Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch

 Ảnh: Hàng trăm người “mắc kẹt” ở cửa ngõ TP.HCM khi tự về quê tránh dịch.


Khi được lực lượng chức năng yêu cầu quay đầu xe, có người đã khóc, người tìm đường khác đi và cũng có người thì nán lại gần chốt kiểm soát.

Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Sáng 15/8, hàng trăm người dân sử dụng các phương tiện cá nhân rời TP.HCM để về quê qua các cửa ngõ phía đông TP đã được lực lượng chức năng yêu cầu quay đầu xe.
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Tại chốt kiểm soát dịch trên Quốc lộ 1 (đoạn qua phường Linh Trung giáp phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM) có rất đông phương tiện quay đầu trở lại TP.HCM. Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và TP.HCM đang thực hiện Chỉ thị 16 nên lực lượng chức năng thông báo người dân “ai ở đâu, ở yên đó, không được di chuyển khỏi nơi cư trú”.
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Lượng người dân về quê quá đông khiến một đoạn đường bị tắc nghẽn.
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Theo quan sát, lực lượng chức năng gồm CSGT, quân đội, y tế… phải làm việc rất cật lực và giải thích nhẹ nhàng, dễ hiểu khi kiểm tra giấy tờ các xe qua lại.
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Đa số người dân về quê tránh dịch đều từ các tỉnh như Đồng Nai, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Nghệ An, Hà Tĩnh…
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Nhiều em nhỏ theo bố mẹ, người thân rời TP.HCM về quê tránh dịch nhưng được cơ quan chức năng yêu cầu quay đầu.
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Trẻ em mệt mỏi ngồi bên đường trong sáng nay. Nhiều cán bộ phường Linh Trung và Tân Phú, TP Thủ Đức đã gặp từng người để giải thích rõ quy định của Chính phủ là “ai ở đâu ở đó”. Những trường hợp tự túc về quê cho dù có xét nghiệm kết quả âm tính với SARS-CoV-2, cũng không được phép lưu thông từ địa phương này sang địa phương khác.
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch

Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Trên xe ai cũng lỉnh kỉnh hành lý để rời TP.HCM nhưng hiện TP đang thực hiện Chỉ thị 16, yêu cầu người dân không tự ý rời TP.
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Lực lượng chức năng đã rất vất vả chốt chặn và phát loa yêu cầu mọi người quay về lại nơi ở. “Bà con cho phường xin tên tuổi và nơi cư trú để chúng tôi lập danh sách và hỗ trợ. Mong mọi người cùng phối hợp để không tập trung đông người, nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch...”, một cán bộ phường Linh Trung giải thích.
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Người đàn ông tên Nguyễn Hoàng Nhất Linh (quê Bình Định) cho hay, dù biết quy định người dân không được tự ý về quê bằng xe máy nhưng do gia đình anh đã hết cách. “Vợ chồng tôi thất nghiệp 2 tháng nay, không có tiền sinh hoạt và đóng tiền nhà trọ nên đành trả phòng để chở con về quê. Khổ lắm mới về, giờ ở lại biết sống làm sao giữa dịch bệnh thế này”, anh Linh chia sẻ.
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Trong khi đó, nam thanh niên tên Minh (quê Quảng Ngãi) khóc và cho biết mẹ ở quê bị bệnh nên phải về gấp. Hành trang của anh chỉ là chiếc xe máy cà tàng, một bao quần áo, chai nước suối. “2 tháng nay nhà xưởng đóng cửa, tôi thất nghiệp. Cũng cố gắng tiết kiệm để qua dịch nhưng giờ mẹ ở quê bị bệnh, tôi nóng ruột quá nên mới trả phòng trọ đi về nhưng đến đây thì không đi được”, anh Minh nói trong nấc nghẹn.
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch

Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Đứng chờ hàng giờ giữa trời nắng nóng khiến người dân cũng như lực lượng chức năng đều mệt mỏi.
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch

Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Người lớn, trẻ em mệt mỏi dừng trước chốt kiểm soát. Không ai mong muốn cảnh tượng này xảy ra trong thời điểm dịch bệnh đang căng thẳng.
Tp.HCM Hàng Trăm Người "Mắt Kẹt" Ở Các Cửa Ngõ Về Quê Tránh Dịch
Thời tiết nắng gắt, những ánh mắt lo lắng của người dân chợt dịu đi khi thấy hình ảnh anh cảnh sát cầm trên tay những bịch sữa tươi đến cho những em bé đang theo cha mẹ về quê. Hiện nay, các tỉnh vẫn đang siết chặt tình trạng người dân về quê bằng xe cá nhân tự túc. Nhiều tỉnh thành vẫn đang lên phương án phối hợp với cơ quan chức năng TP.HCM đón công dân về quê, vì vậy người dân tạm thời “ở đâu thì ở đấy”.

Nguồn: http://danviet.vn/anh-hang-tram-nguoi-mac-ket-o-cua-ngo-tphcm-khi-tu-ve-que-tranh-dich-50202115814272172.htm

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

Nguồn: Đông Thịnh (Dân Việt)

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

Bình Dương: 5 Bệnh Viện Không Nhận Cấp Cứu, Bệnh Nhân Về Nhà Rồi Chết

 5 bệnh viện ở Bình Dương không nhận cấp cứu, bệnh nhân về nhà rồi chết.

 

Các bệnh viện đều nói rằng không có bác sĩ do tập trung chống dịch COVID-19 và từ chối cấp cứu.


Tối ngày 14-8, gia đình đang tổ chức mai táng cho ông N.D. (57 tuổi, quê ở Trà Vinh, tạm trú tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, Bình Dương).


Chị Ngô Phượng (con gái ông D.) đang thất thần trước cữu người cha nói. “Mẹ em mất vì ung thư cách đây 10 năm rồi, cha là người thân duy nhất của em… Giờ em không còn ai nữa”, chị Phượng khóc nức nở.


Bình Dương: 5 Bệnh Viện Không Nhận Cấp Cứu, Bệnh Nhân Về Nhà Rồi Chết
Chị Phượng vẫn còn thất thần bên linh cữu người cha chết oan uổng. Ảnh: Người dân cung cấp


Đến giờ này, chị Phượng và những người trong xóm trọ vẫn đang rất bức xúc. Cả 5 bệnh viện đều từ chối cứu người, khi thấy người bệnh đang hấp hối.


“Nếu như bệnh viện cấp cứu cho cha em, thì chắc cha em không chết oan uổng thế này”, chị Phượng nói.


Anh Nguyễn Văn Cường (chủ nhà trọ, nơi hai cha con chị Phượng ở) cho biết, khoảng 20 giờ ngày 13-8 chị Phượng phát hiện cha mình nôn ói dữ dội, nên nhờ mọi người đưa đi cấp cứu.


“Lúc đó, tôi gọi cấp cứu để đưa ông D. nhưng không thấy ai bắt máy. Không chờ được nữa, tôi nhờ anh bạn dùng xe tải để chở ông ấy đi bệnh viện”, anh Cường nói.


Điểm đầu tiên là Trung tâm y tế TP Dĩ An, nhưng nơi này không nhận vì tại đây đang điều trị bệnh nhân COVID-19. Anh Cường và mọi người tiếp tục đưa đến bệnh viện đa khoa Ngọc Hồng, nơi này cũng không nhận.


Sau đó, người nhà tiếp tục chuyển đến bệnh viện Quân đoàn 4, Bệnh viện đa khoa An Phú và cuối cùng là Phòng khám đa khoa tư nhân Nam Anh.


Tất cả các cơ sở này đều không nhận với lý do các bác sĩ đi chống dịch COVID-19 và không đủ trang thiết bị để cấp cứu.


Bình Dương: 5 Bệnh Viện Không Nhận Cấp Cứu, Bệnh Nhân Về Nhà Rồi Chết
Test nhanh COVID-19 xong, bệnh viện không chịu cấp cứu. Ảnh: Người dân cung cấp


Điều đáng nói, tại điểm đến thứ 2 là Bệnh viện đa khoa Ngọc Hồng, trước khi cho ông D. và chị Phượng được vào cấp cứu thì phải vào test COVID-19.


Ông D. và chị Phượng phải trả 700 ngàn đồng để test nhanh. Sau đó, khi các nhân viên cho băng ca đưa ông D. vào trong thì bác sĩ hỏi có bị bệnh gì trước kia không. Sau khi chị Phượng trình bày thì bác sĩ không nhận và chỉ đi bệnh viện khác.


