Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Quảng Nam: Chữa Cháy Rừng Người Đàn Ông Chết Thương Tâm

 Người đàn ông ở Quảng Nam chết thương tâm khi chữa cháy rừng.


Trong lúc chữa cháy rừng gặp gió lớn, người đàn ông ở Quảng Nam không kịp chạy đã bị tử vong.


Chiều 3-8, khu rừng keo giáp ranh giữa 3 xã Tiên Cẩm, Tiên Hà, Tiên Châu (thuộc huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) bất ngờ cháy lớn. Phát hiện sự việc, nhiều người dân địa phương đã cùng nhau dập lửa và báo cáo chính quyền địa phương.


Quảng Nam: Chữa Cháy Rừng Người Đàn Ông Chết Thương Tâm
Cánh rừng keo nơi ông Kỳ gặp nạn


Trong quá trình dập lửa, do gió thổi lớn, ông Bùi Văn Kỳ (SN 1971; ngụ xã Tiên Châu) không may tử vong.


Theo một số người dân, ông Kỳ có rừng keo nằm sát với khu rừng bị cháy. Khi nghe tin cháy rừng, ông đã cùng mọi người cố gắng dập lửa không để cháy lan. Do ông Kỳ bị tật ở chân, không chạy kịp khi gặp gió lớn, ngọn lửa cháy lan nhanh nên đã tử vong.


Trong chiều 3-8, lực lượng chức năng đã có mặt cùng người dân chữa cháy rừng cũng như hỗ trợ gia đình nạn nhân lo hậu sự cho ông Kỳ. Được biết, ông Kỳ có 3 người con, gia cảnh khá khó khăn ở địa phương.


Nguồn: Q.Vinh/NLĐ


Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

Quận 12: Đội Phản Ứng Nhanh Hay Phản Ứng Chậm

 Đội Phản ứng nhanh quận 12 phản ứng nhanh hay chậm?


Nghe tin quận 12 (TP HCM) thành lập Đội Phản ứng nhanh, nhiều người không có nhu cầu giúp đỡ cũng gọi điện để thử xem đội này phản ứng nhanh hay chậm.


Ngày 2-8, ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM, đã chủ trì hội nghị trực tuyến về an sinh xã hội. Tham dự có đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP HCM, Hội Phụ nữ… cùng lãnh đạo các quận, huyện.


Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến, lãnh đạo quận 12 cho biết đã thành lập Đội Phản ứng nhanh giúp đỡ người dân ảnh hưởng dịch Covid-19. Trong đó, xuất hiện nhiều trường hợp trớ trêu. Cụ thể, xuất hiện một số khiếu nại do đã nhận hỗ trợ nhưng muốn nhận nữa hoặc gọi đội phản ứng nhanh để xem "phản ứng có nhanh" hay không? Khi Đội Phản ứng nhanh liên lạc thì những người này nói "đã ấm no", chỉ gọi để thăm dò.


Quận 12: Đội Phản Ứng Nhanh Hày Là Phản Ứng Chậm
Quận 12 báo cáo trực tuyến


Quận 12 cho biết mỗi ngày nhận được rất nhiều cuộc gọi từ người dân, có ngày gần 200 cuộc gọi thì đội phản ứng nhanh đều tiếp nhận, điều phối và xác minh ngay lập tức. Trên địa bàn quận 12 có hơn 50.000 lao động, công nhân; một số đã về quê, còn lại đang ở trọ. Số lao động đang sinh sống trên địa bàn, không về quê thì được lực lượng chức năng đến tận khu trọ hỗ trợ nhu yếu phẩm.


Theo báo cáo của Ban Dân vận TP HCM, tính đến ngày 31-7, TP HCM đã chi hỗ trợ theo Nghị quyết số 09 tổng cộng hơn 370.000 người với tổng số tiền 578 tỉ đồng. 


"Nhìn chung, các phường, xã, thị trấn đã chi trả kịp thời đến các hộ dân, nhất là những người lao động tự do. Các cơ quan, đoàn thể đã giám sát tình hình chi hỗ trợ, đảm bảo đủ số lượng, đúng thành phần, không để người nào thiếu đói do ảnh hưởng dịch bệnh" - đại diện Ban Dân vận TP HCM thông tin.


Quận 12: Đội Phản Ứng Nhanh Hày Là Phản Ứng Chậm
Ông Nguyễn Hồ Hải chủ trì cuộc họp


Ban Dân vận TP HCM cho biết toàn TP HCM có trên 445 mô hình của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Từ 445 mô hình này, đến nay đã có hơn 4.000 mô hình chăm lo cho người dân, chăm lo cho lực lượng tuyến đầu. 


Các địa phương đã vận động thêm bếp ăn thiện nguyện, các cơ sở tôn giáo cũng tham gia nấu suất ăn giúp người nghèo, người gặp khó khăn trong khu phong tỏa, cách ly.


Theo bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Phó trưởng Ban Dân vận TP HCM, trong thời gian tới diễn biến dịch bệnh có thể còn kéo dài, nhu cầu chăm lo ngày càng tăng nên Ban Dân vận TP HCM kiến nghị TP tiếp tục có chủ trương, chế độ chăm lo cho người dân. 


Ban Dân vận TP HCM đề xuất hỗ trợ thêm 1 đến 2 lần đối với người lao động ảnh hưởng dịch Covid-19 theo Nghị quyết 09 và hỗ trợ chi trả kịp thời cho 10 nhóm đối tượng ngoài Nghị quyết 09. Bên cạnh đó, Ban Dân vận TP HCM còn kiến nghị các đơn vị xem xét hỗ trợ giảm chi phí điện, nước, thuế và lãi vay cho người dân tại TP HCM.


Nguồn: Phạm Dũng/NLĐ

Thượng Úy Phan Tấn Tài Được Đề Nghị Truy Tặng Huân Chương Chiến Công

 Thủ tướng đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công cho Thượng úy Phan Tấn Tài


Thủ tướng đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công cho Thượng úy Công an Phan Tấn Tài hy sinh khi đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại TP HCM.


Truy Đuổi Người Vi Phạm Chỉ Thị 16 Thượng Úy Công An Hy Sinh.


Ngày 4-8, theo tin từ Văn phòng Chinh phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công cho Thượng úy công an hy sinh khi đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch


Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã có tờ trình số 1065/TTr-TTg ngày 3-8-2021 đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Thượng úy Phan Tấn Tài, Cán bộ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an Quận 6, Công an TP HCM, Bộ Công an, đã lập chiến công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Thượng Úy Phan Tấn Tài Được Đề Nghị Truy Tặng Huân Chương Chiến Công
Thượng úy Phan Tấn Tài - Nguồn: Công an TP HCM


Theo Công an TP HCM , khoảng 18 giờ 50 ngày 2-8, Tổ tuần tra liên phường gồm 4 cán bộ chiến sĩ (trong đó có Thượng úy Phan Tấn Tài, trinh sát Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận 6) làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phòng chống dịch.


Trên đường tuần tra, Tổ công tác phát hiện một thanh niên tên Hứa Hán Võ (SN 1994, ngụ quận 6, TP HCM) ra đường không cần thiết, vi phạm quy định phòng chống dịch.


Tổ tuần tra tiến hành kiểm tra giấy tờ, phát hiện nghi vấn đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy nên đã yêu cầu đối tượng về trụ sở Công an phường 11, quận 6 để giải quyết.


Trên đường đi, đối tượng không chấp hành, phóng xe bỏ chạy nên tổ tuần tra đuổi theo. Trong quá trình truy đuổi, Võ có dấu hiệu ép xe khiến xe của Thượng úy Phan Tấn Tài lao lên vỉa hè, va đập vào tường nhà dân trên đường Lò Gốm, phường 8, quận 6. Thượng úy Phan Tấn Tài được đưa đi cấp cứu nhưng đến 21 giờ 30 cùng ngày không qua khỏi.


Thượng Úy Phan Tấn Tài Được Đề Nghị Truy Tặng Huân Chương Chiến Công
Xe thượng uý công an thời điểm gặp nạn - Ảnh: Hưng Nguyên


Riêng đối tượng Võ, sau khi xảy ra sự việc đã bỏ trốn. Đến 21 giờ 40 cùng ngày, đối tượng đến Công an phường 11 để trình diện. Qua test nhanh, Võ dương tính với chất ma túy. Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã chủ trì, phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an quận 6 tạm giữ hình sự Hứa Hán Võ về hành vi chống người thi hành công vụ để tiến hành điều tra làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.


Thượng úy Phan Tấn Tài (29 tuổi, quê quán Long An); cấp bậc: Thượng úy; cán bộ trinh sát Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận 6 (hiện đang được trưng dụng tăng cường cho Công an phường 10, quận 6 để phòng chống dịch Covid-19 ).


Anh Phan Tấn Tài đã được đào tạo cơ bản nghiệp vụ của ngành Công an tại Trường Trung học Cảnh sát nhân dân II, là con trai trong gia đình có 3 con, còn độc thân, hiện đang sinh sống cùng cha mẹ.


Thượng Úy Phan Tấn Tài Được Đề Nghị Truy Tặng Huân Chương Chiến Công
Đối tượng Hứa Hán Võ


Kể từ khi TP HCM áp dụng Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, Thượng úy Phan Tấn Tài đã trực chiến tại đơn vị 24/24, không quản ngại khó khăn, gian khổ để cùng các lực lượng chức năng tham gia thực hiện công tác phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn quận 6.


