Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công

 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công Vào Thập Niên 1990 ?


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Pháp Luân Công đã trở thành một hiện tượng nổi bật ở Trung Hoa Đại Lục, đi đâu cũng có thể nghe người ta bàn tán và nói về Pháp Luân Công. Bấy giờ, cứ 20 người Trung Quốc thì 1 người tập môn khí công này. Tuy vậy, điểm đặc biệt là Pháp Luân Công chỉ mới xuất hiện công khai vào năm 1992. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng người Trung Quốc say mê tập luyện Pháp Luân Công? Bài viết dưới đây có thể làm rõ phần nào vấn đề ấy.


Dân tộc Trung Hoa cần lấp đầy khoảng trống tâm linh, trở về với văn hóa truyền thống.


Người Trung Quốc trải qua nhiều cuộc vận động cách mạng trong quá khứ, mối dây liên kết lâu đời với văn hóa truyền thống, văn hóa tu luyện của dân tộc đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc một dao chặt đứt. Những màn mưa máu gió tanh của Cách mạng Văn hóa đã tẩy sạch triết lý nhân sinh và văn hóa tu luyện được các thế hệ nối tiếp nhau lưu truyền lại, lấy đảng tính thay cho nhân tính, người đấu với Trời, người đấu với Đất, người đấu với người, con tố cha, vợ tố chồng, học trò đấu tố thầy cô giáo… Mặc dù vào thập niên 90, kinh tế Trung Quốc đã đang trên con đường khởi sắc, nhưng những khoảng trống trong tâm hồn của nhiều người vẫn không cách nào được lấp đầy. Nó mang đến cho họ cảm giác lạc lõng như thiếu thốn một thứ gì, mất đi một thứ gì mà ai ai cũng đau đáu đi tìm để hoàn thiện chính mình. Cho đến khi tìm thấy Pháp Luân Công, nhiều người tập luyện đã chia sẻ cùng một cảm giác, đó chính là “Đã tìm thấy rồi!”.


Văn hóa Trung Hoa gắn liền với tu luyện


Trong nền văn hóa cổ xưa của nhân loại, các dân tộc trên thế giới đều xem mình là hậu duệ của Thần linh, xem con người là do Thần, Phật, Chúa sáng tạo và ban cho sinh mệnh. Người Trung Hoa cũng vậy, những câu chuyện Thần thoại của họ thấm đẫm những truyền thuyết như Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa dùng bùn đất tạo con người, Phục Hy khai sáng nền văn minh, Thương Hiệt tạo ra chữ viết, Thần Nông nếm thử trăm loại thảo dược, v.v.. Trải qua tháng năm đằng đẵng, người Trung Hoa cổ đại tin rằng nền văn hóa của họ là do Thần giáo hóa và truyền dạy, là ân điển của Thần.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Những học thuyết lớn như Thái Cực, Âm Dương, Ngũ Hành, Kinh Dịch, Bát Quái… được xem như triết lý của người cổ đại về vũ trụ, nhân sinh và vạn sự vạn vật, cũng là những kiến thức nền tảng mà dân tộc Trung Hoa tôn sùng, ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực, từ trị quốc, quân sự, thiên văn, y học, trị thủy, địa lý đến tu luyện.


Sử Ký Tư Mã Thiên chép rằng Hoàng Đế có Đỉnh ngọc và Sách thần, trị vì “theo luật của trời đất, hiểu hai cõi âm dương, biết lẽ sinh tử, tồn vong”. Cổ sử còn viết Hoàng Đế đi tìm Đạo, sau khi ngộ Đạo thì vừa cai quản đất nước vừa tiếp tục tu luyện. Bởi ông là người tu luyện đắc đạo, nên biết cai trị theo đạo Trời, biết huyền cơ của sự sống và cái chết. Tương truyền khi Hoàng Đế đúc thành đỉnh ở chân núi Kiều thì bầu trời mở rộng, xuất hiện rồng vàng bay xuống đón ông. Hoàng Đế và hơn 70 tùy tùng cưỡi rồng hồi thiên, công thành viên mãn, “bạch nhật phi thăng”.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Trong văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa, con đường duy nhất để kết nối giữa người và Thần là “tu luyện”. Con người sở dĩ là anh linh trong vạn vật là vì con người có Thần tính bẩm sinh, còn gọi là Phật tính, và “tu luyện” nghĩa là quay trở về với bản tính đó. Vì tu luyện có thể đưa con người thăng hoa, trở thành những sinh mệnh có trí huệ cao hơn và sở hữu những năng lực siêu thường, vậy nên rất nhiều điều khó tin với con người hiện đại có thể được tìm thấy trong các ghi chép lịch sử chính thống trải dài các triều đại Trung Hoa, như Sử Ký Tư Mã Thiên, Hậu Hán Thư, Tam Quốc Chí, Cựu Đường Thư, Tống Sử, Minh Sử, v.v.. Cùng với đó, rất nhiều truyền kỳ cũng được cổ nhân lưu lại, các nhân vật như Khương Tử Nha, Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn là những đạo sĩ quân sư nổi tiếng phò tá chân mệnh Thiên tử; Bồ Đề Đạt Ma dùng một cọng lau để vượt sông; hòa thượng Tế Công chuyển gỗ từ núi Nga Mi; Trương Tam Phong tạo ra Thái Cực Quyền; Tô Thức, Vương Duy, Lý Bạch, Đào Uyên Minh, Mạnh Hạo Nhiên, Bạch Cư Dị, Hoa Đà, Lý Thời Trân, Biển Thước… đều là người tu luyện.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Tại phương Đông, văn hóa tu luyện không phải là một khái niệm mới, nó đã được lưu truyền từ thuở sơ khai cho đến thời cận đại. Có thể dễ dàng nhận thấy văn hóa tu luyện này là nguồn cảm hứng và có ảnh hưởng đến rất nhiều các tác phẩm văn học nổi tiếng như Tây Du Ký, Phong Thần, Hồng Lâu Mộng… Suốt chiều dài lịch sử có hằng hà sa số các câu chuyện về thánh nhân, tăng nhân, hòa thượng, đạo sĩ, từ vua đến dân, đến cả người tiều phu đốn củi cũng nhắc đến tu luyện và các đạo lý tu thân. Cùng theo sự phát triển của xã hội nhân loại, tu luyện đã hình thành các bộ hệ thống để phổ cập ra dân chúng. Nổi bật ở phương Đông là ba nhà Phật – Đạo – Nho.


Đạo gia giảng tu Chân, trở thành Chân Nhân vô vi thanh tịnh, đắc đạo trường sinh, có liên quan mật thiết với tu luyện thân thể con người. Nho gia giảng Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín, tư tưởng Trung Dung, tạo ra một hệ thống xã hội để giữ cho một quốc gia hài hòa, thái bình, thịnh vượng. Nho và Đạo có chung gốc rễ, bởi Nho giáo xếp Kinh Dịch là đứng đầu “Ngũ kinh” (Dịch, Thư, Thi, Lễ, Xuân Thu), còn Đạo giáo thì coi Chu Dịch là một trong “Tam huyền” (Lão Tử, Trang Tử, Chu Dịch).


Phật gia dạy tu Thiện, giảng tu từ bi. Phật giáo do Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập tại Ấn Độ cổ vào khoảng 2500 năm trước truyền xuất ra một phương pháp tu luyện gọi là Giới – Định – Huệ, thông qua quá trình cải tổ, du nhập vào Trung Hoa, lại bị ảnh hưởng bởi văn hóa bản địa, nên diện mạo đã khác xa so với Phật giáo nguyên thủy, từ trang phục cho đến các trạng thái tu luyện.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Trung Hoa đã từng có thời kỳ mà tam giáo Phật Đạo Nho cùng tồn tại và phát triển một cách hài hòa, giúp duy trì sự ổn định, khiến tư tưởng và đạo đức của con người thăng hoa, đồng thời cũng tiến thêm một bước nữa trong việc phổ cập văn hóa tu luyện rộng rãi trong dân chúng.


Tu luyện, hiểu một cách đơn giản, thì chính là tu sửa tâm tính của bản thân, chiểu theo tiêu chuẩn đạo đức mà pháp môn đề ra, bắt đầu từ chỗ làm người tốt nơi xã hội con người, rồi từ từ tốt hơn nữa, dần dần thăng hoa lên cảnh giới siêu thường, trở thành các vị Giác giả vô tư chánh giác.


Phật gia giảng tu luyện có 84.000 pháp môn, còn Đạo gia thì giảng có 3.600 pháp môn. Nhưng các phương pháp tu luyện phổ biến mà con người hiện nay biết chỉ có vài loại như Thiền tông, Tịnh Độ, Hoa Nghiêm, Tạng Mật, Khổng giáo, Lão giáo, v.v… Thậm chí có nhiều giáo phái của Phật gia là không có quan hệ với Thích giáo (mà ngày nay gọi là Phật giáo) như Bạch Giáo của Tây Tạng. Ngoài ra còn rất nhiều những phương thức tu luyện khác chưa được phổ truyền hoặc không mang hình thức tôn giáo, mà nhiều người không nhận thức hết được, vô cùng phong phú.


Cuộc hủy diệt văn hóa và nhân tính.


Mặc dù Trung Quốc đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và tấn công trong lịch sử, nền văn hóa Trung Hoa đã cho thấy một sức sống mãnh liệt, và tinh hoa của nó đã liên tục được truyền lại cho thế hệ sau, bất chấp cả những biến động thay triều đổi đại, chỉ có duy nhất một ngoại lệ.


Sau khi giành được quyền lực từ năm 1949, ĐCSTQ cho rằng thuyết hữu Thần truyền thống đã thách thức sự nắm quyền hợp pháp của mình. Chẳng hạn, văn hóa truyền thống Trung Hoa là một nền văn hóa bao dung, Nho-Phật-Đạo, tam giáo cùng tồn tại. Tư tưởng bao dung và những giá trị đạo đức chuẩn tắc làm người này tuyệt nhiên đối lập với tư tưởng đấu tranh cách mạng.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công

Bởi vậy Đảng đã tập trung các nguồn lực của đất nước vào việc phá hủy nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Việc phá hoại văn hóa truyền thống này của Đảng đã được lên kế hoạch, tính toán kỹ càng, có hệ thống, thậm chí còn huy động cả một cỗ máy bạo lực để vận hành. Không chỉ tấn công tôn giáo, Đảng còn dựng lên phong trào “Phá tứ cựu”, ép thay đổi phong tục tập quán hòng cưỡng chế rời bỏ giá trị truyền thống, buộc con người sợ hãi, đến những tác phẩm kinh điển, văn tự, sử thi, truyền thuyết… đều không dám đọc. Điều này chính là một đao chặt đứt mạch truyền thừa của văn hóa truyền thống.


Nhân lúc tư tưởng của con người đang trống rỗng, ĐCSTQ đã kịp thời nhồi nhét văn hóa Đảng và một bộ thể hệ tư tưởng của nó, nổi bật có tranh đấu, duy vật, và vô thần luận.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Đáng sợ hơn và kéo dài suốt những năm về sau, trên bề mặt Đảng rêu rao bảo hộ, kế thừa truyền thống, nhưng kỳ thực là đang ngấm ngầm thay đổi nội hàm của văn hóa truyền thống, dùng chính văn hóa Đảng để thay thế văn hóa truyền thống. ĐCSTQ đã cố ý làm nổi bật những phần đồi bại trong lịch sử của Trung Quốc, những thứ đã xảy ra khi con người xa rời các giá trị truyền thống, nhấn mạnh vào việc tranh giành quyền lực trong nội bộ gia đình hoàng tộc, việc sử dụng các thủ đoạn và âm mưu, hay việc thực hiện chế độ độc tài và chuyên quyền. Việc này khiến người đời sau lầm tưởng rằng xã hội xưa chỉ có những thứ xấu, cần phải xóa bỏ.


Trong khi đó, văn hóa ĐCSTQ lại hoàn toàn phù hợp với phần phiến diện nêu trên, khiến cho ĐCSTQ có thể sử dụng các ví dụ lịch sử phiến diện này để tạo nên ảo tưởng về một bộ chuẩn mực đạo đức, phương cách tư duy, và hệ thống lý luận. Bằng cách đó, ĐCSTQ đã gây ra một ấn tượng sai lầm rằng bộ “văn hóa ĐCSTQ” của nó là một sự kế thừa của văn hóa truyền thống Trung Quốc.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Phim cổ trang ăn sâu vào lòng khán giả trong và ngoài Trung Quốc, nhìn như phục dựng lại văn hóa, nhưng đằng sau cái vỏ đó, nếu không phải là khoe ngực, khoe thân, thì cũng là mưu ma chước quỷ, hoàn toàn là tư duy khiêu dâm và cách tranh giành đấu đá trong xã hội Trung Quốc hiện đại dưới sự thống trị của ĐCSTQ.

Sau nhiều năm liên tiếp tiến hành các cuộc vận động chính trị và 10 năm kiếp nạn Đại Cách mạng Văn hóa, đủ mọi loại đàn áp bằng bạo lực, làm bại hoại tôn giáo, thủ tiêu tín ngưỡng, thêm vào văn hóa Đảng, giáo dục tuyên truyền thuyết vô Thần, thế hệ trẻ sớm đã không còn tin vào Phật Đạo Thần nữa, một thế hệ già chìm trong nỗi sợ hãi áp bức mà không ai dám lên tiếng trước những điều sai trái mắt thấy tai nghe. Kiến trúc truyền thống, di tích cổ, chùa chiền miếu mạo, đồ vật, văn vật… đều bị hủy hoại, mối quan hệ Thiên-nhân, Thần-nhân từng bước bị cắt đứt.


