Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Trên Đường Về Quê Tránh Dịch Covid-19 Cả Gia Đình Gặp Nạn

 Xót xa cả gia đình gặp nạn trên đường về quê tránh dịch Covid-19.

 

Cả gia đình 4 người chạy xe máy từ phía Nam về quê Nghệ An tránh dịch nhưng không may xảy ra tai nạn khiến người cha mất, 3 mẹ con bị thương.


Sáng 1-8, một lãnh đạo Công an huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk cho biết đang tiếp tục điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 1 gia đình 4 người trên đường về quê thương vong.


Trên Đường Về Quê Tránh Dịch Cả Gia Đình Gặp Nạn
Hiện trường vụ tai nạn khiến cả gia đình thương vong trên đường về quê tránh dịch. Ảnh T.H


Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 31-7, tại Km 1667 + 980, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua địa phận thôn 1, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo).


Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, anh L.B.G (SN 1992, ngụ huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) chạy xe máy chở vợ là chị D.Y.X (SN 1992) cùng 2 con nhỏ lưu thông trên đường Hồ Chí Minh theo hướng Đắk Lắk - Gia Lai.


Khi đến Km 1667+980, đường Hồ Chí Minh thì xe máy va chạm với xe đầu kéo do tài xế P.M.H (SN 1990, ngụ thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) điều khiển lưu thông cùng chiều.


Vụ tai nạn làm anh L.B.G tử vong tại chỗ, vợ và 2 con anh G. bị thương được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu.


Được biết, gia đình anh G. xa quê đi làm ăn ở các tỉnh phía Nam. Những ngày gần đây, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên gia đình anh về quê tránh dịch bằng xe máy nhưng không may gặp nạn.


Sau khi xảy ra vụ việc, thấy hoàn cảnh của gia đình anh G. khó khăn, một số người dân chung tay quên góp để hỗ trợ chi phí đưa thi thể anh G. về quê và lo thuốc thang cho 3 mẹ con điều trị tại bệnh viện.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/xot-xa-ca-gia-dinh-gap-nan-tren-duong-ve-que-tranh-dich-covid-19-20210801092125848.htm

Nguồn: Cao Nguyên (Người lao động)

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Đi Xe 3 Gác Về Nghệ An Gia Đình 5 Người Gặp Nạn Thương Tâm Giờ Ra Sao?

 Vụ gia đình 5 người đi xe ba gác về quê gặp nạn: Sức khỏe các nạn nhân như thế nào?

 

4 nạn nhân trong vụ tai nạn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.


Đi Xe 3 Gác Về Nghệ An Gia Đình 5 Người Gặp Nạn Thương Tâm
Lực lượng chức năng đến thăm hỏi nạn nhân đi xe ba gác gặp tai nạn ở chốt kiểm soát dịch.


Ngày 1/8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Ban An toàn giao thông tỉnh đã đến động viên, thăm hỏi và trao 34 triệu đồng cho gia đình anh Trương Xuân Sơn (ở Nghệ An), bị tai nạn giao thông tại chốt kiểm soát dịch.


Hiện tại, anh Sơn cùng vợ và người con thứ 2 đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận. Anh Sơn bị chấn thương vùng đầu, con thứ 2 chấn thương ở chân. Còn vợ và con gái út anh Sơn bị thương nhẹ. Người con trai lớn của anh Sơn là cháu T. X. T. (15 tuổi) đã tử vong tại chỗ trong vụ tai nạn.


Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, các thành viên trong gia đình anh Sơn đã được lấy mẫu xét nghiệm PCR và cho kết quả âm tính.


Ngoài ra, hai chiến sĩ cảnh sát trực chốt cũng bị thương trong vụ tai nạn, có 1 người bị thương rất nặng đang được cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.Hồ Chí Minh.


Đi Xe 3 Gác Về Nghệ An Gia Đình 5 Người Gặp Nạn Thương TâmHiện trường vụ tai nạn.


Trước đó, vào 23h ngày 31/7, tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 ở xã Tân Đức, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), gia đình anh Sơn gồm 5 người (2 vợ chồng, 3 người con) đi trên xe ba gác từ TP. Hồ Chí Minh về Nghệ An đang dừng lại khai báo y tế.


Trong lúc khai báo y tế, bất ngờ chiếc xe tải mang biển số Hà Nội lao thẳng vào xe ba gác. Cú đâm mạnh đẩy xe ba gác lao vào chốt kiểm soát chống dịch COVID-19.


Vụ tai nạn làm người con trai lớn của anh Sơn tử vong, 4 người còn lại của gia đình bị thương nặng. Ngoài ra, vụ tai nạn còn làm bị thương thương 2 chiến sĩ cảnh sát trực chốt.

Nguồn: http://danviet.vn/vu-gia-dinh-5-nguoi-di-xe-ba-gac-ve-que-gap-nan-suc-khoe-cac-nan-nhan-nhu-the-nao-5020211822442141.htm

Nguồn: Quỳnh An (Dân Việt)

Dịch Bệnh Covid Kéo Dài, Đi Bắt Ốc 2 Mẹ Con Chết Thương Tâm

 TP.HCM: Mẹ và con gái 10 tuổi chết thương tâm dưới kênh khi đi bắt ốc

 

Người phụ nữ cùng con gái ra kênh bắt ốc nhưng không lâu sau đó người dân phát hiện cả 2 nạn nhân đã tử vong dưới kênh.

Đi Bắt Ốc 2 Mẹ Con Chết Thương Tâm


Chiều 1/8, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM Thủ Đức, TP.HCM phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan vẫn đang điều tra, làm rõ nguyên nhân tử vong của 2 mẹ con trên địa bàn phường Long Phước, TP Thủ Đức.