Sự hy sinh của Thượng úy Phan Tấn Tài là sự mất mát to lớn đối với gia đình, người thân, lực lượng Công an quận 6 nói riêng và Công an TP HCM nói chung.


Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, cả nước và lực lượng Công an nhân dân đang cố gắng, nỗ lực chung sức chung lòng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 thì sự dũng cảm, không quản ngại hy sinh, quyết tâm bảo vệ kỷ cương, phép nước và sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân của Thượng úy Phan Tấn Tài là tấm gương sáng về ý chí cách mạng, tinh thần "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ", tô thắm thêm truyền thống Anh hùng vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, là nguồn động lực, thôi thúc cổ vũ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Nguồn: Thế Dũng/NLĐ

Vợ Xông Vào Đánh Công An Khi Chồng Bị Lập Biên Bản Vi Phạm Giãn Cách

 Chồng bị lập biên bản vi phạm giãn cách, vợ xông vào đánh công an viên.



Bà Tuyền đi đến nơi lực lượng công an lập biên bản chồng mình rồi dùng lời lẽ thô tục chửi tổ tuần tra, sau đó xông vào đánh một công an viên.


Ngày 4-8, Công an huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cho biết đang tạm giữ hình sự Trần Thị Tuyền (42 tuổi; ngụ xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân) về hành vi chống người thi hành công vụ.


Vợ Xông Vào Đánh Công An Khi Chồng Bị Lập Biên Bản Vi Phạm Giãn Cách
Lực lượng chức năng đang tuyên truyền, giải thích cho bà Tuyền


Theo thông tin ban đầu, khoảng 16 giờ ngày 3-8, tổ tuần tra kiểm soát cụm số 4 của huyện Phú Tân đang trên đường tuần tra xử lý các trường hợp vi phạm Chỉ thị 16 thì phát hiện ông Nguyễn Phú Cường (50 tuổi; ngụ xã Hòa Lạc) điều khiển xe máy nên yêu cầu dừng phương tiện.


Tại đây, ông Cường trình bày "do ở nhà buồn nên đến nhà của người em chơi" nên tổ tuần tra lập biên bản xử lý vi phạm về hành vi ra đường khi không thật sự cần thiết.


Vợ Xông Vào Đánh Công An Khi Chồng Bị Lập Biên Bản Vi Phạm Giãn Cách
Bà Tuyền có hành vi đánh công an viên


Lúc này, bà Tuyền (vợ ông Cường) đi đến nơi lực lượng công an lập biên bản rồi dùng lời lẽ thô tục chửi tổ tuần tra. Mặc dù được lực lượng chức năng giải thích nhưng bà Tuyền vẫn tiếp tục có những lời lẽ thô tục. Khi tổ công tác yêu cầu cưỡng chế, đưa bà Tuyền về trụ sở công an xã làm việc thì bà xông đến đánh một công an viên.


Nguồn: Nghiêm Túc/Người Lao Động

Truy Đuổi Người Vi Phạm Chỉ Thị 16 Thượng Úy Công An Hy Sinh

Thông tin chính thức vụ Thượng úy công an hy sinh khi truy đuổi người vi phạm Chỉ thị 16



Thượng úy Phan Tấn Tài (SN 1992, quê quán Long An) là cán bộ trinh sát - Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an Quận 6, được trưng dụng tăng cường cho Công an phường 10, Quận 6 để tham gia phòng chống dịch COVID-19.


Thủ tướng đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công cho Thượng úy Phan Tấn Tài


Liên quan vụ việc cán bộ Công an Quận 6, TP.HCM hy sinh trong lúc truy đuổi thanh niên vi phạm Chỉ thị 16 (ra đường sau 18 giờ), Công an TP.HCM đã có thông tin chính thức về vụ việc. 


Theo Công an TPHCM, vào lúc 18h50, ngày 2/8, tổ tuần tra liên phường gồm 4 người đi 4 xe máy do ông Nguyễn Hoàng Nam, cán bộ đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an Quận 6 làm tổ trưởng. Trong lúc tuần tra việc chấp hành Chỉ thị 16 về phòng chống COVID-19 thì phát hiện Hứa Hán Võ (SN 1994, ngụ đường Hậu Giang, Phường 6, Quận 6) ra đường sau 18 giờ nên tổ công tác đã ra hiệu dừng xe để kiểm tra.


Truy Đuổi Người Vi Phạm Chỉ Thị 16 Thượng Úy Công An Hy Sinh
Hiện trường vụ việc.


Quá trình kiểm tra giấy tờ, phát hiện nghi vấn Hứa Hán Võ sử dụng trái phép chất ma túy nên đã yêu cầu thanh niên này về trụ sở Công an phường 11 để giải quyết. Trên đường di chuyển về trước trụ sở Công an phường, Võ không chấp hành mệnh lệnh, phóng xe bỏ chạy nên tổ tuần tra đuổi theo.  


Trong quá trình truy đuổi, Võ có dấu hiệu ép xe làm Thượng úy Phan Tấn Tài, cán bộ Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Công an Quận 6 mất lái lao lên vỉa hè, va đập vào tường nhà dân tại số 942, Lò Gốm, Phường 8, Quận 6. Mặc dù được các đồng đội đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng Thượng úy Phan Tấn Tài đã không qua khỏi.


Truy Đuổi Người Vi Phạm Chỉ Thị 16 Thượng Úy Công An Hy Sinh
Thượng úy Phan Tấn Tài.


Sau khi gây tai nạn Hứa Hán Võ bỏ trốn, đến 21h40 phút cùng ngày, Võ đến trình diện tại Công an phường 11, Quận 6. Qua test nhanh, thanh niên này dương tính với chất ma túy.


Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 6 đang tạm giữ hình sự Hứa Hán Võ để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Vụ việc đã được Công an TP.HCM báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, Thành ủy - UBND TP thực hiện chế độ chính sách đối với Thượng úy Phan Tấn Tài theo quy định.


Theo Công an TPHCM, Thượng úy Phan Tấn Tài (SN 1992, quê quán Long An) là cán bộ trinh sát - Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an Quận 6, được trưng dụng tăng cường cho Công an phường 10, Quận 6 để tham gia phòng chống dịch COVID-19./.


Nguồn: Tỷ Huỳnh/VOV-TP.HCM.

Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Mì Gói Lo Thiếu Hụt Nguyên Liệu Đầu Vào

 Doanh nghiệp mì gói lo đứt gãy nguyên liệu sản xuất.


Nguyên liệu đầu vào thiếu hụt, trong khi lao động thực hiện '3 tại chỗ' giảm mạnh khiến các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền gặp khó, không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.


Nhiều ngày nay, chị Mai (quận Bình Thạnh, TP.HCM) phải đến 2, 3 cửa hàng thực phẩm mới mua được loại mì ăn liền gia đình chị thường xuyên sử dụng. Thậm chí, một số tiệm hóa lớn cũng cho biết nhiều loại miến khô và mì gói đã hết.


Bà Tư, chủ cửa hàng tạp hóa tại quận Bình Thạnh cho biết hiện nay chỉ còn mì 3 miền và mì Omachi, số còn lại chưa biết khi nào về vì thời điểm này vận chuyển tăng giá, nhập hàng khó.


Thực tế, trong những ngày giãn cách xã hội, việc đi mua thực phẩm thường xuyên cũng hạn chế, thì mì gói, miến, phở khô hay các loại đồ hộp là sản phẩm rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, gần đây các mặt hàng này xuất hiện tình trạng thiếu hụt.


Trao đổi với Zing, ông Kajiwara Junichi - Tổng giám đốc Công ty Acecook Việt Nam (doanh nghiệp có thị phần lớn trong ngành mì ăn liền) - thừa nhận hiện nay công ty gặp phải một số khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hóa vì các đối tác vận tải của doanh nghiệp có xuất hiện ca nhiễm Covid-19.


"Theo đó, công ty không đủ xe tải vận chuyển hàng, gây ảnh hưởng đến việc giao hàng cho các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị, và ảnh hưởng đến việc trung chuyển thành phẩm giữa các chi nhánh của công ty", ông nói.


Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Mì Gói Lo Thiếu Hụt Nguyên Liệu Đầu Vào
Trong những ngày giãn cách xã hội, mì ăn liền là mặt hàng được nhiều gia đình ưa chuộng vì tiện lợi. Ảnh: Quỳnh Danh.


Thiếu hụt nguyên liệu sản xuất

Ông Kajiwara Junichi thừa nhận thời gian gần đây tổng sản lượng sản xuất của công ty bị giảm so với bình thường do tình hình dịch bệnh phức tạp, cộng với việc thực hiện phương án “3 tại chỗ”.


"Hiện nay số lao động đăng ký '3 tại chỗ' chỉ chiếm khoảng một nửa tổng số lao động, do đó sản lượng sản xuất giảm rất nhiều so với bình thường, điều này dẫn đến một vấn đề lớn là nguồn cung của chúng tôi đang không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường", ông chia sẻ.


Tương tự, Uniben - đơn vị sản xuất thương hiệu 3 Miền, Reeva, Boncha và Joco cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung ứng đủ hàng hóa cho các nhà phân phối, điểm bán tại TP.HCM.


"Đặc biệt, khâu sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào khiến sản lượng giảm", đại diện Uniben cho hay.