Người Trung Quốc cận đại bị buộc phải thay đổi bản chất, nhân sinh quan. Qua các cuộc tắm máu, họ trở nên lạc lõng như những đứa con tha hương trên chính quê hương của mình. Con người xa rời đạo đức, lừa dối và đấu đá với nhau đến chết. Tính người bị thay bằng tính Đảng. Người Trung Quốc nào còn một chút minh bạch luôn tự hỏi rằng: “Đất nước này rồi sẽ đi về đâu?”


Sau Đại Cách mạng Văn hóa và các cuộc vận động, người Trung Quốc hẳn là hiểu ra mình đã bị lừa. Họ không còn tin vào những điều mà Đảng tuyên truyền, về thiên đường nhân gian, về bình quân tuyệt đối nữa. Nhưng mặt khác, họ không thể hoàn toàn thoát khỏi văn hóa Đảng. Nó đã trở thành một bộ phận của xã hội, trở thành điều bắt buộc người dân Trung Quốc phải nuôi giữ để tồn tại và giẫm đạp lên nhau trong quá trình phấn đấu xã hội. Nhưng điều này tạo ra một khoảng trống tâm linh vô cùng lớn.


Sự xuất hiện của khí công.

Phong trào phổ cập khí công tại Trung Quốc đột ngột xuất hiện vào giữa thời Đại Cách mạng Văn hóa và lên thành cao trào vào thời kỳ cuối. Có thể nói rằng chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại xuất hiện điều tương tự: hàng nghìn môn khí công đột nhiên xuất hiện, tạo nên một phong trào thu hút hàng trăm triệu người dân.


Dù là lưu truyền thông qua khí công sư mở lớp thuyết giảng hay cá nhân dạy cho nhau, thì hình thức lưu truyền khí công thời đó vô cùng đơn giản: mỗi môn khí công có một bộ động tác, có một quyển sách nhỏ hướng dẫn động tác và một vài lưu ý khi tập luyện. Một số môn khí công còn là sự kết hợp của võ thuật (tu ngoại) và thiền định (tu nội). Giới khí công đều biết rằng tập khí công phải “trọng đức”, làm việc tốt, hành thiện, tuy nhiên không có ai giải thích rõ là tại sao.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công
Ngay cả những nhân vật nổi tiếng trong giới võ thuật cũng tìm kiếm con đường tu nội. (Ảnh qua Bruce Lee Foundation)

Nhiều người nhầm tưởng rằng khí công là sản phẩm của con người hiện đại, dạy hô hấp tập thở, dùng để chữa bệnh khỏe thân. Tuy nhiên rất nhiều môn khí công loáng thoáng có bóng dáng của Đạo gia và Phật gia trong đó. Những môn nổi tiếng nhất thì đều có lịch sử tu Đạo, tu Phật, như Thái Cực Quyền, Ngũ Cầm Hý, Dịch Cân Kinh, v.v..


Kỳ thực sự xuất hiện của khí công chính là sự cố gắng tiếp nối mạch truyền thừa văn hóa tu luyện cổ xưa dưới một hình thức khác. Một nguyên nhân quan trọng khiến khí công ra đời chính là cuộc Đại cách mạng văn hóa tại Trung Quốc. Trong bối cảnh tư tưởng cực tả nghiêm trọng, người ta đều tránh để không bị dán nhãn “mê tín”. Bên trong kiếp nạn, nhiều môn phái đã lựa chọn hình thức không lưu lại giáo lý tu tâm, chỉ lưu lại động tác tu thân để truyền bá phổ cập. Bản thân từ “khí công” là lấy “khí” và “công” từ hai cuốn sách cổ Đan Kinh và Đạo Tạng, ghép lại mà thành. Vậy là “khí công” xuất hiện. Những gì truyền xuất ra trong giai đoạn này tuy giới hạn nhưng lại rất phù hợp với mong muốn của người hiện đại: luyện tập để chữa bệnh khỏe người.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Dần dần, trong tiềm thức nhiều người đã mặc định rằng luyện khí công chính là dùng để chữa bệnh. Lúc bấy giờ, mỗi buổi sáng tại các công viên, sân bãi nhà xưởng, người ta bắt gặp hình ảnh rất nhiều người luyện tập những môn khí công khác nhau. Ước tính đến đầu thập niên 1990 ở Trung Quốc ghi nhận có đến hơn 2.000 môn khí công xuất hiện. Sau đó cũng có rất nhiều sách báo và công trình nghiên cứu khoa học về các đặc tính siêu thường của khí công mà giới khoa học gọi là ngoại khí (External Qi). (Xem bài: Các loại năng lượng và tác dụng của khí công qua 100 báo cáo khoa học)


Khi cuộc đại cách mạng văn hóa đã đi xa, nhà nước chấp nhận khí công và coi nó như một phong trào quần chúng. Tuy nhiên những người tập khí công lâu năm đều băn khoăn một câu hỏi lớn: Tập khí công có thể chữa bệnh, nhưng rõ ràng họ có thể tiến tiếp lên nữa, rõ ràng khí công không chỉ dừng ở chữa bệnh, nhưng vì sao không có ai chỉ dạy những điều cao hơn?


Khoảng trống tâm linh sau khi nhận ra sự lừa dối của Đảng đã dẫn dắt người Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi lớn về đức tin. Đồng thời, tác dụng chữa bệnh và những đặc tính siêu thường của khí công khiến người Trung Quốc đặt hy vọng vào nó rất lớn.


Pháp Luân Công trả lời ngắn gọn cho câu hỏi lớn


Trong khi trào lưu khí công bước vào giai đoạn bão hòa với những câu hỏi lớn không thể giải đáp, thì ông Lý Hồng Chí bước ra phổ cập Pháp Luân Công tại Trung Quốc năm 1992, lần đầu tiên đưa ra câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi lớn nhất của giới khí công: “Khí công chính là tu luyện.” (Trích “Chuyển Pháp Luân”)


Lời giải đáp này tạo ra một chấn động lớn trong giới khí công lúc đó: khí công không chỉ bao hàm những điều ở tầng thấp như luyện khí, mà nó chính là tu luyện, có thể đưa con người lên cao tầng, trở thành những sinh mệnh cao cấp hơn, cũng giống như tu Phật thì thành Phật, tu Đạo thì đắc Đạo, trở về thiên quốc, quay lại thiên đường. Đây chính là văn hóa tu luyện đã có từ thuở xa xưa, bám rễ trong nền văn hóa Trung Hoa truyền thống.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Vào thời điểm đó, có thể nói Pháp Luân Công là công pháp duy nhất được truyền xuất ra với hình thức khí công mà có đầy đủ một hệ thống lý luận tu luyện bên cạnh các bài tập luyện thân thể; hoàn toàn khác biệt với các môn khí công khác vốn chỉ có một bộ động tác và một cuốn sách nhỏ hướng dẫn một vài nguyên lý cơ bản.


Trong các bài giảng công khai của mình, ông Lý nhiều lần nhấn mạnh rằng môn pháp của ông không phải dùng để chữa bệnh, mà là để tu luyện, giúp đề cao đạo đức con người, xem việc tu tâm tính chiểu theo đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” là chính, là quan trọng hơn việc luyện động tác. Trong quá trình tu luyện, sự thăng hoa về tâm tính sẽ dẫn tới những biến đổi tất yếu về thể chất của người tập, và việc lành bệnh khỏe thân này chỉ là điều thứ yếu, không phải là điều nên tìm kiếm ở Pháp Luân Công.


Mặc dù ông Lý liên tục nhấn mạnh hiệu quả chữa bệnh chỉ là thứ yếu và người tập không nên mong chờ trị bệnh, nhưng Pháp Luân Công cũng nổi tiếng vì có các kết quả điều trị tốt cho người bệnh. Chẳng hạn một trong các báo cáo tại hội nghị chuyên ngành tổ chức ở Chicago (Mỹ) của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) vào 6/2016 cho thấy tập luyện Pháp Luân Công có khả năng chữa khỏi hoặc kéo dài sự sống cho người mắc bệnh ung thư. Báo cáo trên trang web chính thức của ASCO có ghi: 149/152 bệnh nhân ung thư sau khi tập Pháp Luân Công đã khỏi bệnh hoàn toàn sau 5 tháng đến 1 năm. Ba người còn lại kéo dài được cuộc sống thêm 56 tháng dù theo theo tiên lượng của các bác sĩ, thời gian của những người này ngắn hơn nhiều.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Theo sự giới thiệu của đại sư Lý thì ông được một vị sư phụ hướng dẫn tu luyện Pháp Luân Tu Luyện Đại Pháp từ nhỏ và trước đây môn pháp này chỉ là “đơn truyền”. Điều này đối với văn hóa tu luyện cổ xưa của dân tộc Trung Hoa thì không phải là khái niệm mới. Sau này, ông Lý chỉnh lý lại những gì đã học và truyền rộng ra với hình thức khí công, đặt tên là Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp.


Trong quá trình truyền Pháp Luân Công ra công chúng, ông Lý cũng diễn giải cặn kẽ và có hệ thống các câu hỏi của giới khí công, cũng như phương thức tu luyện lên cao tầng trong “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chính của Pháp Luân Công.


Pháp Luân Công do ông Lý truyền ra, lựa chọn không sử dụng hình thức tôn giáo để phổ cập phương pháp tu luyện của mình, không có hình thức như chùa chiền, chức sắc, mà dùng hình thức khí công, gọi người đến học và thực hành là học viên. Môn pháp này chú trọng tu tâm tính, cho phép học viên tu luyện giữa đời thường, nhấn mạnh phù hợp tối đa với đời sống bình thường, không ăn chay, không nhịn ăn, không cần xuất gia, nhấn mạnh học viên không theo đuổi các hình thức tôn giáo cũ, cũng không được làm những sự việc khác thường như từ bỏ gia đình hay công việc. Người học cần theo đuổi một lối sống lành mạnh, không uống rượu, không hút thuốc, giữ gìn giới hạn nam nữ truyền thống, giữ gìn đạo đức hôn nhân. Học viên cần bắt đầu từ chỗ làm người tốt nơi xã hội người thường, rồi dần dần tốt hơn nữa, tốt hơn nữa, thăng hoa đến cảnh giới đạo đức cao thượng.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Điều Pháp Luân Công dạy mang đậm nét truyền thống tu dưỡng đạo đức như trong mâu thuẫn thì “lùi một bước biển rộng trời cao”, hay “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”, “nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành”, v.v… Đây là những điều từng có trong văn hóa Trung Hoa, vốn bị hủy hoại trong cách mạng văn hóa, nên khi đến với Pháp Luân Công, nhiều người Trung Quốc cảm thấy như nền văn hóa truyền thống và văn hóa tu luyện của dân tộc được sống dậy. Họ cảm thấy rất gần gũi, thân thuộc, như tìm lại được thứ gì đó mà dân tộc đã bị đánh mất qua những cuộc vận động cách mạng trước đó, thật ra chính là tìm lại được ý nghĩa nhân sinh của cuộc đời mình.


Ông Lý Hồng Chí cũng nói rõ rằng ông truyền hết pháp môn của mình trong sách mà không bảo lưu điều gì, người tập không cần tìm ông, cũng không cần tôn thờ hay bái sư ông, chỉ việc chiểu theo đạo lý trong sách mà tự tu luyện. Ai có thể tuân theo chỉ dẫn thì là người tu Pháp Luân Công, còn ai không làm theo thì không được tính là người tu luyện.


Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Sự xuất hiện của Pháp Luân Công tạo ra rung động lớn trong xã hội Trung Quốc bấy giờ, thu hút gần như toàn bộ giới khí công theo học. Đơn cử như trong các sự kiện khí công như Hội sức khỏe Đông phương lần thứ nhất và lần thứ hai, người ta đã xếp hàng dài đợi từ sáng đến chiều chỉ để chờ vào quầy Pháp Luân Công, trong khi các công pháp khác không có mấy người ghé vào. Rất nhanh chóng trong 7 năm truyền bá, đài truyền hình nhà nước đã khảo sát và cho biết có khoảng 70 triệu người theo học Pháp Luân Công.


Sự đối lập cố hữu.


ĐCSTQ sợ Pháp Luân Công, đây là một kết quả có phần tất yếu. Số lượng người theo tập quá đông, 70 triệu người, ngang với số Đảng viên. Mức độ phát triển quá nhanh, chỉ 7 năm đã đạt tới con số mà Đảng phải mất 50 năm mới đạt được. Cũng cần nhắc lại rằng, 30 năm trước trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa và chuỗi các cuộc vận động, Đảng đã tìm mọi cách để thủ tiêu bằng được văn hóa truyền thống Trung Hoa, nhồi nhét văn hóa Đảng, gây ra cái chết cho hàng chục triệu người. Làm sao mà không run sợ khi một lần nữa nền văn hóa ấy lại bắt đầu hồi sinh?

Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công


Dân số Trung Quốc lúc đó là 1,2 tỷ người. Cứ khoảng 20 người thì có 1 người tập Pháp Luân Công. Người tập Pháp Luân Công đánh giá đúng sai dựa trên “Chân-Thiện-Nhẫn”. Đảng đã bắt đầu triều đại đỏ của mình bằng những lời dối trá về thiên đường trên mặt đất, nên tất nhiên là Đảng ghét “Chân”. Đảng đã duy trì quyền lực của mình thông qua việc đàn áp nhân dân, máu của cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989 vẫn còn chưa nguôi, nên tất nhiên là Đảng ghét “Thiện”. Đảng đã nuôi dưỡng và sống bằng những cuộc đấu tranh chính trị một mất một còn bên trong Đảng, nên tất nhiên là Đảng ghét “Nhẫn”. “Chân-Thiện-Nhẫn” dạy người ta làm người tốt, tất nhiên sẽ là trở ngại cho việc duy trì văn hóa Đảng.


Cuộc đàn áp Pháp Luân Công cho thấy sự đối lập cố hữu về bản chất của ĐCSTQ và văn hóa truyền thống Trung Hoa, và càng bộc lộ ra bộ mặt của ĐCSTQ. 70 triệu người bị đàn áp là khái niệm gì? Con số này vượt qua dân số của một quốc gia. Hành vi thu hoạch nội tạng từ người sống mà ĐCSTQ thực hiện với người tập Pháp Luân Công cho thấy một sự thật rằng: ĐCSTQ là thế lực ma quỷ và tà ác nhất trên hành tinh này.


Ngày nay, hơn 20 năm sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, những người tập Pháp Luân Công trên toàn thế giới vẫn tiếp tục phơi bày tội ác của ĐCSTQ một cách ôn hòa nhất có thể, bằng cách kiện ra tòa, bằng cách phát tờ rơi, bằng cách xuất hiện trên truyền thông…

Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công
Vào Thập Niên 1990 Vì Sao 70 Triệu Người Trung Quốc Tập Pháp Luân Công
Pháp Luân Công tại các nước trên thế giới, được phổ biến tới cả trong trường học và quân đội.

Tại các nước phương Tây và một số môi trường cởi mở ở phương Đông như Đài Loan, Hàn Quốc, những hoạt động dân sự này là hết sức bình thường và phổ biến. Tuy nhiên, tại các nước độc đảng như Trung Quốc, trong môi trường có tính chất phong bế, người ta có thể khó lý giải được điều này. Vì sao cứ phải nói về cuộc đàn áp, vì sao cứ phải phơi bày ĐCSTQ, vì sao không tự tập luyện ở nhà cho khỏe người? Họ thường đặt ra những câu hỏi như thế. Kỳ thực, người tập Pháp Luân Công xem đây là một pháp môn tu luyện, không phải là một môn khí công chữa bệnh khỏe người. 2000 năm trước, các tín đồ Kitô giáo đã kiên trì dưới sự đàn áp tàn bạo của đế chế La Mã để chứng thực đức tin và cảnh giới tâm linh cao thượng của mình. Họ coi đó như là sứ mệnh. Vậy nên, nếu cần những tham chiếu nào đó để phần nào liễu giải về Pháp Luân Công, thì chúng đã sẵn có trong văn hóa tu luyện của nhân loại.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn thành công.

Bài: Thuận Nhân

Thiết kế: Minh Nhật

Nguồn: trithucvn.org

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

Ca Mắt Covid-19 Cả Nước Ngày 13-8 Thêm 9.180

 Ngày 13/8: Thêm 9.180 ca mắc COVID-19.

 

Bộ Y tế vừa công bố 9.180 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó có 9.150 ca ghi nhận trong nước.

Ca Mắt Covid-19 Cả Nước Ngày 13-8 Thêm 9.180

Theo Bộ Y tế, tính từ 18h ngày 12/8 đến 18h ngày 13/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.180 ca nhiễm mới, trong đó 30 ca nhập cảnh và 9.150 ca ghi nhận trong nước tại: TP. Hồ Chí Minh (3.531), Bình Dương (2.816), Đồng Nai (808), Long An (623), Khánh Hòa (243), Đồng Tháp (152), Cần Thơ (142), Trà Vinh (140), Hà Nội (97), Vĩnh Long (71), Bà Rịa - Vũng Tàu (69), Phú Yên (64), An Giang (61), Tây Ninh (61), Đà Nẵng (58), Thừa Thiên Huế (31), Bình Thuận (28), Gia Lai (18), Đắk Nông (16), Hà Tĩnh (15), Nghệ An (14), Bình Định (12), Quảng Ngãi (10), Quảng Trị (8 ), Kiên Giang (8 ), Ninh Thuận (7), Đắk Lắk (7), Bình Phước (7), Bạc Liêu (5), Hải Dương (4), Quảng Bình (4), Thanh Hóa (4), Lạng Sơn (4), Quảng Nam (4), Hậu Giang (3), Lâm Đồng (2), Nam Định (1), Hưng Yên (1), Cà Mau (1) trong đó có 1.999 ca trong cộng đồng.


Như vậy, trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 503 ca, trong đó TP. Hồ Chí Minh giảm 310 ca, Bình Dương giảm 212 ca, Đồng Nai giảm 263 ca.


Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 255.748 ca nhiễm, đứng thứ 80/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 172/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 2.601 ca nhiễm).


Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 251.753 ca, trong đó có 89.964 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.


Có 4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu.


Có 8 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Lào Cai, Kon Tum, Hà Giang, Quảng Trị, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang, Hải Phòng.


5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (140.539), Bình Dương (39.592), Long An (13.232), Đồng Nai (12.047), Đồng Tháp (4.621).


TP. Cần Thơ thành lập 320 đội lấy mẫu và xét nghiệm nhanh COVID-19 trong cộng đồng. Trong đó 314 đội chính thức và 6 đội dự phòng để lấy mẫu và xét nghiệm nhanh ở các xã, phường, thị trấn của 9 quận, huyện trong 9 ngày. Mỗi đội có tối thiểu 6 thành viên, trong đó 4 người là nhân lực của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, 2 thành viên là cán bộ xã, phường, thị trấn nơi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm.


TP. Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch tăng cường phòng, chống dịch trong giai đoạn từ ngày 15/8 đến 15/9, trong đó phân ra hai giai đoạn từ 15/8 đến cuối tháng 8 và 1/9 đến 15/9, mỗi giai đoạn sẽ xác định nhiệm vụ cụ thể, quyết tâm đến 15/9 sẽ kiểm soát được dịch bệnh.


Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai xét nghiệm định lượng kháng thể sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Phương pháp này áp dụng cho nhóm có nhu cầu xét nghiệm để biết được cơ thể có kháng thể hay không, và nếu có sẽ đạt được nồng độ bao nhiêu sau khi tiêm vắc-xin. Kết quả này giúp đánh giá khả năng đáp ứng của cơ thể đối với tiêm chủng.


Tỉnh Bình Dương thiết lập Bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu với 437 giường ICU, cùng các trang thiết bị liên quan tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Becamex (TP Thuận An), áp dụng theo mô hình tháp 3 tầng điều trị COVID-19 của Bộ Y tế.


Tỉnh Khánh Hòa triển khai lấy mẫu xét nghiệm, với khu vực phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân từ 3-5 ngày/lần tại nhà ở, hộ gia đình (lấy mẫu gộp để xét nghiệm RT-PCR hoặc gộp mẫu 3 đối với xét nghiệm test kháng nguyên nhanh). Với khu vực nguy cơ rất cao, thực hiện tương tự như khu vực phong tỏa, khác biệt là có thể thí điểm gộp mẫu 5 đối với xét nghiệm RT-PCR.


Về điều trị, hôm nay, Việt Nam có 3.593 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 92.738 ca.


Số bệnh nhân nặng đang điều trị hồi sức tích cực là 511 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 20 ca.


Chiều 13/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 275 ca tử vong (4814-5088) tại TP. Hồ Chí Minh (223), Bình Dương (25), Tiền Giang (8), Đồng Tháp (4), Bến Tre (3), Bình Thuận (3), Đồng Nai (3), Long An (3), Khánh Hòa (2 ), Cần Thơ (1).


Như vậy, tổng số ca tử vong do COVID-19 tính đến 13/8 là 5.088 ca, xếp thứ 69/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng tính tỷ lệ tử vong/1 triệu dân, Việt Nam xếp vị trí 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân 1 triệu dân có 52 người tử vong do COVID-19).


Về tiêm vắc-xin phòng COVID-19, trong ngày 12/8 có 1.075.584 liều vắc-xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 13.256.472 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 12.064.617 liều, tiêm mũi 2 là 1.191.855 liều.


Bệnh viện Từ Dũ vừa quyết định triển khai tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả các thai phụ có nhu cầu mà chưa được tiêm từ hôm nay (13/8). Bệnh viện sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho thai phụ đến khám thai tại bệnh viện, có tuổi thai từ 13 tuần trở lên.

Nguồn: https://tcdulichtphcm.vn/chuyen-dong/ngay-13/8-them-9180-ca-mac-covid-19-c2a13061.html

Nguồn: Diệu Thu (Tạp chí Du lịch TP.HCM)

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

Thông Tin Chính Thức Tp.HCM Sẽ Tiếp Tục Áp Dụng Giãn Cách Xã Hội Theo Chỉ Thị 16 Sau 15-8

 TP.HCM sẽ tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 sau ngày 15-8.

 

Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng sau khi kết thúc đợt 2 tuần giãn cách xã hội (sau ngày 15-8).


Sáng 13-8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của TP.HCM đã tổ chức buổi họp báo định kỳ để cung cấp thông tin về dịch bệnh trên địa bàn.


Vấn đề nhiều cơ quan báo chí quan tâm và đặt câu hỏi là sau ngày 15-8, kết thúc giai đoạn 2 tuần giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì kết quả ra sao và sắp tới TP.HCM sẽ làm gì?


Thông Tin Chính Thức Tp.HCM Sẽ Tiếp Tục Duy Trì Giãn Cách Xã Hội Theo Chỉ Thị 16 Sau 15-8
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM Phan Văn Mãi. Ảnh: HOÀNG LAN


Trả lời câu hỏi này, ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, cho biết về kết quả trong 2 tuần qua với sự nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị thì đã đem lại kết quả tích cực.


Đó là ý thức của người dân đã có sự chuyển biến rất tốt; kết quả chăm sóc F0 tại cộng đồng cũng có chuyển biến tích cực, quản lý F0 tại nhà bài bản hơn; tập trung nâng cao năng lực điều trị...


Tuy nhiên, ông Phan Văn Mãi khẳng định tình hình dịch vẫn còn diễn biến phúc tạp, số ca F0 và số ca tử vong vẫn còn cao. "Làm sao giảm ca F0, ca chuyển nặng" - ông Mãi trăn trở và cho biết TP.HCM sẽ phải nổ lực hơn nữa trong thời gian tới.


Ông Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng sau khi kết thúc đợt 2 tuần giãn cách xã hội (sau ngày 15-8).


Trước đó, ngày 1-8, Chủ tịch UBND TP.HCM ký văn bản về tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày kể từ 0 giờ ngày 2-8.


UBND TP.HCM yêu cầu người đứng đầu các sở ban ngành, chủ tịch UBND các quận huyện và TP Thủ Đức, các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND TP tại Công văn 2468 ngày 23-7 và các công văn khác từ ngày 9-7 đến nay.


Cùng với đó, tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân TP an tâm “ai ở đâu ở đấy”. Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi TP cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những trường hợp được UBND TP phối hợp với các tỉnh, thành đưa về quê theo nhu cầu.


Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp giảm mật độ giao thông với các nhóm đối tượng, thời gian đã được quy định cụ thể trước đó.

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/tphcm-se-tiep-tuc-gian-cach-theo-chi-thi-16-sau-ngay-158-1007864.html

Nguồn: Tá Lâm (Pháp luật TPHCM)

Đội Trưởng Đội Thuế Ở Bến Tre Bị Cách Chức Vì "Thông Chốt Kiểm Dịch"

 ‘Thông chốt kiểm dịch COVID-19’, Đội trưởng đội thuế ở Bến Tre bị cách chức.


Ông Trần Khởi Nghĩa, Đội trưởng Đội thuế liên xã số 5 (Bến Tre) bị cách chức do vi phạm quy định phòng dịch COVID-19.


Đội Trưởng Đội Thuế Ở Bến Tre Bị Cách Chức Vì "Thông Chốt Kiểm Dịch"
Ông Trần Khởi Nghĩa, Đội trưởng Đội thuế liên xã số 5. (Ảnh cắt từ clip)


Ngày 11/8, ông Võ Văn Thanh, Cục phó Cục thuế tỉnh Bến Tre, cho biết vừa ký quyết định cách chức Đội trưởng Đội thuế liên xã số 5 (thuộc Chi cục Thuế khu vực Châu Thành – TP. Bến Tre) đối với ông Trần Khởi Nghĩa.


Trong khi đó, Đảng bộ phận Chi cục Thuế khu vực Bến Tre – Châu Thành cũng đã ban hành quyết định kỷ luật Đảng bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nghĩa.