“Test xong COVID-19, thấy họ đưa cha em vào, em mừng quá trời. Ai ngờ đâu vào trong một bác sĩ hỏi cha em có tiền sử bị gì không. Em có trình bày là cha em bị cao huyết áp, cách đây 2 năm từng bị đột quỵ. Thế là bác sĩ không nhận nữa. Bảo là không đủ trang thiết bị và không có bác sĩ”, chị Phượng nói.


Chị Phượng cho biết thêm: “Lúc này cha em ngất lịm, không biết gì hết nữa rồi”.


Đến khoảng gần 1 giờ sáng ngày 14-8, khi không nơi nào chịu nhận, mọi người đành phải cắn răng đưa ông D. về phòng trọ phó mặc cho số phận. Đến khoảng 4 giờ sáng ông D. đã trút hơi thở cuối cùng.


“Thấy người hấp hối trước mắt mà không bệnh viện nào chịu nhận, tôi không biết phải nói như thế nào nữa, y đức để ở đâu. Nếu như bệnh viện chịu nhận và cấp cứu thì ông D. đâu có chết như vậy”, anh Cường búc xúc nói.


Anh Cường nói thêm: “Lúc đó con bé khóc hết nước mắt, cầu xin năn nỉ mà bất lực. Anh bạn tôi bực quá quát lên rằng có cái bệnh viện để làm gì”.


Sẽ xử lý hình sự nếu không nhận cấp cứu bệnh nhân dẫn đến tử vong

Ngày 12-8, UBND tỉnh Bình Dương có văn bản yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh phải tiếp nhận cấp cứu các bệnh nhân.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nghiêm túc thực hiện đúng thời gian đã đăng ký hoạt động.

Nếu cơ sở y tế nào không tuân thủ các quy định khám bệnh, chữa bệnh vi phạm y đức, không tiếp nhận các bệnh nhân khi được chuyển đến để xảy ra trường hợp tử vong thì xử lý theo quy định, nếu cần thiết chuyển cơ quan điều tra, xử lý hình sự theo quy định.

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/5-benh-vien-o-binh-duong-khong-nhan-cap-cuu-benh-nhan-ve-nha-roi-chet-1008196.html.

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang Chúc bạn Sức khỏe và bình an.

Nguồn: Lê Ánh (Pháp luật TPHCM)

Tp.HCM Bạn Cần Làm Gì Khi Qua Chốt Kiểm Dịch?

 Cần làm gì khi qua chốt kiểm soát tại TP.HCM?

 

Cơ quan chức năng đã lý giải về nguyên nhân tại sao các chốt kiểm soát ùn ứ khi áp dụng "di biến động dân cư".


Theo một cán bộ công an, ngày đầu áp dụng khai báo di biến động dân cư, một số quận, huyện trên địa bàn TP HCM còn bị động khiến người dân tập trung đông ở các chốt kiểm soát. Trước đó, Công an TP HCM đã tuyên truyền rộng rãi đến các địa phương và người dân về việc triển khai phần mềm quản lý di biến động của người dân khi ra vào tất cả các chốt trên địa bàn TP. Thông tin cũng được đăng tải trên báo đài và truyền hình để người dân nắm được các bước để thực hiện. 


Tp.HCM Bạn Cần Làm Gì Khi Qua Chốt Kiểm Dịch?
Chốt kiểm soát trên đường Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức sáng nay (15-8)


Công an các quận, huyện trên địa bàn TP cần phải tuyên truyền, chụp bảng hướng dẫn 5 bước hướng dẫn di biến động dân cư và cấp mã QR để người dân chủ động khai báo ở nhà trước, tránh tình trạng kẹt lại tại các chốt kiểm soát. Ở các bệnh viện cũng áp dụng hình thức này đã giảm thiếu được tình trạng người tập trung đông. 


Tp.HCM Bạn Cần Làm Gì Khi Qua Chốt Kiểm Dịch?
Tp.HCM Bạn Cần Làm Gì Khi Qua Chốt Kiểm Dịch?
Người dân tập trung đôn tại chốt kiểm soát trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp


Ngoài ra, công an các quận, huyện phải tuyên truyền bằng hình thức phát tờ rơi, loa kẹo kéo… cho những người dân không sử dụng Smartphone để họ nắm được thông tin về 5 bước thực hiện di biến động dân cư đã áp dụng. 


Thực tế hiện nay nhiều người ra đường không sử dụng Smartphone hoặc sử dụng nhưng khi quét mã QR để khai báo thì không thành thạo, mất nhiều thời gian, gây ách tắc tại chốt kiểm soát. Do đó, ngoài việc tuyên truyền cho người dân quét mã QR để khai báo thông tin ở nhà thì 12 chốt kiểm soát và các chốt kiểm soát ở các quận, huyện nên dán mã QR cách chốt khoảng 5-10m để người dân khai báo, hạn chế tập trung đông ở hàng rào chốt kiểm soát. 


"Do mới cập nhập nên một số quận, huyện và người dân còn lúng túng. Riêng 12 chốt kiểm soát do lực lượng CSGT giám sát đang làm rất tốt, hạn chế được tình trạng người tập trung đông tại chốt" – vị cán bộ công an cho hay.


Nhiều bạn đọc hiến kế về việc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06), Công an TP HCM cần tham mưu Giám đốc Công an TP chỉ đạo công an các quận, huyện phân công cảnh sát khu vực tuyên truyền rộng rãi đến người dân địa bằng bằng nhiều hình thức sử dụng các mạng xã hội Zalo, Facebook, phát tờ rơi… Tham mưu cho Sở TTTT báo cáo lãnh đạo Mobifone, Viettel tuyên truyền về mã QR và khai báo di biến động dân cư để người dân thực hiện. 


TP nên chăng áp dụng chỉ cho phương tiện ra đường theo ngày chẵn – lẻ (không tính phương tiện của lực lượng thực thi nhiệm vụ). Ví dụ như phương tiện mang biển kiểm soát cuối số chẵn thì ra đường ngày chẵn, số lẽ thì đi ngày lẽ. Ngoài ra, cần xử lý nghiêm những người ra đường không mang giấy tờ tuỳ thân và những giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp để lưu thông. 


"Theo tôi, nếu thực hiện nghiêm những quy định này sẽ hạn chế được những ca FO ngoài cộng đồng", bạn đọc hiến kế. 


Khi người dân di chuyển qua các chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 ở TPHCM thì sẽ được cán bộ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tại chốt hướng dẫn và yêu cầu người dân kê khai thông tin di biến động tại địa chỉ trang Website https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn . Việc kê khai thông tin di biến động được thực hiện như sau.

Bước 1: Người dân truy cập vào Hệ thống quản lý tờ khai y tế theo địa chỉ website https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc quét mã QR bằng ứng dụng Zalo hoặc ứng dụng quét mã QR code để vào biểu mẫu khai báo y tế. Lưu ý: Không dùng ứng dụng Bluezone để quét mã QR này.

Tp.HCM Bạn Cần Làm Gì Khi Qua Chốt Kiểm Dịch?

Bước 2: Đọc kỹ và điền chính xác các thông tin vào các ô trong biểu mẫu khai báo (ô có dấu sao "*" biểu thị việc bắt buộc phải nhập).

Bước 3: Nhập mã xác thực vào ô cuối cùng của biểu mẫu khai báo.

Bước 4: Nhấn nút "Gửi đi" và chờ cho đến khi màn hình xuất hiện thông báo mã QR, người dân chụp lại màn hình hoặc chọn để lưu mã.

Bước 5: Xuất trình mã QR cho cán bộ tại chốt kiểm dịch kiểm tra thông tin kèm theo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

Riêng đối với trường hợp người dân không có điện thoại thông minh (smatphone) để khai báo, cán bộ tại chốt sẽ phát phiếu khai báo y tế cho người dân để khai. Sau khi kê khai, cán bộ kiểm tra, đối chiếu thông tin với Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người dân.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/hom-nay-can-lam-gi-khi-qua-chot-kiem-soat-tai-tp-hcm-20210815112554974.htm

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an nha.

Nguồn:Sỹ Hưng (Người lao động)


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công

 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công Vào Thập Niên 1990 ?


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Pháp Luân Công đã trở thành một hiện tượng nổi bật ở Trung Hoa Đại Lục, đi đâu cũng có thể nghe người ta bàn tán và nói về Pháp Luân Công. Bấy giờ, cứ 20 người Trung Quốc thì 1 người tập môn khí công này. Tuy vậy, điểm đặc biệt là Pháp Luân Công chỉ mới xuất hiện công khai vào năm 1992. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng người Trung Quốc say mê tập luyện Pháp Luân Công? Bài viết dưới đây có thể làm rõ phần nào vấn đề ấy.