Đồng thời, khâu giao nhận nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hóa cho các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị của doanh nghiệp này cũng gặp nhiều khó khăn từ phía các đối tác vận tải. Chẳng hạn, việc xét duyệt đăng ký QR code cho xe tải rất khó khăn và mất nhiều thời gian, lái xe phải thường xuyên xét nghiệm, nhưng lại chưa thống nhất được quy định ở các chốt.


Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Mì Gói Lo Thiếu Hụt Nguyên Liệu Đầu Vào
Thời gian gần đây bắt đầu có tình trạng thiếu mì gói do các doanh nghiệp thiếu hụt nguyên vật liệu sản xuất. Ảnh: Acecook Việt Nam.


"Ví dụ, Có chốt đồng ý PCR, có chốt không, có chốt đồng ý test nhanh, có chốt lại không chấp thuận gây ra khó khăn cho lái xe khi không biết phải chọn xét nghiệm gì", đại diện doanh nghiệp này cho biết.


Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM - cho biết hiện nay một số công ty thực phẩm áp dụng mô hình “3 tại chỗ” chỉ có thể sử dụng 50% lực lượng lao động nên không đủ công nhân sản xuất, dẫn đến hàng hóa bị thiếu.


"Bên cạnh đó, tất cả nguồn nguyên vật liệu của ngành chế biến lương thực, thực phẩm đều xuất phát từ các tỉnh đưa về TP.HCM bị ách tắc nên thời gian gần đây bắt đầu có tình trạng thiếu mì gói", bà nói.


Bà Chi nêu ví dụ, trước đây các cánh đồng hành lá của Bà Rịa - Vũng Tàu đến ngày thu hoạch, thương lái đến mua chất lên xe đưa lên nhà máy ở TP.HCM. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh, họ không thuê xe vận chuyển được.


"Trong khi đó tất cả nhà sản xuất chỉ cần đứt mặt hàng hành lá thì gói nêm mì ăn liền thiếu hành, sẽ không thể cung ứng ra thị trường. Ngành thực phẩm đóng cửa sản xuất thì lấy đâu lương thực cung ứng cho xã hội”, bà nói.


Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Mì Gói Lo Thiếu Hụt Nguyên Liệu Đầu Vào
Gói nêm mì ăn liền thiếu hành lá sẽ không thể cung ứng ra thị trường. Ảnh: Quỳnh Danh.


Gỡ khó chuỗi cung ứng nguyên vật liệu.

Tổng giám đốc Acecook Việt Nam cho biết để đáp ứng phương án "3 tại chỗ", doanh nghiệp đã nỗ lực cải tạo một số mặt bằng tại nhà máy và tòa nhà lân cận để người lao động có thể sinh hoạt.


"Tuy nhiên, khu vực sinh hoạt của công nhân được trang bị trong thời gian rất ngắn, không có không gian riêng tư nên không thực sự thoải mái như ở nhà. Bên cạnh đó, do không được gặp gia đình một thời gian dài nên người lao động có tâm lý lo lắng", ông nói.


"Hiện tại Acecook cũng đang tập trung sản xuất và cung ứng một số sản phẩm chủ lực của công ty, đảm bảo hàng hóa kịp thời ra thị trường", Tổng giám đốc Acecook Việt Nam nhấn mạnh.


Đại diện Uniben cũng đề xuất chính quyền tỉnh Bình Dương tạo điều kiện để lao động của doanh nghiệp làm việc tại nhà máy được tiêm vaccine phòng Covid-19 trong thời gian sớm nhất, giúp yên tâm tăng ca sản xuất, cung cấp nhu yếu phẩm đến người dân kịp thời.


Để việc ngừng sản xuất không xảy ra, lãnh đạo Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM đề xuất cho phép doanh nghiệp có thể tìm các loại gia vị, hương liệu, phụ gia khác thay thế hoặc điều chỉnh tăng giảm hàm lượng phù hợp mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng, tính an toàn và đặc trưng cơ bản của sản phẩm.


Đồng thời kiến nghị TP.HCM đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết nối với các tỉnh, thành, căn cứ nhu cầu với tiêu thụ nông sản để tiếp nhận thông tin, đảm bảo lưu thông thuận lợi.


Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Mì Gói Lo Thiếu Hụt Nguyên Liệu Đầu Vào
Nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi xuất hiện tình trạng thiếu mì ăn liền, đồ khô cục bộ. Ảnh: Quỳnh Danh.


Ngoài ra, bà Chi cho biết hiện có đến 70% doanh nghiệp của ngành lương thực, thực phẩm đang bán bù lỗ và bán huề vốn. Bởi tất cả nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất tại chỗ cho công nhân đều tăng.


"Mặt hàng mì ăn liền không nằm trong danh mục bình ổn giá nhưng các doanh nghiệp đều thống nhất chịu lỗ, chịu huề vốn để góp phần cho thành phố chống dịch. Các doanh nghiệp vẫn kiên trì giữ giá", bà thông tin.


Tại cuộc họp trực tuyến với 2 tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản ngày 3/8, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan thừa nhận: "Thời gian đầu thực hiện giãn cách xã hội, chúng ta nghĩ mặt hàng thiết yếu là lương thực thực phẩm, thuốc men… mới được lưu thông, nhưng lại quên đi mục tiêu kép, quên đi việc phát triển sản xuất".


Bộ trưởng cho rằng phải nhìn nhận lại những cơ sở chế biến trong ngành nông nghiệp không chỉ đóng góp cho sự phát triển kinh tế trong ngắn hạn mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu, qua đó tác động đến đời sống của hàng triệu người nông dân.


"Nếu những cơ sở này phải đóng cửa sẽ làm ảnh hưởng đến sinh kế của người nông dân, thậm chí làm đứt gãy chu kỳ sản xuất. Chính vì thế các địa phương cần phải ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động sản xuất trong chuỗi ngành hàng nông nghiệp", Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

Xúc Động Với Hình Ảnh Người Bố Địu Con Trước Ngực Chạy Xe Máy Từ Đồng Nai Về Hà Tĩnh

 Người bố tiết lộ lý do một mình địu con nhỏ trước bụng chạy xe máy từ Đồng Nai về Hà Tĩnh.

 

Khoảnh khắc người bố địu con nhỏ trước bụng, một tay đỡ con, một tay cầm lái được người qua đường chụp lại khiến người xem phải rơi nước mắt.


Sáng 3/8, lãnh đạo UBND xã Kỳ Lạc, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, anh Nguyễn Văn Sơn (SN 1986), ông bố bế con 2 tuổi đi xe máy từ Đồng Nai đã về đến Hà Tĩnh. Hiện cả gia đình anh Sơn đang thực hiện cách ly theo quy định.


Xúc Động Với Hình Ảnh Người Bố Địu Con Trước Ngực Chạy Xe Máy Từ Đồng Nai Về Hà Tĩnh
Khoảnh khắc anh Sơn địu con nhỏ trước bụng, một tay đỡ con, một tay cầm lái khiến ai cũng xúc động


Theo lãnh đạo xã Kỳ Lạc, gia đình anh Sơn khá khó khăn. Thời gian vừa qua, cả nhà anh vào Nam làm phụ hồ, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên phải chạy xe máy về quê.


"Do có 2 người con nên anh Sơn chạy một xe chở con trai 2 tuổi, chị vợ chạy xe chở theo một cháu nữa. May mắn, sau khi đi hơn 1.400km họ cũng đã về đến nhà an toàn, hai cháu nhỏ mạnh khỏe. Mọi ăn uống sinh hoạt bước đầu của gia đình, xã và các nhóm thiện nguyện sẽ hỗ trợ", vị lãnh đạo xã Kỳ Lạc nói.


Anh Nguyễn Văn Sơn cho biết, anh cùng vợ và 2 con nhỏ đã khởi hành đi từ Đồng Nai về Hà Tĩnh từ ngày 29/7. Do có 2 con nhỏ và đồ đạc nên mỗi người một xe máy, anh chở bé trai 2 tuổi còn vợ chở bé gái 8 tuổi.


Theo anh Sơn, sau khi xuất phát được một thời gian, 2 vợ chồng anh bị lạc nhau nên anh phải dừng lại chờ vợ và con gái. Quá trình chạy xe, đỡ con bị mỏi tay nên khi dừng nghỉ ở ven đường, anh đã mượn chiếc võng của một chị bán nước cho con nằm đỡ mỏi. Sau đó, hình ảnh của anh và con trai được chia sẻ lên mạng xã hội.


Anh Sơn cho biết, bản thân anh rất bất ngờ khi câu chuyện của bố con anh được nhiều người quan tâm. Hoàn cảnh gia đình nhà anh khó khăn nên anh và vợ vào Đồng Nai làm thuê hơn 1 năm nay. Anh làm cơ khí, phụ hồ, vợ anh làm công nhân. Đợt dịch này, công ty cho nghỉ đã gần 2 tháng, cực chẳng đã anh mới phải ôm con về quê.


Xúc Động Với Hình Ảnh Người Bố Địu Con Trước Ngực Chạy Xe Máy Từ Đồng Nai Về Hà Tĩnh
Anh Sơn dừng nghỉ ven đường mượn tạm chiếc võng của người dân để con nằm đỡ mỏi


“Khi đi trên đường, bé nhớ hơi mẹ nên khóc mãi không chịu đi, tôi phải dừng lại suốt để cho con có thời gian chơi với mẹ và chị. Vợ chồng tôi chỉ chạy được buổi tối, còn ngày tìm bóng râm cho cháu nghỉ ngơi, đợi đến chiều tối hoặc khi nào cháu ngủ, 2 vợ chồng mới đi tiếp được”, anh Sơn nói.