Trước đó, lúc 8h ngày 21/7, tại chốt cầu Thành Triệu (giáp xã Thành Triệu với xã Tường Đa, huyện Châu Thành), ông Nghĩa mặc đồng phục ngành thuế, đi xe ô tô qua chốt kiểm soát COVID-19 thì được yêu cầu xuất trình giấy đi đường để kiểm tra.


Tuy nhiên, ông Nghĩa không chấp hành, thậm chí còn nói: “Tao mà không đi làm là tụi mày không có lương, đừng có xạo với tao”. Sau đó, ông Nghĩa trở lại xe và chạy qua chốt.


Tiếp đó, đến 16h30 chiều cùng ngày, ông Nghĩa về đến chốt cầu Thành Triệu, tại đây lực lượng trực tại chốt yêu cầu ông Nghĩa dừng xe để kiểm tra giấy đi đường thì ông Nghĩa tiếp tục không chấp hành, còn kéo khẩu trang xuống, có lời lẽ thách thức, rồi lái xe “thông chốt” kiểm dịch.


Trước sự việc trên, UBND xã Thành Triệu (Châu Thành) cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2,5 triệu đồng với ông Nghĩa do không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ tại chốt kiểm soát dịch cầu Thành Triệu.


Nguồn: Phạm Toàn (trithucvn.org)

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Đánh Bài Tại Trụ Sở Giữa Mùa Dịch 3 Chủ Tịch xã Bị Tạm Đình Chỉ Công Việc

 Thanh Hóa: Tạm đình chỉ 3 chủ tịch UBND, HĐND xã đánh bài tại trụ sở giữa mùa dịch COVID-19.


Ba chủ tịch UBND, HĐND xã và một Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) tham gia đánh bạc tại trụ sở bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày.


Đánh Bài Tại Trụ Sở Giữa Mùa Dịch 3 Chủ Tịch xã Bị Tạm Đình Chỉ Công Việc
Thanh Hóa phạt hành chính, tạm đình chỉ 3 chủ tịch UBND, HĐND xã đánh bài tại trụ sở. (Ảnh minh họa: nguoiduatin.vn)

Truyền thông nhà nước chiều 11/8 cho biết huyện ủy Nông Cống (Thanh Hóa) đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với 4 cán bộ xã đánh bạc tại trụ sở, vi phạm các quy định trong phòng dịch COVID-19.


4 người gồm:


Ông Đỗ Khắc Minh, Chủ tịch UBND xã Minh Nghĩa;

Ông Lường Khắc Nam, Chủ tịch UBND xã Tế Lợi;

Ông Lê Văn Duệ, Chủ tịch HĐND xã Tế Thắng;

Ông Ngô Minh Trung, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Tế Lợi.

Trước đó, khoảng 21h ngày 6/8, tổ công tác của Công an huyện Nông Cống kiểm tra việc phòng dịch COVID-19 tại công sở xã Tế Lợi.


Tổ công tác phát hiện tại phòng nghỉ của công an xã có 4 người trên đang đánh bài. Ngoài ra, một người ngồi xem là ông Đỗ Khắc Phượng, cán bộ văn hóa xã Tế Lợi.


Công an sau đó lập biên bản, thu giữ tang vật gồm bộ bài, 655.000 đồng tiền mặt. Công an huyện Nông Cống đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính với nhóm cán bộ này theo điểm a, khoản 2, điều 26 nghị định 167/2016/NĐ-CP.


Ban Thường vụ Huyện ủy Nông Cống giao UBKT, các ngành liên quan kiểm tra, xem xét dấu hiệu vi phạm, báo cáo trước 15h ngày 13/8 để xử lý, kỷ luật.


Về mục đích đánh bài, theo báo Thanh Niên, đại diện huyện ủy Nông Cống không nói rõ việc đánh bài là vì mục đích ăn tiền hay vì mục đích nào khác. Tuy nhiên, ông Đỗ Khắc Minh, Chủ tịch UBND xã Minh Nghĩa, phân trần chỉ đánh bài để gom tiền mua 2 con vịt ăn đêm.


Nguồn: Minh Long (trithucvn.org)

Lời Tuyên Bố “Chết Chóc” Của Nghi Phạm Và Đêm Kinh Hoàng

 Lời tuyên bố của nghi phạm trước khi bật tường chém thương vong vợ chồng hàng xóm.

 

Sau khi chém thương vong hai vợ chồng hàng xóm, Phú đã bơi qua sông để lẩn trốn trước khi bị lực lượng công an bắt giữ.


Lời Tuyên Bố “Chết Chóc” Của Nghi Phạm Và Đêm Kinh Hoàng
Nguyễn Hữu Phú tại trụ sở công an.


Liên quan đến vụ hai vợ chồng hàng xóm bị chém thương vong, sáng 11/8, một cán bộ điều tra phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị đang phối hợp với Công an huyện Yên Dũng di lý Nguyễn Hữu Phú (SN 1968, ở thôn Xuân Thượng, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng) - nghi phạm có hành vi Giết người về trụ sở phòng PC02.


Nạn nhân trong vụ án mạng nói trên là ông Nguyễn Viết Chung (SN 1947 ở thôn Xuân Thượng) bị Phú chém tử vong. Vợ ông Chung là bà Phan Thị Sậu (SN 1951) bị Phú chém trọng thương.


Nỗi uất ức kéo dài suốt 1 năm.


Theo vị cán bộ này, nghi phạm Phú và gia đình bị hại có mối quan hệ họ hàng. Vợ Phú và bà Sậu là chị em con chú, con bác cùng gả về làm dâu ở thôn Xuân Thượng.


Nguyên nhân vụ án mạng xuất phát từ việc tiềng ồn từ cánh cổng sắt bị kẹt, rít của gia đình ông Nguyễn Viết Chung. Khi khó mở, gia đình ông Chung dùng vật cứng hoặc búa để đập nên tạo tiếng ồn lớn, gây khó chịu.


Vì có mối quan hệ họ hàng, nhà ở đối diện nên Phú đã nhiều lần nhắc nhở gia đình ông Chung. Tuy nhiên, gia đình ông Chung không nghe theo lời nhắc, sửa chữa chiếc cổng nên dẫn tới mâu thuẫn, cãi vã giữa Phú và gia đình mình. Từ mâu thuẫn này, hai bên đã nhiều lần xảy ra cãi vã, xô xát nhỏ. Dù nguồn cơn bắt nguồn từ chiếc cổng sắt, nhưng gia đình ông Chung vẫn không sửa chữa và để tình trạng như vậy kéo dài suốt 1 năm.


“Dù là mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống nhưng đã âm ỉ, kéo dài 1 năm nay. Nhiều lần nhắc nhở không được mà còn dẫn tới xô xát khiến Phú uất ức, sinh lòng oán hận muốn gây án mạng”, vị cán bộ này thông tin.


Đỉnh điểm của mâu thuẫn, khoảng 1 tuần trước khi xảy ra án mạng, Phú xảy ra mâu thuẫn, cãi vã với anh S. (con trai ông Chung) cũng vì chuyện... cái cổng. Nghe những lời nói khó lọt tai từ anh S, trong cơn bực tức, Phú tuyên bố nếu không được gia đình ông Chung xin lỗi, Phú sẽ dùng dao chém chết cả gia đình ông Chung rồi tự tử.


Lời Tuyên Bố “Chết Chóc” Của Nghi Phạm Và Đêm Kinh Hoàng
Căn nhà nơi xảy ra thảm kịch


Lời tuyên bố “chết chóc” và đêm kinh hoàng.


Một tuần đã trôi qua kể từ khi lời tuyên bố “chết chóc” của Phú được nói ra nhưng gia đình ông Chung vẫn không hồi đáp, Phú quyết định gây án.


Khoảng 1h15 sáng 9/8, Phú cầm dao bật tường vào nhà ông Chung và lớn tiếng gọi. Nghe tiếng gọi, ông Chung ra mở cửa thì nhận luôn cơn mưa dao từ Phú khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Sau đó, Phú tiếp tục xông vào trong nhà truy sát khiến bà Sậu bị thương nặng, anh S. may mắn chạy thoát.


Gây án xong, Phú rời khỏi hiện trường, bơi qua sông bỏ trốn sang thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng. Suốt 2 ngày lẩn trốn, Phú chọn những khu vực đồi núi, bụi rậm để ẩn nấp nhằm tránh sự truy tìm của cơ quan chức năng.


Theo chính quyền địa phương, Phú không có tiền án, tiền sự và cũng không nghiện ma tuý hay nghiện rượu. Trước khi xảy ra án mạng, Phú vẫn đi làm bình thường, không có biểu hiện của bệnh về thần kinh.


Về phần gia đình ông Chung chủ yếu làm nông ở địa phương, có kinh tế khá giả. Vợ chồng ông Chung sinh được 6 người con, căn nhà nơi xảy ra vụ án mạng có vợ chồng ông Chung, vợ chồng anh S. và 3 cháu nội sinh sống.


Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

Nguồn: http://danviet.vn/loi-tuyen-bo-cua-nghi-pham-truoc-khi-bat-tuong-chem-thuong-vong-vo-chong-hang-xom-5020211181228278.htm

Nguồn: Đức Sơn (Dân Việt)

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Huy Động 200 Công An Truy Bắt Phạm Nhân Trốn Trại Hơn 4 Tháng

 Cận cảnh nơi ẩn náu của phạm nhân trốn trại hơn 4 tháng.

 

Các đơn vị thuộc công an các tỉnh Lào Cai, Yên Bái đã huy động khoảng 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia thiết lập vỏng vây, truy bắt phạm nhân trốn trại Triệu Văn Tài.


Huy Động 200 Công An Truy Bắt Phạm Nhân Trốn Trại Hơn 4 Tháng
Triệu Văn Tài bị bắt sau hơn 4 tháng trốn khỏi trại giam.


Đại tá Lương Minh Nguyện, Giám thị Trại giam Hồng Ca - Bộ Công an có địa chỉ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết, vào đêm 10/8, rạng sáng 11/8, các lực lượng nghiệp vụ đã bắt giữ đối tượng truy nã Triệu Văn Tài (43 tuổi, quê Lào Cai). 


Tài là phạm nhân đang chấp hành án phạt cải tạo 12 năm 3 tháng tù giam tại trại giam Hồng Ca về tội danh Trộm cắp tài sản. Đến ngày 3/4, Tài bỏ trốn khỏi nơi giam giữ và lẩn trốn cho đến khi bị bắt giữ.


Nơi Triệu Văn Tài lẩn trốn ở xã Sơn Thuỷ, huyện Văn Bàn.


Liên quan đến vụ việc, Thượng tá Bùi Thống Nhất, Trưởng Công an huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị đã phối hợp với Công an tỉnh Yên Bái và Trại giam Hồng Ca huy động khoảng 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia thiết lập vòng vây, truy bắt Triệu Văn Tài.


Đến 0h30 rạng sáng 11/8, Tài đã bị bắt tại nơi lẩn trốn ở xã Sơn Thuỷ, huyện Văn Bàn và di lý về trụ sở công an để phục vụ công tác điều tra.

Nguồn: http://danviet.vn/can-canh-noi-an-nau-cua-pham-nhan-tron-trai-hon-4-thang-5020211181142588.htm

Nguồn: Đức Sơn (Dân Việt)

Bệnh Nhân Mắc Covid-19 Tăng Bệnh Viện Quá Tải

 Quá tải F0

 

Trong khi số bệnh nhân mới mắc COVID-19 vẫn duy trì ở mức cao, hệ thống bệnh viện trong các tầng điều trị rơi vào quá tải nghiêm trọng, nhiều cơ sở không còn chỗ để tiếp nhận bệnh nhân.


Mỏi mòn chờ vào viện

Bệnh Nhân Mắc Covid-19 Tăng Bệnh Viện Quá Tải


Đang bị kẹt lại trong khu vực phong tỏa, hơn một tuần trước chị Lê Trang ngụ tại quận 12 choáng váng nhận được thông tin từ em trai cho biết bố, mẹ đã lớn tuổi lại có bệnh lý nền cao huyết áp, tiểu đường mắc COVID-19. Sau khi tìm kiếm hàng loạt thông tin, chị vui mừng xem được video bác sĩ hướng dẫn tập thở và chăm sóc F0 tại nhà trên báo Tiền Phong online.


Nhưng nỗ lực vừa tập thở vừa tăng cường vận động và ăn uống cũng không thể chiến thắng được sự tấn công dữ dội của virus. Ba ngày qua, bố chị là ông Lê Định khó thở, cả nhà ngồi trên đống lửa.


"Hai ngày qua, tình trạng sức khỏe của bố, mẹ tôi ngày càng xấu, chỉ số ôxy máu của bố chỉ còn hơn 80%, mẹ thì khá hơn nhưng cũng chỉ được hơn 90%. Chúng tôi liên tục gọi điện nhờ y tế địa phương hỗ trợ nhưng họ nói “cố gắng chờ”. Trung tâm Cấp cứu 115 nói chờ để điều phối, nhưng chờ gần 2 ngày rồi, bố tôi giờ liên tục khó thở, chẳng biết có qua nổi hay không”, chị Trang lo lắng nói.