Thông tin ban đầu, vào đầu giờ chiều cùng ngày, người dân địa phương phát hiện bé gái Đ.T.T. (10 tuổi) bất động dưới kênh trên đường số 1 (gần nhà thờ Long Đại, phường Long Phước) nên hô hoán. Nhiều người lao xuống kênh vớt bé T. lên dùng các biện pháp sơ cứu nhưng cháu bé đã tử vong.


Thời điểm này, thấy đôi dép phụ nữ để ở bờ kênh nên người dân tiếp tục xuống kênh tìm kiếm thì phát hiện thi thể chị P.T.L. (33 tuổi, ngụ phường Long Phước) là mẹ ruột của cháu T.


Người dân địa phương cho biết, trưa cùng ngày mọi người thấy hai mẹ con chị P.T.L. xuống kênh bắt ốc, không lâu sau đó thì phát hiện sự việc đau lòng.


Theo người dân địa phương, hoàn cảnh gia đình nạn nhân rất khó khăn, trong đó bé T là con gái đầu của vợ chồng chị L.


Hiện nguyên nhân vụ việc đang được công an điều tra, làm rõ.

Nguồn: http://danviet.vn/tphcm-me-va-con-gai-10-tuoi-chet-thuong-tam-duoi-kenh-khi-di-bat-oc-5020211821541878.htm

Nguồn: Đông Thịnh (Dân Việt)

Phạm Minh Chính "Thủ Tướng" Gửi Lời Động Viên Đến Lực Lượng Tuyến Đầu Chống Dịch Covid-19

 Thủ tướng gửi thư động viên lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 hơn 500 ngày qua.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa gửi thư động viên, bày tỏ trân trọng, biểu dương và đánh giá rất cao đóng góp, hy sinh, nỗ lực hết mình của lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 trong hơn 500 ngày qua.


Sáng sớm nay 2-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư gửi thư động viên, bày tỏ trân trọng, biểu dương và đánh giá rất cao những đóng góp, hy sinh, nỗ lực hết mình của lực lượng tuyến đầu chống dịch.


Phạm Minh Chính "Thủ Tướng" Gửi Lời Động Viên Đến Lực Lượng Tuyến Đầu Chống Dịch Covid-19
Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thăm cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 tại tỉnh Tây Ninh - Ảnh: Nhật Bắc


Trong thư của Thủ tướng nêu rõ hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 29-7-2021, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi bằng được dịch bệnh Covid-19.


Hơn 500 ngày qua, dịch Covid-19 là thước đo tinh thần "lửa thử vàng, gian nan thử sức" và "tương thân, tương ái", lòng yêu nước của cả dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân, doanh nghiệp, cuộc chiến chống dịch bệnh ở nước ta đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, dù phía trước còn rất nhiều gian nan và thách thức.


Hơn 500 ngày qua, dịch Covid-19 với những diễn biến ngày càng phức tạp, chúng ta phải chiến đấu với loại virus được ví như "kẻ thù nguy hiểm giấu mặt, liên tục biến hóa, tàng hình" và tạm thời chưa có thuốc chữa. Nhân dân càng hiểu, trân trọng, biết ơn sự hy sinh của tất cả các anh chị em trên tuyến đầu, nhất là đội ngũ cán bộ y tế . Những cống hiến đó đã tạo nên bức tranh đẹp lan tỏa sâu rộng trong cuộc chiến chống dịch với những sắc màu của giá trị nhân văn, đức hy sinh, sự sẻ chia và tình đoàn kết toàn dân tộc.


Hơn 500 ngày qua, dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường, gây ra nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng không làm giảm tinh thần vì cộng đồng của lực lượng tuyến đầu chống dịch. Tôi cảm nhận được tinh thần của những phong trào "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "Năm xung phong"… của những năm xưa như càng lan tỏa mạnh mẽ hơn trong lực lượng tuyến đầu chống dịch. Các anh, các chị "sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Nhân dân và Tổ quốc cần". Những ngày qua, cán bộ y tế trong bộ quần áo bảo hộ giữa mùa hè đổ lửa, đêm quên ngủ, ngày quên ăn, tận tâm, tận lực với công việc, thậm chí nhiều anh chị em không có cơ hội gặp được người thân lần cuối do đang phải thực hiện nhiệm vụ.


Những "anh Bộ đội Cụ Hồ", những "chiến sĩ Công an nhân dân" không sợ hy sinh gian khổ, nhiều tháng không về nhà do phải canh gác nơi biên giới, phục vụ, chăm lo, hướng dẫn, giữ gìn an ninh trật tự cho Nhân dân trong vùng dịch, canh chốt trong các khu cách ly, bảo đảm an toàn chống dịch…


Những cán bộ ở cơ sở vất vả ngày đêm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để giám sát, điều tra dịch tễ và truy vết. Những anh chị em nhà báo không ngại lây lan, hiểm nguy vào giữa tâm dịch để viết tin, bài. Những tình nguyện viên bằng cả tấm lòng nhân ái, sự hy sinh thầm lặng, sự sẻ chia sâu sắc, xung phong đến nơi nguy hiểm hỗ trợ cộng đồng…


Hơn 500 ngày qua, dịch Covid-19 đã gây ra bao nhiêu khó khăn, vất vả cho Nhân dân. Đảng, Nhà nước thấu hiểu và chia sẻ, Nhân dân mong từng ngày, từng giờ dịch bệnh sớm được kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi. Các anh chị em mong dịch bệnh qua đi để được trở về với gia đình, người thân, về với thói quen thân thuộc của cuộc sống bình thường…


Đảng, Nhà nước trân trọng, biểu dương và đánh giá rất cao những đóng góp, hy sinh, nỗ lực hết mình của lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhất là đội ngũ cán bộ y tế.


