Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Lâm Đồng: Tài Xế Làm Lây Lan Dịch Bệnh Covid-19 Bị Khởi Tố

 Khởi tố vụ tài xế xe tải làm lây lan dịch bệnh Covid-19 ở Lâm Đồng.



D. là tài xế lái xe đường dài thường xuyên đi từ vùng dịch về huyện Đức Trọng - Lâm Đồng, không lưu trú tại khu tập trung dành cho tài xế mà đến sinh hoạt, ăn ở tại phòng trọ với bạn gái khiến lây lan dịch bệnh Covid-19.


Khởi tố tài xế xe đầu kéo gây tai nạn làm nữ giáo viên tử vong.


Ngày 2/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" đối với một tài xế không chấp hành quy định, để dịch bệnh Covid-19 lây lan cộng đồng.


Lâm Đồng: Tài Xế Làm Lây Lan Dịch Bệnh Covid-19 Bị Khởi Tố
Lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đang khoanh vùng, tăng cường truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với F0.

Theo kết quả điều tra bước đầu, B.V.D (SN 1986, trú TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; tạm trú phường 9, TP Đà Lạt ), là tài xế xe tải đường dài chạy tuyến cố định Lâm Đồng - Tây Ninh và ngược lại.


Ngày 28/7, sau khi đi Tây Ninh về, thay vì D. đến lưu trú tại địa điểm được chỉ định dành cho tài xế xe tải theo quy định, D. lại đến phòng trọ của bạn gái là chị H. ở đường Phan Đinh Phùng, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng.


Tại đây, Dũng tiếp xúc với nhiều người, trong đó phần lớn là các tài xế xe tải. Đến trưa 28/7, D. đến xét nghiệm Covid-19 tại điểm Trường Lê Hồng Phong, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng và có kết quả dương tính, được đưa đi cách ly, điều trị tại Trạm y tế xã Liên Hiệp.


Tiến hành truy vết và xét nghiệm nhanh các F1 tiếp xúc gần với D, ngày 30/7, bạn gái của D là chị H cho kết quả dương tính với Covid-19.


Cơ quan chức năng nhận định, D. là tài xế lái xe đường dài thường xuyên đi từ vùng dịch (như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh) về huyện Đức Trọng - Lâm Đồng, không lưu trú tại khu tập trung dành cho tài xế mà đến sinh hoạt, ăn ở tại phòng trọ với bạn gái khiến lây lan dịch bệnh Covid-19.


Trước đó, khi có kết quả dương tính Covid-19, D. đã cố tình che giấu, không khai báo tiếp xúc trực tiếp với chị H, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.


Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Đức Trọng đã quyết định khởi tố vụ án hình sự nhằm tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án theo quy định.


Tính đến sáng 2/8, Lâm Đồng ghi nhận tất cả 53 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó, đang điều trị 43 trường hợp, 10 trường hợp còn lại đã chữa khỏi và xuất viện. Toàn tỉnh đang cách ly 4.459 trường hợp, trong đó 46 trường hợp cách ly y tế, 1.785 trường hợp cách ly tập trung và 2.628 trường hợp cách ly tại nhà. Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đang được tỉnh tích cực triển khai.


Hình: lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đang khoanh vùng, tăng cường truy vết các trường hợp tiếp xúc gần./.

Nguồn: Quang Sáng/VOV-Tây Nguyên


Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021

Tài Xế Xe Đầu Kéo Làm Cô Giáo Tử Vong Bị Khởi Tố

 Khởi tố tài xế xe đầu kéo gây tai nạn làm nữ giáo viên tử vong.



Tuấn điều khiển chiếc xe đầu kéo va chạm với xe máy của nữ giáo viên, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.


Khởi tố vụ tài xế xe tải làm lây lan dịch bệnh Covid-19 ở Lâm Đồng.


Ngày 3/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Anh Tuấn (SN 1974, trú tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.


Tài Xế Xe Đầu Kéo Làm Cô Giáo Tử Vong Bị Khởi Tố
Hiện trường vụ việc.


Kết quả điều tra xác định, khoảng 9h ngày 1/8 Nguyễn Anh Tuấn điều khiển xe ô tô đầu kéo kéo theo rơ moóc xuất phát từ huyện Đức Thọ đi theo QL8A lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo để chở hàng. 


Khoảng 10h cùng ngày, khi điều khiển xe ô tô đi đến địa phận thôn 2, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, xe do Tuấn điều khiển đã đâm vào xe máy của chị P.T..H khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.


Cơ quan điều tra xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do Nguyễn Anh Tuấn điều khiển xe ô tô tham gia giao thông nhưng không làm chủ tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn với xe mô tô do chị P.T..H điều khiển chạy cùng chiều phía trước nên đã gây ra vụ tai nạn.


Hiện vụ án đang được xử lý theo quy định của pháp luật./.


Nguồn: Nhật Minh/VOV.VN

Để Sớm Phát Hiện Những Cán Bộ Tiêu Cực Cần Phải Giám Sát Thường Xuyên

 Giám sát thường xuyên sẽ phát hiện sớm những tiêu cực của cán bộ.



Nếu công tác giám sát được làm thường xuyên thì sẽ phát hiện sớm những tiêu cực của cán bộ, đảng viên. Đây cũng là một bài học của đội ngũ làm công tác kiểm tra.


Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng trong thời gian vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy vậy, một số chuyên gia và các đảng viên cho rằng, hoạt động kiểm tra, giám sát, kỷ luật vẫn chưa đổi mới toàn diện.


Để Sớm Phát Hiện Những Cán Bộ Tiêu Cực Cần Phải Giám Sát Thường XuyênKỳ họp thứ 4  của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tháng 6/2021. 


Ông Hoàng Văn Đức - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình chỉ rõ, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử lý tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm ở một số cấp ủy, tổ chức Đảng chưa cao, vẫn còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm của tổ chức Đảng, đảng viên chậm được phát hiện, xử lý hoặc xử lý kéo dài.


Đã từng có nhiều vụ việc cán bộ đảng viên, nhất là ở cơ sở vì thiếu gương mẫu, buông lỏng quản lý, thậm chí vi phạm pháp luật được các cơ quan thanh tra kết luận chỉ rõ và đề nghị cấp ủy Đảng xử lý kỷ luật, nhưng tổ chức Đảng chỉ họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm qua loa.


Theo ông Hoàng Văn Đức, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, cần tháo gỡ những bất cập về quy định xử lý, quy định kỷ luật của Đảng với quy định xử lý kỷ luật của chính quyền, đặc biệt người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cần nghiêm túc hơn trong việc thực hiện yêu cầu, kết luận của cơ quan kiểm tra Đảng.


“Trong quá trình kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý sai phạm, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đều có chủ trương là nghiêm minh, chính xác, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tuy nhiên, trong quá trình xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc bất cập”-ông Hoàng Văn Đức nêu ý kiến.


Nhiều ý kiến cho rằng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng vừa qua là rất tốt, nhưng chúng ta vẫn chạy theo kiểm tra những vụ việc vi phạm và tập trung xử lý cán bộ sai phạm chứ chưa quan tâm nhiều đến kiểm tra thường xuyên để ngăn ngừa vi phạm.


Việc xác định nội dung kiểm tra, giám sát còn dàn trải, chưa đi vào những lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực; vẫn còn tình trạng người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng chưa coi trọng đúng mức công tác kiểm tra, giám sát, chưa kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo.


Theo ông Nguyễn Thái Học - Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, để hoạt động kiểm tra, giám sát hiệu quả hơn, phải đề cao vai trò của người đứng đầu trong kiểm tra, giám sát.


Để Sớm Phát Hiện Những Cán Bộ Tiêu Cực Cần Phải Giám Sát Thường Xuyên
Ông Nguyễn Thái Học – Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương


“Muốn công tác kiểm tra, giám sát phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng thì lãnh đạo cấp ủy và người đứng đầu phải thường xuyên chăm lo, theo dõi và chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành một cách thường xuyên” – ông Nguyễn Thái Học nhấn mạnh.


Bà Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang cho rằng, lâu nay công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng ở Trung ương được tiến hành rất mạnh mẽ, hiệu quả, nhưng ở cơ sở thì vẫn chậm đổi mới. Thực tế vẫn chú trọng đến kiểm tra nhưng chưa chú trọng đến hoạt động giám sát. Vì vậy, để kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng ngày càng hiệu quả thì phải được thực hiện tốt từ cấp ủy cơ sở.


Để Sớm Phát Hiện Những Cán Bộ Tiêu Cực Cần Phải Giám Sát Thường Xuyên
Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang (ảnh: Quochoi.vn)


“Nếu công tác kiểm tra, giám sát làm tốt ở cơ sở thì xã, huyện sẽ tốt, mà huyện tốt thì tỉnh sẽ tốt. Nếu công tác giám sát được làm thường xuyên thì sẽ phát hiện sớm những tiêu cực của cán bộ, đảng viên. Đây cũng là một bài học của đội ngũ làm công tác kiểm tra”- bà Lê Thị Thu Hồng nhấn mạnh.