Cùng hoàn cảnh, chị Lê Phương Thảo ở quận Bình Tân, TPHCM có người nhà mắc COVID-19 và được yêu cầu theo dõi tại nhà. Hai ngày qua, người thân của chị có biểu hiện diễn tiến nặng, phải thở ôxy. Sáng 10/8, gia đình gọi xe cứu thương nhưng không được, chị Thảo phải thuê chiếc xe ba gác để chở người thân đến Bệnh viện quận Bình Tân xin nhập viện. Tuy nhiên, do số lượng người xếp hàng chờ làm thủ tục nhập viện quá đông, chị phải cho người thân đứng ngoài đường chờ gần nửa ngày vẫn chưa đến lượt...


Người bệnh không nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn y tế kịp thời là thực tế khá phổ biến tại hầu khắp các quận, huyện và Thành phố Thủ Đức.


BSCKII Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM thừa nhận, có những thời điểm đường dây nóng tiếp nhận thông tin từ người bệnh bị nghẽn. Số ca bệnh tăng cao nên các bệnh viện tuyến quận, huyện, cơ sở thu dung điều trị đang phải căng mình để đáp ứng với mục tiêu tiếp nhận cấp cứu cho tất cả các trường hợp cần hỗ trợ.


“Có những tình huống ngoài ý muốn, sở y tế tiếp thu ý kiến phản ánh của người dân về tình trạng bất cập trong hỗ trợ F0 tại nhà và sẽ chấn chỉnh, không để bệnh nhân F0 đang được chăm sóc điều trị tại nhà đơn độc”, BS Nam nói.


Bệnh viện mở đến đâu quá tải đến đó.


Ngành y tế đã tổ chức phân tầng cả hệ thống y tế công lập và các bệnh viện tư nhân tham gia điều trị chia làm 5 tầng. Tầng cao nhất điều trị cho các ca bệnh nặng và nguy kịch. Khi số ca bệnh tăng cao, F0 không có triệu chứng được cách ly theo dõi chủ động ở gia đình nhằm giảm áp lực quá tải cho hệ thống điều trị. Tuy nhiên, tình trạng quá tải vẫn diễn ra ở tất cả các tầng từ bệnh nhẹ đến bệnh nặng và nguy kịch.


BS Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh kiêm Giám đốc Bệnh viện Dã chiến Thu dung Điều trị COVID-19 số 3 cho hay: Bệnh viện được giao nhiệm vụ tiếp nhận F0 không đủ điều kiện cách ly tại nhà và F0 có triệu chứng đặt tại Ký túc xá trường Cao đẳng Công thương quy mô 800 giường; ký túc xá Đại học Sư phạm Kỹ thuật cơ sở 2 trên đường Lê Văn Việt quy mô 1.500 giường nhưng đến nay đều đã hết công suất. Tại Bệnh viện Dã chiến số 3 hơn 2.400 bệnh nhân thuộc phân tầng 3 nhóm có biểu hiện bệnh lý mức độ trung bình, đến nay đã không còn chỗ trống.


Bệnh viện Điều trị COVID-19 Hóc Môn điều trị COVID-19 cho khu vực Tây Bắc của TPHCM quy mô 500 giường cũng không còn chỗ. BS Đặng Quốc Quân, Giám đốc bệnh viện cho biết, hiện nhà để xe của bệnh viện được sử dụng thêm 200 giường. “Nhân lực vẫn không tăng thêm, trang thiết bị còn hạn chế nhưng tăng số giường với hy vọng cứu chữa được càng nhiều người càng tốt”.


Bác sĩ Phạm Trần Chí (Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết, mỗi ngày khoa tiếp nhận và điều trị khoảng 100 bệnh nhân COVID-19, mỗi kíp trực chỉ có 2 bác sĩ và 6 điều dưỡng nhưng phải chăm sóc 40 đến 50 bệnh nhân nặng, phải làm việc 12 giờ/ca trực.


Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP Thủ Ðức có 500 giường nhưng trên thực tế đến 10/8 các bác sĩ phải căng mình để điều trị gần 600 bệnh nhân. Bác sĩ CKII Trần Thanh Linh, Phó giám đốc bệnh viện, cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ tăng công suất lên 700 giường và tiếp tục tăng lên 1.000 giường. Khó khăn về trang thiết bị cơ bản đã được giải quyết, nhưng khi nâng công suất lên gấp đôi so với hiện nay, phải đối mặt với nhiều khó khăn về nhân sự từ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên vệ sinh đến hậu cần”.

Nguồn: https://tienphong.vn/qua-tai-f0-post1364605.tpo

Nguồn: Vân Sơn - Ngô Bình  (Tiền Phong)

Đường Phố Bất Ngờ Đông Đúc Trở Lại Trong Thời Gian Giãn Cách Xã Hội

 Vì sao đường phố TP HCM đông trở lại?

 

Đường phố bất ngờ đông đúc trong thời gian giãn cách xã hội khiến nhiều người lo lắng cho thành quả phòng chống dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua của TP HCM.


Để bảo vệ thành quả phòng chống dịch Covid-19 suốt từ đầu đợt dịch thứ 4 bùng phát, UBND TP HCM đã chỉ đạo tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Chính phủ thêm 14 ngày kể từ 0 giờ ngày 2-8 trên toàn TP. Điều này đồng nghĩa với việc đến hết ngày 16-8, mọi người dân TP vẫn phải tuân thủ nghiêm nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố - tổ nhân dân cách ly với tổ dân phố - tổ nhân dân, khu phố - ấp cách ly với khu phố - ấp, xã - phường - thị trấn cách ly với xã - phường - thị trấn, quận - huyện và TP Thủ Đức cách ly với quận - huyện và TP Thủ Đức; mọi người chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Vậy mà...


Bất ngờ và bức xúc.


Ghi nhận trên một số tuyến đường trung tâm TP HCM như Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng (quận 1), Ngô Gia Tự, nút giao Lý Thái Tổ (quận 10), Hồng Bàng, Châu Văn Liêm, Nguyễn Tri Phương (quận 5), Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, Cách Mạng Tháng Tám (quận 3), Lê Văn Sỹ, Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận)..., suốt từ trưa đến chiều 10-8, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi lượng xe cộ khá tấp nập. Ngoài những phương tiện cấp cứu, chở hàng hóa thiết yếu, vẫn còn nhiều người nhìn là biết nếu bị "vịn" lại chắc chắn sẽ vi phạm quy định giãn cách.


Đường Phố Bất Ngờ Đông Đúc Trở Lại Trong Thời Gian Giãn Cách Xã Hội
Lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch trên đường Kinh Dương Vương (quận 6, TP HCM) kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm quy định giãn cách xã hội. Ảnh: TRẦN THẮNG


Lúc 15 giờ, trong gần chục xe dừng chờ đèn đỏ ở ngã tư Nguyễn Tri Phương - An Dương Vương (quận 5), chúng tôi bắt gặp 4 thanh niên (2 nam, 2 nữ) tuổi tầm 18-20 chở nhau trên 2 xe máy, đậu sát nhau để thoải mái nói cười. Hay trước đó tầm 20 phút, ngay góc ngã tư Hai Bà Trưng - Lý Tự Trọng (quận 1), 2 em nhỏ vô tư chở nhau trên xe đạp. "Mấy em nhỏ này đâu có lý do gì để ra đường, vậy mà cha mẹ chúng vẫn để con đi, cứ như vậy sao chúng tôi không lo được" - chị Hòa, thuê cửa hàng gần góc ngã tư trên, đứng bên trong cửa kính nói với ra khi chúng tôi ngõ ý muốn hỏi chị đánh giá về lượng xe cộ lưu thông trên đường Hai Bà Trưng mấy ngày qua. Theo chị Hòa, con đường Hai Bà Trưng đã đông trở lại từ ngày 9-8, chính việc này khiến chị lo sợ nguy cơ lây nhiễm tiếp tục gia tăng, làm tăng thời gian tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. "Nói thật, người thuê mặt bằng kinh doanh như chúng tôi đang mong ngóng từng ngày được mở cửa trở lại. Vì vậy, rất mong các cơ quan truyền thông kịp thời lên tiếng về hiện tượng đường phố đông lên bất thường này để các cơ quan chức năng tìm ra khe hở cũng như đưa ra giải pháp chấn chỉnh" - chị Hòa đề nghị.


Đường Phố Bất Ngờ Đông Đúc Trở Lại Trong Thời Gian Giãn Cách Xã Hội
Trưa 10-8, đường Châu Văn Liêm (quận 5, TP HCM) đông đúc xe cộ lưu thông dù đang trong những ngày giãn cách xã hội .Ảnh: TRẦN THẮNG


Không chỉ ở khu trung tâm, ghi nhận ở nhiều quận, huyện khác và TP Thủ Đức cho thấy xe cộ lưu thông trên đường đang có dấu hiệu đông lên trong ngày 10-8. Điển hình, trên đường Phạm Hùng (nối quận 8 và huyện Bình Chánh), đường Kinh Dương Vương (quận 6), đường Cộng Hòa (quận Tân Bình), đường Lê Đại Hành (quận 11), đường Phạm Văn Đồng, Võ Văn Ngân, Lê Văn Việt (TP Thủ Đức)..., suốt từ sáng đến trưa luôn đông người xe qua lại.


Các cơ quan chức năng đã làm hết sức.


Công an TP Thủ Đức khẳng định thời gian qua, tổ công tác TP Thủ Đức phối hợp với lực lượng công an 34 phường thường xuyên tổ chức tuần tra lưu động, xử lý các trường hợp ra đường không có lý do chính đáng. Đặc biệt, trước tình hình dịch Covid-19 đang rất phức tạp, công an tại các phường được gỡ phong tỏa đã có đề xuất thay đổi chốt kiểm dịch thành chốt kiểm soát để bảo đảm quy định phòng chống dịch Covid-19 và xây dựng vùng xanh trên địa bàn phường. "Từ khi lập các chốt kiểm soát ở các tuyến đường trên 34 phường tại TP Thủ Đức, tổ công tác đã làm tốt nhiệm vụ khi hạn chế người ra vào địa bàn phường, tránh nguy cơ lây lan dịch Covid-19" - đại diện Công an TP Thủ Đức nói.


Tương tự, đại úy Nguyễn Thái Hoàng, cán bộ Công an quận 6, cho biết qua kiểm tra việc đi lại của người dân qua chốt trên đường Kinh Dương Vương chủ yếu là các lý do đi khám bệnh, đi làm, đi mua thực phẩm. Tuy nhiên, cũng có những người dân ra ngoài không có lý do chính đáng và đối với những trường hợp này đã bị xử phạt theo đúng quy định. "Có những trường hợp không hiểu, tỏ thái độ không hợp tác thì lực lượng làm nhiệm vụ phải thuyết phục để họ chấp hành theo Chỉ thị 16" - đại úy Nguyễn Thái Hoàng nói và khẳng định xử lý nghiêm mọi trường hợp ra đường không có lý do chính đáng. Trong khi đó, tại chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 nằm trên đường Phạm Hùng (giáp ranh giữa quận 8 và huyện Bình Chánh), quan sát cho thấy tất cả các loại xe lưu thông từ huyện Bình Chánh sang quận 8 đều được kiểm tra một cách nghiêm ngặt.


Thượng tá Nguyễn Văn Bình, Phó trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC08) Công an TP HCM, nhấn mạnh vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân, PC08 đã tập trung lực lượng đẩy mạnh công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Bên cạnh duy trì bố trí các chốt trạm (có rào chắn di động) trên tuyến đường đảm trách, các đội, trạm trực thuộc phòng còn phân công các tổ tuần tra kiểm soát người dân thực hiện Chỉ thị 16 và Chỉ thị 12. "Việc xử lý vi phạm được cán bộ chiến sĩ thực hiện dứt khoát, cương quyết, nhanh chóng" - thượng tá Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.


Rõ nguyên do!


Liên quan đến tình trạng người dân 2 ngày qua ra đường nhiều bất thường, thượng tá Nguyễn Văn Bình cho rằng bên cạnh những nỗ lực chấn chỉnh của lực lượng chức năng, lãnh đạo PC08 hy vọng chính quyền các cấp cùng các cơ quan báo, đài sẽ góp phần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về những chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch đến người dân để nâng cao ý thức đến từng nhà, từng người. "Cuộc chiến phòng chống dịch bệnh này là cuộc chiến của ý thức, chỉ khi từng người dân đều hiểu, biết thì mới chấp hành. Đó cũng là mong muốn lớn nhất của lực lượng chức năng hiện nay" - thượng tá Nguyễn Văn Bình nói.


Trở lại câu chuyện của 4 thanh niên trên đường Nguyễn Tri Phương, chúng ta sẽ thấy phân tích của thượng tá Nguyễn Văn Bình hoàn toàn xác đáng. Cụ thể, trong vai người hỏi đường sang quận 8, chúng tôi được một người trong nhóm cảnh báo: "Mấy chú chạy sang quận 8 coi chừng bị chốt "vịn" đó". Sao tụi con không sợ? Trả lời câu hỏi của chúng tôi, nhóm thanh niên cười phá lên, cô gái trẻ trong nhóm nói: Tụi con nắm rõ từng chốt kiểm soát dịch trên địa bàn quận 5, quận 10 nên cứ thế vô tư thôi! Vậy không sợ bị lực lượng tuần tra, kiểm soát trên đường? "Thành phố có hàng ngàn con đường lực lượng nào phủ xuể hả chú. Xui lắm mới bị "vịn" thôi chú ơi" - nhóm thanh niên vừa cười vừa nói trước khi cho xe rẽ vào đường Nguyễn Trãi.