"Thời gian tới, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường. Chúng ta xác định đây sẽ là cuộc chiến còn trường kỳ, nhiều gian nan. Tôi mong các đồng chí tiếp tục thể hiện ý chí "chân cứng đá mềm", trái tim nhiệt huyết, tấm lòng nhân ái để phục vụ đồng bào"- Thủ tướng bày tỏ.


Thủ tướng nhấn mạnh cả đất nước có niềm tin sự kiên trì, bền bỉ với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn với nhiều giải pháp đồng bộ, tổng thể, toàn diện, cùng sự đồng lòng ủng hộ của Nhân dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch Covid-19, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng. Chiến thắng đại dịch Covid-19!


"Chúc các đồng chí, anh chị em lực lượng tuyến đầu chống dịch vững tâm, an lành, sức khỏe, hạnh phúc. Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn ở bên cạnh, mong các đồng chí, anh chị em luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, để xứng đáng với niềm tin, sự mong muốn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân!"- Thủ tướng nhấn mạnh trong thư.

Nguồn: https://nld.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-gui-thu-dong-vien-luc-luong-tuyen-dau-chong-dich-covid-19-hon-500-ngay-qua-20210802075453335.htm

Nguồn: Thế Dũng (Người lao động)

Bữa Ăn Cuối Tháng Của Nam Sinh Viên Nhìn Thấy "Xanh Cả Mặt" Bỏ Chạy Ngay

 Nam sinh quyết tâm làm bữa ăn cải thiện cuối tháng, nhưng vừa mở vung nồi đã "xanh mặt", có cho tiền cũng không dám ăn


Nhìn món ăn này, ai cũng đồng loạt khuyên nam sinh nên từ bỏ ngay.


Dân mạng thường đùa vui, đời sinh viên chia làm 2 loại: Cuối tháng và đầu tháng. Bởi đầu tháng, cha mẹ thường sẽ gửi tiền bạc cũng như đồ ăn lên thành phố, nên đây là lúc sinh viên sống dư dả nhất. Đến cuối tháng lại hết tiền và đồ ăn, nhiều sinh viên thậm chí còn phải ăn tạm mỳ tôm sống qua ngày.


Mới đây, một nam sinh đã chia sẻ câu chuyện hài hước của mình khi làm bữa ăn cải thiện vào cuối tháng. Đang ngồi ở nhà thì bắt được... con rắn, hội nam sinh đã rủ nhau làm bữa lẩu. Ai ngờ khi nấu lên, mở vung nồi ra là cảnh tượng kinh hãi khiến cả đám không ai dám đụng đũa vào.

Bữa Ăn Cuối Tháng Của Nam Sinh Viên Nhìn Thấy "Xanh Cả Mặt" Bỏ Chạy Ngay

Bữa Ăn Cuối Tháng Của Nam Sinh Viên Nhìn Thấy "Xanh Cả Mặt" Bỏ Chạy Ngay
Hội sinh viên kinh hãi trước nồi lẩu rắn do chính mình nấu


Nam sinh tâm sự thêm: "Tụi mình sinh viên, cuối tháng đói mốc meo, gạo không còn, mỳ tôm cũng bẻ đôi chia nhau, nói chung là đói khát. Nay mấy anh em đang ngồi ngoài cửa thì từ đâu lòi ra con rắn này. Nghĩ trời thương, ban ẻm xuống cho anh em cải thiện nên cứ thế nấu thôi, không nề hà gì.


Ngặt nỗi bọn mình thể hiện thế thôi chứ biết gì về ẩm thực đâu. Lúi húi dưới bếp cũng thấy thơm nức, lúc cho lên mâm, vừa mở vung ra thì gặp quả này".

Bữa Ăn Cuối Tháng Của Nam Sinh Viên Nhìn Thấy "Xanh Cả Mặt" Bỏ Chạy Ngay
Con rắn chưa qua chế biến gì mà được cho vào nồi nấu luôn


Ai ngờ khi mở nồi, dù con rắn đã chết xong dường như chưa qua xử lý mà đã được nhóm nam sinh này vứt ngay vào nồi nấu cùng các loại rau củ. Nhìn thôi đã thấy sợ rồi, đố ai dám đụng đũa vào.


Bên dưới bài viết cũng đã nhận về nhiều lời góp ý đối với nhóm sinh viên này. Dù đói đến đâu thì cũng nên xử lý đồ ăn cho tử tế, bên cạnh đó cũng nên tra trước trên mạng xem thực sự con rắn này chế biến thế nào, có độc tố nào không.


Thôi thì coi như cũng bỏ nồi canh này. Đây cũng là bài học chung cho các bạn sinh viên, không phải cái gì cũng tự tiện nấu ăn được đâu nhé!

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Thông Chốt Bất Thành Và Hình Phạt Dáng Yêu Nhất Năm

 Hình phạt 'đáng yêu' nhất mùa dịch: 'Thông chốt' bất thành phải... tập thể dục, xong được tặng cơm.


Không phải ai vi phạm trong mùa dịch cũng bị lập biên bản phạt tiền hay xử lý hình sự.


Hiện các tỉnh phía Nam vẫn đang trong những ngày tháng căng thẳng nhất bởi đại dịch Covid-19 hoành hành. Đặc biệt, lượng di dân vẫn rất lớn, do mất việc hoặc lo lắng sớm muộn mình cũng bị bệnh, nên nhiều người đã rời các thành phố, khu công nghiệp để về quê.


Cũng chính vì thế, các lực lượng chức năng đang phải căng mình để giữ chốt. Những ai không đủ điều kiện qua chốt sẽ phải quay đầu, hoặc bị phạt. Clip sau đây là một ví dụ.



Đoan video cho thấy, lực lượng CSGT đã xử phạt 2 thanh niên định qua một chốt giao thông ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, hình phạt dành cho 2 thanh niên này được cư dân mạng bình luận là đáng yêu nhất mùa dịch.


Có lẽ, thông cảm với hoàn cảnh của 2 thanh niên, nên lực lượng chức năng chỉ phạt 2 thanh niên đứng lên ngồi xuống, rất giống với động tác squat để làm khoẻ các nhóm cơ đùi, cơ mông mà giới nghiệm gym không thể không biết.


Sau đó, theo những nhân chứng kể lại, lực lượng chức năng còn phát cơm cho 2 thanh niên để đỡ đói.


Thông Chốt Bất Thành Và Hình Phạt Đáng Yêu Nhất Năm
Lực lượng chức năng có hình thức xử phạt hợp tình hợp lý


Thế mới thấy, luật là luật, nhưng trong mùa dịch tình người mới là thứ quan trọng. 2 thanh niên muốn thông chốt dù bị phạt, nhưng cũng không thể giận các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ, trái lại còn biết ơn vì đã giơ cao đánh khẽ.

Nguồn: Hà Lâm/Pháp luật & Bạn đọc

Người Nhà Lên Tiếng Sau Vụ Ông Cụ 80 Tuổi Cầm Mũ Cối Tấn Công Lực Lượng Chức Năng

 Chia sẻ từ người thân cụ ông 80 tuổi cầm mũ cối tấn công lực lượng chức năng ở Hà Nội.


'Khoảng 5-6 năm trở lại đây, từ ngày bà ngoại mất, tinh thần ông ngoại càng bất ổn, dễ cáu giận, nóng tính và xa cách với con cháu' - Trang Nguyễn, cháu ngoại cụ ông chia sẻ.


Vụ việc cụ ông Nguyễn Văn Huy (sinh năm 1942 ở phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) dùng mũ cối tấn công lực lượng chức năng khi được nhắc nhở đeo khẩu trang đang được dư luận quan tâm.


Theo đó, sự việc xảy ra vào chiều ngày 30/7 tại một con hẻm trên đường Lạc Long Quân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trước sự chống đối của cụ ông, lực lượng chức năng buộc lòng phải cưỡng chế để đưa về trụ sở giải quyết.

Người Nhà Lên Tiếng Sau Vụ Ông Cụ 80 Tuổi Cầm Mũ Cối Tấn Công Lực Lượng Chức Năng
Cụ ông cầm mũ cối tấn công lực lượng chức năng khi được nhắc nhở đeo khẩu trang


Khi đoạn clip được chia sẻ, nhiều người bức xúc với việc không tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh của cụ ông, đồng thời lên án hành động chống đối, tấn công lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên bên cạnh đó, không ít người cảm thông và cho rằng tuổi già dễ nóng giận và thiếu kiểm soát hành vi.


Sáng 31/7, mạng xã hội chia sẻ bài viết của tài khoản Trang Nguyễn - tự xưng là cháu gái của cụ ông trong clip. Trong bài viết của mình, Trang cho biết nhiều năm trở lại đây, ông tinh thần không ổn định, cộng thêm di chứng của chiến tranh và tuổi già càng khiến ông dễ nóng giận, quát tháo và dần xa cách với con cháu.

Người Nhà Lên Tiếng Sau Vụ Ông Cụ 80 Tuổi Cầm Mũ Cối Tấn Công Lực Lượng Chức Năng
Bài viết của Trang Nguyễn được nhiều hội nhóm chia sẻ.


Chúng tôi đã liên lạc với Trang Nguyễn và được chính chủ xác nhận là người đăng tải bài viết trên. 'Ông hiện đang sống cùng với cậu và mợ mình (tức là con trai và con dâu của ông). Nói là sống chung nhưng thực ra mọi thứ đều tách biệt. Ông tự lo ăn uống, ngủ nghỉ và không để con cháu gần gũi, chăm sóc. Nhiều khi con cháu đến thăm, hỏi han ông, ông cũng nóng giận, quát tháo' - Trang kể.


Trang cho biết thêm, thời chiến tranh ông ngoại từng bị đạn bắn vào đầu. Khoảng 5-6 năm trở lại đây, từ ngày bà ngoại mất, tinh thần ông càng bất ổn, con cháu nhiều lần chia sẻ nhưng ông không nghe.



'Tuổi tác ngày càng cao, ông càng dễ xúc động, không ai nói gì được ông cả nên mới để ra cơ sự như hôm qua. Khi nghe tin về ông, cả nhà rất lo lắng và càng thấy thương ông' - Trang chia sẻ.


Nói về việc cụ ông không chấp hành quy định phòng dịch và tấn công lực lượng chức năng, Trang cho hay: 'Mình biết là ông làm sai, và ông sẽ phải chịu xử lý của pháp luật, mình không bàn cãi. Nhưng cộng đồng mạng có nhiều người nói ông những câu rất quá đáng, bản thân mình là người nhà, đọc vào thấy rất buồn. Mình mong mọi người hiểu cho hoàn cảnh của ông mà thôi chì chiết ông'.


Hiện tại, những chia sẻ của Trang vẫn đang được nhiều thành viên mạng chú ý, không ít người bày tỏ sự cảm thông với hoàn cảnh và bệnh tình của cụ ông.

Nguồn: Lưu Ly/Baodatviet.vn

Sau Ngày 31/7 Người Dân Không Được Rời Khỏi Nơi Cư Trú

 Công điện của Thủ tướng: Sau 31/7, người dân không được rời khỏi nơi cư trú.


Công điện của Thủ tướng nêu rõ: Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép).


TP.HCM và 18 tỉnh, thành phía Nam giãn cách xã hội thêm 14 ngày.


Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, ngày 31/7, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1063 về phòng chống dịch COVID-19.


Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:


1. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất, hiệu quả các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã ban hành trong thời gian qua.


2. Các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg phải thực hiện nghiêm, nhất quán theo phương châm chỉ có thể thực hiện cao hơn, sớm hơn phù hợp theo tình hình thực tiễn tại địa phương.


Sau Ngày 31/7 Người Dân Không Được Rời Khỏi Nơi Cư Trú
TP.HCM vắng bóng người ra đường trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh: HOÀNG GIANG


Tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”. Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31 tháng 7 năm 2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép).


Lãnh đạo tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để người dân tự ý di chuyển ra khỏi địa phương mình. Đối với người dân đã rời khỏi tỉnh xuất phát đến địa bàn tỉnh khác thì các tỉnh liên quan phải tổ chức đón, đưa về địa phương đích đến bảo đảm an toàn. Tổ chức xét nghiệm, vận chuyển bằng xe ca (có thể bố trí xe tải chở theo xe gắn máy của người dân nếu người dân di chuyển bằng xe gắn máy). Thực hiện bàn giao đầy đủ, tổ chức cách ly, giám sát y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan.


Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh và tổ chức đưa đón người dân.


Tổ chức tốt hệ thống, mạng lưới chăm sóc, điều trị người bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 theo các tầng điều trị; tập trung và ưu tiên năng lực, nâng cao chất lượng điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh nhân diễn tiến nặng, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.


3. Tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày (kể từ ngày kết thúc giãn cách xã hội theo Công văn số 969/TTg-KGVX) đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 969/TTg-KGVX ngày 17 tháng 7 năm 2021.


Những tỉnh sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nếu đã kiểm soát được dịch bệnh có thể nới lỏng giãn cách theo từng khu vực trong nội bộ tỉnh. Đối với khu vực liên tỉnh thì phải có thỏa thuận, thống nhất với các tỉnh liên quan và phải báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trước khi quyết định.


4. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:


a) Thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh, giữ vững thành quả chống dịch, không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn đồng thời phối hợp, hỗ trợ, chi viện phù hợp cho Thành phố Hô Chí Minh và các địa phương đang có dịch diễn biến phức tạp.


Vận động, kêu gọi, kiểm soát người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội không được rời địa bàn, tiếp tục ở lại theo tinh thần giãn cách “ai ở đâu ở đấy”.


Tổ chức hỗ trợ cung cấp ngay, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc. Tổ chức hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân. Hỗ trợ người dân tỉnh mình đang ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đang có dịch diễn biến phức tạp, có số lượng ca mắc lớn.


b) Tổ chức tiêm vaccine nhanh, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả, không để vaccine hết hạn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xin cho, lựa chọn vaccine, lợi dụng chức trách để tiêm cho người không đúng đối tượng và các tiêu cực khác trong việc tiêm vaccine. Xử lý nghiêm, kịp thời theo pháp luật các trường hợp vi phạm. Người đứng đầu các cấp chính quyền chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có việc tiêm vaccine.


c) Tăng cường huy động đội ngũ cán bộ y tế (nhất là lực lượng hồi sức cấp cứu) không phân biệt công, tư tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, số lượng bác sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên. Sẵn sàng chi viện cho các địa phương dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, có số lượng ca mắc lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương phía Nam theo sự điều phối của Bộ Y tế.


Chú trọng chăm lo động viên tinh thần, đảm bảo phương tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất đối với lực lượng y tế và các lực lượng trực tiếp chống dịch. Có phương án sử dụng hợp lý lực lượng y tế, những nơi không nhất thiết cần nhân viên y tế thì hướng dẫn các lực lượng khác và nhân dân thực hiện.


d) Xây dựng kế hoạch và thực hiện mua sắm vật tư, thiết bị y tế; phương án đảm bảo sản xuất đời sống, an sinh xã hội, trật tự xã hội theo các kịch bản dịch bệnh; sẵn sàng cho tình huống dịch diễn biến xấu. Tuyệt đối không để tiêu cực trong mua sắm.


5. Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, chỉ đạo công khai, minh bạch, kịp thời mọi thông tin về phòng, chống dịch để nhân dân biết, ủng hộ và tích cực tham gia, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.


Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin sai sự thật ảnh hưởng tiêu cực tới phòng chống dịch bệnh.


6. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thúc đẩy nhanh, hiệu quả theo quy trình rút gọn về hành chính việc sản xuất, cung ứng vaccine, thuốc phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; rà soát, đề xuất bổ sung chế độ, chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ y tế và các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/cong-dien-cua-thu-tuong-sau-317-nguoi-dan-khong-duoc-roi-khoi-noi-cu-tru-1005069.html

Nguồn: Tá Lâm (Pháp luật TPHCM)

Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Tiếp Tục Thực Hiện Giãn Cách Xã Hội Tp.HCM và 18 Tỉnh Phía Nam Thêm 14 Ngày

 TP.HCM và 18 tỉnh, thành phía Nam giãn cách xã hội thêm 14 ngày.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày đối với TP.HCM và 18 tỉnh, thành phố phía Nam.


Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, ngày 31-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện số 1063 về phòng chống dịch COVID-19.


Trong công điện, Thủ tướng yêu cầu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày (kể từ ngày kết thúc giãn cách xã hội theo Công văn số 969 ngày 17-7 của Thủ tướng – tức là hôm nay kết thúc đợt giãn cách xã hội).


19 địa phương ngày gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.


Tiếp Tục Thực Hiện Giãn Cách Xã Hội Tp.HCM và 18 Tỉnh Phía Nam Thêm 14 Ngày
Phố đi bộ đường Nguyễn Huệ, quận 1 (trước cổng UBND TP.HCM) những ngày giãn cách xã hội. Ảnh: HOÀNG GIANG


Những tỉnh sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nếu đã kiểm soát được dịch bệnh, Thủ tướng cho phép có thể nới lỏng giãn cách theo từng khu vực trong nội bộ tỉnh.


Đối với khu vực liên tỉnh, phải có thỏa thuận, thống nhất với các tỉnh liên quan và phải báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trước khi quyết định.


Trước đó, trong chiều nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19.


Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo yêu cầu Tiểu ban Giám sát dịch COVID-19 (Ban chỉ đạo) tiếp tục giám sát chặt chẽ để kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo khi các địa phương có dấu hiệu chuyển từ nguy cơ lên nguy cơ cao (phải giãn cách theo Chỉ thị 15), nguy cơ cao lên nguy cơ rất cao (phải giãn cách theo Chỉ thị 16) để chỉ đạo các địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.


Ban chỉ đạo thống nhất, kiến nghị Thủ tướng tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam thêm 14 ngày.


Tuy nhiên, tùy vào mức độ kiểm soát dịch bệnh, các địa phương có thể nới lỏng cục bộ. Đối với khu vực tiếp giáp, phải thống nhất với các địa phương khác, báo cáo Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ và Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia trước khi quyết định.


Nguồn: https://tienphong.vn/tiep-tuc-gian-cach-xa-hoi-khong-de-nguoi-dan-di-chuyen-khoi-noi-cu-tru-sau-ngay-31-7-post1361221.tpo

Nguồn: Tá Lâm (Pháp luật TPHCM)

Khi Đang Khám Nghiệm Vụ Án Chết Người Do Điện Giật Công An Bị Điện Giật

 Công an bị điện giật khi đang khám nghiệm vụ chết người nghi do điện giật.



Ngay tại nơi nạn nhân tử vong nghi do điện giật, một cán bộ công an khi đang làm công tác khám nghiệm hiện trường cũng bị điện giật.


Ngày 4-7, Công an TP Thuận An phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Dương đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ một người đàn ông tử vong nghi do điện giật.


Khi Đang Khám Nghiệm Vụ Án Chết Người Do Điện Giật Công An Bị Điện Giật
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: KD


Điều đáng nói là khi lực lượng công an đang khám nghiệm thì một cán bộ cũng bị điện giật ngay vị trí nạn nhân tử vong.


Theo thông tin ban đầu, trưa cùng ngày ông VPT (52 tuổi, quê ở Đồng Tháp) đi câu cá bờ kè Rạch Đồn, đoạn gần cầu Vĩnh Bình (phường Vĩnh Phú, TP Thuận An).


Một số người dân cho biết, khi đang câu cá ông T. giơ cần câu lên cao gần đoạn đường dây điện phía trên thì bất ngờ bị điện giật tử vong tại chỗ.


Nhận được tin báo lực lượng công an TP Thuận An và phòng kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh Bình Dương) đã xuống hiện trường để khám nghiệm, điều tra nguyên nhân vụ việc.


Khi đang tiến hành khám nghiệm, một cán bộ thuộc phòng kỹ thuật hình sự xuống vị trí nạn nhân tử vong, cầm lấy cần câu giơ lên thì cũng bị điện giật.


Thấy vậy, lực lượng công an tiến hành sơ cứu và chuyển cán bộ công an đi cấp cứu.


Nguồn: https://plo.vn/an-ninh-trat-tu/cong-an-bi-dien-giat-khi-dang-kham-nghiem-vu-chet-nguoi-nghi-do-dien-giat-997933.html

Nguồn: Pháp Luật Tp.Hcm

Điện Giật Tử Vong 2 Người Khi Đang Tháo Giàn Sắt

 2 người đang tháo giàn sắt bị điện giật rơi xuống đất tử vong.


Công an bị điện giật khi đang khám nghiệm vụ chết người nghi do điện giật.

Điện Giật Tử Vong 2 Người Khi Đang Tháo Giàn Sắt

Trong lúc tháo giàn sắt, hai người bị điện giật, ngã từ trên xuống đất dẫn đến tử vong.


Sáng 31-7, Công an TP Hội An (Quảng Nam) xác nhận, vừa xảy ra vụ tai nạn làm hai người bị điện giật, ngã từ trên giàn sắt xuống đất dẫn đến tử vong.


Theo đó, vào khoảng 17 giờ ngày 30-7, tại khối phố Thanh Tây (phường Cẩm Châu, TP Hội An), anh Nguyễn Tấn D. (33 tuổi, ngụ thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, TP Hội An) và anh Nguyễn Văn Th. (26 tuổi, ngụ xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) cùng nhau tháo giàn sắt.


Trong lúc tháo dỡ, hai người bị điện giật ngã từ trên giàn sắt xuống đất. Nguyên nhân nghi là do dây máy cắt sắt bị rò rỉ điện. 


Hai người được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thái Bình Dương nhưng không qua khỏi.


Nhận tin báo, Công an TP hội An đã có mặt tại hiện trường lấy thông tin, khám nghiệm. Do gia đình không khiếu nại nên thi thể các nạn nhân được bàn giao cho gia đình lo hậu sự.


Nguồn: https://plo.vn/an-ninh-trat-tu/2-nguoi-dang-thao-gian-sat-bi-dien-giat-roi-xuong-dat-tu-vong-1004921.html

Nguồn: (pháp luật Tp.hcm)

Chống Người Thi Hành Công Vụ Còn Livetream Cho Thiên Hạ Chê Cười

 Cặp vợ chồng "hổ báo" gây rối chốt kiểm dịch chợ Yên Phụ, còn tự livestream cho thiên hạ cười chê.

 TP.HCM: Người phụ nữ 2 lần chửi bới thô tục ở chốt kiểm dịch, xúc phạm tổ công tác.

Cái Kết Cho Kẻ Thông Chốt Kiểm Dịch Covid-19

Chống Người Thi Hành Công Vụ Còn Livetream Cho Thiên Hạ Chê Cười


Hành động chống đối của cặp vợ chồng này đã được rất nhiều nhân chứng nhìn thấy cũng như quay lại video.

 

Để đảm bảo an ninh trật tự, giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, một số quận nội thành Hà Nội đã phát phiếu đi chợ cho các hộ dân cư. Tuy nhiên, chiều 28/7, một cặp vợ chồng không có phiếu đi chợ theo quy định vẫn phi xe vào chợ Yên Phụ (Tây Hồ).


Đến đầu chợ, chốt kiểm dịch đã chặn cặp đôi lại, yêu cầu ra ngoài. Hai người đã có hành vi chống đối, gây rối ầm ĩ tại chốt kiểm dịch. Những đoạn clip do các nhân chứng xung quanh ghi lại sự việc đã gây xôn xao cộng đồng mạng.

Chống Người Thi Hành Công Vụ Còn Livetream Cho Thiên Hạ Chê Cười
Cặp vợ chồng "hổ báo" đòi thông chốt kiểm dịch chợ Yên Phụ. (Ảnh cắt từ clip)


Khi cán bộ công an tại chốt kiểm dịch liên tục yêu cầu họ ra ngoài, không được vào trong chợ, người đàn ông đã có thái độ không hài lòng. Anh này khăng khăng "Giấy tờ tôi có đầy đủ đây", tuy nhiên có phiếu vào chợ thì không có. Bị từ chối nhiều lần, người này tỏ ra kích động, bảo vợ rút điện thoại ra... livestream.

Chống Người Thi Hành Công Vụ Còn Livetream Cho Thiên Hạ Chê Cười
Người phụ nữ livestream vụ việc trên mạng xã hội, lớn tiếng thách thức lực lượng chức năng. (Ảnh cắt từ clip)


Người phụ nữ này liên tục dí thẳng camera điện thoại vào mặt công an viên, nói liên tục bằng giọng điệu thách thức: "Tôi phải quay clip làm bằng chứng. Anh là cái gì ở đây? Anh có nhiệm vụ gì? Anh sai tôi có quyền quay. Thẻ của anh đâu đưa đây...", dù lực lượng chức năng yêu cầu tắt máy.

Chống Người Thi Hành Công Vụ Còn Livetream Cho Thiên Hạ Chê Cười
Hai vợ chồng đã làm náo loạn một đoạn đường, ảnh hưởng đến những người muốn vào chợ mua đồ. (Ảnh cắt từ clip)


Hai người này thậm chí còn quá khích đến mức tự mình... thông chốt, vừa xông vào trong vừa la hét, túm áo lực lượng chức năng. Các nhân chứng đứng xung quanh quan sát vụ việc thậm chí còn phải bức xúc chỉ mặt điểm tên: "Đây, cô này đã đánh công an", "Giữ họ lại đi, cưỡng chế đi, người dân ủng hộ các anh".


Sau vài phút giằng co quyết liệt, lực lượng chức năng cuối cùng cũng cưỡng chế được hai đối tượng có hành vi chống đối và đưa về phường để giải quyết, xử phạt. Được biết, hai vợ chồng có địa chỉ tại phường Phúc Xá (Ba Đình), còn địa điểm xảy ra vụ việc là phường Yên Phụ (Tây Hồ).

Cặp đôi đã giằng co, tấn công lực lượng chức năng trước sự chứng kiến của nhiều người. (Ảnh cắt từ clip)


Sau khi xem clip, dân mạng thống nhất rằng, hành động của cặp đôi là không chấp nhận được, đặc biệt là trong thời điểm chống dịch căng thẳng.


- Được cả đôi, hợp nhau quá cơ! Thuận vợ thuận chồng vậy thì tát cạn nước chè ở đồn rồi.


- Thích thì về nhà mà thể hiện, vô ý thức mà cứ tưởng là hay. Biết bao nhiêu con người đang ra sức chống dịch để ổn định lại đất nước, vậy mà vẫn có người như thế này. Livestream thoải mái đi, chỉ khiến mọi người cười chê và là bằng chứng chống đối thôi, chả ai bênh đâu!


- Cặp phu thê đã quyết định thi triển võ công tuyệt đỉnh để thông chốt Yên Phụ nhưng không thành. Họ không biết rằng những người đang làm nhiệm vụ chống dịch tuy khá là mệt mỏi nhưng vẫn rất kiên cường.

Nguồn: Báo pháp Luật

Người Phụ Nữ Nhiều Lần Chửi Bới Thô Tục, Xúc Phạm Tổ Công Tác Ở Chốt Kiểm Dịch

 TP.HCM: Người phụ nữ 2 lần chửi bới thô tục ở chốt kiểm dịch, xúc phạm tổ công tác.


Cái Kết Cho Kẻ Thông Chốt Kiểm Dịch Covid-19


Khi lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe để kiểm tra, người phụ nữ lớn tiếng cho rằng: “Mình ra đường thì không ai có quyền hỏi..."


Ngày 29-7, báo SGGP ghi nhận thông tin từ Công an quận Bình Tân, TPHCM cho biết, đang củng cố hồ sơ xử lý với bà P.T.X.D. (SN 1980, ngụ tỉnh Ninh Thuận, trú quận 12) về hành vi không chấp hành công tác phòng, chống dịch Covid-19 và chống đối lực lượng khi thi hành nhiệm vụ.


Trước đó, ngày 28-7, trên mạng xã hội lan truyền các đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ chở theo cháu bé trên xe máy đi qua chốt kiểm soát dịch Covid-19 thì bị lực lượng chặn lại kiểm tra. Tuy nhiên, người phụ nữ không xuất trình giấy tờ mà lớn tiếng chửi bới lực lượng. Thậm chí, người phụ nữ còn dùng lời nói thô tục để lăng mạ lực lượng chức năng.


Cụ thể, khi cán bộ công an trực chốt hỏi: “Chị ra đường để làm gì? TP.HCM đang giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng nên người dân ra đường phải có lý do chính đáng”. Người phụ nữ lớn tiếng cho rằng “Mình ra đường thì không ai có quyền hỏi”...


Một lúc sau, lực lượng công an địa phương tăng cường đến phối hợp giải quyết, một cán bộ tiếp tục giải thích: "Chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ trực chốt kiểm soát Covid -19 khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Đề nghị chị chấp hành lực lượng chức năng. Nếu mà chị xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ là chị vi phạm pháp luật, tôi mời chị về phường, chị không về sẽ khống chế".


Mặc dù đã liên tục giải thích, tuy nhiên người phụ nữ nãy vẫn cố cãi và xưng hô "mày - tao" với tổ công tác và khẳng định: "Tao không đi đâu hết, tao không phải tội phạm. Mày nghĩ mày mạnh hơn tao thì cứ làm!", báo Thanh niên đăng tải nội dung đoạn clip.

Người Phụ Nữ Nhiều Lần Chửi Bới Thô Tục, Xúc Phạm Tổ Công Tác Ở Chốt Kiểm Dịch
Người phụ nữ chở cháu nhỏ trên xe có hành vi chống đối tại chốt kiểm dịch. Ảnh: SGGP


Qua xác minh của phóng viên báo SGGP, sự việc xảy ra ở tại chốt Cầu Tân Thới Nhất 8, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, TP.HCM. Người phụ nữ trong đoạn clip là bà D..


Theo đó, khoảng 11 giờ 33 phút ngày 26-7, Công an phường Bình Hưng Hoà nhận tin báo của chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại Cầu Tân Thới Nhất 8 về việc có một người phụ nữ là bà D. đi đường không chấp hành nên đã có mặt đưa về phường làm việc.


Tuy nhiên, bà D. không chịu hợp tác mà lớn tiếng chửi bới.


Điều đáng nói, trước đó vào ngày 25-7, bà D. cũng đã đi đến chốt trên và bị lực lượng chức năng chặn lại kiểm tra. Tuy nhiên, bà D. không những không chấp hành mà còn lớn tiếng cự cãi, thậm chí chửi bới, có nhiều lời lẽ xúc phạm công an.


"Giấy tờ gì? Ăn cướp à? Ăn cắp ăn trộm gì mà sao giữ lại? Có quyền giữ à?", người phụ nữ liên tục to tiếng.


Khi lực lượng chức năng chặn lại và yêu cầu xuống xe, người phụ vẫn cố chấp quay xe đi và quát lớn: "Xê ra, đường của tôi tôi đi!". Trước hành vi chống đối của bà D, lực lượng chức năng buộc phải khống chế đưa về trụ sở công an để làm việc.

Tổng hợp

Cái Kết Cho Kẻ Thông Chốt Kiểm Dịch Covid-19

 1 chữ đầy uy lực của công an khiến người phụ nữ đòi thông chốt im bặt, CDM đồng loạt vỗ tay


 TP.HCM: Người phụ nữ 2 lần chửi bới thô tục ở chốt kiểm dịch, xúc phạm tổ công tác.


Với những trường hợp không chấp hành quy định giãn cách còn làm loạn chốt kiểm dịch như người phụ nữ này, hành động dứt khoát của công an là cần thiết.


Những ngày giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, lực lượng chức năng tại các điểm chốt kiểm soát, kiểm tra trong vùng dịch phải chịu rất nhiều áp lực. Bên cạnh những trường hợp lỡ làng, số suất trong chuẩn bị giấy tờ, cũng có những trường hợp ra đường mà không có lý do thật sự khẩn cấp. Rất nhiều clip ghi lại cảnh lực lượng chức năng và công dân "đối chất" gay gắt được lan truyền trên mạng xã hội.


Một trong những nhân vật "bỗng dưng nổi tiếng" là người phụ nữ chở theo con nhỏ, dăm lần bảy lượt gây sự tại các chốt kiểm dịch trong thành phố Hồ Chí Minh. Theo những clip đang viral, chị này khi bị chặn lại đã không chấp hành công tác phòng, chống dịch Covid-19, tỏ thái độ chống đối lực lượng khi thi hành nhiệm vụ.


Được yêu cầu xuất trình giấy tờ chứng minh việc ra đường trong ngày giãn cách là hợp lệ, chị ta từ chối. