá Phan Minh Phương (53 tuổi, trưởng phòng An ninh đối nội Công an tỉnh) tử vong vì virus Vũ Hán.

Bình Dương: Trưởng Phòng An Ninh Đối Nội Tử Vòng Vì Covid-19
Ông Phan Minh Phương trong một lần đến thăm chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một), ngày 7/5/2020. (Ảnh: phatsuonline.com)


Ông Phương được xác định mắc virus Vũ Hán từ hôm 23/7 khi xét nghiệm nhanh tại Bệnh xá Công an tỉnh, được cách ly điều trị tại bệnh viện dã chiến Đại học Quốc gia TP.HCM (thành phố Dĩ An, Bình Dương).


Ngày 2/8, ông Phương được chuyển tới Bệnh viện dã chiến tỉnh Bình Dương (phường Phú Chánh, thị xã Tân Uyên).


Lúc 1h hôm nay (4/8), ông Phương tử vong.


Theo Công an tỉnh Bình Dương, do giãn cách xã hội nên “không tổ chức lễ tang” theo nghi thức đối với ông Phương mà sẽ tổ chức lễ truy điệu sau.

Bình Dương: Trưởng Phòng An Ninh Đối Nội Tử Vòng Vì Covid-19
Văn bản số 572 về việc ông Phan Minh Phương tử vong. (Ảnh: Hoàng Dũng/Facebook)


Trước đó, Bộ Y tế Việt Nam tối 4/8 công bố thêm 3.351 ca COVID-19. Trong đó, Bình Dương chiếm nhiều nhất với 1.111 ca.


Tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 21.556 ca, 3.595 bệnh nhân bình phục, 136 bệnh nhân tử vong.


Hiện tại tỉnh đang điều trị cho 8.062 bệnh nhân; trong đó có 112 phụ nữ mang thai, 124 người trên 65 tuổi, 323 người có bệnh lý nền, 397 người có diễn biến nặng.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

Nguồn: Minh Long (trithucvn.org)

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

Tp.HCM Cán Bộ Quản Lý Thị Trường Tham Gia Trực Chốt Tử Vong Do Nhiễm Covid-19

 Cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM tham gia chốt kiểm soát COVID-19 tử vong vì COVID-19.


Ngày 16/8, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết ông Nguyễn Thành Vang, Kiểm soát viên Đội QLTT Số 8 (Cục QLTT TP.HCM) tử vong vì COVID-19.


Tp.HCM Cán Bộ Quản Lý Thị Trường Tham Gia Trực Chốt Tử Vong Do Nhiễm Covid-19
Một chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại TP.HCM. (Ảnh: thanhuytphcm.vn)


Theo Tổng cục Quản lý thị trường, từ đầu năm 2020 đến nay, ông Vang đã tham gia nhiều lượt trực chốt kiểm soát COVID-19. Riêng trong tháng 7/2021, ông Vang đã tham gia bốn lượt trực chốt vào các ngày 12, 17, 22 và 26/7.


Ngày 27/7, sau khi test nhanh có kết quả dương tính với COVID-19, ông Vang được hướng dẫn cách ly tại nhà.


Nhưng đến ngày 4/8, các triệu chứng chuyển nặng, ông Vang được chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 4, huyện Bình Chánh điều trị và được hỗ trợ thở máy.


Đến chiều ngày 14/8, triệu chứng bệnh của ông Vang tiếp tục trở nặng, qua đời vào lúc 18h30 ngày 14/8 tại Bệnh viện dã chiến số 4.


Qua các đợt dịch bệnh, Cục QLTT TP.HCM đã có 1.772 lượt công chức tham gia chức chốt. Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều thành viên tham gia các chốt đã bị phơi nhiễm COVID-19, trong đó có công chức thuộc lực lượng QLTT.


Trong một diễn biến có liên quan, tại Bình Dương, hôm 4/8, công an tỉnh xác nhận thượng tá Phan Minh Phương (53 tuổi) – trưởng Phòng an ninh đối nội Công an tỉnh tử vong vì COVID-19.


Ông Phương được xác định mắc COVID-19 từ ngày 23/7 khi xét nghiệm tại bệnh xá của cơ quan, được đưa đi cách ly điều trị ở bệnh viện dã chiến tại Đại học Quốc gia TP.HCM (thành phố Dĩ An, Bình Dương).