Công tác kiểm tra, giám sát nếu được thực hiện thường xuyên sẽ góp phần thiết thực cho Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, các Nghị quyết để tổ chức thực hiện tốt, qua đó khắc phục được tình trạng mất đoàn kết, tình trạng suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đang diễn ra nghiêm trọng ở nhiều tổ chức Đảng, góp phần giáo dục, bảo vệ đội ngũ đảng viên, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh./.

https://vov.vn/chinh-tri/giam-sat-thuong-xuyen-se-phat-hien-som-nhung-tieu-cuc-cua-can-bo-878469.vov

Nguồn: Tiến Anh/VOV1


Hiệp Hội Chăn Nuôi Việt Nam Giải Thích Vì Sao Giá Trứng Gà, Vịt Khá Tăng Cao

 Vì sao giá trứng gà, vịt tăng tới 6.000 đồng/quả?



Giá trứng gà, vịt tăng gấp 1,5 đến 2 lần so với bình thường thế nhưng nhiều chợ dân sinh, siêu thị lại không có trứng để bán cho người tiêu dùng.


Thua lỗ 1 tỷ đồng/ngày, doanh nhân Phan Thị Ngọc Hà than “người tính không bằng trời tính”

Gà rớt giá kỷ lục, thấp nhất còn 5.000 đồng/kg.

Nông Sản Nhiều Mặt Hàng Có Dấu Hiệu Dư Thừa

Ngày 31/7, trên thị trường Hà Nội và một số tỉnh, thành phố, người tiêu dùng phải mua trứng gà vịt ở mức từ 5.000 – 6.000 đồng/quả. Giá trứng tăng cao nhưng nhiều chợ truyền thống, siêu thị cũng không có đủ trứng để bán cho khách hàng.


Hiệp Hội Chăn Nuôi Việt Nam Giải Thích Vì Sao Giá Trứng Gà, Vịt Khá Tăng Cao


Giải thích cơn “sốt” trứng trong thời gian qua, TS. Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho biết: Hiện các sản phẩm chăn nuôi đáp ứng được bình diện chung nhưng chỉ có sản phẩm trứng gia cầm là thiếu một chút. Theo ước tính của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, sản lượng sản xuất trứng hàng ngày khoảng 32 – 33 triệu quả/ngày, thời điểm cao nhất là sản xuất 41-42 triệu quả/ngày nên nguồn cung thiếu hụt một chút.


Thứ hai, vừa rồi một số tỉnh giãn cách xã hội nên có tâm lý thu gom, tích trữ của người dân, đẩy cầu tăng đột biến. Vào thời điểm này, nhu cầu làm bánh trung thu cũng cần rất nhiều trứng, nên các nhà máy cũng thu gom trứng nên đẩy giá trứng tăng cao.


Trước đó, trong cả năm 2020, giá trứng gia cầm giảm mạnh, có thời gian "rẻ như cho", người chăn nuôi thua lỗ nặng. Cộng với giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nên nhiều người dân chăn nuôi bán tháo đàn, treo chuồng dẫn tới nguồn cung dịp này giảm mạnh.


Trứng gia cầm là một trong số ít nông sản tăng giá trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Nhu cầu tiêu thụ của thị trường cũng tăng từ 20 - 25% so với thời điểm trước khi có dịch Covid-19 bùng phát./.


Nguồn: PV/VOV.VN

Giá Gà Giảm Mạnh Doanh Nghiệp Thua Lỗ 1 Tỷ Đồng/Ngày

 Thua lỗ 1 tỷ đồng/ngày, doanh nhân Phan Thị Ngọc Hà than “người tính không bằng trời tính”



Doanh nhân Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà chia sẻ, giá gà giảm xuống còn 8.000 đồng/kg khiến doanh nghiệp này thua lỗ mỗi ngày 1 tỷ đồng.


Gà rớt giá kỷ lục, thấp nhất còn 5.000 đồng/kg.

Nông Sản Nhiều Mặt Hàng Có Dấu Hiệu Dư Thừa

Không giấu được cảm xúc khi chia sẻ với các nhà quản lý và đồng nghiệp tại Diễn đàn kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi – thuỷ sản, doanh nhân Phạm Thị Ngọc Hà cho biết: “Vào thời điểm này, khi dịch bệnh xảy ra lượng tiêu thụ giảm đi chỉ còn 50% thôi. Đến hôm nay, hợp đồng với dân chăn nuôi, các nhà cung cấp đầu tư cám, giống giá là 25.000-26.000 đồng/kg nhưng giá gà chỉ còn 8.000 đồng/kg. Hiện DN có 50.000 con gà, giá vốn là 50.000 đồng, chi phí giết mổ 10.000 đồng nữa là 60.000 đồng, nhưng San Hà phải đi bán với giá 40.000 đồng/con gà. Bán để chạy chuồng, không bị quá ngày. Mỗi ngày San Hà lỗ gần 1 tỷ đồng.


Các vị ngồi đây cùng làm chăn nuôi, thuỷ sản hay gia cầm chắc cũng sẽ hiểu được lời lẽ của San Hà. Đây thực sự là nỗi khổ tâm, quá đau khổ của San Hà. Doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn với TP.HCM cam kết cung cấp với số lượng ổn định và giá không bao giờ tăng, luôn bình ổn với thị trường. San Hà đã liên kết với nhiều công ty để có giá ổn định cho thành phố nhưng thực ra “mình tính không bằng trời tính” – doanh nhân Phạm Thị Ngọc Hà xúc động nói.

Giá Gà Giảm Mạnh Doanh Nghiệp Thua Lỗ 1 Tỷ Đồng/Ngày
Doanh nhân Phạm Thị Ngọc Hà (ảnh sanha.vn)

Theo tính toán của bà Ngọc Hà, San Hà lỗ 1 tỷ/ngày thì các DN khác tính sơ cũng phải lỗ 500 triệu. Doanh nghiệp lỗ 500 triệu mỗi ngày thì sức này sẽ chịu đựng đến bao giờ? Đây là một bối cảnh chung, cả xã hội lâm vào cảnh này thì San Hà cũng cố gắng vượt qua, khi phục hồi được thì chắc chắn xã hội, các ngành không bỏ rơi San Hà.


Trong khi đó, một nỗi niềm khác được doanh nhân này chia sẻ, nhân viên, tài xế của mình cứ 72h lại phải đi test, mỗi lần test 100 người thì loại ra ít nhất 10 người dương tính với SARS Covy 2. Thông tin cứ như bóp lấy tim mình, khi mà người thân của họ dương tính hoặc mất đi, phải cách ly.


Đến lượt mình, ông Lê Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT – Hợp tác xã Long Thành Phát – chăn nuôi gà trắng trong chuỗi xuất khẩu chia sẻ: “Tôi và chị Hà cùng ngành nghề kinh doanh nên quá biết nhau. Thấy chị Hà phát biểu khóc, tôi cũng chảy nước mắt theo. Lúc này khó khăn là khó khăn chung, phải động viên nhau, tin là hết mưa trời lại nắng".


Ông Quyết cho rằng: Đợt dịch lần thứ 4 này khiến doanh nghiệp khốn khổ nhất. Năm 2020 giá gà xuống 8.000 trong mấy ngày rồi lên lại, nay xuống 6.000 đồng/kg. Nếu xuống 2.000 đồng/kg thì con gà không ra khỏi chuồng được. Đáng lẽ lúc này phải thương nhau hơn, tạo điều kiện hơn, nhưng đúng là chúng ta lại đang làm khổ nhau. Ông dẫn chứng, khi Chính phủ, bộ, ngành có chỉ đạo sát sao, văn bản có dấu đỏ, hoả tốc nhưng ở trên muốn gỡ ở dưới lại cứ gây khó khăn, chốt giữa tỉnh – tỉnh, huyện – huyện, xã  -xã. Những người đứng ở chốt nhiều khi chả hiểu gì cả, thậm chí chở cám bằng xe bồn chuyên dụng mà bắt sang xe thì không biết sang làm sao; rồi gà con đưa từ nhà máy ấp về trang trại thì lại bảo là hàng không thiết yếu nên bắt quay đầu trở lại. Thậm chí, khi từ TP.HCM đi Bà Rịa – Vũng Tàu bắt gà, xe đang trên đường xuống thì tổ công tác nói là trên xe không có hàng hoá nên không được qua. Tôi đang đi bắt gà thì lấy đâu ra hàng? Nhiều cái rất vô lý. Đề nghị Tổ công tác phối hợp với các bộ, ngành để có một giải pháp triệt để. Ngay sáng nay (31/7), xe chở thuốc thú y đi liên tỉnh, liên huyện được nhưng đến xã thì chặn lại.


Giá Gà Giảm Mạnh Doanh Nghiệp Thua Lỗ 1 Tỷ Đồng/Ngày


Về khó khăn của các doanh nghiệp chăn nuôi, thuỷ sản, ông Quyết cho biết: Gà, cá… nuôi trong chuồng hay dưới ao thì được thời gian ngắn. Chúng tôi chỉ nuôi được 19 ngày phải cắt kháng sinh, khi đó sức đề kháng của vật nuôi yếu, nhất là trong điều kiện thời tiết phía Nam như thế này. Chính vì vậy, khâu giết mổ quan trọng. Lẽ ra những người tham gia giết mổ, vận tải phải được tiêm vaccine trước. Vừa rồi TP.HCM, Đồng Nai có một số lò mổ phải dừng lại gây ách tắc cả chuỗi. Gà không thể để trong chuồng mãi, giống như cá tra không thể để dưới ao mà phải giết mổ để đưa vào kho lạnh trữ. Gà lứa này phải ra khỏi chuồng thì lứa tới mới có gà. Bây giờ gà cứ nằm trong chuồng mãi thì lứa tới sẽ  bị đứt gãy nguồn cung.


“Các chiến sĩ tuyến đầu quan trọng nhưng chúng ta là hậu phương, sản xuất hàng hoá, thực phẩm cũng rất quan trọng. Chúng tôi kiến nghị với bên Y tế xem xét có giải pháp để các nhà máy giết mổ bị phong toả được trở lại hoạt động sớm hơn các đơn vị khác được không?” – ông Quyết kiến nghị.


Vẫn nóng câu chuyện vận chuyển hàng hoá.


Tổ công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm tổ trưởng cho rằng, gà ở miền Đông ùn ứ cũng có nguyên nhân các cơ sở giết mổ không hoạt động được. Thịt gà là sản phẩm đặc thù, không thể mang con gà đi TP.HCM được mà phải thông qua cơ sở giết mổ. Bấy lâu nay chúng ta cứ lo giải quyết đường vận chuyển nhưng lại tắc ở các cơ sở giết mổ. Thường các cơ sở này đều qui mô nhỏ, khi xảy ra dịch bệnh thì gần như không có người thay thế. Tuy nhiên cũng có vướng mắc nữa là ở khâu lưu thông, đường tỉnh, huyện đi “ngon” nhưng xuống đến ấp, xã thì anh em vận chuyển lại gặp khó khăn.


Giá Gà Giảm Mạnh Doanh Nghiệp Thua Lỗ 1 Tỷ Đồng/Ngày
Chốt kiểm soát dịch tại Quảng Nam (ảnh minh hoạ)


Trở lại câu chuyện của doanh nghiệp San Hà, TS. Nguyễn Thanh Sơn Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho biết: DN San Hà là một trong những DN lớn, làm chuỗi khép kín từ chăn nuôi, chế biến, giết mổ đến hệ thống tiêu thụ khắp các tỉnh, đặc biệt là TP.HCM. Họ cũng là DN tham gia bình ổn giá lương thực, thực phẩm những năm qua. Tuy nhiên, câu chuyện chị Hà nêu thì DN gặp khó khăn trong tiêu thụ. Giá tụt không phải do quan hệ cung – cầu mà ách tắc do vận chuyển; giết mổ. Vì vậy phải sớm tháo gỡ. Nếu với tình trạng như thế này mà không được cải thiện thì nhiều DN chế biến, giết mổ, con giống sẽ ra đi, chắc chắn sẽ phá sản.


Phải tháo gỡ ngay khâu tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là gà hiện đang ứ đọng rất lớn, ước tính ở các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ khoảng 70-80 triệu con gà đến kỳ xuất chuồng mà chưa thể tiêu thụ được./.


Nguồn: An Nhi/VOV.VN

Nông Sản Nhiều Mặt Hàng Có Dấu Hiệu Dư Thừa

 Nhiều mặt hàng nông sản có dấu hiệu dư thừa.


Gần 400 đầu mối có thể cung cấp dồi dào lượng nông sản, thực phẩm đến 31/7 và đang có dấu hiệu dư thừa nhóm hàng trái cây, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản.


Gà rớt giá kỷ lục, thấp nhất còn 5.000 đồng/kg.


Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, TP phía Nam (tổ công tác 970) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho biết đến ngày 25/7, có tổng số 388 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đã đăng ký.


Cụ thể: Rau củ 85 đầu mối, trái cây 102 đầu mối, thủy hải sản 157 đầu mối, lương thực 24 đầu mối, các mặt hàng khác 20 đầu mối.


Trong tổng số 388 đầu mối đăng ký qua tổ công tác 970, sản lượng hàng hóa có thể cung cấp đến ngày 31/7 dồi dào và đang có dấu hiệu thừa nhóm hàng trái cây, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản.


Cụ thể, nhóm rau củ tăng đột biến sản lượng là khoai lang tím và khóm (dứa). Trong khi đó dưa leo có dấu hiệu cung vượt cầu. Chanh các loại ghi nhận tăng đột biến.


Nhóm trái cây có số lượng đăng ký tăng cao nhất là nhãn, lượng cung các đầu mối trên 700 tấn/ngày. Nhãn và chuối đang có dấu hiệu khó khăn trong tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp thu mua không thể tiếp cận hết các địa bàn.


Nông Sản Nhiều Mặt Hàng Có Dấu Hiệu Dư Thừa
Dứa là loại rau, củ ghi nhận mức tăng đột biến về sản lượng. Ảnh: Hoàng Hà.


"Thủy sản ghi nhận sản lượng tăng nhanh của tôm, cua, cá nước mặn. Số đầu mối sản phẩm chăn nuôi cung cấp ít nhưng có dấu hiệu dư thừa của thịt gà lông trắng, chim bồ câu ở khu vực các tỉnh miền Đông", tổ công tác thông tin.


Dự báo những ngày sắp tới, các mặt hàng dưa leo, nhãn xuồng, nhãn Idor, khóm, chanh, chuối, khoai lang, gà lông trắng, cua và tôm nước mặn sẽ cung vượt cầu.


Hiện, khả năng cung ứng nông sản của các tỉnh rất lớn. Ước tính sơ bộ cho thấy nhóm rau củ khoảng 1.500 tấn/ngày, trái cây hơn 1.200 tấn/ngày, thủy sản 111 tấn/ngày, thịt gia súc gia cầm 114 tấn/ngày… và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới khi tổ công tác tiếp tục cập nhật danh sách các đầu mối cung cấp.


Tuy nhiên, theo báo cáo của tổ công tác tại 19 tỉnh, đã có một số nhà máy, cơ sở chế biến và giết mổ đang tạm dừng sản xuất do không đáp ứng yêu cầu "3 tại chỗ" hoặc không đủ công nhân do phong tỏa. Việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất vẫn còn bị thắt chặt ở một số địa phương.


Có nơi thương lái rất khó khăn trong đi lại thu mua nông sản. Khâu vận chuyển, phân phối sản phẩm; vận chuyển cây giống, con giống, thức ăn chăn nuôi, thủy sản vẫn còn gặp khó khăn do hoạt động kiểm soát tại các chốt kiểm dịch.


Tổ cũng đề nghị Sở NNPTNT 19 tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội thành lập tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản.


Đồng thời đề nghị Sở Y tế các địa phương nên sớm hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện an toàn phòng dịch để các cơ sở chế biến giết mổ sớm hoạt động trở lại. Chính quyền các địa phương cũng cần động viên và hỗ trợ các nhà máy chế biến, đóng gói, cơ sở giết mổ đang gặp khó khăn duy trì sản xuất; thường xuyên kiểm tra, rà soát các nguồn cung nông sản; ưu tiên tiêm vaccine và test nhanh Covid-19...


Trong cuộc họp sáng 26/7 với các tỉnh phía Nam, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết: "Đến giờ này, gần 400 cơ sở, hợp tác xã sản xuất, doanh nghiệp đã kết nối. Hiện 24 đầu mối đã khớp với nhau, đa số đồng tình với cách làm của Bộ NNPTNT. Điển hình, một hợp tác xã rau ở Long An đã tiêu thụ được 200 tấn và ký hợp đồng ngay trong đêm", Thứ trưởng Nam cho hay.


Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

Nhiều Doanh Nghiệp Chăn Nuôi Phá Sản Vì Giá Cả Rớt Kỷ Lục Do Dịch Covid-19

 Gà rớt giá kỷ lục, thấp nhất còn 5.000 đồng/kg.


Giá gà lông trắng loại lớn hiện chỉ còn 5.000 đồng/kg nhưng vẫn khó tiêu thụ. Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi, kinh doanh gia cầm đang có nguy cơ phá sản.

Ngày 2/8, nhiều địa phương tại Đồng Nai ghi nhận giá gà lông trắng công nghiệp giảm kỷ lục còn 5.000 đồng/kg đối với gà quá trọng lượng, còn lại dao động 7.000 - 9.000 đồng/kg, trừ gà nuôi hợp đồng.


Nhiều mặt hàng nông sản có dấu hiệu dư thừa.


Bà Phạm Thị Ngọc Hà - Giám đốc Công ty San Hà (đơn vị chiếm thị phần lớn về thịt gà tại TP.HCM) - cho biết hiện TP.HCM và các tỉnh giãn cách xã hội, nhu cầu tiêu thụ giảm cộng với khó khăn trong khâu lưu thông, giá gà trắng đã giảm mạnh xuống còn 8.000 đồng/kg.