Có lẽ nắm bắt được tình hình, nhiều người vẫn lén lút đi nội quận nên mấy ngày qua không ít khu chợ tạm bắt đầu mọc lên. Điển hình là 2 ngày qua, hàng chục hộ dân ở khu chợ tạm trên đường Tạ Quang Bửu (phường 4, quận 8) đã hoạt động trở lại mà không được phép. Tương tự, tại giao lộ Phạm Hùng - Nguyễn Văn Linh (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh), khu chợ tự phát cũng đã tái diễn, người bán chất hàng hóa lên xe gắn máy và vô tư bán hàng cho người đi đường. "Đối với các khu vực thường xuyên để xảy ra các tình trạng tụ tập đông người, các chợ tự phát mà không khắc phục triệt để thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về các cấp ủy, chính quyền địa phương" - luật sư Lưu Tấn Anh Toàn, Giám đốc Công ty Luật Lưu, nói.


Theo ông, chính các chợ tự phát đã góp phần không nhỏ cho việc gia tăng người dân ra đường không có lý do chính đáng trong những ngày giãn cách. Vì vậy thời điểm này, các quận, huyện cần tăng thêm nhiều điểm bán lưu động bảo đảm an toàn đáp ứng nhu cầu hàng hóa thiết yếu cho người dân.


Riêng về việc lập chốt kiểm soát dịch, tổ chức tuần tra, kiểm soát trên đường, theo vị luật sư này, thì rõ ràng không thể cung cấp đủ cán bộ để chốt chặn ở các cung đường phường nối phường, quận nối quận; không thể có đủ các tổ kiểm tra di động trên hàng ngàn con đường để kịp thời phát hiện những người ra đường không đúng quy định. Vì vậy, vấn đề quan trọng hiện nay là ý thức chấp hành của từng cá nhân phải là điều tiên quyết. 


"Từ ngày 14 đến 31-7, PC08 đã xử lý 996 trường hợp người dân vi phạm các quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Riêng lực lượng CSGT các quận, huyện, TP Thủ Đức đã xử phạt 5.017 trường hợp vi phạm quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/vi-sao-duong-pho-tp-hcm-dong-tro-lai-20210810223314177.htm

Nguồn:Nhóm PV (Người lao động)

Phó Trưởng Ban Dân Vận Thành Ủy Hạ Long Bị Bắt

 Bắt nguyên phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hạ Long.

 

Ông Đào Ngọc Bảo, nguyên Phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hạ Long (Quảng Ninh), bị bắt để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Sáng 11-8, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh cho hay cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ ông Đào Ngọc Bảo, nguyên phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hạ Long, để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Phó Trưởng Ban Dân Vận Thành Ủy Hạ Long Bị Bắt
Nguyên Phó trưởng Ban dân vận TP Hạ Long Đào Ngọc Bảo.


Theo cơ quan điều tra, từ tháng 10-2019 đến tháng 11-2020, ông Bảo giới thiệu với nhiều người rằng quen biết lãnh đạo các phòng ban của UBND TP Hạ Long, có khả năng làm thủ tục tách thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


Sau đó, ông Bảo nhận hồ sơ, 909 triệu đồng của 5 công dân và hứa hẹn giúp họ rồi chiếm đoạt số tiền trên sử dụng vào việc cá nhân.


Được biết, trước đó, vào ngày 15-6-2020, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long đã có quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm ông Đào Ngọc Bảo, Phó Ban Dân vận Thành ủy Hạ Long, đến công tác tại Hội Chữ thập đỏ TP, giới thiệu tham gia BCH và bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội.


Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đề nghị những ai là bị hại liên hệ với đơn vị này để cung cấp thêm thông tin làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguồn: https://nld.com.vn/phap-luat/bat-nguyen-pho-truong-ban-dan-van-thanh-uy-ha-long-20210811080520836.htm

Nguồn: Tr.Đức (Người lao động)

Quay Cuồng Ở Bệnh Viện Giã Chiến Dành Giật Sự Sống Cho Bệnh Nhân Covid-19

 Giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19: Quay cuồng ở Bệnh viện Dã chiến.

 

“Alo, Alo… điều trị ơi, nghe rõ không, bây giờ chưa có chỗ nào nhận bệnh đâu nên tụi em cố gắng cho bệnh nhân thở ôxy cho anh nha, cho thở ngắt quãng 2 lít/phút thôi nha” - ThS.BS Trần Minh Tuấn liên tục trao đổi qua bộ đàm để hướng dẫn ca trực tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 7, chăm sóc các bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng trong lúc chờ chuyển tuyến.


Quay Cuồng Ở Bệnh Viện Giã Chiến Dành Giật Sự Sống Cho Bệnh Nhân Covid-19
Các bác sĩ làm thủ tục tiếp nhận bệnh nhân


Mất khái niệm thời gian.


Từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại TPHCM đến nay đã gần một tháng, ThS.BS Trần Minh Tuấn cùng 74 đồng nghiệp tại Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) được điều động đến Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 7 (BVDC số 7) để hỗ trợ TPHCM chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19.


Tiếp nhận khu thu dung tại BVDC số 7 từ ngày 11/7, chỉ sau ít ngày, khu vực do lực lượng nhân viên y tế của Bệnh viện Quân y 175 quản lý đã kín chỗ với hơn 1.300 bệnh nhân. 75 nhân viên y tế chia thành ba ca (mỗi ca 25 người), mỗi ca lại chia thành nhiều ê-kíp để dọn phòng, lấy mẫu xét nghiệm, tiếp nhận, chăm sóc, điều trị hơn 1.300 bệnh nhân mỗi ngày.


Trực chiến trong phòng điều hành từ 7 giờ sáng đến 13 giờ chiều vẫn chưa có giây phút nghỉ ngơi. Phần cơm trưa được chuyển đến từ hơn 11 giờ đã nguội ngắt ngoài hành lang. Chiếc máy bộ đàm trên tay bác sĩ Trần Minh Tuấn liên tục chớp đèn, rè rè mỗi khi các kíp trực ở phòng bệnh, khu tiếp nhận bệnh hay bộ phận hậu cần cần sự giúp đỡ. “Alo! Alo! Anh Tuấn ơi có hai bệnh nhân chuyển nặng cần thở ôxy gấp” - giọng nói phát ra từ bộ đàm trên tay bác sĩ Tuấn, “Em cho bệnh nhân thở ôxy liền nhé, 2 lít/phút, theo dõi kỹ, có gì cần báo gấp nhé!”. Vừa dứt câu trả lời, bác sĩ Tuấn vội quay qua cầm điện thoại gọi lãnh đạo bệnh viện đề nghị làm thủ tục gấp để chuyển bệnh nhân đến bệnh viện điều trị COVID-19 cấp cao hơn.


Chưa kịp uống ly nước, bộ đàm trên tay bác sĩ Tuấn lại reo, bộ phận trực ở tầng hầm - nơi tiếp nhận bệnh nhân báo có người bệnh không hiểu lý do vì sao đi lạc từ khu điều trị trên tầng 15 xuống, anh vội chuyển kênh để gọi nhân viên trực phòng vào kiểm tra và đưa bệnh nhân trở lại. “Những ngày này, chúng tôi không thể nhớ hôm nay là thứ mấy và càng không biết ngoài kia xã hội đang diễn ra như thế nào. Là bác sĩ, điều dưỡng nhưng không phải chỉ chăm sóc bệnh nhân mà chúng tôi làm mọi việc, từ lau dọn phòng chuẩn bị đón bệnh nhân, bưng bê bốc vác, điều trị, lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc cho người bệnh, đến việc cố gắng chăm lo cho những đối tượng dễ tổn thương”, bác sĩ Tuấn chia sẻ.


Mỗi ca trực chỉ có 25 người nhưng phải chăm sóc cho hơn 1.300 bệnh nhân. Khối lượng công việc quá lớn khiến các nhân viên y tế tại đây gần như không có thời gian nghỉ ngơi, họ quán xuyến, hỗ trợ nhau mọi lúc để có mặt kịp lúc khi bệnh nhân cần. Để công việc được suôn sẻ, các nhân viên y tế chia thành nhiều đội nhóm, tự thiết kế và vận hành mô hình quản lý người bệnh qua phần mềm, kêu gọi Mạnh thường quân, thường trực đường dây nóng để lắng nghe những cơn thịnh nộ của người bệnh vì dân quân mang trễ cơm, nước uống hay tiếp tế đồ đạc và 1001 các công việc không tên khác.


“Dù mệt mỏi, áp lực, nhưng ai cũng vui, cũng cười, cũng vỗ vai nhau cùng cố gắng. Cái tình người dung dị, sự bao dung ấm áp và những phút giây cảm thông với nhau giữa mỗi thành viên trong đoàn chỉ vì mục đích tối thượng phục vụ người bệnh được tốt hơn qua cơn bĩ cực này. Có hôm trời mưa như trút nước phải đi nộp báo cơm chiều để kịp cho bệnh nhân mà giằng co, tranh nhau chỉ để đồng đội mình không đường xa ướt mưa”, bác sĩ Tuấn tâm sự.


Cố hết mình vì bệnh nhân.


Gần 14 giờ chiều, đang ăn dở phần cơm trưa nguội ngắt, nhận được thông báo xe chở F0 đã đến trước cổng bệnh viện, bác sĩ Vũ Thái Hoàng (BVDC số 7) vội dẹp phần cơm qua một bên, khoác bộ đồ bảo hộ y tế, xuống khu vực tiếp nhận, cùng các đồng nghiệp tiến hành tiếp nhận, sàng lọc, phân luồng các bệnh nhân đưa vào khu vực cách ly điều trị.


“Những ngày này, chúng tôi không thể nhớ hôm nay là thứ mấy và càng không biết bên ngoài kia đang diễn ra điều gì. Là bác sĩ, điều dưỡng nhưng không phải chỉ chăm sóc bệnh nhân mà chúng tôi làm mọi việc, từ lau dọn phòng chuẩn bị đón bệnh nhân, bưng bê bốc vác, điều trị, lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc người bệnh, đến việc cố gắng chăm lo cho những đối tượng dễ tổn thương”. Bác sĩ Trần Minh Tuấn.


Những bệnh nhân F0 sau khi chuyển đến được bố trí xếp hàng giãn cách làm thủ tục nhập viện. Để phân bổ bệnh nhân về đúng khu vực, đúng luồng tuyến, bác sĩ Vũ Thái Hoàng cùng các đồng nghiệp cẩn thận đo nhiệt độ, tim mạch của bệnh nhân và khai thác tiền sử, bệnh nền. Những bệnh nhân có bệnh nền như huyết áp, tim mạch được hướng dẫn đến các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị y tế để tiện việc cấp cứu.


Quay Cuồng Ở Bệnh Viện Giã Chiến Dành Giật Sự Sống Cho Bệnh Nhân Covid-19
Bác sĩ Vũ Thái Hoàng động viên bệnh nhân ở phòng bệnh


Đang làm thủ tục tiếp nhận gần 100 bệnh nhân từ các quận, huyện chuyển đến, bác sĩ Hoàng lại nhận được điện thoại yêu cầu hỗ trợ của bệnh nhân ở tầng 14, anh vội bàn giao công việc lại cho đồng nghiệp rồi tức tốc chạy lên phòng bệnh. "Em chuyển đến được một đêm rồi sao không thấy phát thuốc, thăm khám gì cả vậy bác sĩ? Hôm nay em ho nhiều quá, liệu có vấn đề gì nghiêm trọng không?", nữ bệnh nhân 17 tuổi lo lắng. Sau khi được bác sĩ Hoàng khi thăm hỏi, động viên và giải đáp thắc mắc, bệnh nhân đã an tâm trở vào phòng nghỉ ngơi. Vì chưa có triệu chứng nặng và có thể tự tập luyện để điều chỉnh hơi thở, sức khỏe nên bệnh nhân không cần dùng thuốc hỗ trợ. "Một số bệnh nhân dù không triệu chứng hoặc chỉ ho nhẹ nhưng mang tâm lý mắc bệnh nên liên tục đòi uống thuốc, chúng tôi phải dành nhiều thời gian để giải thích. Thậm chí có người gọi mà bác sĩ chưa kịp chạy đến cũng la mắng um sùm”, bác sĩ Hoàng kể.


Trong những bệnh nhân vừa chuyển đến BVDC số 7, có một số là phụ nữ đang mang thai, lập tức, ê-kíp của BV Từ Dũ đang quản lý khu vực bên cạnh có mặt đưa các sản phụ này lên khu vực riêng chăm sóc. Cử nhân Phạm Văn Vinh, khoa Gây mê Hồi sức BV Từ Dũ vừa đảm nhiệm vai trò của nhân viên y tế vừa kiêm "người chuyển hàng" khi tự tay vác từng chiếc nệm, từng thùng nước lên sắp xếp phòng cho bệnh nhân nghỉ ngơi. “Ở đây là BVDC, máy móc không có nên việc chăm sóc sản phụ cũng gian nan. Đặc biệt là những phụ nữ mới mang thai lần đầu, họ chưa biết phân biệt cơn đau bụng, tức ngực là do ho nhiều hay thai nhi mệt. Chúng tôi phải theo dõi sát, khi có triệu chứng gì là lập tức hội chẩn với BV Từ Dũ để chuyển bệnh nhân về đó chăm sóc, chuẩn bị cho sinh con. Dù vất vả, khó khăn trăm bề nhưng anh em mỗi người cố gắng thêm một ít vì bệnh nhân”, anh Vinh tâm sự.