Ngày 2/8, ông được chuyển tới bệnh viện dã chiến tại phường Phú Chánh, thị xã Tân Uyên. Hôm 4/8, ông tử vong.


Tại Tây Ninh, hôm 11/8, công an tỉnh cho biết đại úy Lê Huỳnh Nhật Minh tử vong.


Từ ngày 21 đến 28/7, đại úy Lê Huỳnh Nhật Minh (32 tuổi) được phân công tham gia tổ truy vết (tổ phó tổ truy vết xã Phước Thạnh), tiến hành truy vết 6 trường hợp F1 và phối hợp với Trạm y tế xã Phước Thạnh test nhanh 18 trường hợp là công nhân Công ty BILLION, thuộc Khu công nghiệp Phước Đông – Bời Lời trở về địa phương.


Ngày 29/7, sau khi được test nhanh có kết quả bị nhiễm COVID-19, đại úy Minh được đưa đi cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu, có triệu chứng sốt, ho, đau đầu và khó thở. Ngày 7/8 được chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh để điều trị, được hỗ trợ thở máy.


Ngày 8/8 có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính, tình trạng sức khỏe tiến triển tốt. Tuy nhiên, đến sáng 11/8, bệnh tình trở nặng lại, đại úy Minh tử vong lúc 10h40 cùng ngày tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

Nguồn: Minh Long (trithucvn.org).



46 Thi Thể Dược Xe Tải "Luồng Xanh" Chở Từ Tp.HCM Về Bến Tre Hỏa Táng

 Một xe tải ‘luồng xanh’ chở 46 thi thể từ TP.HCM về Bến Tre hỏa táng.


Trong vòng chưa đầy một ngày, một xe tải có giấy hoạt động trên “luồng xanh” đã chở 46 thi thể từ TP.HCM về Bến Tre để hỏa thiêu, trong đó 41 tử thi được xác định là người tử vong do mắc viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

46 Thi Thể Được Xe Tải "Luồng Xanh" Chở Từ Tp.HCm Về Bến Tre Hỏa Táng
Cơ sở hỏa táng Phúc Lạc Viên, xã Phú Hưng, TP. Bến Tre. (Ảnh: Nhà hỏa táng Phúc Lạc Viên Bến Tre/Facebook)

Báo địa phương dẫn tin từ cho biết trong khoảng thời gian từ 9 giờ ngày 15/8 đến 0h30 ngày 16/8, Công an xã Phú Hưng nhận tin từ Cơ sở hỏa táng Phúc Lạc Viên (xã Phú Hưng, TP Bến Tre), rằng có tiếp nhận 46 thi thể từ TP.HCM tới hỏa thiêu.


Người chở là tài xế Lê Phúc H. (28 tuổi), lái xe tải biển kiểm soát 64C – 077xx. Chiếc xe được cấp giấy ưu tiên hoạt động trên luồng xanh và tài xế cũng có xét nghiệm kết quả âm tính với COVID-19 từ ngày 13/8.


Cụ thể, sáng 15/8, tài xế H. lái xe tải chở 18 thi thể từ TP.HCM tới Cơ sở hỏa táng Phúc Lạc Viên để thiêu (chưa có hợp đồng trước). 18 thi thể này có nhiều địa chỉ khác nhau tại TP.HCM, trong đó có 13 trường hợp tử vong do COVID-19. Anh H.cho biết đã tới 2 cơ sở hỏa táng ở Long An và Tiền Giang nhưng đã quá tải.


Khoảng 16h cùng ngày, tài xế H. chở tiếp thêm một lượt, chuyển đến cơ sở hỏa táng này thêm 10 thi thể cũng từ TP.HCM.


Đến khoảng 0h30 ngày 16/8, tài xế H. đưa tiếp đến Cơ sở hỏa táng Phúc Lạc Viên 18 thi thể từ TP.HCM.


Tại điểm cuối (cơ sở hỏa táng), 41/46 thi thể được xác định là người chết do mắc COVID-19. Do đến 7h sáng 16/8, cơ sở Phúc Lạc Viên đã hỏa táng được 18/46 thi thể nên cơ quan chức năng đồng ý để các thi thể này lại cho cơ sở tiếp tục hỏa táng.