Bà cho biết công ty vẫn đang mua giá theo hợp đồng với các trang trại gà công nghiệp giá 25.000 đồng/kg, còn ở các trang trại ngoài giá hiện nay 8.000 đồng/kg. "Mỗi ngày San Hà đưa ra thị trường khoảng 50.000 con gà nên đang bị lỗ khoảng 1 tỷ đồng/ngày", bà nói.


Thực tế hiện nay, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi, vận chuyển tăng cao, đầu ra tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá giảm kỷ lục khiến nông dân, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm thua lỗ nặng.


Nhiều Doanh Nghiệp Chăn Nuôi Phá Sản Vì Giá Cả Rớt Kỷ Lục Do Dịch Covid-19
Giá gà giảm mạnh khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng. Ảnh: T.T.


"Giá 1 con gà thịt rẻ hơn 1 quả trứng gà ta ở miền Bắc"

Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam - cho biết hiện nay có tình trạng ứ đọng gà ở các địa phương do khâu giết mổ và lưu thông tắc nghẽn. Có thời điểm giá gà xuống còn 5.000-6.000 đồng/kg.


"Đây là mức giá giảm thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Giá 1 con gà thịt hiện nay còn rẻ hơn 1 quả trứng gà ta ở miền Bắc, hơn 5.000 đồng/quả", ông đánh giá.


Song song với gà thịt, ông cho biết các loại gà giống cũng không thể tiêu thụ. Do tình hình dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, các trang trại không dám tái đàn nên giá giảm thê thảm, có thời điểm giá con gà 1 ngày tuổi chỉ bằng giá 1 quả trứng thương phẩm.


"Nếu không kịp thời tháo gỡ, vào những tháng cuối năm khi dịch bệnh ổn định Việt Nam sẽ thiếu nguồn cung thịt, trứng gà. Kéo theo đó giá sẽ tăng lên, thịt đông lạnh nhập khẩu lại ồ ạt về thị trường", ông nhấn mạnh.


Nhiều Doanh Nghiệp Chăn Nuôi Phá Sản Vì Giá Cả Rớt Kỷ Lục Do Dịch Covid-19
Người chăn nuôi lo lắng vì giá gà rẻ kỷ lục nhưng vẫn không thể xuất bán. Ảnh: Ngọc An.


Ông Sơn cho biết hiện nay, 70% gà lông màu chủ yếu được tiêu thụ ở chợ truyền thống và các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Do đó khi các chợ, cơ sở này dừng hoạt động thì việc ùn ứ gà thịt là điều đương nhiên.


Tương tự, tại Tây Ninh, ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Tây Ninh - cũng cho biết tại tỉnh giá gà giảm mạnh chỉ còn 7.000-8.000 đồng/kg. Hiện Tây Ninh đang còn khoảng 1 triệu con gà lông trắng, tương đương 2.500 tấn.


Theo ông, ở mức giá này người chăn nuôi đang lỗ rất nặng bởi bán một con gà trắng 3 kg chỉ thu về được hơn 20.000 đồng. "Hơn nữa, do không có chuồng để thả nuôi và khó khăn về nguồn thức ăn, nhiều hộ dân phải tiêu hủy hàng triệu con gà giống", ông nói.


Theo Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh, đây là vấn đề đáng lo ngại, bởi điều này đồng nghĩa với việc sẽ thiếu hụt hàng triệu con gà thương phẩm khi thị trường thịt gà trở lại bình thường.


Cần gỡ 2 điểm nghẽn để "cứu" giá gà.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, trước tình hình giá gà thịt xuống thấp kỷ lục, phía hiệp hội đã kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tìm mọi cách tháo gỡ 2 điểm nghẽn: Khâu giết mổ và lưu thông.


"Bởi giá gà thịt lông trắng và lông màu giảm không phản ánh quan hệ cung cầu. Trong lúc nhu cầu người dân rất lớn, nhất là khi TP.HCM thiếu thực phẩm trầm trọng, các doanh nghiệp thực hiện '3 tại chỗ' vẫn cần cung ứng nhưng lượng gà thịt giết mổ đảm bảo ATTP lại không đáp ứng được", ông Sơn phân tích.


Do đó, theo Chủ tịch Hiệp hội gia cầm Việt Nam, hiện nay những cơ sở giết mổ còn hoạt động được bằng mọi giá tạo điều kiện để tăng năng suất giết mổ.


Đồng thời phải khơi thông khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Tạo điều kiện cho vận chuyển gà ra khỏi chuồng để đi giết mổ, tiêu thụ. Ngoài ra cần xem xét cho phép cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đảm bảo vệ sinh, có kiểm soát của lực lượng thú ý hoạt động thì mới có thể đáp ứng nhu cầu về thịt gà có các tỉnh đang giãn cách xã hội.


Nhiều Doanh Nghiệp Chăn Nuôi Phá Sản Vì Giá Cả Rớt Kỷ Lục Do Dịch Covid-19
Trong lúc trứng gia cầm tăng cao thì thịt gà công nghiệp giảm mạnh. Ảnh: Việt Tường.


"Bên cạnh đó, giá gà trắng hiện nay ở miền Bắc vẫn cao hơn ở miền Nam. Vậy nên cần tạo điều kiện vận chuyển gà từ Nam ra miền Trung, miền Bắc để tiêu thụ nhằm giảm áp lực tồn đọng ở khu vực chăn nuôi phía Nam", ông đề xuất.


Chia sẻ tại cuộc họp trực tuyến kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chiều 31/7, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, tổ trưởng tổ công tác 970, cũng lưu ý cơ sở giết mổ dừng hoạt động thì ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng thực phẩm.


Ông yêu cầu các địa phương bằng mọi biện pháp phải giữ bằng được các cơ sở giết mổ, không để dịch Covid-19 xâm nhập vào. "Đồng thời đặc biệt quan tâm chống dịch tại các cơ sở giết mổ, vừa thực hiện nguyên tắc 5K vừa phải xét nghiệm cho người lao động, để kích hoạt các lò mổ hoạt động trở lại", ông nhấn mạnh.


Thứ trưởng Nam cho biết tổ công tác 970 của Bộ NNPTNT đã ghi nhận và sẽ đề xuất lên Bộ kiến nghị Chính phủ xem xét một số chính sách hỗ trợ, kích cầu sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung lâu dài. Bên cạnh đó, ông đề nghị UBND các tỉnh, thành phía Nam cần tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ, nhà máy chế biến thực phẩm được ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người lao động.

MỸ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

Nghệ An: Nam Thanh Niên Bị Sát Hại Dã Mang Khi Đến Nhà Bạn Chơi

 Đến nhà bạn chơi, nam thanh niên bị sát hại dã man.


Clip: Nghi phạm giết người cầm dao thách thức, cảnh sát nổ súng khống chế


Sau khi sát hại anh C. dã man, Tuấn đã bỏ trốn khỏi hiện trường.


Nghệ An: Nam Thanh Niên Bị Sát Hại Dã Mang Khi Đến Nhà Bạn Chơi
Lê Đăng Tuấn bị bắt giữ chỉ ít giờ sau khi gây án.


Sáng 2/8, thông tin từ Công an Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị đã phối hợp với phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ Lê Đăng Tuấn (SN 1971, trú huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) để điều tra về hành vi Giết người.


Thông tin ban đầu, khoảng 15h chiều 1/8, anh T.V.C (SN 1990, cùng trú huyện Nghĩa Đàn) đến nhà bạn tại phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa chơi. Tại đây, anh C. gặp và xảy ra mâu thuẫn với Tuấn. 


Sau khi mâu thuẫn và cãi vã, Tuấn đã dùng hung khí chém nhiều nhát vào vùng cổ khiến anh C. tử vong tại chỗ rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.


Nghệ An: Nam Thanh Niên Bị Sát Hại Dã Mang Khi Đến Nhà Bạn Chơi
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.


Nhận tin báo, Công an Thị xã Thái Hòa đã phong toả hiện trường để phục vụ công tác điều tra đồng thời cử lực lượng truy đuổi nghi phạm gây án. Sau ít giờ bỏ trốn, Tuấn đã bị lực lượng công an bắt giữ.


Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

Nguồn: http://danviet.vn/den-nha-ban-choi-nam-thanh-nien-bi-sat-hai-da-man-502021288331949.htm

Nguồn: Đức Sơn (Dân Việt)

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Cảnh Sát Nổ Súng Khống Chế Nghi Phạm Giết Người

 Clip: Nghi phạm giết người cầm dao thách thức, cảnh sát nổ súng khống chế

 

Khi cảnh sát nổ súng trấn áp, Lê Đăng Tuấn, nghi phạm giết người, vẫn cầm dao đứng trên bờ tường thách thức.


 Đến nhà bạn chơi, nam thanh niên bị sát hại dã man.


CLIP: Nghi phạm giết người cầm dao thách thức, cảnh sát nổ súng khống chế đối tượng


Ngày 2-8, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An đang tạm giữ Lê Đăng Tuấn (SN 1971), trú thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An để điều tra về hành vi giết người.


Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, vào khoảng gần 16 giờ ngày 1-8, anh Trần Văn C. (SN 1990, trú huyện Nghĩa Đàn) cùng Lê Đăng Tuấn đến nhà ông S. (trú phường Quang Phong, thị xã Thái Hoà, Nghệ An) chơi. Tại đây, do mâu thuẫn nên Tuấn đã dùng kiếm chém nhiều nhát vào anh C. khiến anh này gần đứt lìa cổ, tử vong tại chỗ. 


Sau khi chém chết người, Tuấn đã bỏ vào khu vực rừng gần đó để trốn. Nhận được tin báo, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra, truy bắt Tuấn.


Cảnh Sát Nổ Súng Khống Chế Nghi Phạm Giết Người
Đối tượng Tuấn (đứng giữa) bị cảnh sát khống chế, bắt giữ.

Cảnh Sát Nổ Súng Khống Chế Nghi Phạm Giết Người


Chiều tối ngày 1-8, phát hiện Tuấn đang ẩn nấp tại một căn nhà cách hiện trường khoảng 500 m các trinh sát đã bao vây, nổ súng trấn áp. Khi các trinh sát nổ súng, Tuấn vẫn cầm dao đứng trên bờ tường thánh thức "các anh bắn đi". Tuy nhiên, sau đó đối tượng bất ngờ vứt dao, các trinh sát đã tiếp cận, khống chế, bắt giữ thành công.


Cảnh Sát Nổ Súng Khống Chế Nghi Phạm Giết Người
Lê Đăng Tuấn (ngồi giữa) bị khống chế đưa về trụ sở cơ quan công an.


Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.

Nguồn: https://nld.com.vn/phap-luat/clip-nghi-pham-giet-nguoi-cam-dao-thach-thuc-canh-sat-no-sung-khong-che-20210802093718123.htm

Nguồn: Đức Ngọc (Người lao động)

Clip Đầy Tình Người, Xúc Động Với Hình Ảnh Người Phụ Nữ "Bình Định" Đi Dép Tổ Ong Phát Tiền Cho Bà Con

 Xúc động hình ảnh người phụ nữ đi dép lê, cầm xấp tiền phát cho bà con đi xe máy về quê chống dịch.

 

Người phụ nữ mang túi, đi dép tổ ong, cầm xấp tiền 500 nghìn đồng đứng ở QL1A phát cho bà con đi xe máy về quê, mỗi người một tờ.



Mới đây, trên mạng xã hội Facebook chia sẻ một clip ghi lại cảnh một người phụ nữ cầm xấp tiền ra phát cho những người đi xe máy về quê.


Cụ thể, Facebook này viết: "Rất xúc động khi một cô đi dép lê cầm theo cọc tiền đứng ở Quốc lộ 1A phát cho bà con đi xe máy về quê 500.000 đồng/xe. Quá ý nghĩa và thiết thực".


Hình ảnh clip cho thấy người phụ nữ ăn mặc giản di, đi dép lê đang cầm trên tay xấp tiền. Mỗi xe dừng lại đều được nhận một tờ 500.000 đồng và thêm một túi quà miễn phí. Sau khi nhận được tiền, không ít tài xế xe máy đã cúi đầu cảm ơn tấm lòng của người phụ nữ và nhóm thiện nguyện.


Việc làm tốt đẹp của người phụ nữ này nhận được sự chú ý và ngợi khen của cư dân mạng. Đa số ý kiến đều cho rằng một miếng khi đói bằng một gói khi no, và bày tỏ sự xúc động trước tấm lòng sẻ chia của đồng bào với nhau.


Theo tìm hiểu của PV, người phụ nữ cầm tiền phát cho người dân trong clip trên là chị Trần Huệ (43 tuổi, ở phường Phan Hưng, TP.Phan Thiết, Bình Thuận).


Clip Đầy Tình Người, Xúc Động Với Hình Ảnh Người Phụ Nữ Đi Dép Tổ Ong Phát Tiền Cho Bà Con
Người phụ nữ đi dép lê, cầm xấp tiền phát cho bà con đi xe máy về quê chống dịch


Trước sự việc trên, chiều 31/7, chia sẻ với PV, anh Đàm Ngọc Được (ở TP.Phan Thiết, Bình Thuận) xác nhận anh là người quay clip người phụ nữ đi dép lê, cầm tiền phát cho bà con trên đường về quê chống dịch trêm QL1A, TP.Phan Thiết (Bình Thuận).


Anh Được cho biết, anh quê gốc ở Nghệ An nhưng vào TP.Phan Thiết làm ăn, sinh sống. Nhà anh ở ngay QL1A. Từ ngày 28/7, 3 anh em anh ở trong nhà nhìn thấy người dân đi xe máy về quê đông, nhiều người không có đồ ăn vì các quán xá không bán nên anh đã nảy ra ý tưởng phát sữa, bánh mì, nước uống và xăng cho mọi người.


“Thấy 3 anh em tôi làm việc thiện nên chị Huệ ở TP.Phan Thiết cũng xuống đây làm cùng chúng tôi. 3 anh em tôi phát bánh mì, sữa và nước còn chị ấy phát tiền. Tôi làm được 3 ngày còn chị Huệ làm được 2 ngày, clip chị ấy phát tiền tôi thấy hay nên đăng lên thôi, không ngờ mọi người lại chia sẻ nhiều vậy. Chị ấy cũng ngại, không muốn tôi đăng tải lên đâu”, anh Được kể.


Anh Được cho biết, mỗi ngày anh phát được 200 đến 300 phần quà cho người dân. 3 ngày nay anh mua hết khoảng 20 triệu đồng tiền đồ ăn để phát cho bà con. Bản thân anh muốn làm việc thiện, có bao nhiêu làm bấy nhiêu chứ anh không muốn quyên góp của ai.


“Mai TP.Phan Thiết phải giãn cách theo Chỉ thị 16 rồi nên tôi cũng không biết có phát quà được nữa không”, anh Được nói.


Lãnh đạo UBND TP.Phan Thiết (Bình Thuận) cho biết, chính quyền địa phương đã nắm được thông về việc làm của chị Huệ. Chị Huệ là nguời Bình Định đang tạm trú tại phường Bình Hưng, TP.Phan Thiết.


Theo lãnh đạo UBND TP.Phan Thiết, chị Huệ là người chuyên buôn bán hải sản. Chị đã cùng một nhóm người làm từ thiện, chung tay hỗ trợ những người dân gặp khó khăn mùa COVID-19.

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc cả nhà sức khỏe và bình an nha!.

Trên Đường Về Quê Tránh Dịch Covid-19 Cả Gia Đình Gặp Nạn

 Xót xa cả gia đình gặp nạn trên đường về quê tránh dịch Covid-19.

 

Cả gia đình 4 người chạy xe máy từ phía Nam về quê Nghệ An tránh dịch nhưng không may xảy ra tai nạn khiến người cha mất, 3 mẹ con bị thương.


Sáng 1-8, một lãnh đạo Công an huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk cho biết đang tiếp tục điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 1 gia đình 4 người trên đường về quê thương vong.


Trên Đường Về Quê Tránh Dịch Cả Gia Đình Gặp Nạn
Hiện trường vụ tai nạn khiến cả gia đình thương vong trên đường về quê tránh dịch. Ảnh T.H


Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 31-7, tại Km 1667 + 980, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua địa phận thôn 1, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo).


Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, anh L.B.G (SN 1992, ngụ huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) chạy xe máy chở vợ là chị D.Y.X (SN 1992) cùng 2 con nhỏ lưu thông trên đường Hồ Chí Minh theo hướng Đắk Lắk - Gia Lai.


Khi đến Km 1667+980, đường Hồ Chí Minh thì xe máy va chạm với xe đầu kéo do tài xế P.M.H (SN 1990, ngụ thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) điều khiển lưu thông cùng chiều.


Vụ tai nạn làm anh L.B.G tử vong tại chỗ, vợ và 2 con anh G. bị thương được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu.


Được biết, gia đình anh G. xa quê đi làm ăn ở các tỉnh phía Nam. Những ngày gần đây, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên gia đình anh về quê tránh dịch bằng xe máy nhưng không may gặp nạn.


Sau khi xảy ra vụ việc, thấy hoàn cảnh của gia đình anh G. khó khăn, một số người dân chung tay quên góp để hỗ trợ chi phí đưa thi thể anh G. về quê và lo thuốc thang cho 3 mẹ con điều trị tại bệnh viện.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/xot-xa-ca-gia-dinh-gap-nan-tren-duong-ve-que-tranh-dich-covid-19-20210801092125848.htm

Nguồn: Cao Nguyên (Người lao động)

Đi Xe 3 Gác Về Nghệ An Gia Đình 5 Người Gặp Nạn Thương Tâm Giờ Ra Sao?

 Vụ gia đình 5 người đi xe ba gác về quê gặp nạn: Sức khỏe các nạn nhân như thế nào?

 

4 nạn nhân trong vụ tai nạn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.


Đi Xe 3 Gác Về Nghệ An Gia Đình 5 Người Gặp Nạn Thương Tâm
Lực lượng chức năng đến thăm hỏi nạn nhân đi xe ba gác gặp tai nạn ở chốt kiểm soát dịch.