Dân tộc Trung Hoa cần lấp đầy khoảng trống tâm linh, trở về với văn hóa truyền thống.


Người Trung Quốc trải qua nhiều cuộc vận động cách mạng trong quá khứ, mối dây liên kết lâu đời với văn hóa truyền thống, văn hóa tu luyện của dân tộc đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc một dao chặt đứt. Những màn mưa máu gió tanh của Cách mạng Văn hóa đã tẩy sạch triết lý nhân sinh và văn hóa tu luyện được các thế hệ nối tiếp nhau lưu truyền lại, lấy đảng tính thay cho nhân tính, người đấu với Trời, người đấu với Đất, người đấu với người, con tố cha, vợ tố chồng, học trò đấu tố thầy cô giáo… Mặc dù vào thập niên 90, kinh tế Trung Quốc đã đang trên con đường khởi sắc, nhưng những khoảng trống trong tâm hồn của nhiều người vẫn không cách nào được lấp đầy. Nó mang đến cho họ cảm giác lạc lõng như thiếu thốn một thứ gì, mất đi một thứ gì mà ai ai cũng đau đáu đi tìm để hoàn thiện chính mình. Cho đến khi tìm thấy Pháp Luân Công, nhiều người tập luyện đã chia sẻ cùng một cảm giác, đó chính là “Đã tìm thấy rồi!”.


Văn hóa Trung Hoa gắn liền với tu luyện


Trong nền văn hóa cổ xưa của nhân loại, các dân tộc trên thế giới đều xem mình là hậu duệ của Thần linh, xem con người là do Thần, Phật, Chúa sáng tạo và ban cho sinh mệnh. Người Trung Hoa cũng vậy, những câu chuyện Thần thoại của họ thấm đẫm những truyền thuyết như Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa dùng bùn đất tạo con người, Phục Hy khai sáng nền văn minh, Thương Hiệt tạo ra chữ viết, Thần Nông nếm thử trăm loại thảo dược, v.v.. Trải qua tháng năm đằng đẵng, người Trung Hoa cổ đại tin rằng nền văn hóa của họ là do Thần giáo hóa và truyền dạy, là ân điển của Thần.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Những học thuyết lớn như Thái Cực, Âm Dương, Ngũ Hành, Kinh Dịch, Bát Quái… được xem như triết lý của người cổ đại về vũ trụ, nhân sinh và vạn sự vạn vật, cũng là những kiến thức nền tảng mà dân tộc Trung Hoa tôn sùng, ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực, từ trị quốc, quân sự, thiên văn, y học, trị thủy, địa lý đến tu luyện.


Sử Ký Tư Mã Thiên chép rằng Hoàng Đế có Đỉnh ngọc và Sách thần, trị vì “theo luật của trời đất, hiểu hai cõi âm dương, biết lẽ sinh tử, tồn vong”. Cổ sử còn viết Hoàng Đế đi tìm Đạo, sau khi ngộ Đạo thì vừa cai quản đất nước vừa tiếp tục tu luyện. Bởi ông là người tu luyện đắc đạo, nên biết cai trị theo đạo Trời, biết huyền cơ của sự sống và cái chết. Tương truyền khi Hoàng Đế đúc thành đỉnh ở chân núi Kiều thì bầu trời mở rộng, xuất hiện rồng vàng bay xuống đón ông. Hoàng Đế và hơn 70 tùy tùng cưỡi rồng hồi thiên, công thành viên mãn, “bạch nhật phi thăng”.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Trong văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa, con đường duy nhất để kết nối giữa người và Thần là “tu luyện”. Con người sở dĩ là anh linh trong vạn vật là vì con người có Thần tính bẩm sinh, còn gọi là Phật tính, và “tu luyện” nghĩa là quay trở về với bản tính đó. Vì tu luyện có thể đưa con người thăng hoa, trở thành những sinh mệnh có trí huệ cao hơn và sở hữu những năng lực siêu thường, vậy nên rất nhiều điều khó tin với con người hiện đại có thể được tìm thấy trong các ghi chép lịch sử chính thống trải dài các triều đại Trung Hoa, như Sử Ký Tư Mã Thiên, Hậu Hán Thư, Tam Quốc Chí, Cựu Đường Thư, Tống Sử, Minh Sử, v.v.. Cùng với đó, rất nhiều truyền kỳ cũng được cổ nhân lưu lại, các nhân vật như Khương Tử Nha, Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn là những đạo sĩ quân sư nổi tiếng phò tá chân mệnh Thiên tử; Bồ Đề Đạt Ma dùng một cọng lau để vượt sông; hòa thượng Tế Công chuyển gỗ từ núi Nga Mi; Trương Tam Phong tạo ra Thái Cực Quyền; Tô Thức, Vương Duy, Lý Bạch, Đào Uyên Minh, Mạnh Hạo Nhiên, Bạch Cư Dị, Hoa Đà, Lý Thời Trân, Biển Thước… đều là người tu luyện.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Tại phương Đông, văn hóa tu luyện không phải là một khái niệm mới, nó đã được lưu truyền từ thuở sơ khai cho đến thời cận đại. Có thể dễ dàng nhận thấy văn hóa tu luyện này là nguồn cảm hứng và có ảnh hưởng đến rất nhiều các tác phẩm văn học nổi tiếng như Tây Du Ký, Phong Thần, Hồng Lâu Mộng… Suốt chiều dài lịch sử có hằng hà sa số các câu chuyện về thánh nhân, tăng nhân, hòa thượng, đạo sĩ, từ vua đến dân, đến cả người tiều phu đốn củi cũng nhắc đến tu luyện và các đạo lý tu thân. Cùng theo sự phát triển của xã hội nhân loại, tu luyện đã hình thành các bộ hệ thống để phổ cập ra dân chúng. Nổi bật ở phương Đông là ba nhà Phật – Đạo – Nho.


Đạo gia giảng tu Chân, trở thành Chân Nhân vô vi thanh tịnh, đắc đạo trường sinh, có liên quan mật thiết với tu luyện thân thể con người. Nho gia giảng Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín, tư tưởng Trung Dung, tạo ra một hệ thống xã hội để giữ cho một quốc gia hài hòa, thái bình, thịnh vượng. Nho và Đạo có chung gốc rễ, bởi Nho giáo xếp Kinh Dịch là đứng đầu “Ngũ kinh” (Dịch, Thư, Thi, Lễ, Xuân Thu), còn Đạo giáo thì coi Chu Dịch là một trong “Tam huyền” (Lão Tử, Trang Tử, Chu Dịch).


Phật gia dạy tu Thiện, giảng tu từ bi. Phật giáo do Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập tại Ấn Độ cổ vào khoảng 2500 năm trước truyền xuất ra một phương pháp tu luyện gọi là Giới – Định – Huệ, thông qua quá trình cải tổ, du nhập vào Trung Hoa, lại bị ảnh hưởng bởi văn hóa bản địa, nên diện mạo đã khác xa so với Phật giáo nguyên thủy, từ trang phục cho đến các trạng thái tu luyện.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Trung Hoa đã từng có thời kỳ mà tam giáo Phật Đạo Nho cùng tồn tại và phát triển một cách hài hòa, giúp duy trì sự ổn định, khiến tư tưởng và đạo đức của con người thăng hoa, đồng thời cũng tiến thêm một bước nữa trong việc phổ cập văn hóa tu luyện rộng rãi trong dân chúng.


Tu luyện, hiểu một cách đơn giản, thì chính là tu sửa tâm tính của bản thân, chiểu theo tiêu chuẩn đạo đức mà pháp môn đề ra, bắt đầu từ chỗ làm người tốt nơi xã hội con người, rồi từ từ tốt hơn nữa, dần dần thăng hoa lên cảnh giới siêu thường, trở thành các vị Giác giả vô tư chánh giác.


Phật gia giảng tu luyện có 84.000 pháp môn, còn Đạo gia thì giảng có 3.600 pháp môn. Nhưng các phương pháp tu luyện phổ biến mà con người hiện nay biết chỉ có vài loại như Thiền tông, Tịnh Độ, Hoa Nghiêm, Tạng Mật, Khổng giáo, Lão giáo, v.v… Thậm chí có nhiều giáo phái của Phật gia là không có quan hệ với Thích giáo (mà ngày nay gọi là Phật giáo) như Bạch Giáo của Tây Tạng. Ngoài ra còn rất nhiều những phương thức tu luyện khác chưa được phổ truyền hoặc không mang hình thức tôn giáo, mà nhiều người không nhận thức hết được, vô cùng phong phú.