Nguồn: https://tienphong.vn/gianh-giat-su-song-cho-benh-nhan-covid-19-quay-cuong-o-benh-vien-da-chien-post1364593.tpo

Nguồn: N.B (Tiền Phong)

Hoa Phải Nhổ Bỏ, Cà Chua Cho Heo Ăn, Lâm Đồng Nông Sản Rớt Giá Thê Thảm

 Lâm Đồng: Cà chua rớt giá cho heo ăn, hoa thua lỗ nặng phải nhổ bỏ.

 

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng việc giãn cách tại các địa phương phía Nam nên nông sản và hoa Đà Lạt không tiêu thụ được, giá giảm sâu.


Hơn 100 triệu cành hoa hồng, hoa cúc...Đà Lạt đang chờ người mua

Hoa Phải Nhổ Bỏ, Cà Chua Cho Heo Ăn, Lâm Đồng Nông Sản Rớt Giá Thê Thảm

Báo cáo mới nhất của sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, qua cập nhật thông tin giá nông sản và vật tư nông nghiệp tại địa bàn các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Lâm Hà, Đạ Tẻh và TP.Đà Lạt, giá một số sản phẩm nông sản và vật tư có sự biến động đáng kể.


Trong khi bắp cải và cải thảo 5.500 đồng/kg, đều tăng 500 - 1.000 đồng/kg; củ dền 12.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg; ớt chuông Đà Lạt (màu đỏ và vàng) 20.000 đồng/kg, tăng 14.000 đồng/kg so với tuần trước thì giá cà chua 13.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.


Là địa phương có diện tích cà chua lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, đại diện phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Đơn Dương thông tin, hiện toàn huyện có 668 ha cà chua người dân đang canh tác. Trong đó, có khoảng 267 ha đang trong thời kỳ thu hoạch.


Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc vận chuyển khó khăn nên giá một số mặt hàng nông sản biến động mạnh, chủ yếu giảm trong thời gian qua.


Tại địa bàn huyện Đức Trọng, giá cà chua thương lái thu mua theo vườn chỉ khoảng hơn 2.000 đồng/kg. Cụ thể, giá cà chua loại 1 chỉ còn 3.000 tới 5.000 đồng/kg.


Riêng đối với cà chua quả nhỏ, loại 2, loại 3 giá chỉ tầm 700 đồng tới 1.000 đồng/kg. Trong khi trước đó, cuối tháng 6/2021, giá cà chua đang ở ngưỡng 13.000 tới 15.000 đồng/kg.


Theo một số người dân trồng cà chua, với giá bán tại vườn hiện nay, nếu trừ các chi phí như phân, cây giống, công chăm sóc… người dân lời rất ít, thậm chí chỉ huề vốn. Nhiều vườn cà chua sau khi thu hoạch loại 1, những trái loại nhỏ thương lái không mua, chín rục ngoài đồng.  

Hoa Phải Nhổ Bỏ, Cà Chua Cho Heo Ăn, Lâm Đồng Nông Sản Rớt Giá Thê Thảm
Các hộ trồng hoa được vận động chuyển qua sản xuất rau củ ngắn ngày để phù hợp tình hình dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hướng lớn đến thị trường.


Về sản phẩm hoa, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên cũng gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Thêm nữa, nhu cầu của người tiêu dùng giảm nên giá một số loại hoa Đà Lạt tiếp tục giảm mạnh. Thậm chí một số hoa loại 2 và loại 3 phải nhổ bỏ.


So với tuần trước, hoa lay ơn hiện còn 15.000 - 18.000 đồng/chục, giảm 2.000 đồng/chục; hoa cúc chùm 4.000 đồng/bó, giảm 2.000 đồng/bó; hoa đồng tiền 8.000 đồng/chục, giảm 4.000 đồng/chục; hoa lily Sorbone và Concador 35.000 - 40.000 đồng/bó, giảm 10.000 - 15.000 đồng/bó…


Không ít lần thu hoạch, một số loài hoa cắt cành, nhất là hoa lily bị dội hàng khiến nhiều hộ nông dân bắt buộc phải đổ bỏ, chấp nhận một vụ mùa thiệt hại.


Trong tháng 7/2021, tại các khu vườn nhà kính diện tích 6.000 m2 trồng hoa lily của bà Phạm Thị Thuần ở phường 11, TP.Đà Lạt thu hoạch đạt sản lượng, chất lượng theo yêu cầu thị trường nhưng giá bán ra chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Có thời điểm, bà Thuần phải đưa hoa lily vào bảo quản trong kho lạnh đến gần một tuần sau vẫn không bán được.


“Hộ gia đình chúng tôi trồng hoa lily cung cấp cho thị trường TP.HCM đã mười năm qua, nhưng năm 2021 là năm đầu tiên gặp tình trạng hoa tồn kho, bị thua lỗ 10.000 đồng đến 12.000 đồng một cành”, bà Thuần nói.


Trung bình 1.000 m2 trồng 30.000 củ hoa lily để thu hoạch thành 30.000 cành, mỗi cành có từ 2 - 5 bông, nhân với 10.000 - 12.000 đồng tiền thua lỗ thì hộ gia đình bà Thuần mất tổng cộng 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Chưa kể có những ngày thu hoạch hoa lily chỉ bán ra 2/3 sản lượng; còn lại 1/3 sản lượng buộc phải đổ bỏ.


Trước hiện trạng này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND TP.Đà Lạt cùng các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi một số diện tích hoa cắt cành sang trồng các loại rau ngắn ngày, đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động các chuỗi liên kết tiêu thụ theo nhu cầu thị trường.


Chính quyền và cơ quan chức năng đang tiến hành rà soát, vận động hộ nông dân đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng một số loại hoa ngắn ngày sang sản xuất gieo trồng rau ngắn ngày đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.


Ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đánh giá: “Chúng tôi xác định đây là những giải pháp cấp thiết nhằm nhanh chóng khôi phục lợi nhuận sản xuất cho nông dân, góp phần cung ứng kịp thời nguồn thực phẩm rau, củ, quả tươi cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh trong điều kiện nỗ lực phòng, chống Covid-19 thời gian tới”.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn thành công.

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

Người Trồng Hoa Đà Lạt Thua Lộ Nặng, Hơn 100 Triệu Cành Hoa Các Loại Đợi Người Mua

 Hơn 100 triệu cành hoa hồng, hoa cúc...Đà Lạt đang chờ người mua


 

100 triệu cành hoa, 100 tấn bơ, mắc ca... Lâm Đồng đang gặp khó khăn trong đầu ra.

Người Trồng Hoa Đà Lạt Thua Lộ Nặng, Hơn 100 Triệu Cành Hoa Các Loại Đợi Người Mua


Ngày 9-8, Bộ Công Thương cho biết hàng triệu cành hoa, hàng trăm tấn hoa quả và rau các loại ở Lâm Đồng đến vụ nhưng gặp khó trong tiêu thụ vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.


Cụ thể, báo cáo của Sở Công Thương Lâm Đồng cho biết số lượng hoa cần tiêu thụ của tỉnh là hơn 100 triệu cành hoa.


Trong đó có 30 triệu cành hoa cúc với giá bán 6.000 đồng/5 cành; 40 triệu cành cúc đơn có giá 15 nghìn đồng/10 cành; 14 triệu cành hoa hồng với giá 30 nghìn đồng/50 cành.


Ngoài ra còn có 6 triệu cành hoa đồng tiền với giá bán 10 nghìn đồng/20 cành; 1 triệu cành hoa lyly có giá 30 nghìn đồng/5 cành; 9 triệu cành hoa cẩm chướng giá bán 15 nghìn đồng/20 cành; 220.000 kg hoa cát tường với giá 30 nghìn đồng/kg; 9.000kg hoa salem với giá 10 nghìn đồng/kg.


Cùng với hoa, Lâm Đồng cũng đang cần tiêu thụ 100 tấn bơ, giá bán 15.000 đồng/kg; 30 tấn hạt mắc ca với giá 260.000 đồng/kg.


Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2020, toàn tỉnh Lâm Đồng có gần 10.000 ha hoa các loại với sản lượng bình quân 3,6 tỷ cành/năm, xuất khẩu ra nước ngoài 370 triệu cành.


Ngành sản xuất và kinh doanh hoa Đà Lạt là mũi nhọn kinh tế tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng và đã trở thành thương hiệu của cả nước. Tuy nhiên do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhu cầu hoa trên thị trường giảm nên giá hoa giảm, nhiều nhà vườn phải cắt bỏ vì không có người mua.


Do vậy, Lâm Đồng đang cần được chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người nông dân.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn thành công.

Trái Mọc Ra Từ Thân Này Được Quý Như "Trân Châu Đen" Cây Giống Ở Việt Nam Bán Giá Cực Cao

 Quả được mệnh danh “trân châu đen”, ở Việt Nam bán cây giống giá cực cao.


 

Mô hình trồng quả “trân châu đen” này đã và đang mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều nông dân Việt.


Nếu như trái cây thường mọc từ cành thì quả “trân châu đen” này lại có cách xuất hiện rất đặc biệt: mọc trực tiếp từ thân cây. Được biết, loại quả thú vị này có xuất xứ từ Brazil, sau đó đã được du nhập vào các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, người tiêu dùng thường biết đến loại quả này với tên gọi “nho thân gỗ”.


Trái Mọc Ra Từ Thân Này Được Quý Như "Trân Châu Đen" Cây Giống Ở Việt Nam Bán Giá Cực Cao


Khi ra hoa, cây giống như được trang trí bởi những bông tuyết trắng tuyệt đẹp. Quả nho thân gỗ khi chín có ngoại hình tròn xoe, màu đen bóng đẹp mắt, nhìn giống hệt như những hạt trân châu khổng lồ. Đặc biệt, mỗi năm cây có thể kết trái tới 6 lần, mỗi gốc có thể cho từ 100 - 200kg quả, năng suất tốt và giá trị kinh tế cũng rất cao. 


Trái Mọc Ra Từ Thân Này Được Quý Như "Trân Châu Đen" Cây Giống Ở Việt Nam Bán Giá Cực Cao

Trái Mọc Ra Từ Thân Này Được Quý Như "Trân Châu Đen" Cây Giống Ở Việt Nam Bán Giá Cực Cao


Nho thân gỗ khi mới hái có vị ngọt, hơi chua, khi ăn cả vỏ sẽ thấy chát, hạt to hơn nho thông thường. Theo chia sẻ của 1 số chủ shop hoa quả ở Việt Nam, nho thân gỗ phải để 2 ngày sau khi hái mới thưởng thức. Lúc đó, quả sẽ lên chút men, thơm mùi rượu vang và mang vị ngọt thơm độc đáo. 


Trái Mọc Ra Từ Thân Này Được Quý Như "Trân Châu Đen" Cây Giống Ở Việt Nam Bán Giá Cực Cao


Được biêt ở Lâm Đồng (Đà Lạt), người dân đã trồng giống cây này từ năm 2015 với giá cây giống lên đến 10 triệu đồng/cây - một mức giá có thể nói là vô cùng đắt đỏ. HIện tại, quả nho thân gỗ vẫn là mặt hàng được “săn đón” trên thị trường với giá từ 200 - 250 nghìn đồng/kg. Còn ở Trung Quốc, giá của loại quả này đắt gấp hơn 3 lần ở nước ta, lên đến hơn 200 NDT/kg (709.000 đồng/kg).


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn thành công.

Phải Có 3 Năm Kinh Nghiệm Nếu Muốn Bán Hàng Đa Cấp Ở Việt Nam

 Muốn bán hàng đa cấp ở Việt Nam phải có 3 năm kinh nghiệm.

 

Đây là một trong những điều kiện áp dụng với các nhà đầu tư nước ngoài khi đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, vừa được Bộ Công Thương xây dựng và đưa ra lấy ý kiến.


Cảnh báo “tán gia bại sản” vì chơi tiền ảo đa cấp.


Phải Có 3 Năm Kinh Nghiệm Nếu Muốn Bán Hàng Đa Cấp Ở Việt Nam
Sẽ mạnh tay siết quản lý hoạt động đa cấp


Đáng chú ý, theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), dự thảo cũng bổ sung điều kiện nhà đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam cần có kinh nghiệm hoạt động bán hàng đa cấp ba năm liên tiếp ở một quốc gia khác. Cơ quan quản lý cũng điều chỉnh giảm thời lượng đào tạo cơ bản bắt buộc, điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp với thực tế.


Dự thảo cũng làm rõ các trường hợp được sử dụng tiền ký quỹ để bảo đảm quyền lợi của người tham gia, qua đó giúp người dân xác định được rõ quyền lợi của mình trước khi tiến hành các thủ tục pháp lý, hạn chế việc lãng phí thời gian, nguồn lực của cả người dân và chính quyền trong việc giải quyết tranh chấp và sử dụng tiền ký quỹ.