Ngày 1/8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Ban An toàn giao thông tỉnh đã đến động viên, thăm hỏi và trao 34 triệu đồng cho gia đình anh Trương Xuân Sơn (ở Nghệ An), bị tai nạn giao thông tại chốt kiểm soát dịch.


Hiện tại, anh Sơn cùng vợ và người con thứ 2 đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận. Anh Sơn bị chấn thương vùng đầu, con thứ 2 chấn thương ở chân. Còn vợ và con gái út anh Sơn bị thương nhẹ. Người con trai lớn của anh Sơn là cháu T. X. T. (15 tuổi) đã tử vong tại chỗ trong vụ tai nạn.


Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, các thành viên trong gia đình anh Sơn đã được lấy mẫu xét nghiệm PCR và cho kết quả âm tính.


Ngoài ra, hai chiến sĩ cảnh sát trực chốt cũng bị thương trong vụ tai nạn, có 1 người bị thương rất nặng đang được cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.Hồ Chí Minh.


Đi Xe 3 Gác Về Nghệ An Gia Đình 5 Người Gặp Nạn Thương TâmHiện trường vụ tai nạn.


Trước đó, vào 23h ngày 31/7, tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 ở xã Tân Đức, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), gia đình anh Sơn gồm 5 người (2 vợ chồng, 3 người con) đi trên xe ba gác từ TP. Hồ Chí Minh về Nghệ An đang dừng lại khai báo y tế.


Trong lúc khai báo y tế, bất ngờ chiếc xe tải mang biển số Hà Nội lao thẳng vào xe ba gác. Cú đâm mạnh đẩy xe ba gác lao vào chốt kiểm soát chống dịch COVID-19.


Vụ tai nạn làm người con trai lớn của anh Sơn tử vong, 4 người còn lại của gia đình bị thương nặng. Ngoài ra, vụ tai nạn còn làm bị thương thương 2 chiến sĩ cảnh sát trực chốt.

Nguồn: http://danviet.vn/vu-gia-dinh-5-nguoi-di-xe-ba-gac-ve-que-gap-nan-suc-khoe-cac-nan-nhan-nhu-the-nao-5020211822442141.htm

Nguồn: Quỳnh An (Dân Việt)

Dịch Bệnh Covid Kéo Dài, Đi Bắt Ốc 2 Mẹ Con Chết Thương Tâm

 TP.HCM: Mẹ và con gái 10 tuổi chết thương tâm dưới kênh khi đi bắt ốc

 

Người phụ nữ cùng con gái ra kênh bắt ốc nhưng không lâu sau đó người dân phát hiện cả 2 nạn nhân đã tử vong dưới kênh.

Đi Bắt Ốc 2 Mẹ Con Chết Thương Tâm


Chiều 1/8, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM Thủ Đức, TP.HCM phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan vẫn đang điều tra, làm rõ nguyên nhân tử vong của 2 mẹ con trên địa bàn phường Long Phước, TP Thủ Đức.


Thông tin ban đầu, vào đầu giờ chiều cùng ngày, người dân địa phương phát hiện bé gái Đ.T.T. (10 tuổi) bất động dưới kênh trên đường số 1 (gần nhà thờ Long Đại, phường Long Phước) nên hô hoán. Nhiều người lao xuống kênh vớt bé T. lên dùng các biện pháp sơ cứu nhưng cháu bé đã tử vong.


Thời điểm này, thấy đôi dép phụ nữ để ở bờ kênh nên người dân tiếp tục xuống kênh tìm kiếm thì phát hiện thi thể chị P.T.L. (33 tuổi, ngụ phường Long Phước) là mẹ ruột của cháu T.


Người dân địa phương cho biết, trưa cùng ngày mọi người thấy hai mẹ con chị P.T.L. xuống kênh bắt ốc, không lâu sau đó thì phát hiện sự việc đau lòng.


Theo người dân địa phương, hoàn cảnh gia đình nạn nhân rất khó khăn, trong đó bé T là con gái đầu của vợ chồng chị L.


Hiện nguyên nhân vụ việc đang được công an điều tra, làm rõ.

Nguồn: http://danviet.vn/tphcm-me-va-con-gai-10-tuoi-chet-thuong-tam-duoi-kenh-khi-di-bat-oc-5020211821541878.htm

Nguồn: Đông Thịnh (Dân Việt)

Phạm Minh Chính "Thủ Tướng" Gửi Lời Động Viên Đến Lực Lượng Tuyến Đầu Chống Dịch Covid-19

 Thủ tướng gửi thư động viên lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 hơn 500 ngày qua.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa gửi thư động viên, bày tỏ trân trọng, biểu dương và đánh giá rất cao đóng góp, hy sinh, nỗ lực hết mình của lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 trong hơn 500 ngày qua.


Sáng sớm nay 2-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư gửi thư động viên, bày tỏ trân trọng, biểu dương và đánh giá rất cao những đóng góp, hy sinh, nỗ lực hết mình của lực lượng tuyến đầu chống dịch.


Phạm Minh Chính "Thủ Tướng" Gửi Lời Động Viên Đến Lực Lượng Tuyến Đầu Chống Dịch Covid-19
Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thăm cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 tại tỉnh Tây Ninh - Ảnh: Nhật Bắc


Trong thư của Thủ tướng nêu rõ hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 29-7-2021, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi bằng được dịch bệnh Covid-19.


Hơn 500 ngày qua, dịch Covid-19 là thước đo tinh thần "lửa thử vàng, gian nan thử sức" và "tương thân, tương ái", lòng yêu nước của cả dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân, doanh nghiệp, cuộc chiến chống dịch bệnh ở nước ta đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, dù phía trước còn rất nhiều gian nan và thách thức.


Hơn 500 ngày qua, dịch Covid-19 với những diễn biến ngày càng phức tạp, chúng ta phải chiến đấu với loại virus được ví như "kẻ thù nguy hiểm giấu mặt, liên tục biến hóa, tàng hình" và tạm thời chưa có thuốc chữa. Nhân dân càng hiểu, trân trọng, biết ơn sự hy sinh của tất cả các anh chị em trên tuyến đầu, nhất là đội ngũ cán bộ y tế . Những cống hiến đó đã tạo nên bức tranh đẹp lan tỏa sâu rộng trong cuộc chiến chống dịch với những sắc màu của giá trị nhân văn, đức hy sinh, sự sẻ chia và tình đoàn kết toàn dân tộc.


Hơn 500 ngày qua, dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường, gây ra nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng không làm giảm tinh thần vì cộng đồng của lực lượng tuyến đầu chống dịch. Tôi cảm nhận được tinh thần của những phong trào "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "Năm xung phong"… của những năm xưa như càng lan tỏa mạnh mẽ hơn trong lực lượng tuyến đầu chống dịch. Các anh, các chị "sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Nhân dân và Tổ quốc cần". Những ngày qua, cán bộ y tế trong bộ quần áo bảo hộ giữa mùa hè đổ lửa, đêm quên ngủ, ngày quên ăn, tận tâm, tận lực với công việc, thậm chí nhiều anh chị em không có cơ hội gặp được người thân lần cuối do đang phải thực hiện nhiệm vụ.


Những "anh Bộ đội Cụ Hồ", những "chiến sĩ Công an nhân dân" không sợ hy sinh gian khổ, nhiều tháng không về nhà do phải canh gác nơi biên giới, phục vụ, chăm lo, hướng dẫn, giữ gìn an ninh trật tự cho Nhân dân trong vùng dịch, canh chốt trong các khu cách ly, bảo đảm an toàn chống dịch…


Những cán bộ ở cơ sở vất vả ngày đêm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để giám sát, điều tra dịch tễ và truy vết. Những anh chị em nhà báo không ngại lây lan, hiểm nguy vào giữa tâm dịch để viết tin, bài. Những tình nguyện viên bằng cả tấm lòng nhân ái, sự hy sinh thầm lặng, sự sẻ chia sâu sắc, xung phong đến nơi nguy hiểm hỗ trợ cộng đồng…


Hơn 500 ngày qua, dịch Covid-19 đã gây ra bao nhiêu khó khăn, vất vả cho Nhân dân. Đảng, Nhà nước thấu hiểu và chia sẻ, Nhân dân mong từng ngày, từng giờ dịch bệnh sớm được kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi. Các anh chị em mong dịch bệnh qua đi để được trở về với gia đình, người thân, về với thói quen thân thuộc của cuộc sống bình thường…


Đảng, Nhà nước trân trọng, biểu dương và đánh giá rất cao những đóng góp, hy sinh, nỗ lực hết mình của lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhất là đội ngũ cán bộ y tế.


"Thời gian tới, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường. Chúng ta xác định đây sẽ là cuộc chiến còn trường kỳ, nhiều gian nan. Tôi mong các đồng chí tiếp tục thể hiện ý chí "chân cứng đá mềm", trái tim nhiệt huyết, tấm lòng nhân ái để phục vụ đồng bào"- Thủ tướng bày tỏ.