Cuộc hủy diệt văn hóa và nhân tính.


Mặc dù Trung Quốc đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và tấn công trong lịch sử, nền văn hóa Trung Hoa đã cho thấy một sức sống mãnh liệt, và tinh hoa của nó đã liên tục được truyền lại cho thế hệ sau, bất chấp cả những biến động thay triều đổi đại, chỉ có duy nhất một ngoại lệ.


Sau khi giành được quyền lực từ năm 1949, ĐCSTQ cho rằng thuyết hữu Thần truyền thống đã thách thức sự nắm quyền hợp pháp của mình. Chẳng hạn, văn hóa truyền thống Trung Hoa là một nền văn hóa bao dung, Nho-Phật-Đạo, tam giáo cùng tồn tại. Tư tưởng bao dung và những giá trị đạo đức chuẩn tắc làm người này tuyệt nhiên đối lập với tư tưởng đấu tranh cách mạng.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công

Bởi vậy Đảng đã tập trung các nguồn lực của đất nước vào việc phá hủy nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Việc phá hoại văn hóa truyền thống này của Đảng đã được lên kế hoạch, tính toán kỹ càng, có hệ thống, thậm chí còn huy động cả một cỗ máy bạo lực để vận hành. Không chỉ tấn công tôn giáo, Đảng còn dựng lên phong trào “Phá tứ cựu”, ép thay đổi phong tục tập quán hòng cưỡng chế rời bỏ giá trị truyền thống, buộc con người sợ hãi, đến những tác phẩm kinh điển, văn tự, sử thi, truyền thuyết… đều không dám đọc. Điều này chính là một đao chặt đứt mạch truyền thừa của văn hóa truyền thống.


Nhân lúc tư tưởng của con người đang trống rỗng, ĐCSTQ đã kịp thời nhồi nhét văn hóa Đảng và một bộ thể hệ tư tưởng của nó, nổi bật có tranh đấu, duy vật, và vô thần luận.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Đáng sợ hơn và kéo dài suốt những năm về sau, trên bề mặt Đảng rêu rao bảo hộ, kế thừa truyền thống, nhưng kỳ thực là đang ngấm ngầm thay đổi nội hàm của văn hóa truyền thống, dùng chính văn hóa Đảng để thay thế văn hóa truyền thống. ĐCSTQ đã cố ý làm nổi bật những phần đồi bại trong lịch sử của Trung Quốc, những thứ đã xảy ra khi con người xa rời các giá trị truyền thống, nhấn mạnh vào việc tranh giành quyền lực trong nội bộ gia đình hoàng tộc, việc sử dụng các thủ đoạn và âm mưu, hay việc thực hiện chế độ độc tài và chuyên quyền. Việc này khiến người đời sau lầm tưởng rằng xã hội xưa chỉ có những thứ xấu, cần phải xóa bỏ.


Trong khi đó, văn hóa ĐCSTQ lại hoàn toàn phù hợp với phần phiến diện nêu trên, khiến cho ĐCSTQ có thể sử dụng các ví dụ lịch sử phiến diện này để tạo nên ảo tưởng về một bộ chuẩn mực đạo đức, phương cách tư duy, và hệ thống lý luận. Bằng cách đó, ĐCSTQ đã gây ra một ấn tượng sai lầm rằng bộ “văn hóa ĐCSTQ” của nó là một sự kế thừa của văn hóa truyền thống Trung Quốc.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Phim cổ trang ăn sâu vào lòng khán giả trong và ngoài Trung Quốc, nhìn như phục dựng lại văn hóa, nhưng đằng sau cái vỏ đó, nếu không phải là khoe ngực, khoe thân, thì cũng là mưu ma chước quỷ, hoàn toàn là tư duy khiêu dâm và cách tranh giành đấu đá trong xã hội Trung Quốc hiện đại dưới sự thống trị của ĐCSTQ.

Sau nhiều năm liên tiếp tiến hành các cuộc vận động chính trị và 10 năm kiếp nạn Đại Cách mạng Văn hóa, đủ mọi loại đàn áp bằng bạo lực, làm bại hoại tôn giáo, thủ tiêu tín ngưỡng, thêm vào văn hóa Đảng, giáo dục tuyên truyền thuyết vô Thần, thế hệ trẻ sớm đã không còn tin vào Phật Đạo Thần nữa, một thế hệ già chìm trong nỗi sợ hãi áp bức mà không ai dám lên tiếng trước những điều sai trái mắt thấy tai nghe. Kiến trúc truyền thống, di tích cổ, chùa chiền miếu mạo, đồ vật, văn vật… đều bị hủy hoại, mối quan hệ Thiên-nhân, Thần-nhân từng bước bị cắt đứt.


Người Trung Quốc cận đại bị buộc phải thay đổi bản chất, nhân sinh quan. Qua các cuộc tắm máu, họ trở nên lạc lõng như những đứa con tha hương trên chính quê hương của mình. Con người xa rời đạo đức, lừa dối và đấu đá với nhau đến chết. Tính người bị thay bằng tính Đảng. Người Trung Quốc nào còn một chút minh bạch luôn tự hỏi rằng: “Đất nước này rồi sẽ đi về đâu?”


Sau Đại Cách mạng Văn hóa và các cuộc vận động, người Trung Quốc hẳn là hiểu ra mình đã bị lừa. Họ không còn tin vào những điều mà Đảng tuyên truyền, về thiên đường nhân gian, về bình quân tuyệt đối nữa. Nhưng mặt khác, họ không thể hoàn toàn thoát khỏi văn hóa Đảng. Nó đã trở thành một bộ phận của xã hội, trở thành điều bắt buộc người dân Trung Quốc phải nuôi giữ để tồn tại và giẫm đạp lên nhau trong quá trình phấn đấu xã hội. Nhưng điều này tạo ra một khoảng trống tâm linh vô cùng lớn.


Sự xuất hiện của khí công.

Phong trào phổ cập khí công tại Trung Quốc đột ngột xuất hiện vào giữa thời Đại Cách mạng Văn hóa và lên thành cao trào vào thời kỳ cuối. Có thể nói rằng chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại xuất hiện điều tương tự: hàng nghìn môn khí công đột nhiên xuất hiện, tạo nên một phong trào thu hút hàng trăm triệu người dân.


Dù là lưu truyền thông qua khí công sư mở lớp thuyết giảng hay cá nhân dạy cho nhau, thì hình thức lưu truyền khí công thời đó vô cùng đơn giản: mỗi môn khí công có một bộ động tác, có một quyển sách nhỏ hướng dẫn động tác và một vài lưu ý khi tập luyện. Một số môn khí công còn là sự kết hợp của võ thuật (tu ngoại) và thiền định (tu nội). Giới khí công đều biết rằng tập khí công phải “trọng đức”, làm việc tốt, hành thiện, tuy nhiên không có ai giải thích rõ là tại sao.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công
Ngay cả những nhân vật nổi tiếng trong giới võ thuật cũng tìm kiếm con đường tu nội. (Ảnh qua Bruce Lee Foundation)

Nhiều người nhầm tưởng rằng khí công là sản phẩm của con người hiện đại, dạy hô hấp tập thở, dùng để chữa bệnh khỏe thân. Tuy nhiên rất nhiều môn khí công loáng thoáng có bóng dáng của Đạo gia và Phật gia trong đó. Những môn nổi tiếng nhất thì đều có lịch sử tu Đạo, tu Phật, như Thái Cực Quyền, Ngũ Cầm Hý, Dịch Cân Kinh, v.v..