Giới chức tỉnh Bến Tre cho hay việc đưa thi thể bệnh nhân COVID-19 ra khỏi vùng dịch mà không thông báo với chính quyền là vi phạm Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ Y tế về Hướng dẫn và kiểm soát lây lan SARS-CoV-2 trong cơ sở khám chữa bệnh; vi phạm điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 117 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế (“Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly.“)


Bác sĩ Ngô Văn Tán, giám đốc Sở Y tế Bến Tre cho biết ngành y tế tỉnh này chưa tiếp nhận được thông tin từ Sở Y tế TP.HCM hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM về việc chuyển các thi thể bệnh nhân COVID-19 về hỏa táng tại Bến Tre, TTXVN đưa tin.


Ngoài ra, Công an TP Bến Tre cho hay tài xế Lê Phúc H. đã vi phạm về quy định xe di chuyển trong “luồng xanh” đã đăng ký. Theo Công văn 4916/TCĐBVN-ATGT ngày 15/7/2021 của Tổng Cục đường bộ Việt Nam, xe luồng xanh được hiểu là các loại phương tiện được Sở GTVT các tỉnh, thành phố cấp Thẻ nhận diện phương tiện vận chuyển trong khu vực nội tỉnh, liên vùng, được hoạt động trên các “Luồng xanh” (tuyến đường đi, đến hoặc đi qua kết nối giữa các khu vực đang giãn cách theo Chỉ thị 16).


Theo tin do Tuổi Trẻ cập nhật vào sáng sớm 17/8, Bộ Tư lệnh TP.HCM cho biết sẽ làm rõ vụ việc “xe tải chở 46 thi thể từ TP.HCM về Bến Tre hỏa táng” và xử lý theo quy định.


Hiện nay, Bộ Tư lệnh TP.HCM được chính quyền TP.HCM giao đảm nhận việc phối hợp xử lý thi thể và tro cốt bệnh nhân tử vong do nhiễm COVID-19. Chỉnh sửa sau khi đã đăng tải, một bản tin trên Tuổi Trẻ ngày 16/8 dẫn lời của Trung tá Nguyễn Xuân Truyền, phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận Bình Tân – người được giao công tác điều tiết tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa, cho hay công suất của trung tâm này khoảng 200 ca mỗi ngày nhưng số ca tử vong cao hơn, nên dẫn tới trường hợp hỏa táng chậm trễ.


Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa hiện chỉ nhận hỏa táng những người dân mất vì COVID-19, các ca tử vong do nguyên nhân khác được điều chuyển đến các nơi khác để hỏa táng.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang Chúc bạn sức khỏe và bình an.

Nguồn: Nguyễn Quân (trithucvn.org)



Hà Nội: Bao Tải Dưới Ao Phát Hiện Chứa Thi Thể Người Đàn Ông

 Phát hiện thi thể người đàn ông trong bao tải dưới ao ở Hà Nội.

 

Người dân đã bàng hoàng phát hiện trong chiếc bao tải nổi dưới ao là một thi thể người đàn ông.


Hà Nội: Người Đàn Ông Lên Kế Hoạch Tàn Độc Giết Người, Phi Tang XácLời khai nghi phạm sát hại người đàn ông, phi tang xác trong cống nước ở Hà Nội


Ngày 14/8, một lãnh đạo UBND xã Trung Tú, huyện Ứng Hoà, TP.Hà Nội cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện một thi thể nam giới trong bao tải dưới ao.


Theo vị này, nạn nhân được xác định là anh Đ. (SN 1982, trú thôn Dũng Cảm, xã Trung Tú).


Hà Nội: Bao Tải Dưới Ao Phát Hiện Chứa Thi Thể Người Đàn Ông
Anh Đ. trước khi mất tích


Trước đó, ngày 11/8, gia đình anh Đ. đến Công an xã Trung Tú trình báo về việc anh này rời khỏi nhà từ khoảng 19h tối 9/8 nhưng không về, gia đình không liên lạc được. 


Nhận tin trình báo, Công an xã Trung Tú đã phát đi thông báo truy tìm người mất tích nhưng chưa có kết quả.


“Chính thức thì đến sáng nay cơ quan điều tra mới tìm thấy thi thể anh này. Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ”, vị này thông tin.

Nguồn: http://danviet.vn/phat-hien-thi-the-nguoi-dan-ong-trong-bao-tai-duoi-ao-o-ha-noi-5020211488362157.htm

Nguồn: Đức Sơn (Dân Việt)

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021