Thủ tướng nhấn mạnh cả đất nước có niềm tin sự kiên trì, bền bỉ với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn với nhiều giải pháp đồng bộ, tổng thể, toàn diện, cùng sự đồng lòng ủng hộ của Nhân dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch Covid-19, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng. Chiến thắng đại dịch Covid-19!


"Chúc các đồng chí, anh chị em lực lượng tuyến đầu chống dịch vững tâm, an lành, sức khỏe, hạnh phúc. Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn ở bên cạnh, mong các đồng chí, anh chị em luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, để xứng đáng với niềm tin, sự mong muốn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân!"- Thủ tướng nhấn mạnh trong thư.

Nguồn: https://nld.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-gui-thu-dong-vien-luc-luong-tuyen-dau-chong-dich-covid-19-hon-500-ngay-qua-20210802075453335.htm

Nguồn: Thế Dũng (Người lao động)

Bữa Ăn Cuối Tháng Của Nam Sinh Viên Nhìn Thấy "Xanh Cả Mặt" Bỏ Chạy Ngay

 Nam sinh quyết tâm làm bữa ăn cải thiện cuối tháng, nhưng vừa mở vung nồi đã "xanh mặt", có cho tiền cũng không dám ăn


Nhìn món ăn này, ai cũng đồng loạt khuyên nam sinh nên từ bỏ ngay.


Dân mạng thường đùa vui, đời sinh viên chia làm 2 loại: Cuối tháng và đầu tháng. Bởi đầu tháng, cha mẹ thường sẽ gửi tiền bạc cũng như đồ ăn lên thành phố, nên đây là lúc sinh viên sống dư dả nhất. Đến cuối tháng lại hết tiền và đồ ăn, nhiều sinh viên thậm chí còn phải ăn tạm mỳ tôm sống qua ngày.


Mới đây, một nam sinh đã chia sẻ câu chuyện hài hước của mình khi làm bữa ăn cải thiện vào cuối tháng. Đang ngồi ở nhà thì bắt được... con rắn, hội nam sinh đã rủ nhau làm bữa lẩu. Ai ngờ khi nấu lên, mở vung nồi ra là cảnh tượng kinh hãi khiến cả đám không ai dám đụng đũa vào.

Bữa Ăn Cuối Tháng Của Nam Sinh Viên Nhìn Thấy "Xanh Cả Mặt" Bỏ Chạy Ngay

Bữa Ăn Cuối Tháng Của Nam Sinh Viên Nhìn Thấy "Xanh Cả Mặt" Bỏ Chạy Ngay
Hội sinh viên kinh hãi trước nồi lẩu rắn do chính mình nấu


Nam sinh tâm sự thêm: "Tụi mình sinh viên, cuối tháng đói mốc meo, gạo không còn, mỳ tôm cũng bẻ đôi chia nhau, nói chung là đói khát. Nay mấy anh em đang ngồi ngoài cửa thì từ đâu lòi ra con rắn này. Nghĩ trời thương, ban ẻm xuống cho anh em cải thiện nên cứ thế nấu thôi, không nề hà gì.


Ngặt nỗi bọn mình thể hiện thế thôi chứ biết gì về ẩm thực đâu. Lúi húi dưới bếp cũng thấy thơm nức, lúc cho lên mâm, vừa mở vung ra thì gặp quả này".

Bữa Ăn Cuối Tháng Của Nam Sinh Viên Nhìn Thấy "Xanh Cả Mặt" Bỏ Chạy Ngay
Con rắn chưa qua chế biến gì mà được cho vào nồi nấu luôn


Ai ngờ khi mở nồi, dù con rắn đã chết xong dường như chưa qua xử lý mà đã được nhóm nam sinh này vứt ngay vào nồi nấu cùng các loại rau củ. Nhìn thôi đã thấy sợ rồi, đố ai dám đụng đũa vào.


Bên dưới bài viết cũng đã nhận về nhiều lời góp ý đối với nhóm sinh viên này. Dù đói đến đâu thì cũng nên xử lý đồ ăn cho tử tế, bên cạnh đó cũng nên tra trước trên mạng xem thực sự con rắn này chế biến thế nào, có độc tố nào không.


Thôi thì coi như cũng bỏ nồi canh này. Đây cũng là bài học chung cho các bạn sinh viên, không phải cái gì cũng tự tiện nấu ăn được đâu nhé!

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Thông Chốt Bất Thành Và Hình Phạt Dáng Yêu Nhất Năm

 Hình phạt 'đáng yêu' nhất mùa dịch: 'Thông chốt' bất thành phải... tập thể dục, xong được tặng cơm.


Không phải ai vi phạm trong mùa dịch cũng bị lập biên bản phạt tiền hay xử lý hình sự.


Hiện các tỉnh phía Nam vẫn đang trong những ngày tháng căng thẳng nhất bởi đại dịch Covid-19 hoành hành. Đặc biệt, lượng di dân vẫn rất lớn, do mất việc hoặc lo lắng sớm muộn mình cũng bị bệnh, nên nhiều người đã rời các thành phố, khu công nghiệp để về quê.


Cũng chính vì thế, các lực lượng chức năng đang phải căng mình để giữ chốt. Những ai không đủ điều kiện qua chốt sẽ phải quay đầu, hoặc bị phạt. Clip sau đây là một ví dụ.



Đoan video cho thấy, lực lượng CSGT đã xử phạt 2 thanh niên định qua một chốt giao thông ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, hình phạt dành cho 2 thanh niên này được cư dân mạng bình luận là đáng yêu nhất mùa dịch.


Có lẽ, thông cảm với hoàn cảnh của 2 thanh niên, nên lực lượng chức năng chỉ phạt 2 thanh niên đứng lên ngồi xuống, rất giống với động tác squat để làm khoẻ các nhóm cơ đùi, cơ mông mà giới nghiệm gym không thể không biết.


Sau đó, theo những nhân chứng kể lại, lực lượng chức năng còn phát cơm cho 2 thanh niên để đỡ đói.


Thông Chốt Bất Thành Và Hình Phạt Đáng Yêu Nhất Năm
Lực lượng chức năng có hình thức xử phạt hợp tình hợp lý


Thế mới thấy, luật là luật, nhưng trong mùa dịch tình người mới là thứ quan trọng. 2 thanh niên muốn thông chốt dù bị phạt, nhưng cũng không thể giận các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ, trái lại còn biết ơn vì đã giơ cao đánh khẽ.

Nguồn: Hà Lâm/Pháp luật & Bạn đọc

Người Nhà Lên Tiếng Sau Vụ Ông Cụ 80 Tuổi Cầm Mũ Cối Tấn Công Lực Lượng Chức Năng

 Chia sẻ từ người thân cụ ông 80 tuổi cầm mũ cối tấn công lực lượng chức năng ở Hà Nội.


'Khoảng 5-6 năm trở lại đây, từ ngày bà ngoại mất, tinh thần ông ngoại càng bất ổn, dễ cáu giận, nóng tính và xa cách với con cháu' - Trang Nguyễn, cháu ngoại cụ ông chia sẻ.


Vụ việc cụ ông Nguyễn Văn Huy (sinh năm 1942 ở phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) dùng mũ cối tấn công lực lượng chức năng khi được nhắc nhở đeo khẩu trang đang được dư luận quan tâm.


Theo đó, sự việc xảy ra vào chiều ngày 30/7 tại một con hẻm trên đường Lạc Long Quân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trước sự chống đối của cụ ông, lực lượng chức năng buộc lòng phải cưỡng chế để đưa về trụ sở giải quyết.

Người Nhà Lên Tiếng Sau Vụ Ông Cụ 80 Tuổi Cầm Mũ Cối Tấn Công Lực Lượng Chức Năng
Cụ ông cầm mũ cối tấn công lực lượng chức năng khi được nhắc nhở đeo khẩu trang


Khi đoạn clip được chia sẻ, nhiều người bức xúc với việc không tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh của cụ ông, đồng thời lên án hành động chống đối, tấn công lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên bên cạnh đó, không ít người cảm thông và cho rằng tuổi già dễ nóng giận và thiếu kiểm soát hành vi.


Sáng 31/7, mạng xã hội chia sẻ bài viết của tài khoản Trang Nguyễn - tự xưng là cháu gái của cụ ông trong clip. Trong bài viết của mình, Trang cho biết nhiều năm trở lại đây, ông tinh thần không ổn định, cộng thêm di chứng của chiến tranh và tuổi già càng khiến ông dễ nóng giận, quát tháo và dần xa cách với con cháu.

Người Nhà Lên Tiếng Sau Vụ Ông Cụ 80 Tuổi Cầm Mũ Cối Tấn Công Lực Lượng Chức Năng
Bài viết của Trang Nguyễn được nhiều hội nhóm chia sẻ.


Chúng tôi đã liên lạc với Trang Nguyễn và được chính chủ xác nhận là người đăng tải bài viết trên. 'Ông hiện đang sống cùng với cậu và mợ mình (tức là con trai và con dâu của ông). Nói là sống chung nhưng thực ra mọi thứ đều tách biệt. Ông tự lo ăn uống, ngủ nghỉ và không để con cháu gần gũi, chăm sóc. Nhiều khi con cháu đến thăm, hỏi han ông, ông cũng nóng giận, quát tháo' - Trang kể.