Kỳ thực sự xuất hiện của khí công chính là sự cố gắng tiếp nối mạch truyền thừa văn hóa tu luyện cổ xưa dưới một hình thức khác. Một nguyên nhân quan trọng khiến khí công ra đời chính là cuộc Đại cách mạng văn hóa tại Trung Quốc. Trong bối cảnh tư tưởng cực tả nghiêm trọng, người ta đều tránh để không bị dán nhãn “mê tín”. Bên trong kiếp nạn, nhiều môn phái đã lựa chọn hình thức không lưu lại giáo lý tu tâm, chỉ lưu lại động tác tu thân để truyền bá phổ cập. Bản thân từ “khí công” là lấy “khí” và “công” từ hai cuốn sách cổ Đan Kinh và Đạo Tạng, ghép lại mà thành. Vậy là “khí công” xuất hiện. Những gì truyền xuất ra trong giai đoạn này tuy giới hạn nhưng lại rất phù hợp với mong muốn của người hiện đại: luyện tập để chữa bệnh khỏe người.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Dần dần, trong tiềm thức nhiều người đã mặc định rằng luyện khí công chính là dùng để chữa bệnh. Lúc bấy giờ, mỗi buổi sáng tại các công viên, sân bãi nhà xưởng, người ta bắt gặp hình ảnh rất nhiều người luyện tập những môn khí công khác nhau. Ước tính đến đầu thập niên 1990 ở Trung Quốc ghi nhận có đến hơn 2.000 môn khí công xuất hiện. Sau đó cũng có rất nhiều sách báo và công trình nghiên cứu khoa học về các đặc tính siêu thường của khí công mà giới khoa học gọi là ngoại khí (External Qi). (Xem bài: Các loại năng lượng và tác dụng của khí công qua 100 báo cáo khoa học)


Khi cuộc đại cách mạng văn hóa đã đi xa, nhà nước chấp nhận khí công và coi nó như một phong trào quần chúng. Tuy nhiên những người tập khí công lâu năm đều băn khoăn một câu hỏi lớn: Tập khí công có thể chữa bệnh, nhưng rõ ràng họ có thể tiến tiếp lên nữa, rõ ràng khí công không chỉ dừng ở chữa bệnh, nhưng vì sao không có ai chỉ dạy những điều cao hơn?


Khoảng trống tâm linh sau khi nhận ra sự lừa dối của Đảng đã dẫn dắt người Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi lớn về đức tin. Đồng thời, tác dụng chữa bệnh và những đặc tính siêu thường của khí công khiến người Trung Quốc đặt hy vọng vào nó rất lớn.


Pháp Luân Công trả lời ngắn gọn cho câu hỏi lớn


Trong khi trào lưu khí công bước vào giai đoạn bão hòa với những câu hỏi lớn không thể giải đáp, thì ông Lý Hồng Chí bước ra phổ cập Pháp Luân Công tại Trung Quốc năm 1992, lần đầu tiên đưa ra câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi lớn nhất của giới khí công: “Khí công chính là tu luyện.” (Trích “Chuyển Pháp Luân”)


Lời giải đáp này tạo ra một chấn động lớn trong giới khí công lúc đó: khí công không chỉ bao hàm những điều ở tầng thấp như luyện khí, mà nó chính là tu luyện, có thể đưa con người lên cao tầng, trở thành những sinh mệnh cao cấp hơn, cũng giống như tu Phật thì thành Phật, tu Đạo thì đắc Đạo, trở về thiên quốc, quay lại thiên đường. Đây chính là văn hóa tu luyện đã có từ thuở xa xưa, bám rễ trong nền văn hóa Trung Hoa truyền thống.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Vào thời điểm đó, có thể nói Pháp Luân Công là công pháp duy nhất được truyền xuất ra với hình thức khí công mà có đầy đủ một hệ thống lý luận tu luyện bên cạnh các bài tập luyện thân thể; hoàn toàn khác biệt với các môn khí công khác vốn chỉ có một bộ động tác và một cuốn sách nhỏ hướng dẫn một vài nguyên lý cơ bản.


Trong các bài giảng công khai của mình, ông Lý nhiều lần nhấn mạnh rằng môn pháp của ông không phải dùng để chữa bệnh, mà là để tu luyện, giúp đề cao đạo đức con người, xem việc tu tâm tính chiểu theo đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” là chính, là quan trọng hơn việc luyện động tác. Trong quá trình tu luyện, sự thăng hoa về tâm tính sẽ dẫn tới những biến đổi tất yếu về thể chất của người tập, và việc lành bệnh khỏe thân này chỉ là điều thứ yếu, không phải là điều nên tìm kiếm ở Pháp Luân Công.


Mặc dù ông Lý liên tục nhấn mạnh hiệu quả chữa bệnh chỉ là thứ yếu và người tập không nên mong chờ trị bệnh, nhưng Pháp Luân Công cũng nổi tiếng vì có các kết quả điều trị tốt cho người bệnh. Chẳng hạn một trong các báo cáo tại hội nghị chuyên ngành tổ chức ở Chicago (Mỹ) của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) vào 6/2016 cho thấy tập luyện Pháp Luân Công có khả năng chữa khỏi hoặc kéo dài sự sống cho người mắc bệnh ung thư. Báo cáo trên trang web chính thức của ASCO có ghi: 149/152 bệnh nhân ung thư sau khi tập Pháp Luân Công đã khỏi bệnh hoàn toàn sau 5 tháng đến 1 năm. Ba người còn lại kéo dài được cuộc sống thêm 56 tháng dù theo theo tiên lượng của các bác sĩ, thời gian của những người này ngắn hơn nhiều.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Theo sự giới thiệu của đại sư Lý thì ông được một vị sư phụ hướng dẫn tu luyện Pháp Luân Tu Luyện Đại Pháp từ nhỏ và trước đây môn pháp này chỉ là “đơn truyền”. Điều này đối với văn hóa tu luyện cổ xưa của dân tộc Trung Hoa thì không phải là khái niệm mới. Sau này, ông Lý chỉnh lý lại những gì đã học và truyền rộng ra với hình thức khí công, đặt tên là Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp.


Trong quá trình truyền Pháp Luân Công ra công chúng, ông Lý cũng diễn giải cặn kẽ và có hệ thống các câu hỏi của giới khí công, cũng như phương thức tu luyện lên cao tầng trong “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chính của Pháp Luân Công.


Pháp Luân Công do ông Lý truyền ra, lựa chọn không sử dụng hình thức tôn giáo để phổ cập phương pháp tu luyện của mình, không có hình thức như chùa chiền, chức sắc, mà dùng hình thức khí công, gọi người đến học và thực hành là học viên. Môn pháp này chú trọng tu tâm tính, cho phép học viên tu luyện giữa đời thường, nhấn mạnh phù hợp tối đa với đời sống bình thường, không ăn chay, không nhịn ăn, không cần xuất gia, nhấn mạnh học viên không theo đuổi các hình thức tôn giáo cũ, cũng không được làm những sự việc khác thường như từ bỏ gia đình hay công việc. Người học cần theo đuổi một lối sống lành mạnh, không uống rượu, không hút thuốc, giữ gìn giới hạn nam nữ truyền thống, giữ gìn đạo đức hôn nhân. Học viên cần bắt đầu từ chỗ làm người tốt nơi xã hội người thường, rồi dần dần tốt hơn nữa, tốt hơn nữa, thăng hoa đến cảnh giới đạo đức cao thượng.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Điều Pháp Luân Công dạy mang đậm nét truyền thống tu dưỡng đạo đức như trong mâu thuẫn thì “lùi một bước biển rộng trời cao”, hay “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”, “nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành”, v.v… Đây là những điều từng có trong văn hóa Trung Hoa, vốn bị hủy hoại trong cách mạng văn hóa, nên khi đến với Pháp Luân Công, nhiều người Trung Quốc cảm thấy như nền văn hóa truyền thống và văn hóa tu luyện của dân tộc được sống dậy. Họ cảm thấy rất gần gũi, thân thuộc, như tìm lại được thứ gì đó mà dân tộc đã bị đánh mất qua những cuộc vận động cách mạng trước đó, thật ra chính là tìm lại được ý nghĩa nhân sinh của cuộc đời mình.


Ông Lý Hồng Chí cũng nói rõ rằng ông truyền hết pháp môn của mình trong sách mà không bảo lưu điều gì, người tập không cần tìm ông, cũng không cần tôn thờ hay bái sư ông, chỉ việc chiểu theo đạo lý trong sách mà tự tu luyện. Ai có thể tuân theo chỉ dẫn thì là người tu Pháp Luân Công, còn ai không làm theo thì không được tính là người tu luyện.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Sự xuất hiện của Pháp Luân Công tạo ra rung động lớn trong xã hội Trung Quốc bấy giờ, thu hút gần như toàn bộ giới khí công theo học. Đơn cử như trong các sự kiện khí công như Hội sức khỏe Đông phương lần thứ nhất và lần thứ hai, người ta đã xếp hàng dài đợi từ sáng đến chiều chỉ để chờ vào quầy Pháp Luân Công, trong khi các công pháp khác không có mấy người ghé vào. Rất nhanh chóng trong 7 năm truyền bá, đài truyền hình nhà nước đã khảo sát và cho biết có khoảng 70 triệu người theo học Pháp Luân Công.