Dự thảo cũng đưa ra các quy định nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp thông qua việc điều chỉnh cơ chế bảo trợ quốc tế, ngăn ngừa các hoạt động trái phép hoặc thu lợi bất chính từ thị trường Việt Nam.


Đáng chú ý, dự thảo bổ sung quy định về tỉ lệ hoa hồng tối thiểu trên doanh số bán hàng cá nhân của người tham gia nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động bán hàng của người tham gia, hạn chế nguy cơ các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng phát triển theo hướng chỉ tuyển dụng và tiêu dùng hàng hóa trong nội bộ hệ thống.


Ngoài ra, Dự thảo sửa đổi một số quy định cụ thể và một số vấn đề về thủ tục hành chính để đảm bảo thống nhất, thuận lợi trong thực hiện. Dự kiến, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng sẽ hoàn thiện dự thảo trước khi Bộ Công Thương trình Chính phủ vào tháng 12/2021.


Theo báo cáo của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong giai đoạn 2015 - 2020 số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đa cấp ngày càng sụt giảm.


Cụ thể, năm 2015, cả nước có 67 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, với 850.000 người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Thậm chí, trong năm 2018, mạng lưới bán hàng đa cấp đã thu hút hơn 1,2 triệu người. Tuy nhiên, trong năm 2020, số lượng doanh nghiệp đa cấp chỉ còn 22 đơn vị, số người bán hàng đa cấp cũng giảm, chỉ còn khoảng 800.000 người tham gia.


Dù vậy, doanh thu từ việc bán hàng đa cấp lại tăng rất mạnh. Năm 2015, tổng doanh thu từ việc bán hàng đa cấp đạt 8.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 588 tỷ đồng. Tới năm 2020, tổng doanh thu từ việc bán hàng đa cấp đã tăng gấp đôi, lên hơn 15.300 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 1.837 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần).


Theo Cục Cạnh tranh, trong 5 năm qua, nhờ vào sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, cho nên thị trường đã thanh lọc bớt các doanh nghiệp đa cấp biến tướng.


“Với sự vào cuộc đồng loạt và quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đến nay có thể nói hoạt động bán hàng đa cấp đã và đang từng bước ổn định, không còn các vụ việc có hậu quả nghiêm trọng, doanh thu ngành tăng đều và các doanh nghiệp đã có những đóng góp nhất định vào ngân sách của Nhà nước”, đại diện Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng nói.

Nguồn: https://tienphong.vn/muon-ban-hang-da-cap-o-viet-nam-phai-co-3-nam-kinh-nghiem-post1348053.tpo

Nguồn: Phạm Tuyên (Tiền Phong)

Coi Chừng Chơi Tiền Ảo Đa Cấp Mà "Tán Gia Bại Sản"

 Cảnh báo “tán gia bại sản” vì chơi tiền ảo đa cấp.

 

Lợi dụng mô hình đa cấp để thực hiện mục đích lừa đảo từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với mọi người, đặc biệt với những ai từng nếm trải mùi vị thất bại. Song, chiêu trò tinh vi ngày càng được biến đổi khôn lường, chung quy vẫn là đánh vào lòng tham và sự cả tin của con người.


Phải Có 3 Năm Kinh Nghiệm Nếu Muốn Bán Hàng Đa Cấp Ở Việt Nam.


Theo thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay một mô hình đa cấp mới đang được khuếch trương, quy mô phát triển diện rộng tại Việt Nam gọi là Wefinex.   


Cách thức hoạt động của Wefinex tương tự các mô hình đa cấp khác - tức là đều sử dụng hình thức Ponzi (lấy tiền của người sau trả cho người trước).


Mô hình này tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư cũ bằng cách tìm thêm các nhà đầu tư mới. Họ được trả lãi bằng số tiền huy động được từ nhà đầu tư mới. Mô hình này cuối cùng sụp đổ khi không còn đủ tiền để trả lãi toàn hệ thống.


Coi Chừng Chơi Tiền Ảo Đa Cấp Mà "Tán Gia Bại Sản"
Chính sách đại lý (hoa hồng) của Wefinex (Ảnh: Công an Đăk Lăk)


Người chơi Ponzi hay Wefinex vẽ ra tương lai tươi sáng nhằm lấy được tiền cho vay và rồi hứa hẹn sẽ sinh lợi lớn hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng tuỳ thuộc vào khoản tiền đầu tư của người chơi. 


Đạt đến 1 mức lợi nhuận, "sàn sập", thì các "chủ tịch" âm thầm bỏ trốn, cao chạy xa bay.


Các đối tượng lừa đảo còn tạo ra nhiều website với mô hình hoạt động và phát triển mạng lưới người tham gia tương tự như Wefinex hay còn gọi là phiên bản nâng cấp (phiên bản 2). 


Cụ thể như website: raidenbo.com (có địa chỉ IP máy chủ: 104.31.69.119 đặt tại Mỹ) có hội nhóm trên Telegram "Raidenb tổng" với 17.200 thành viên; website bitono.io (có địa chỉ IP máy chủ: 104.18.49.10 đặt tại Mỹ) có hội nhóm Telegram "BITONO VTR Chun TEAM" với 3.300 thành viên.


Đặc biệt, đồng tiền trong Wefinex được đổi thành đơn vị WIN, mỗi WIN trị giá 1 USD, Tuy nhiên các đồng “USD” này chỉ có thể tiêu trên Wefinex.


Chính vì vậy, đề nghị các tổ chức, cá nhân, công dân không tham gia đầu tư vào các website Wefinex.net, RaidenBo.com, Bitono.io cũng như các loại hình đầu tư đa cấp có mô hình tương tự, đồng thời nâng cao cảnh giác đối với âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm để không bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư kinh doanh tài chính đa cấp trái pháp luật; tranh việc tham gia dẫn đến bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự tại các địa phương. 


Trước đó, sự sụp đổ của sàn tiền ảo Coolcat, FxtradingMarkets khiến nhiều nhà đầu tư "chết đứng" vì số tiền tích cóp cả tỷ đồng "bốc hơi" trong nháy mắt.


Giống bitcoin, những đồng tiền Coolcat hay sự tồn tại của FxtradingMarkets được coi như một mỏ vàng với số lượng "vàng" có hạn. Giá trị của tiền ảo càng tăng, giá trị của Coolcat lại càng tăng cao hơn và ngày càng nhiều người muốn có hơn, đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ tiền vào nhiều hơn. 


Dùng tiền thật mua tiền ảo là mặt hàng cấm trong kinh doanh đa cấp, khuyến cáo người dân không nên tham gia vào những hình thức kinh doanh này. Nếu có rủi ro, người đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/canh-bao-tan-gia-bai-san-vi-choi-tien-ao-da-cap-a523589.html

Nguồn: Min (Người đưa tin)

Vụ Cưỡng Hiếp "Rúng Động" Cả Tập Đoàn Alibaba

 Chủ tịch Alibaba “xấu hổ” trước vụ cưỡng hiếp “rúng động” cả tập đoàn.

 

Chủ tịch của Alibaba cho biết ông sẽ sa thải một quản lý bị buộc tội hiếp dâm, đồng thời lên án “văn hóa ép rượu xấu xí” khi một trong những công ty nổi tiếng nhất Trung Quốc phải đối mặt với sự phản đối kịch liệt của công chúng vì vụ bê bối này.


Chủ tịch Alibaba Daniel Zhang gọi vụ việc là điều đáng xấu hổ trong văn hóa làm việc của một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới này.


Vụ Cưỡng Hiếp "Rúng Động" Cả Tập Đoàn Alibaba

Tấn công tình dục ngày càng được chú ý ở Trung Quốc trong thời gian gần đây, với những người nổi tiếng - bao gồm cả siêu sao người Canada gốc Hoa Ngô Diệc Phàm - phải đối mặt với các cuộc điều tra và cáo buộc pháp lý.


Trong một cáo buộc cấp cao mới nhất, một nhân viên không rõ danh tính tại Alibaba đã cáo buộc quản lý của cô và một khách hàng tấn công tình dục trong một chuyến công tác đến miền đông Trung Quốc, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông.


Cô tố cáo là đã bị ép uống rượu và sau đó bị tấn công tình dục. Giám đốc điều hành Alibaba Daniel Zhang đã ban hành một bản ghi nhớ nội bộ cho nhân viên - theo AFP - lên án vụ tấn công và việc xử lý đơn kiện ban đầu của chính công ty ông.


Ông cho biết các cuộc điều tra nội bộ cho thấy bị cáo đã thú nhận "hành vi thân mật" với người phụ nữ trong lúc say rượu, vi phạm chính sách của công ty. "Ông ta sẽ bị sa thải và không bao giờ được tái tuyển dụng", chủ tịch tập đoàn lớn nhất Trung Quốc cho biết và cho biết thêm vấn đề bây giờ là của cảnh sát.


Theo một bức thư lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, nạn nhân ban đầu đã đưa ra cáo buộc hành hung các quản lý cấp cao. Cuối cùng cô quyết định công khai. Vụ việc của cô nhanh chóng lan truyền trên nền tảng Weibo của Trung Quốc, với hashtag về vụ việc hiện được 820 triệu lượt xem.


Chủ tịch của tập đoàn kinh doanh bán lẻ lân cận của Alibaba, Li Yonghe và chuyên gia nhân sự Xu Kun, đã từ chức, công ty cho biết. Zhang cho biết họ đã không có hành động thích hợp "khi nhân viên báo cáo về một hành động khủng khiếp như tấn công tình dục".


Trong khi đó, Alibaba cam kết thiết lập một kênh báo cáo dành riêng cho hơn 254.000 nhân viên của mình. Trong thời gian gần đây, Alibaba đã chịu sự giám sát của chính phủ, với các cơ quan quản lý giữa một chiến dịch rộng rãi nhằm kiềm chế sức ảnh hưởng ngày càng tăng của các gã khổng lồ công nghệ.

Nguồn: http://danviet.vn/chu-tich-alibaba-xau-ho-truoc-vu-cuong-hiep-rung-dong-ca-tap-doan-50202110810592275.htm

Nguồn: France24

Giá Vàng 10-8 Tiếp Tục Lao Dốc

 Giá vàng hôm nay 10/8: Tiếp tục giảm, giá vàng sẽ thụt lùi tới khi nào?

 

Chịu áp lực từ phiên giảm mạnh hôm qua, giá vàng hôm nay tiếp tục giảm.


Thời điểm 8h35 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đứng ở mức 1.734 USD/ounce, giảm 3 USD/ounce so với cùng giờ sáng qua. Mặc dù đã phục hồi nhẹ sau khi xuống đáy 4 tháng, giá vàng hiện vẫn ở mức rất thấp.


Tính trong 30 phiên giao dịch gần nhất, giá vàng thế giới đã mất 74,10 USD (4,10%), và mất 301 USD (14,79%) tính trong vòng 1 năm. Giá quý kim vẫn đang hứng chịu tác động từ báo cáo việc làm của Mỹ công bố hôm thứ Sáu tuần trước.


Báo cáo cũng đẩy chỉ số chứng khoán Mỹ lên gần mức cao kỷ lục, đồng USD tăng mạnh và đẩy lợi suất trái phiếu tăng.  Ngoài ra, nó còn làm dấy lên suy đoán, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hành động sớm hơn đối với chính sách tiền tệ đang lỏng lẻo. Tất cả các yếu tố này đều là tín hiệu tiêu cực cho kim loại quý.


Câu hỏi được thị trường quan tâm nhất lúc này đó là: Liệu giá vàng sẽ thụt lùi tới khi nào? 


Boris Schlossberg, giám đốc điều hành Chiến lược của BK Asset Management nhận định, Fed có thể mất vài tháng để thay đổi chính sách tiền tệ và đây là dấu hiệu báo trước cho thấy, kim loại quý có thể xuống dưới mức 1.500 USD/ounce.


Ngược lại, chiến lược gia trưởng của TD Securities Bart Melek đánh giá, đợt sụt giảm lớn của kim loại quý vừa qua có thể chỉ là một bước lùi tạm thời.


Vị chuyên gia này nhận định: “Giá vàng sẽ tiếp tục đương đầu với áp lực bán tháo sau báo cáo việc làm, vì nhiều nhà đầu tư cho rằng Fed có điều kiện thuận lợi để bắt đầu cắt giảm chương trình mua tài sản từ đầu năm 2022 hoặc thậm chí từ tháng 12/2021. Kỳ vọng này đồng nghĩa với lợi suất trái phiếu tăng, gây sức ép lên giá vàng”.


Tuy nhiên, ông Melek nhận thấy, sự lây lan của biến chủng Delta trên toàn cầu là một yếu tố hỗ trợ giá vàng. Ông nhấn mạnh: "Khó có chuyện vàng tiếp tục bị bán tháo ồ ạt vào thời điểm hiện nay, vì đang có những tin xấu về biến chủng Delta."


Giá Vàng 10/8 Tiếp Tục Lao Dốc
Giá vàng tiếp tục giảm


Tại thị trường trong nước, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào bán ra ở mức 56,25-56,97 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên gần nhất.


Vàng Doji niêm yết giá vàng ở mức 56,15-57,65 triệu đồng/lượng, giữ nguyên so với chốt phiên hôm trước.


Phú Quý SJC niêm yết giá vàng ở mức 56,3-57,3 triệu đồng/lượng, chưa đổi so với chốt phiên liền trước.