Trang cho biết thêm, thời chiến tranh ông ngoại từng bị đạn bắn vào đầu. Khoảng 5-6 năm trở lại đây, từ ngày bà ngoại mất, tinh thần ông càng bất ổn, con cháu nhiều lần chia sẻ nhưng ông không nghe.



'Tuổi tác ngày càng cao, ông càng dễ xúc động, không ai nói gì được ông cả nên mới để ra cơ sự như hôm qua. Khi nghe tin về ông, cả nhà rất lo lắng và càng thấy thương ông' - Trang chia sẻ.


Nói về việc cụ ông không chấp hành quy định phòng dịch và tấn công lực lượng chức năng, Trang cho hay: 'Mình biết là ông làm sai, và ông sẽ phải chịu xử lý của pháp luật, mình không bàn cãi. Nhưng cộng đồng mạng có nhiều người nói ông những câu rất quá đáng, bản thân mình là người nhà, đọc vào thấy rất buồn. Mình mong mọi người hiểu cho hoàn cảnh của ông mà thôi chì chiết ông'.


Hiện tại, những chia sẻ của Trang vẫn đang được nhiều thành viên mạng chú ý, không ít người bày tỏ sự cảm thông với hoàn cảnh và bệnh tình của cụ ông.

Nguồn: Lưu Ly/Baodatviet.vn

Sau Ngày 31/7 Người Dân Không Được Rời Khỏi Nơi Cư Trú

 Công điện của Thủ tướng: Sau 31/7, người dân không được rời khỏi nơi cư trú.


Công điện của Thủ tướng nêu rõ: Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép).


TP.HCM và 18 tỉnh, thành phía Nam giãn cách xã hội thêm 14 ngày.


Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, ngày 31/7, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1063 về phòng chống dịch COVID-19.


Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:


1. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất, hiệu quả các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã ban hành trong thời gian qua.


2. Các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg phải thực hiện nghiêm, nhất quán theo phương châm chỉ có thể thực hiện cao hơn, sớm hơn phù hợp theo tình hình thực tiễn tại địa phương.


Sau Ngày 31/7 Người Dân Không Được Rời Khỏi Nơi Cư Trú
TP.HCM vắng bóng người ra đường trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh: HOÀNG GIANG


Tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”. Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31 tháng 7 năm 2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép).


Lãnh đạo tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để người dân tự ý di chuyển ra khỏi địa phương mình. Đối với người dân đã rời khỏi tỉnh xuất phát đến địa bàn tỉnh khác thì các tỉnh liên quan phải tổ chức đón, đưa về địa phương đích đến bảo đảm an toàn. Tổ chức xét nghiệm, vận chuyển bằng xe ca (có thể bố trí xe tải chở theo xe gắn máy của người dân nếu người dân di chuyển bằng xe gắn máy). Thực hiện bàn giao đầy đủ, tổ chức cách ly, giám sát y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan.


Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh và tổ chức đưa đón người dân.


Tổ chức tốt hệ thống, mạng lưới chăm sóc, điều trị người bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 theo các tầng điều trị; tập trung và ưu tiên năng lực, nâng cao chất lượng điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh nhân diễn tiến nặng, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.


3. Tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày (kể từ ngày kết thúc giãn cách xã hội theo Công văn số 969/TTg-KGVX) đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 969/TTg-KGVX ngày 17 tháng 7 năm 2021.


Những tỉnh sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nếu đã kiểm soát được dịch bệnh có thể nới lỏng giãn cách theo từng khu vực trong nội bộ tỉnh. Đối với khu vực liên tỉnh thì phải có thỏa thuận, thống nhất với các tỉnh liên quan và phải báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trước khi quyết định.


4. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:


a) Thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh, giữ vững thành quả chống dịch, không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn đồng thời phối hợp, hỗ trợ, chi viện phù hợp cho Thành phố Hô Chí Minh và các địa phương đang có dịch diễn biến phức tạp.


Vận động, kêu gọi, kiểm soát người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội không được rời địa bàn, tiếp tục ở lại theo tinh thần giãn cách “ai ở đâu ở đấy”.


Tổ chức hỗ trợ cung cấp ngay, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc. Tổ chức hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân. Hỗ trợ người dân tỉnh mình đang ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đang có dịch diễn biến phức tạp, có số lượng ca mắc lớn.


b) Tổ chức tiêm vaccine nhanh, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả, không để vaccine hết hạn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xin cho, lựa chọn vaccine, lợi dụng chức trách để tiêm cho người không đúng đối tượng và các tiêu cực khác trong việc tiêm vaccine. Xử lý nghiêm, kịp thời theo pháp luật các trường hợp vi phạm. Người đứng đầu các cấp chính quyền chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có việc tiêm vaccine.


c) Tăng cường huy động đội ngũ cán bộ y tế (nhất là lực lượng hồi sức cấp cứu) không phân biệt công, tư tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, số lượng bác sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên. Sẵn sàng chi viện cho các địa phương dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, có số lượng ca mắc lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương phía Nam theo sự điều phối của Bộ Y tế.


Chú trọng chăm lo động viên tinh thần, đảm bảo phương tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất đối với lực lượng y tế và các lực lượng trực tiếp chống dịch. Có phương án sử dụng hợp lý lực lượng y tế, những nơi không nhất thiết cần nhân viên y tế thì hướng dẫn các lực lượng khác và nhân dân thực hiện.


d) Xây dựng kế hoạch và thực hiện mua sắm vật tư, thiết bị y tế; phương án đảm bảo sản xuất đời sống, an sinh xã hội, trật tự xã hội theo các kịch bản dịch bệnh; sẵn sàng cho tình huống dịch diễn biến xấu. Tuyệt đối không để tiêu cực trong mua sắm.


5. Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, chỉ đạo công khai, minh bạch, kịp thời mọi thông tin về phòng, chống dịch để nhân dân biết, ủng hộ và tích cực tham gia, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.


Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin sai sự thật ảnh hưởng tiêu cực tới phòng chống dịch bệnh.


6. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thúc đẩy nhanh, hiệu quả theo quy trình rút gọn về hành chính việc sản xuất, cung ứng vaccine, thuốc phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; rà soát, đề xuất bổ sung chế độ, chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ y tế và các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/cong-dien-cua-thu-tuong-sau-317-nguoi-dan-khong-duoc-roi-khoi-noi-cu-tru-1005069.html

Nguồn: Tá Lâm (Pháp luật TPHCM)

Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Tiếp Tục Thực Hiện Giãn Cách Xã Hội Tp.HCM và 18 Tỉnh Phía Nam Thêm 14 Ngày

 TP.HCM và 18 tỉnh, thành phía Nam giãn cách xã hội thêm 14 ngày.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày đối với TP.HCM và 18 tỉnh, thành phố phía Nam.


Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, ngày 31-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện số 1063 về phòng chống dịch COVID-19.


Trong công điện, Thủ tướng yêu cầu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày (kể từ ngày kết thúc giãn cách xã hội theo Công văn số 969 ngày 17-7 của Thủ tướng – tức là hôm nay kết thúc đợt giãn cách xã hội).


19 địa phương ngày gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.


Tiếp Tục Thực Hiện Giãn Cách Xã Hội Tp.HCM và 18 Tỉnh Phía Nam Thêm 14 Ngày
Phố đi bộ đường Nguyễn Huệ, quận 1 (trước cổng UBND TP.HCM) những ngày giãn cách xã hội. Ảnh: HOÀNG GIANG


Những tỉnh sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nếu đã kiểm soát được dịch bệnh, Thủ tướng cho phép có thể nới lỏng giãn cách theo từng khu vực trong nội bộ tỉnh.


Đối với khu vực liên tỉnh, phải có thỏa thuận, thống nhất với các tỉnh liên quan và phải báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trước khi quyết định.


Trước đó, trong chiều nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19.


Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo yêu cầu Tiểu ban Giám sát dịch COVID-19 (Ban chỉ đạo) tiếp tục giám sát chặt chẽ để kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo khi các địa phương có dấu hiệu chuyển từ nguy cơ lên nguy cơ cao (phải giãn cách theo Chỉ thị 15), nguy cơ cao lên nguy cơ rất cao (phải giãn cách theo Chỉ thị 16) để chỉ đạo các địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.


Ban chỉ đạo thống nhất, kiến nghị Thủ tướng tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam thêm 14 ngày.


Tuy nhiên, tùy vào mức độ kiểm soát dịch bệnh, các địa phương có thể nới lỏng cục bộ. Đối với khu vực tiếp giáp, phải thống nhất với các địa phương khác, báo cáo Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ và Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia trước khi quyết định.


Nguồn: https://tienphong.vn/tiep-tuc-gian-cach-xa-hoi-khong-de-nguoi-dan-di-chuyen-khoi-noi-cu-tru-sau-ngay-31-7-post1361221.tpo

Nguồn: Tá Lâm (Pháp luật TPHCM)