Anh Sơn chia sẻ, nghĩ phải bồng bế đứa con nhỏ vượt quãng đường dài hơn 1.400km, anh cũng khổ tâm nhưng không có sự lựa chọn. Khi nào cháu bé ngủ anh sẽ đỡ đầu con để bé không bị ngả ra phía trước.


“Vợ chồng tôi làm công nhân làm gì có tiền, thuê xe từ Đồng Nai về Hà Tĩnh cũng mất hơn chục triệu đồng, chúng tôi lấy đâu ra tiền mà thuê nên đành phải đi xe máy. Nghĩ thương con nhỏ nhưng chúng tôi ở lại cũng không thể bám trụ nổi”, anh Sơn nói.


Suốt quá trình chạy xe máy đường dài, dọc đường vợ chồng anh Sơn cũng được các tổ chức, cá nhân giúp đỡ. Khi về đến Hà Tĩnh vào chiều qua, 2 vợ chồng anh mới thở phào nhẹ nhõm.


“Về đến nhà an toàn, vợ chồng tôi mừng lắm. Đi đường dài nguy hiểm lại đèo con nhỏ nên tôi không dám đi nhanh. Nghĩ lại quãng đường đã đi tôi thấy sợ, tôi nghĩ sẽ không có lần thứ 2 địu con chạy xe máy như thế này nữa”, anh Sơn kể.


Trước đó, trên mạng xã hội Facebook chia sẻ thông tin kèm hình ảnh anh Sơn một mình địu con nhỏ trước bụng, một tay đỡ con, một tay cầm lái, cố gắng bám đoàn để không bị bỏ lại phía sau. Khoảnh khắc "gà trống chăm con" của người cha ấy được người qua đường chụp lại. Những bức ảnh chụp vội ấy đã khiến người xem phải rơi nước mắt.


Mỹ Phảm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021

Đắk Lak: Khởi Tố Thêm Vụ Án Làm Lây Lan Dịch Bệnh Covid-19

 Khởi tố thêm vụ án làm lây lan dịch COVID-19 ở Đắk Lắk



N là công nhân lao động làm việc từ tỉnh Bình Dương. Anh là nguồn lây có liên quan trực tiếp đến chùm ca nhiễm bệnh COVID-19 tại xã Cư Pui, huyện Krông Bông.


Khởi tố vụ tài xế xe tải làm lây lan dịch bệnh Covid-19 ở Lâm Đồng.

Khởi tố tài xế xe đầu kéo gây tai nạn làm nữ giáo viên tử vong.


Đắk Lak: Khởi Tố Thêm Vụ Án Làm Lây Lan Dịch Bệnh Covid-19
Ngành y tế Đắk Lắk lấy mẫu bệnh phẩm của người dân ở huyện Krông Bông để kiểm tra dịch COVID-19.


Thượng tá Đinh Văn Chiến – Phó Trưởng Công an huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cho biết, Cơ quan CSĐT công an huyện đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” xảy ra tại địa bàn huyện. 


Đây là vụ án hình sự thứ hai bị cơ quan chức năng khởi tố liên quan đến việc làm lây lan dịch COVID-19 ở Đắk Lắk.


Trước đó, vào ngày (21/7), Công an thành phố Buôn Ma Thuột cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” xảy ra trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.


Vụ án này liên quan đến ca bệnh N.T.H., 36 tuổi, trú thôn 3, xã Cư Êbua, thành phố Buôn Ma Thuột, (là nhân viên văn phòng nhà xe Tiến Oanh, địa chỉ 134 Hai Bà Trưng, phường Thắng lợi) dương tính với COVID-19.


Về vụ án vừa bị khởi tố tại huyện Krông Bông, có liên quan trực tiếp đến chùm ca nhiễm bệnh COVID-19 tại xã Cư Pui, huyện Krông Bông. Chùm ca bệnh này có liên quan đến yếu tố dịch tễ của bệnh nhân Y.T.N, 21 tuổi, trú buôn Khóa, xã Cư Pui, huyện Krông Bông. Anh Y.T.N là công nhân lao động làm việc từ tỉnh Bình Dương trở về xã Cư Pui và được xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào ngày 24/7.


Nguồn: Tuấn Long/ VOV-Tây Nguyên

Lâm Đồng: Tài Xế Làm Lây Lan Dịch Bệnh Covid-19 Bị Khởi Tố

 Khởi tố vụ tài xế xe tải làm lây lan dịch bệnh Covid-19 ở Lâm Đồng.



D. là tài xế lái xe đường dài thường xuyên đi từ vùng dịch về huyện Đức Trọng - Lâm Đồng, không lưu trú tại khu tập trung dành cho tài xế mà đến sinh hoạt, ăn ở tại phòng trọ với bạn gái khiến lây lan dịch bệnh Covid-19.


Khởi tố tài xế xe đầu kéo gây tai nạn làm nữ giáo viên tử vong.


Ngày 2/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" đối với một tài xế không chấp hành quy định, để dịch bệnh Covid-19 lây lan cộng đồng.


Lâm Đồng: Tài Xế Làm Lây Lan Dịch Bệnh Covid-19 Bị Khởi Tố
Lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đang khoanh vùng, tăng cường truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với F0.

Theo kết quả điều tra bước đầu, B.V.D (SN 1986, trú TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; tạm trú phường 9, TP Đà Lạt ), là tài xế xe tải đường dài chạy tuyến cố định Lâm Đồng - Tây Ninh và ngược lại.


Ngày 28/7, sau khi đi Tây Ninh về, thay vì D. đến lưu trú tại địa điểm được chỉ định dành cho tài xế xe tải theo quy định, D. lại đến phòng trọ của bạn gái là chị H. ở đường Phan Đinh Phùng, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng.


Tại đây, Dũng tiếp xúc với nhiều người, trong đó phần lớn là các tài xế xe tải. Đến trưa 28/7, D. đến xét nghiệm Covid-19 tại điểm Trường Lê Hồng Phong, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng và có kết quả dương tính, được đưa đi cách ly, điều trị tại Trạm y tế xã Liên Hiệp.


Tiến hành truy vết và xét nghiệm nhanh các F1 tiếp xúc gần với D, ngày 30/7, bạn gái của D là chị H cho kết quả dương tính với Covid-19.


Cơ quan chức năng nhận định, D. là tài xế lái xe đường dài thường xuyên đi từ vùng dịch (như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh) về huyện Đức Trọng - Lâm Đồng, không lưu trú tại khu tập trung dành cho tài xế mà đến sinh hoạt, ăn ở tại phòng trọ với bạn gái khiến lây lan dịch bệnh Covid-19.


Trước đó, khi có kết quả dương tính Covid-19, D. đã cố tình che giấu, không khai báo tiếp xúc trực tiếp với chị H, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.


Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Đức Trọng đã quyết định khởi tố vụ án hình sự nhằm tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án theo quy định.


Tính đến sáng 2/8, Lâm Đồng ghi nhận tất cả 53 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó, đang điều trị 43 trường hợp, 10 trường hợp còn lại đã chữa khỏi và xuất viện. Toàn tỉnh đang cách ly 4.459 trường hợp, trong đó 46 trường hợp cách ly y tế, 1.785 trường hợp cách ly tập trung và 2.628 trường hợp cách ly tại nhà. Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đang được tỉnh tích cực triển khai.


Hình: lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đang khoanh vùng, tăng cường truy vết các trường hợp tiếp xúc gần./.

Nguồn: Quang Sáng/VOV-Tây Nguyên


Tài Xế Xe Đầu Kéo Làm Cô Giáo Tử Vong Bị Khởi Tố

 Khởi tố tài xế xe đầu kéo gây tai nạn làm nữ giáo viên tử vong.



Tuấn điều khiển chiếc xe đầu kéo va chạm với xe máy của nữ giáo viên, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.


Khởi tố vụ tài xế xe tải làm lây lan dịch bệnh Covid-19 ở Lâm Đồng.


Ngày 3/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Anh Tuấn (SN 1974, trú tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.


Tài Xế Xe Đầu Kéo Làm Cô Giáo Tử Vong Bị Khởi Tố
Hiện trường vụ việc.


Kết quả điều tra xác định, khoảng 9h ngày 1/8 Nguyễn Anh Tuấn điều khiển xe ô tô đầu kéo kéo theo rơ moóc xuất phát từ huyện Đức Thọ đi theo QL8A lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo để chở hàng. 


Khoảng 10h cùng ngày, khi điều khiển xe ô tô đi đến địa phận thôn 2, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, xe do Tuấn điều khiển đã đâm vào xe máy của chị P.T..H khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.


Cơ quan điều tra xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do Nguyễn Anh Tuấn điều khiển xe ô tô tham gia giao thông nhưng không làm chủ tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn với xe mô tô do chị P.T..H điều khiển chạy cùng chiều phía trước nên đã gây ra vụ tai nạn.


Hiện vụ án đang được xử lý theo quy định của pháp luật./.


Nguồn: Nhật Minh/VOV.VN

Để Sớm Phát Hiện Những Cán Bộ Tiêu Cực Cần Phải Giám Sát Thường Xuyên

 Giám sát thường xuyên sẽ phát hiện sớm những tiêu cực của cán bộ.