Sự đối lập cố hữu.


ĐCSTQ sợ Pháp Luân Công, đây là một kết quả có phần tất yếu. Số lượng người theo tập quá đông, 70 triệu người, ngang với số Đảng viên. Mức độ phát triển quá nhanh, chỉ 7 năm đã đạt tới con số mà Đảng phải mất 50 năm mới đạt được. Cũng cần nhắc lại rằng, 30 năm trước trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa và chuỗi các cuộc vận động, Đảng đã tìm mọi cách để thủ tiêu bằng được văn hóa truyền thống Trung Hoa, nhồi nhét văn hóa Đảng, gây ra cái chết cho hàng chục triệu người. Làm sao mà không run sợ khi một lần nữa nền văn hóa ấy lại bắt đầu hồi sinh?

Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Dân số Trung Quốc lúc đó là 1,2 tỷ người. Cứ khoảng 20 người thì có 1 người tập Pháp Luân Công. Người tập Pháp Luân Công đánh giá đúng sai dựa trên “Chân-Thiện-Nhẫn”. Đảng đã bắt đầu triều đại đỏ của mình bằng những lời dối trá về thiên đường trên mặt đất, nên tất nhiên là Đảng ghét “Chân”. Đảng đã duy trì quyền lực của mình thông qua việc đàn áp nhân dân, máu của cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989 vẫn còn chưa nguôi, nên tất nhiên là Đảng ghét “Thiện”. Đảng đã nuôi dưỡng và sống bằng những cuộc đấu tranh chính trị một mất một còn bên trong Đảng, nên tất nhiên là Đảng ghét “Nhẫn”. “Chân-Thiện-Nhẫn” dạy người ta làm người tốt, tất nhiên sẽ là trở ngại cho việc duy trì văn hóa Đảng.


Cuộc đàn áp Pháp Luân Công cho thấy sự đối lập cố hữu về bản chất của ĐCSTQ và văn hóa truyền thống Trung Hoa, và càng bộc lộ ra bộ mặt của ĐCSTQ. 70 triệu người bị đàn áp là khái niệm gì? Con số này vượt qua dân số của một quốc gia. Hành vi thu hoạch nội tạng từ người sống mà ĐCSTQ thực hiện với người tập Pháp Luân Công cho thấy một sự thật rằng: ĐCSTQ là thế lực ma quỷ và tà ác nhất trên hành tinh này.


Ngày nay, hơn 20 năm sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, những người tập Pháp Luân Công trên toàn thế giới vẫn tiếp tục phơi bày tội ác của ĐCSTQ một cách ôn hòa nhất có thể, bằng cách kiện ra tòa, bằng cách phát tờ rơi, bằng cách xuất hiện trên truyền thông…

Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công
Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công
Pháp Luân Công tại các nước trên thế giới, được phổ biến tới cả trong trường học và quân đội.

Tại các nước phương Tây và một số môi trường cởi mở ở phương Đông như Đài Loan, Hàn Quốc, những hoạt động dân sự này là hết sức bình thường và phổ biến. Tuy nhiên, tại các nước độc đảng như Trung Quốc, trong môi trường có tính chất phong bế, người ta có thể khó lý giải được điều này. Vì sao cứ phải nói về cuộc đàn áp, vì sao cứ phải phơi bày ĐCSTQ, vì sao không tự tập luyện ở nhà cho khỏe người? Họ thường đặt ra những câu hỏi như thế. Kỳ thực, người tập Pháp Luân Công xem đây là một pháp môn tu luyện, không phải là một môn khí công chữa bệnh khỏe người. 2000 năm trước, các tín đồ Kitô giáo đã kiên trì dưới sự đàn áp tàn bạo của đế chế La Mã để chứng thực đức tin và cảnh giới tâm linh cao thượng của mình. Họ coi đó như là sứ mệnh. Vậy nên, nếu cần những tham chiếu nào đó để phần nào liễu giải về Pháp Luân Công, thì chúng đã sẵn có trong văn hóa tu luyện của nhân loại.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn thành công.

Bài: Thuận Nhân

Thiết kế: Minh Nhật

Nguồn: trithucvn.org

Ca Mắt Covid-19 Cả Nước Ngày 13-8 Thêm 9.180

 Ngày 13/8: Thêm 9.180 ca mắc COVID-19.

 

Bộ Y tế vừa công bố 9.180 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó có 9.150 ca ghi nhận trong nước.

Ca Mắt Covid-19 Cả Nước Ngày 13-8 Thêm 9.180

Theo Bộ Y tế, tính từ 18h ngày 12/8 đến 18h ngày 13/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.180 ca nhiễm mới, trong đó 30 ca nhập cảnh và 9.150 ca ghi nhận trong nước tại: TP. Hồ Chí Minh (3.531), Bình Dương (2.816), Đồng Nai (808), Long An (623), Khánh Hòa (243), Đồng Tháp (152), Cần Thơ (142), Trà Vinh (140), Hà Nội (97), Vĩnh Long (71), Bà Rịa - Vũng Tàu (69), Phú Yên (64), An Giang (61), Tây Ninh (61), Đà Nẵng (58), Thừa Thiên Huế (31), Bình Thuận (28), Gia Lai (18), Đắk Nông (16), Hà Tĩnh (15), Nghệ An (14), Bình Định (12), Quảng Ngãi (10), Quảng Trị (8 ), Kiên Giang (8 ), Ninh Thuận (7), Đắk Lắk (7), Bình Phước (7), Bạc Liêu (5), Hải Dương (4), Quảng Bình (4), Thanh Hóa (4), Lạng Sơn (4), Quảng Nam (4), Hậu Giang (3), Lâm Đồng (2), Nam Định (1), Hưng Yên (1), Cà Mau (1) trong đó có 1.999 ca trong cộng đồng.


Như vậy, trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 503 ca, trong đó TP. Hồ Chí Minh giảm 310 ca, Bình Dương giảm 212 ca, Đồng Nai giảm 263 ca.


Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 255.748 ca nhiễm, đứng thứ 80/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 172/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 2.601 ca nhiễm).


Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 251.753 ca, trong đó có 89.964 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.


Có 4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu.


Có 8 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Lào Cai, Kon Tum, Hà Giang, Quảng Trị, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang, Hải Phòng.


5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (140.539), Bình Dương (39.592), Long An (13.232), Đồng Nai (12.047), Đồng Tháp (4.621).


TP. Cần Thơ thành lập 320 đội lấy mẫu và xét nghiệm nhanh COVID-19 trong cộng đồng. Trong đó 314 đội chính thức và 6 đội dự phòng để lấy mẫu và xét nghiệm nhanh ở các xã, phường, thị trấn của 9 quận, huyện trong 9 ngày. Mỗi đội có tối thiểu 6 thành viên, trong đó 4 người là nhân lực của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, 2 thành viên là cán bộ xã, phường, thị trấn nơi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm.


TP. Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch tăng cường phòng, chống dịch trong giai đoạn từ ngày 15/8 đến 15/9, trong đó phân ra hai giai đoạn từ 15/8 đến cuối tháng 8 và 1/9 đến 15/9, mỗi giai đoạn sẽ xác định nhiệm vụ cụ thể, quyết tâm đến 15/9 sẽ kiểm soát được dịch bệnh.


Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai xét nghiệm định lượng kháng thể sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Phương pháp này áp dụng cho nhóm có nhu cầu xét nghiệm để biết được cơ thể có kháng thể hay không, và nếu có sẽ đạt được nồng độ bao nhiêu sau khi tiêm vắc-xin. Kết quả này giúp đánh giá khả năng đáp ứng của cơ thể đối với tiêm chủng.


Tỉnh Bình Dương thiết lập Bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu với 437 giường ICU, cùng các trang thiết bị liên quan tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Becamex (TP Thuận An), áp dụng theo mô hình tháp 3 tầng điều trị COVID-19 của Bộ Y tế.


Tỉnh Khánh Hòa triển khai lấy mẫu xét nghiệm, với khu vực phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân từ 3-5 ngày/lần tại nhà ở, hộ gia đình (lấy mẫu gộp để xét nghiệm RT-PCR hoặc gộp mẫu 3 đối với xét nghiệm test kháng nguyên nhanh). Với khu vực nguy cơ rất cao, thực hiện tương tự như khu vực phong tỏa, khác biệt là có thể thí điểm gộp mẫu 5 đối với xét nghiệm RT-PCR.


Về điều trị, hôm nay, Việt Nam có 3.593 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 92.738 ca.


Số bệnh nhân nặng đang điều trị hồi sức tích cực là 511 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 20 ca.


Chiều 13/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 275 ca tử vong (4814-5088) tại TP. Hồ Chí Minh (223), Bình Dương (25), Tiền Giang (8), Đồng Tháp (4), Bến Tre (3), Bình Thuận (3), Đồng Nai (3), Long An (3), Khánh Hòa (2 ), Cần Thơ (1).


Như vậy, tổng số ca tử vong do COVID-19 tính đến 13/8 là 5.088 ca, xếp thứ 69/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng tính tỷ lệ tử vong/1 triệu dân, Việt Nam xếp vị trí 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân 1 triệu dân có 52 người tử vong do COVID-19).


Về tiêm vắc-xin phòng COVID-19, trong ngày 12/8 có 1.075.584 liều vắc-xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 13.256.472 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 12.064.617 liều, tiêm mũi 2 là 1.191.855 liều.


Bệnh viện Từ Dũ vừa quyết định triển khai tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả các thai phụ có nhu cầu mà chưa được tiêm từ hôm nay (13/8). Bệnh viện sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho thai phụ đến khám thai tại bệnh viện, có tuổi thai từ 13 tuần trở lên.

Nguồn: https://tcdulichtphcm.vn/chuyen-dong/ngay-13/8-them-9180-ca-mac-covid-19-c2a13061.html

Nguồn: Diệu Thu (Tạp chí Du lịch TP.HCM)

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

Thông Tin Chính Thức Tp.HCM Sẽ Tiếp Tục Áp Dụng Giãn Cách Xã Hội Theo Chỉ Thị 16 Sau 15-8

 TP.HCM sẽ tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 sau ngày 15-8.

 

Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng sau khi kết thúc đợt 2 tuần giãn cách xã hội (sau ngày 15-8).


Sáng 13-8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của TP.HCM đã tổ chức buổi họp báo định kỳ để cung cấp thông tin về dịch bệnh trên địa bàn.


Vấn đề nhiều cơ quan báo chí quan tâm và đặt câu hỏi là sau ngày 15-8, kết thúc giai đoạn 2 tuần giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì kết quả ra sao và sắp tới TP.HCM sẽ làm gì?


Thông Tin Chính Thức Tp.HCM Sẽ Tiếp Tục Duy Trì Giãn Cách Xã Hội Theo Chỉ Thị 16 Sau 15-8
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM Phan Văn Mãi. Ảnh: HOÀNG LAN


Trả lời câu hỏi này, ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, cho biết về kết quả trong 2 tuần qua với sự nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị thì đã đem lại kết quả tích cực.


Đó là ý thức của người dân đã có sự chuyển biến rất tốt; kết quả chăm sóc F0 tại cộng đồng cũng có chuyển biến tích cực, quản lý F0 tại nhà bài bản hơn; tập trung nâng cao năng lực điều trị...


Tuy nhiên, ông Phan Văn Mãi khẳng định tình hình dịch vẫn còn diễn biến phúc tạp, số ca F0 và số ca tử vong vẫn còn cao. "Làm sao giảm ca F0, ca chuyển nặng" - ông Mãi trăn trở và cho biết TP.HCM sẽ phải nổ lực hơn nữa trong thời gian tới.


Ông Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng sau khi kết thúc đợt 2 tuần giãn cách xã hội (sau ngày 15-8).


Trước đó, ngày 1-8, Chủ tịch UBND TP.HCM ký văn bản về tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày kể từ 0 giờ ngày 2-8.


UBND TP.HCM yêu cầu người đứng đầu các sở ban ngành, chủ tịch UBND các quận huyện và TP Thủ Đức, các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND TP tại Công văn 2468 ngày 23-7 và các công văn khác từ ngày 9-7 đến nay.


Cùng với đó, tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân TP an tâm “ai ở đâu ở đấy”. Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi TP cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những trường hợp được UBND TP phối hợp với các tỉnh, thành đưa về quê theo nhu cầu.


Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp giảm mật độ giao thông với các nhóm đối tượng, thời gian đã được quy định cụ thể trước đó.

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/tphcm-se-tiep-tuc-gian-cach-theo-chi-thi-16-sau-ngay-158-1007864.html

Nguồn: Tá Lâm (Pháp luật TPHCM)

Đội Trưởng Đội Thuế Ở Bến Tre Bị Cách Chức Vì "Thông Chốt Kiểm Dịch"

 ‘Thông chốt kiểm dịch COVID-19’, Đội trưởng đội thuế ở Bến Tre bị cách chức.


Ông Trần Khởi Nghĩa, Đội trưởng Đội thuế liên xã số 5 (Bến Tre) bị cách chức do vi phạm quy định phòng dịch COVID-19.


Đội Trưởng Đội Thuế Ở Bến Tre Bị Cách Chức Vì "Thông Chốt Kiểm Dịch"
Ông Trần Khởi Nghĩa, Đội trưởng Đội thuế liên xã số 5. (Ảnh cắt từ clip)


Ngày 11/8, ông Võ Văn Thanh, Cục phó Cục thuế tỉnh Bến Tre, cho biết vừa ký quyết định cách chức Đội trưởng Đội thuế liên xã số 5 (thuộc Chi cục Thuế khu vực Châu Thành – TP. Bến Tre) đối với ông Trần Khởi Nghĩa.


Trong khi đó, Đảng bộ phận Chi cục Thuế khu vực Bến Tre – Châu Thành cũng đã ban hành quyết định kỷ luật Đảng bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nghĩa.


Trước đó, lúc 8h ngày 21/7, tại chốt cầu Thành Triệu (giáp xã Thành Triệu với xã Tường Đa, huyện Châu Thành), ông Nghĩa mặc đồng phục ngành thuế, đi xe ô tô qua chốt kiểm soát COVID-19 thì được yêu cầu xuất trình giấy đi đường để kiểm tra.


Tuy nhiên, ông Nghĩa không chấp hành, thậm chí còn nói: “Tao mà không đi làm là tụi mày không có lương, đừng có xạo với tao”. Sau đó, ông Nghĩa trở lại xe và chạy qua chốt.


Tiếp đó, đến 16h30 chiều cùng ngày, ông Nghĩa về đến chốt cầu Thành Triệu, tại đây lực lượng trực tại chốt yêu cầu ông Nghĩa dừng xe để kiểm tra giấy đi đường thì ông Nghĩa tiếp tục không chấp hành, còn kéo khẩu trang xuống, có lời lẽ thách thức, rồi lái xe “thông chốt” kiểm dịch.


Trước sự việc trên, UBND xã Thành Triệu (Châu Thành) cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2,5 triệu đồng với ông Nghĩa do không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ tại chốt kiểm soát dịch cầu Thành Triệu.


Nguồn: Phạm Toàn (trithucvn.org)

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Đánh Bài Tại Trụ Sở Giữa Mùa Dịch 3 Chủ Tịch xã Bị Tạm Đình Chỉ Công Việc

 Thanh Hóa: Tạm đình chỉ 3 chủ tịch UBND, HĐND xã đánh bài tại trụ sở giữa mùa dịch COVID-19.


Ba chủ tịch UBND, HĐND xã và một Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) tham gia đánh bạc tại trụ sở bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày.


Đánh Bài Tại Trụ Sở Giữa Mùa Dịch 3 Chủ Tịch xã Bị Tạm Đình Chỉ Công Việc
Thanh Hóa phạt hành chính, tạm đình chỉ 3 chủ tịch UBND, HĐND xã đánh bài tại trụ sở. (Ảnh minh họa: nguoiduatin.vn)

Truyền thông nhà nước chiều 11/8 cho biết huyện ủy Nông Cống (Thanh Hóa) đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với 4 cán bộ xã đánh bạc tại trụ sở, vi phạm các quy định trong phòng dịch COVID-19.


4 người gồm:


Ông Đỗ Khắc Minh, Chủ tịch UBND xã Minh Nghĩa;

Ông Lường Khắc Nam, Chủ tịch UBND xã Tế Lợi;

Ông Lê Văn Duệ, Chủ tịch HĐND xã Tế Thắng;

Ông Ngô Minh Trung, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Tế Lợi.

Trước đó, khoảng 21h ngày 6/8, tổ công tác của Công an huyện Nông Cống kiểm tra việc phòng dịch COVID-19 tại công sở xã Tế Lợi.


Tổ công tác phát hiện tại phòng nghỉ của công an xã có 4 người trên đang đánh bài. Ngoài ra, một người ngồi xem là ông Đỗ Khắc Phượng, cán bộ văn hóa xã Tế Lợi.


Công an sau đó lập biên bản, thu giữ tang vật gồm bộ bài, 655.000 đồng tiền mặt. Công an huyện Nông Cống đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính với nhóm cán bộ này theo điểm a, khoản 2, điều 26 nghị định 167/2016/NĐ-CP.


Ban Thường vụ Huyện ủy Nông Cống giao UBKT, các ngành liên quan kiểm tra, xem xét dấu hiệu vi phạm, báo cáo trước 15h ngày 13/8 để xử lý, kỷ luật.


Về mục đích đánh bài, theo báo Thanh Niên, đại diện huyện ủy Nông Cống không nói rõ việc đánh bài là vì mục đích ăn tiền hay vì mục đích nào khác. Tuy nhiên, ông Đỗ Khắc Minh, Chủ tịch UBND xã Minh Nghĩa, phân trần chỉ đánh bài để gom tiền mua 2 con vịt ăn đêm.


Nguồn: Minh Long (trithucvn.org)

Lời Tuyên Bố “Chết Chóc” Của Nghi Phạm Và Đêm Kinh Hoàng

 Lời tuyên bố của nghi phạm trước khi bật tường chém thương vong vợ chồng hàng xóm.

 

Sau khi chém thương vong hai vợ chồng hàng xóm, Phú đã bơi qua sông để lẩn trốn trước khi bị lực lượng công an bắt giữ.


Lời Tuyên Bố “Chết Chóc” Của Nghi Phạm Và Đêm Kinh Hoàng
Nguyễn Hữu Phú tại trụ sở công an.


Liên quan đến vụ hai vợ chồng hàng xóm bị chém thương vong, sáng 11/8, một cán bộ điều tra phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị đang phối hợp với Công an huyện Yên Dũng di lý Nguyễn Hữu Phú (SN 1968, ở thôn Xuân Thượng, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng) - nghi phạm có hành vi Giết người về trụ sở phòng PC02.


Nạn nhân trong vụ án mạng nói trên là ông Nguyễn Viết Chung (SN 1947 ở thôn Xuân Thượng) bị Phú chém tử vong. Vợ ông Chung là bà Phan Thị Sậu (SN 1951) bị Phú chém trọng thương.


Nỗi uất ức kéo dài suốt 1 năm.


Theo vị cán bộ này, nghi phạm Phú và gia đình bị hại có mối quan hệ họ hàng. Vợ Phú và bà Sậu là chị em con chú, con bác cùng gả về làm dâu ở thôn Xuân Thượng.


Nguyên nhân vụ án mạng xuất phát từ việc tiềng ồn từ cánh cổng sắt bị kẹt, rít của gia đình ông Nguyễn Viết Chung. Khi khó mở, gia đình ông Chung dùng vật cứng hoặc búa để đập nên tạo tiếng ồn lớn, gây khó chịu.


Vì có mối quan hệ họ hàng, nhà ở đối diện nên Phú đã nhiều lần nhắc nhở gia đình ông Chung. Tuy nhiên, gia đình ông Chung không nghe theo lời nhắc, sửa chữa chiếc cổng nên dẫn tới mâu thuẫn, cãi vã giữa Phú và gia đình mình. Từ mâu thuẫn này, hai bên đã nhiều lần xảy ra cãi vã, xô xát nhỏ. Dù nguồn cơn bắt nguồn từ chiếc cổng sắt, nhưng gia đình ông Chung vẫn không sửa chữa và để tình trạng như vậy kéo dài suốt 1 năm.


“Dù là mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống nhưng đã âm ỉ, kéo dài 1 năm nay. Nhiều lần nhắc nhở không được mà còn dẫn tới xô xát khiến Phú uất ức, sinh lòng oán hận muốn gây án mạng”, vị cán bộ này thông tin.


Đỉnh điểm của mâu thuẫn, khoảng 1 tuần trước khi xảy ra án mạng, Phú xảy ra mâu thuẫn, cãi vã với anh S. (con trai ông Chung) cũng vì chuyện... cái cổng. Nghe những lời nói khó lọt tai từ anh S, trong cơn bực tức, Phú tuyên bố nếu không được gia đình ông Chung xin lỗi, Phú sẽ dùng dao chém chết cả gia đình ông Chung rồi tự tử.


Lời Tuyên Bố “Chết Chóc” Của Nghi Phạm Và Đêm Kinh Hoàng
Căn nhà nơi xảy ra thảm kịch


Lời tuyên bố “chết chóc” và đêm kinh hoàng.


Một tuần đã trôi qua kể từ khi lời tuyên bố “chết chóc” của Phú được nói ra nhưng gia đình ông Chung vẫn không hồi đáp, Phú quyết định gây án.


Khoảng 1h15 sáng 9/8, Phú cầm dao bật tường vào nhà ông Chung và lớn tiếng gọi. Nghe tiếng gọi, ông Chung ra mở cửa thì nhận luôn cơn mưa dao từ Phú khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Sau đó, Phú tiếp tục xông vào trong nhà truy sát khiến bà Sậu bị thương nặng, anh S. may mắn chạy thoát.


Gây án xong, Phú rời khỏi hiện trường, bơi qua sông bỏ trốn sang thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng. Suốt 2 ngày lẩn trốn, Phú chọn những khu vực đồi núi, bụi rậm để ẩn nấp nhằm tránh sự truy tìm của cơ quan chức năng.


Theo chính quyền địa phương, Phú không có tiền án, tiền sự và cũng không nghiện ma tuý hay nghiện rượu. Trước khi xảy ra án mạng, Phú vẫn đi làm bình thường, không có biểu hiện của bệnh về thần kinh.


Về phần gia đình ông Chung chủ yếu làm nông ở địa phương, có kinh tế khá giả. Vợ chồng ông Chung sinh được 6 người con, căn nhà nơi xảy ra vụ án mạng có vợ chồng ông Chung, vợ chồng anh S. và 3 cháu nội sinh sống.


Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

Nguồn: http://danviet.vn/loi-tuyen-bo-cua-nghi-pham-truoc-khi-bat-tuong-chem-thuong-vong-vo-chong-hang-xom-5020211181228278.htm

Nguồn: Đức Sơn (Dân Việt)

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Huy Động 200 Công An Truy Bắt Phạm Nhân Trốn Trại Hơn 4 Tháng

 Cận cảnh nơi ẩn náu của phạm nhân trốn trại hơn 4 tháng.

 

Các đơn vị thuộc công an các tỉnh Lào Cai, Yên Bái đã huy động khoảng 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia thiết lập vỏng vây, truy bắt phạm nhân trốn trại Triệu Văn Tài.


Huy Động 200 Công An Truy Bắt Phạm Nhân Trốn Trại Hơn 4 Tháng
Triệu Văn Tài bị bắt sau hơn 4 tháng trốn khỏi trại giam.


Đại tá Lương Minh Nguyện, Giám thị Trại giam Hồng Ca - Bộ Công an có địa chỉ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết, vào đêm 10/8, rạng sáng 11/8, các lực lượng nghiệp vụ đã bắt giữ đối tượng truy nã Triệu Văn Tài (43 tuổi, quê Lào Cai). 


Tài là phạm nhân đang chấp hành án phạt cải tạo 12 năm 3 tháng tù giam tại trại giam Hồng Ca về tội danh Trộm cắp tài sản. Đến ngày 3/4, Tài bỏ trốn khỏi nơi giam giữ và lẩn trốn cho đến khi bị bắt giữ.


Nơi Triệu Văn Tài lẩn trốn ở xã Sơn Thuỷ, huyện Văn Bàn.


Liên quan đến vụ việc, Thượng tá Bùi Thống Nhất, Trưởng Công an huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị đã phối hợp với Công an tỉnh Yên Bái và Trại giam Hồng Ca huy động khoảng 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia thiết lập vòng vây, truy bắt Triệu Văn Tài.


Đến 0h30 rạng sáng 11/8, Tài đã bị bắt tại nơi lẩn trốn ở xã Sơn Thuỷ, huyện Văn Bàn và di lý về trụ sở công an để phục vụ công tác điều tra.

Nguồn: http://danviet.vn/can-canh-noi-an-nau-cua-pham-nhan-tron-trai-hon-4-thang-5020211181142588.htm

Nguồn: Đức Sơn (Dân Việt)