Nếu công tác giám sát được làm thường xuyên thì sẽ phát hiện sớm những tiêu cực của cán bộ, đảng viên. Đây cũng là một bài học của đội ngũ làm công tác kiểm tra.


Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng trong thời gian vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy vậy, một số chuyên gia và các đảng viên cho rằng, hoạt động kiểm tra, giám sát, kỷ luật vẫn chưa đổi mới toàn diện.


Để Sớm Phát Hiện Những Cán Bộ Tiêu Cực Cần Phải Giám Sát Thường XuyênKỳ họp thứ 4  của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tháng 6/2021. 


Ông Hoàng Văn Đức - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình chỉ rõ, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử lý tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm ở một số cấp ủy, tổ chức Đảng chưa cao, vẫn còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm của tổ chức Đảng, đảng viên chậm được phát hiện, xử lý hoặc xử lý kéo dài.


Đã từng có nhiều vụ việc cán bộ đảng viên, nhất là ở cơ sở vì thiếu gương mẫu, buông lỏng quản lý, thậm chí vi phạm pháp luật được các cơ quan thanh tra kết luận chỉ rõ và đề nghị cấp ủy Đảng xử lý kỷ luật, nhưng tổ chức Đảng chỉ họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm qua loa.


Theo ông Hoàng Văn Đức, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, cần tháo gỡ những bất cập về quy định xử lý, quy định kỷ luật của Đảng với quy định xử lý kỷ luật của chính quyền, đặc biệt người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cần nghiêm túc hơn trong việc thực hiện yêu cầu, kết luận của cơ quan kiểm tra Đảng.


“Trong quá trình kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý sai phạm, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đều có chủ trương là nghiêm minh, chính xác, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tuy nhiên, trong quá trình xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc bất cập”-ông Hoàng Văn Đức nêu ý kiến.


Nhiều ý kiến cho rằng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng vừa qua là rất tốt, nhưng chúng ta vẫn chạy theo kiểm tra những vụ việc vi phạm và tập trung xử lý cán bộ sai phạm chứ chưa quan tâm nhiều đến kiểm tra thường xuyên để ngăn ngừa vi phạm.


Việc xác định nội dung kiểm tra, giám sát còn dàn trải, chưa đi vào những lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực; vẫn còn tình trạng người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng chưa coi trọng đúng mức công tác kiểm tra, giám sát, chưa kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo.


Theo ông Nguyễn Thái Học - Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, để hoạt động kiểm tra, giám sát hiệu quả hơn, phải đề cao vai trò của người đứng đầu trong kiểm tra, giám sát.


Để Sớm Phát Hiện Những Cán Bộ Tiêu Cực Cần Phải Giám Sát Thường Xuyên
Ông Nguyễn Thái Học – Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương


“Muốn công tác kiểm tra, giám sát phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng thì lãnh đạo cấp ủy và người đứng đầu phải thường xuyên chăm lo, theo dõi và chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành một cách thường xuyên” – ông Nguyễn Thái Học nhấn mạnh.


Bà Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang cho rằng, lâu nay công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng ở Trung ương được tiến hành rất mạnh mẽ, hiệu quả, nhưng ở cơ sở thì vẫn chậm đổi mới. Thực tế vẫn chú trọng đến kiểm tra nhưng chưa chú trọng đến hoạt động giám sát. Vì vậy, để kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng ngày càng hiệu quả thì phải được thực hiện tốt từ cấp ủy cơ sở.


Để Sớm Phát Hiện Những Cán Bộ Tiêu Cực Cần Phải Giám Sát Thường Xuyên
Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang (ảnh: Quochoi.vn)


“Nếu công tác kiểm tra, giám sát làm tốt ở cơ sở thì xã, huyện sẽ tốt, mà huyện tốt thì tỉnh sẽ tốt. Nếu công tác giám sát được làm thường xuyên thì sẽ phát hiện sớm những tiêu cực của cán bộ, đảng viên. Đây cũng là một bài học của đội ngũ làm công tác kiểm tra”- bà Lê Thị Thu Hồng nhấn mạnh.


Công tác kiểm tra, giám sát nếu được thực hiện thường xuyên sẽ góp phần thiết thực cho Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, các Nghị quyết để tổ chức thực hiện tốt, qua đó khắc phục được tình trạng mất đoàn kết, tình trạng suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đang diễn ra nghiêm trọng ở nhiều tổ chức Đảng, góp phần giáo dục, bảo vệ đội ngũ đảng viên, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh./.

https://vov.vn/chinh-tri/giam-sat-thuong-xuyen-se-phat-hien-som-nhung-tieu-cuc-cua-can-bo-878469.vov

Nguồn: Tiến Anh/VOV1


Hiệp Hội Chăn Nuôi Việt Nam Giải Thích Vì Sao Giá Trứng Gà, Vịt Khá Tăng Cao

 Vì sao giá trứng gà, vịt tăng tới 6.000 đồng/quả?



Giá trứng gà, vịt tăng gấp 1,5 đến 2 lần so với bình thường thế nhưng nhiều chợ dân sinh, siêu thị lại không có trứng để bán cho người tiêu dùng.


Thua lỗ 1 tỷ đồng/ngày, doanh nhân Phan Thị Ngọc Hà than “người tính không bằng trời tính”

Gà rớt giá kỷ lục, thấp nhất còn 5.000 đồng/kg.

Nông Sản Nhiều Mặt Hàng Có Dấu Hiệu Dư Thừa

Ngày 31/7, trên thị trường Hà Nội và một số tỉnh, thành phố, người tiêu dùng phải mua trứng gà vịt ở mức từ 5.000 – 6.000 đồng/quả. Giá trứng tăng cao nhưng nhiều chợ truyền thống, siêu thị cũng không có đủ trứng để bán cho khách hàng.


Hiệp Hội Chăn Nuôi Việt Nam Giải Thích Vì Sao Giá Trứng Gà, Vịt Khá Tăng Cao


Giải thích cơn “sốt” trứng trong thời gian qua, TS. Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho biết: Hiện các sản phẩm chăn nuôi đáp ứng được bình diện chung nhưng chỉ có sản phẩm trứng gia cầm là thiếu một chút. Theo ước tính của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, sản lượng sản xuất trứng hàng ngày khoảng 32 – 33 triệu quả/ngày, thời điểm cao nhất là sản xuất 41-42 triệu quả/ngày nên nguồn cung thiếu hụt một chút.


Thứ hai, vừa rồi một số tỉnh giãn cách xã hội nên có tâm lý thu gom, tích trữ của người dân, đẩy cầu tăng đột biến. Vào thời điểm này, nhu cầu làm bánh trung thu cũng cần rất nhiều trứng, nên các nhà máy cũng thu gom trứng nên đẩy giá trứng tăng cao.


Trước đó, trong cả năm 2020, giá trứng gia cầm giảm mạnh, có thời gian "rẻ như cho", người chăn nuôi thua lỗ nặng. Cộng với giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nên nhiều người dân chăn nuôi bán tháo đàn, treo chuồng dẫn tới nguồn cung dịp này giảm mạnh.


Trứng gia cầm là một trong số ít nông sản tăng giá trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Nhu cầu tiêu thụ của thị trường cũng tăng từ 20 - 25% so với thời điểm trước khi có dịch Covid-19 bùng phát./.


Nguồn: PV/VOV.VN

Giá Gà Giảm Mạnh Doanh Nghiệp Thua Lỗ 1 Tỷ Đồng/Ngày

 Thua lỗ 1 tỷ đồng/ngày, doanh nhân Phan Thị Ngọc Hà than “người tính không bằng trời tính”



Doanh nhân Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà chia sẻ, giá gà giảm xuống còn 8.000 đồng/kg khiến doanh nghiệp này thua lỗ mỗi ngày 1 tỷ đồng.


Gà rớt giá kỷ lục, thấp nhất còn 5.000 đồng/kg.

Nông Sản Nhiều Mặt Hàng Có Dấu Hiệu Dư Thừa

Không giấu được cảm xúc khi chia sẻ với các nhà quản lý và đồng nghiệp tại Diễn đàn kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi – thuỷ sản, doanh nhân Phạm Thị Ngọc Hà cho biết: “Vào thời điểm này, khi dịch bệnh xảy ra lượng tiêu thụ giảm đi chỉ còn 50% thôi. Đến hôm nay, hợp đồng với dân chăn nuôi, các nhà cung cấp đầu tư cám, giống giá là 25.000-26.000 đồng/kg nhưng giá gà chỉ còn 8.000 đồng/kg. Hiện DN có 50.000 con gà, giá vốn là 50.000 đồng, chi phí giết mổ 10.000 đồng nữa là 60.000 đồng, nhưng San Hà phải đi bán với giá 40.000 đồng/con gà. Bán để chạy chuồng, không bị quá ngày. Mỗi ngày San Hà lỗ gần 1 tỷ đồng.


Các vị ngồi đây cùng làm chăn nuôi, thuỷ sản hay gia cầm chắc cũng sẽ hiểu được lời lẽ của San Hà. Đây thực sự là nỗi khổ tâm, quá đau khổ của San Hà. Doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn với TP.HCM cam kết cung cấp với số lượng ổn định và giá không bao giờ tăng, luôn bình ổn với thị trường. San Hà đã liên kết với nhiều công ty để có giá ổn định cho thành phố nhưng thực ra “mình tính không bằng trời tính” – doanh nhân Phạm Thị Ngọc Hà xúc động nói.

Giá Gà Giảm Mạnh Doanh Nghiệp Thua Lỗ 1 Tỷ Đồng/Ngày
Doanh nhân Phạm Thị Ngọc Hà (ảnh sanha.vn)

Theo tính toán của bà Ngọc Hà, San Hà lỗ 1 tỷ/ngày thì các DN khác tính sơ cũng phải lỗ 500 triệu. Doanh nghiệp lỗ 500 triệu mỗi ngày thì sức này sẽ chịu đựng đến bao giờ? Đây là một bối cảnh chung, cả xã hội lâm vào cảnh này thì San Hà cũng cố gắng vượt qua, khi phục hồi được thì chắc chắn xã hội, các ngành không bỏ rơi San Hà.


Trong khi đó, một nỗi niềm khác được doanh nhân này chia sẻ, nhân viên, tài xế của mình cứ 72h lại phải đi test, mỗi lần test 100 người thì loại ra ít nhất 10 người dương tính với SARS Covy 2. Thông tin cứ như bóp lấy tim mình, khi mà người thân của họ dương tính hoặc mất đi, phải cách ly.


Đến lượt mình, ông Lê Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT – Hợp tác xã Long Thành Phát – chăn nuôi gà trắng trong chuỗi xuất khẩu chia sẻ: “Tôi và chị Hà cùng ngành nghề kinh doanh nên quá biết nhau. Thấy chị Hà phát biểu khóc, tôi cũng chảy nước mắt theo. Lúc này khó khăn là khó khăn chung, phải động viên nhau, tin là hết mưa trời lại nắng".


Ông Quyết cho rằng: Đợt dịch lần thứ 4 này khiến doanh nghiệp khốn khổ nhất. Năm 2020 giá gà xuống 8.000 trong mấy ngày rồi lên lại, nay xuống 6.000 đồng/kg. Nếu xuống 2.000 đồng/kg thì con gà không ra khỏi chuồng được. Đáng lẽ lúc này phải thương nhau hơn, tạo điều kiện hơn, nhưng đúng là chúng ta lại đang làm khổ nhau. Ông dẫn chứng, khi Chính phủ, bộ, ngành có chỉ đạo sát sao, văn bản có dấu đỏ, hoả tốc nhưng ở trên muốn gỡ ở dưới lại cứ gây khó khăn, chốt giữa tỉnh – tỉnh, huyện – huyện, xã  -xã. Những người đứng ở chốt nhiều khi chả hiểu gì cả, thậm chí chở cám bằng xe bồn chuyên dụng mà bắt sang xe thì không biết sang làm sao; rồi gà con đưa từ nhà máy ấp về trang trại thì lại bảo là hàng không thiết yếu nên bắt quay đầu trở lại. Thậm chí, khi từ TP.HCM đi Bà Rịa – Vũng Tàu bắt gà, xe đang trên đường xuống thì tổ công tác nói là trên xe không có hàng hoá nên không được qua. Tôi đang đi bắt gà thì lấy đâu ra hàng? Nhiều cái rất vô lý. Đề nghị Tổ công tác phối hợp với các bộ, ngành để có một giải pháp triệt để. Ngay sáng nay (31/7), xe chở thuốc thú y đi liên tỉnh, liên huyện được nhưng đến xã thì chặn lại.


Giá Gà Giảm Mạnh Doanh Nghiệp Thua Lỗ 1 Tỷ Đồng/Ngày


Về khó khăn của các doanh nghiệp chăn nuôi, thuỷ sản, ông Quyết cho biết: Gà, cá… nuôi trong chuồng hay dưới ao thì được thời gian ngắn. Chúng tôi chỉ nuôi được 19 ngày phải cắt kháng sinh, khi đó sức đề kháng của vật nuôi yếu, nhất là trong điều kiện thời tiết phía Nam như thế này. Chính vì vậy, khâu giết mổ quan trọng. Lẽ ra những người tham gia giết mổ, vận tải phải được tiêm vaccine trước. Vừa rồi TP.HCM, Đồng Nai có một số lò mổ phải dừng lại gây ách tắc cả chuỗi. Gà không thể để trong chuồng mãi, giống như cá tra không thể để dưới ao mà phải giết mổ để đưa vào kho lạnh trữ. Gà lứa này phải ra khỏi chuồng thì lứa tới mới có gà. Bây giờ gà cứ nằm trong chuồng mãi thì lứa tới sẽ  bị đứt gãy nguồn cung.


“Các chiến sĩ tuyến đầu quan trọng nhưng chúng ta là hậu phương, sản xuất hàng hoá, thực phẩm cũng rất quan trọng. Chúng tôi kiến nghị với bên Y tế xem xét có giải pháp để các nhà máy giết mổ bị phong toả được trở lại hoạt động sớm hơn các đơn vị khác được không?” – ông Quyết kiến nghị.


Vẫn nóng câu chuyện vận chuyển hàng hoá.


Tổ công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm tổ trưởng cho rằng, gà ở miền Đông ùn ứ cũng có nguyên nhân các cơ sở giết mổ không hoạt động được. Thịt gà là sản phẩm đặc thù, không thể mang con gà đi TP.HCM được mà phải thông qua cơ sở giết mổ. Bấy lâu nay chúng ta cứ lo giải quyết đường vận chuyển nhưng lại tắc ở các cơ sở giết mổ. Thường các cơ sở này đều qui mô nhỏ, khi xảy ra dịch bệnh thì gần như không có người thay thế. Tuy nhiên cũng có vướng mắc nữa là ở khâu lưu thông, đường tỉnh, huyện đi “ngon” nhưng xuống đến ấp, xã thì anh em vận chuyển lại gặp khó khăn.


Giá Gà Giảm Mạnh Doanh Nghiệp Thua Lỗ 1 Tỷ Đồng/Ngày
Chốt kiểm soát dịch tại Quảng Nam (ảnh minh hoạ)


Trở lại câu chuyện của doanh nghiệp San Hà, TS. Nguyễn Thanh Sơn Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho biết: DN San Hà là một trong những DN lớn, làm chuỗi khép kín từ chăn nuôi, chế biến, giết mổ đến hệ thống tiêu thụ khắp các tỉnh, đặc biệt là TP.HCM. Họ cũng là DN tham gia bình ổn giá lương thực, thực phẩm những năm qua. Tuy nhiên, câu chuyện chị Hà nêu thì DN gặp khó khăn trong tiêu thụ. Giá tụt không phải do quan hệ cung – cầu mà ách tắc do vận chuyển; giết mổ. Vì vậy phải sớm tháo gỡ. Nếu với tình trạng như thế này mà không được cải thiện thì nhiều DN chế biến, giết mổ, con giống sẽ ra đi, chắc chắn sẽ phá sản.


Phải tháo gỡ ngay khâu tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là gà hiện đang ứ đọng rất lớn, ước tính ở các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ khoảng 70-80 triệu con gà đến kỳ xuất chuồng mà chưa thể tiêu thụ được./.


Nguồn: An Nhi/VOV.VN

Nông Sản Nhiều Mặt Hàng Có Dấu Hiệu Dư Thừa

 Nhiều mặt hàng nông sản có dấu hiệu dư thừa.


Gần 400 đầu mối có thể cung cấp dồi dào lượng nông sản, thực phẩm đến 31/7 và đang có dấu hiệu dư thừa nhóm hàng trái cây, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản.


Gà rớt giá kỷ lục, thấp nhất còn 5.000 đồng/kg.


Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, TP phía Nam (tổ công tác 970) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho biết đến ngày 25/7, có tổng số 388 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đã đăng ký.


Cụ thể: Rau củ 85 đầu mối, trái cây 102 đầu mối, thủy hải sản 157 đầu mối, lương thực 24 đầu mối, các mặt hàng khác 20 đầu mối.


Trong tổng số 388 đầu mối đăng ký qua tổ công tác 970, sản lượng hàng hóa có thể cung cấp đến ngày 31/7 dồi dào và đang có dấu hiệu thừa nhóm hàng trái cây, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản.


Cụ thể, nhóm rau củ tăng đột biến sản lượng là khoai lang tím và khóm (dứa). Trong khi đó dưa leo có dấu hiệu cung vượt cầu. Chanh các loại ghi nhận tăng đột biến.


Nhóm trái cây có số lượng đăng ký tăng cao nhất là nhãn, lượng cung các đầu mối trên 700 tấn/ngày. Nhãn và chuối đang có dấu hiệu khó khăn trong tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp thu mua không thể tiếp cận hết các địa bàn.


Nông Sản Nhiều Mặt Hàng Có Dấu Hiệu Dư Thừa
Dứa là loại rau, củ ghi nhận mức tăng đột biến về sản lượng. Ảnh: Hoàng Hà.


"Thủy sản ghi nhận sản lượng tăng nhanh của tôm, cua, cá nước mặn. Số đầu mối sản phẩm chăn nuôi cung cấp ít nhưng có dấu hiệu dư thừa của thịt gà lông trắng, chim bồ câu ở khu vực các tỉnh miền Đông", tổ công tác thông tin.


Dự báo những ngày sắp tới, các mặt hàng dưa leo, nhãn xuồng, nhãn Idor, khóm, chanh, chuối, khoai lang, gà lông trắng, cua và tôm nước mặn sẽ cung vượt cầu.


Hiện, khả năng cung ứng nông sản của các tỉnh rất lớn. Ước tính sơ bộ cho thấy nhóm rau củ khoảng 1.500 tấn/ngày, trái cây hơn 1.200 tấn/ngày, thủy sản 111 tấn/ngày, thịt gia súc gia cầm 114 tấn/ngày… và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới khi tổ công tác tiếp tục cập nhật danh sách các đầu mối cung cấp.


Tuy nhiên, theo báo cáo của tổ công tác tại 19 tỉnh, đã có một số nhà máy, cơ sở chế biến và giết mổ đang tạm dừng sản xuất do không đáp ứng yêu cầu "3 tại chỗ" hoặc không đủ công nhân do phong tỏa. Việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất vẫn còn bị thắt chặt ở một số địa phương.


Có nơi thương lái rất khó khăn trong đi lại thu mua nông sản. Khâu vận chuyển, phân phối sản phẩm; vận chuyển cây giống, con giống, thức ăn chăn nuôi, thủy sản vẫn còn gặp khó khăn do hoạt động kiểm soát tại các chốt kiểm dịch.


Tổ cũng đề nghị Sở NNPTNT 19 tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội thành lập tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản.


Đồng thời đề nghị Sở Y tế các địa phương nên sớm hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện an toàn phòng dịch để các cơ sở chế biến giết mổ sớm hoạt động trở lại. Chính quyền các địa phương cũng cần động viên và hỗ trợ các nhà máy chế biến, đóng gói, cơ sở giết mổ đang gặp khó khăn duy trì sản xuất; thường xuyên kiểm tra, rà soát các nguồn cung nông sản; ưu tiên tiêm vaccine và test nhanh Covid-19...


Trong cuộc họp sáng 26/7 với các tỉnh phía Nam, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết: "Đến giờ này, gần 400 cơ sở, hợp tác xã sản xuất, doanh nghiệp đã kết nối. Hiện 24 đầu mối đã khớp với nhau, đa số đồng tình với cách làm của Bộ NNPTNT. Điển hình, một hợp tác xã rau ở Long An đã tiêu thụ được 200 tấn và ký hợp đồng ngay trong đêm", Thứ trưởng Nam cho hay.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

Nhiều Doanh Nghiệp Chăn Nuôi Phá Sản Vì Giá Cả Rớt Kỷ Lục Do Dịch Covid-19

 Gà rớt giá kỷ lục, thấp nhất còn 5.000 đồng/kg.


Giá gà lông trắng loại lớn hiện chỉ còn 5.000 đồng/kg nhưng vẫn khó tiêu thụ. Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi, kinh doanh gia cầm đang có nguy cơ phá sản.

Ngày 2/8, nhiều địa phương tại Đồng Nai ghi nhận giá gà lông trắng công nghiệp giảm kỷ lục còn 5.000 đồng/kg đối với gà quá trọng lượng, còn lại dao động 7.000 - 9.000 đồng/kg, trừ gà nuôi hợp đồng.


Nhiều mặt hàng nông sản có dấu hiệu dư thừa.


Bà Phạm Thị Ngọc Hà - Giám đốc Công ty San Hà (đơn vị chiếm thị phần lớn về thịt gà tại TP.HCM) - cho biết hiện TP.HCM và các tỉnh giãn cách xã hội, nhu cầu tiêu thụ giảm cộng với khó khăn trong khâu lưu thông, giá gà trắng đã giảm mạnh xuống còn 8.000 đồng/kg.


Bà cho biết công ty vẫn đang mua giá theo hợp đồng với các trang trại gà công nghiệp giá 25.000 đồng/kg, còn ở các trang trại ngoài giá hiện nay 8.000 đồng/kg. "Mỗi ngày San Hà đưa ra thị trường khoảng 50.000 con gà nên đang bị lỗ khoảng 1 tỷ đồng/ngày", bà nói.


Thực tế hiện nay, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi, vận chuyển tăng cao, đầu ra tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá giảm kỷ lục khiến nông dân, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm thua lỗ nặng.


Nhiều Doanh Nghiệp Chăn Nuôi Phá Sản Vì Giá Cả Rớt Kỷ Lục Do Dịch Covid-19
Giá gà giảm mạnh khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng. Ảnh: T.T.


"Giá 1 con gà thịt rẻ hơn 1 quả trứng gà ta ở miền Bắc"

Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam - cho biết hiện nay có tình trạng ứ đọng gà ở các địa phương do khâu giết mổ và lưu thông tắc nghẽn. Có thời điểm giá gà xuống còn 5.000-6.000 đồng/kg.


"Đây là mức giá giảm thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Giá 1 con gà thịt hiện nay còn rẻ hơn 1 quả trứng gà ta ở miền Bắc, hơn 5.000 đồng/quả", ông đánh giá.


Song song với gà thịt, ông cho biết các loại gà giống cũng không thể tiêu thụ. Do tình hình dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, các trang trại không dám tái đàn nên giá giảm thê thảm, có thời điểm giá con gà 1 ngày tuổi chỉ bằng giá 1 quả trứng thương phẩm.


"Nếu không kịp thời tháo gỡ, vào những tháng cuối năm khi dịch bệnh ổn định Việt Nam sẽ thiếu nguồn cung thịt, trứng gà. Kéo theo đó giá sẽ tăng lên, thịt đông lạnh nhập khẩu lại ồ ạt về thị trường", ông nhấn mạnh.


Nhiều Doanh Nghiệp Chăn Nuôi Phá Sản Vì Giá Cả Rớt Kỷ Lục Do Dịch Covid-19
Người chăn nuôi lo lắng vì giá gà rẻ kỷ lục nhưng vẫn không thể xuất bán. Ảnh: Ngọc An.


Ông Sơn cho biết hiện nay, 70% gà lông màu chủ yếu được tiêu thụ ở chợ truyền thống và các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Do đó khi các chợ, cơ sở này dừng hoạt động thì việc ùn ứ gà thịt là điều đương nhiên.


Tương tự, tại Tây Ninh, ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Tây Ninh - cũng cho biết tại tỉnh giá gà giảm mạnh chỉ còn 7.000-8.000 đồng/kg. Hiện Tây Ninh đang còn khoảng 1 triệu con gà lông trắng, tương đương 2.500 tấn.


Theo ông, ở mức giá này người chăn nuôi đang lỗ rất nặng bởi bán một con gà trắng 3 kg chỉ thu về được hơn 20.000 đồng. "Hơn nữa, do không có chuồng để thả nuôi và khó khăn về nguồn thức ăn, nhiều hộ dân phải tiêu hủy hàng triệu con gà giống", ông nói.


Theo Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh, đây là vấn đề đáng lo ngại, bởi điều này đồng nghĩa với việc sẽ thiếu hụt hàng triệu con gà thương phẩm khi thị trường thịt gà trở lại bình thường.


Cần gỡ 2 điểm nghẽn để "cứu" giá gà.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, trước tình hình giá gà thịt xuống thấp kỷ lục, phía hiệp hội đã kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tìm mọi cách tháo gỡ 2 điểm nghẽn: Khâu giết mổ và lưu thông.


"Bởi giá gà thịt lông trắng và lông màu giảm không phản ánh quan hệ cung cầu. Trong lúc nhu cầu người dân rất lớn, nhất là khi TP.HCM thiếu thực phẩm trầm trọng, các doanh nghiệp thực hiện '3 tại chỗ' vẫn cần cung ứng nhưng lượng gà thịt giết mổ đảm bảo ATTP lại không đáp ứng được", ông Sơn phân tích.


Do đó, theo Chủ tịch Hiệp hội gia cầm Việt Nam, hiện nay những cơ sở giết mổ còn hoạt động được bằng mọi giá tạo điều kiện để tăng năng suất giết mổ.


Đồng thời phải khơi thông khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Tạo điều kiện cho vận chuyển gà ra khỏi chuồng để đi giết mổ, tiêu thụ. Ngoài ra cần xem xét cho phép cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đảm bảo vệ sinh, có kiểm soát của lực lượng thú ý hoạt động thì mới có thể đáp ứng nhu cầu về thịt gà có các tỉnh đang giãn cách xã hội.


Nhiều Doanh Nghiệp Chăn Nuôi Phá Sản Vì Giá Cả Rớt Kỷ Lục Do Dịch Covid-19
Trong lúc trứng gia cầm tăng cao thì thịt gà công nghiệp giảm mạnh. Ảnh: Việt Tường.


"Bên cạnh đó, giá gà trắng hiện nay ở miền Bắc vẫn cao hơn ở miền Nam. Vậy nên cần tạo điều kiện vận chuyển gà từ Nam ra miền Trung, miền Bắc để tiêu thụ nhằm giảm áp lực tồn đọng ở khu vực chăn nuôi phía Nam", ông đề xuất.


Chia sẻ tại cuộc họp trực tuyến kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chiều 31/7, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, tổ trưởng tổ công tác 970, cũng lưu ý cơ sở giết mổ dừng hoạt động thì ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng thực phẩm.


Ông yêu cầu các địa phương bằng mọi biện pháp phải giữ bằng được các cơ sở giết mổ, không để dịch Covid-19 xâm nhập vào. "Đồng thời đặc biệt quan tâm chống dịch tại các cơ sở giết mổ, vừa thực hiện nguyên tắc 5K vừa phải xét nghiệm cho người lao động, để kích hoạt các lò mổ hoạt động trở lại", ông nhấn mạnh.


Thứ trưởng Nam cho biết tổ công tác 970 của Bộ NNPTNT đã ghi nhận và sẽ đề xuất lên Bộ kiến nghị Chính phủ xem xét một số chính sách hỗ trợ, kích cầu sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung lâu dài. Bên cạnh đó, ông đề nghị UBND các tỉnh, thành phía Nam cần tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ, nhà máy chế biến thực phẩm được ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người lao động.

MỸ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

Nghệ An: Nam Thanh Niên Bị Sát Hại Dã Mang Khi Đến Nhà Bạn Chơi

 Đến nhà bạn chơi, nam thanh niên bị sát hại dã man.


Clip: Nghi phạm giết người cầm dao thách thức, cảnh sát nổ súng khống chế


Sau khi sát hại anh C. dã man, Tuấn đã bỏ trốn khỏi hiện trường.


Nghệ An: Nam Thanh Niên Bị Sát Hại Dã Mang Khi Đến Nhà Bạn Chơi
Lê Đăng Tuấn bị bắt giữ chỉ ít giờ sau khi gây án.


Sáng 2/8, thông tin từ Công an Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị đã phối hợp với phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ Lê Đăng Tuấn (SN 1971, trú huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) để điều tra về hành vi Giết người.


Thông tin ban đầu, khoảng 15h chiều 1/8, anh T.V.C (SN 1990, cùng trú huyện Nghĩa Đàn) đến nhà bạn tại phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa chơi. Tại đây, anh C. gặp và xảy ra mâu thuẫn với Tuấn. 


Sau khi mâu thuẫn và cãi vã, Tuấn đã dùng hung khí chém nhiều nhát vào vùng cổ khiến anh C. tử vong tại chỗ rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.


Nghệ An: Nam Thanh Niên Bị Sát Hại Dã Mang Khi Đến Nhà Bạn Chơi
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.


Nhận tin báo, Công an Thị xã Thái Hòa đã phong toả hiện trường để phục vụ công tác điều tra đồng thời cử lực lượng truy đuổi nghi phạm gây án. Sau ít giờ bỏ trốn, Tuấn đã bị lực lượng công an bắt giữ.


Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

Nguồn: http://danviet.vn/den-nha-ban-choi-nam-thanh-nien-bi-sat-hai-da-man-502021288331949.htm

Nguồn: Đức Sơn (Dân Việt)

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Cảnh Sát Nổ Súng Khống Chế Nghi Phạm Giết Người

 Clip: Nghi phạm giết người cầm dao thách thức, cảnh sát nổ súng khống chế

 

Khi cảnh sát nổ súng trấn áp, Lê Đăng Tuấn, nghi phạm giết người, vẫn cầm dao đứng trên bờ tường thách thức.


 Đến nhà bạn chơi, nam thanh niên bị sát hại dã man.


CLIP: Nghi phạm giết người cầm dao thách thức, cảnh sát nổ súng khống chế đối tượng


Ngày 2-8, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An đang tạm giữ Lê Đăng Tuấn (SN 1971), trú thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An để điều tra về hành vi giết người.


Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, vào khoảng gần 16 giờ ngày 1-8, anh Trần Văn C. (SN 1990, trú huyện Nghĩa Đàn) cùng Lê Đăng Tuấn đến nhà ông S. (trú phường Quang Phong, thị xã Thái Hoà, Nghệ An) chơi. Tại đây, do mâu thuẫn nên Tuấn đã dùng kiếm chém nhiều nhát vào anh C. khiến anh này gần đứt lìa cổ, tử vong tại chỗ. 


Sau khi chém chết người, Tuấn đã bỏ vào khu vực rừng gần đó để trốn. Nhận được tin báo, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra, truy bắt Tuấn.


Cảnh Sát Nổ Súng Khống Chế Nghi Phạm Giết Người
Đối tượng Tuấn (đứng giữa) bị cảnh sát khống chế, bắt giữ.

Cảnh Sát Nổ Súng Khống Chế Nghi Phạm Giết Người


Chiều tối ngày 1-8, phát hiện Tuấn đang ẩn nấp tại một căn nhà cách hiện trường khoảng 500 m các trinh sát đã bao vây, nổ súng trấn áp. Khi các trinh sát nổ súng, Tuấn vẫn cầm dao đứng trên bờ tường thánh thức "các anh bắn đi". Tuy nhiên, sau đó đối tượng bất ngờ vứt dao, các trinh sát đã tiếp cận, khống chế, bắt giữ thành công.


Cảnh Sát Nổ Súng Khống Chế Nghi Phạm Giết Người
Lê Đăng Tuấn (ngồi giữa) bị khống chế đưa về trụ sở cơ quan công an.


Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.

Nguồn: https://nld.com.vn/phap-luat/clip-nghi-pham-giet-nguoi-cam-dao-thach-thuc-canh-sat-no-sung-khong-che-20210802093718123.htm

Nguồn: Đức Ngọc (Người lao động)

Clip Đầy Tình Người, Xúc Động Với Hình Ảnh Người Phụ Nữ "Bình Định" Đi Dép Tổ Ong Phát Tiền Cho Bà Con

 Xúc động hình ảnh người phụ nữ đi dép lê, cầm xấp tiền phát cho bà con đi xe máy về quê chống dịch.

 

Người phụ nữ mang túi, đi dép tổ ong, cầm xấp tiền 500 nghìn đồng đứng ở QL1A phát cho bà con đi xe máy về quê, mỗi người một tờ.



Mới đây, trên mạng xã hội Facebook chia sẻ một clip ghi lại cảnh một người phụ nữ cầm xấp tiền ra phát cho những người đi xe máy về quê.


Cụ thể, Facebook này viết: "Rất xúc động khi một cô đi dép lê cầm theo cọc tiền đứng ở Quốc lộ 1A phát cho bà con đi xe máy về quê 500.000 đồng/xe. Quá ý nghĩa và thiết thực".


Hình ảnh clip cho thấy người phụ nữ ăn mặc giản di, đi dép lê đang cầm trên tay xấp tiền. Mỗi xe dừng lại đều được nhận một tờ 500.000 đồng và thêm một túi quà miễn phí. Sau khi nhận được tiền, không ít tài xế xe máy đã cúi đầu cảm ơn tấm lòng của người phụ nữ và nhóm thiện nguyện.


Việc làm tốt đẹp của người phụ nữ này nhận được sự chú ý và ngợi khen của cư dân mạng. Đa số ý kiến đều cho rằng một miếng khi đói bằng một gói khi no, và bày tỏ sự xúc động trước tấm lòng sẻ chia của đồng bào với nhau.


Theo tìm hiểu của PV, người phụ nữ cầm tiền phát cho người dân trong clip trên là chị Trần Huệ (43 tuổi, ở phường Phan Hưng, TP.Phan Thiết, Bình Thuận).


Clip Đầy Tình Người, Xúc Động Với Hình Ảnh Người Phụ Nữ Đi Dép Tổ Ong Phát Tiền Cho Bà Con
Người phụ nữ đi dép lê, cầm xấp tiền phát cho bà con đi xe máy về quê chống dịch


Trước sự việc trên, chiều 31/7, chia sẻ với PV, anh Đàm Ngọc Được (ở TP.Phan Thiết, Bình Thuận) xác nhận anh là người quay clip người phụ nữ đi dép lê, cầm tiền phát cho bà con trên đường về quê chống dịch trêm QL1A, TP.Phan Thiết (Bình Thuận).


Anh Được cho biết, anh quê gốc ở Nghệ An nhưng vào TP.Phan Thiết làm ăn, sinh sống. Nhà anh ở ngay QL1A. Từ ngày 28/7, 3 anh em anh ở trong nhà nhìn thấy người dân đi xe máy về quê đông, nhiều người không có đồ ăn vì các quán xá không bán nên anh đã nảy ra ý tưởng phát sữa, bánh mì, nước uống và xăng cho mọi người.


“Thấy 3 anh em tôi làm việc thiện nên chị Huệ ở TP.Phan Thiết cũng xuống đây làm cùng chúng tôi. 3 anh em tôi phát bánh mì, sữa và nước còn chị ấy phát tiền. Tôi làm được 3 ngày còn chị Huệ làm được 2 ngày, clip chị ấy phát tiền tôi thấy hay nên đăng lên thôi, không ngờ mọi người lại chia sẻ nhiều vậy. Chị ấy cũng ngại, không muốn tôi đăng tải lên đâu”, anh Được kể.


Anh Được cho biết, mỗi ngày anh phát được 200 đến 300 phần quà cho người dân. 3 ngày nay anh mua hết khoảng 20 triệu đồng tiền đồ ăn để phát cho bà con. Bản thân anh muốn làm việc thiện, có bao nhiêu làm bấy nhiêu chứ anh không muốn quyên góp của ai.


“Mai TP.Phan Thiết phải giãn cách theo Chỉ thị 16 rồi nên tôi cũng không biết có phát quà được nữa không”, anh Được nói.


Lãnh đạo UBND TP.Phan Thiết (Bình Thuận) cho biết, chính quyền địa phương đã nắm được thông về việc làm của chị Huệ. Chị Huệ là nguời Bình Định đang tạm trú tại phường Bình Hưng, TP.Phan Thiết.


Theo lãnh đạo UBND TP.Phan Thiết, chị Huệ là người chuyên buôn bán hải sản. Chị đã cùng một nhóm người làm từ thiện, chung tay hỗ trợ những người dân gặp khó khăn mùa COVID-19.

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc cả nhà sức khỏe và bình an nha!.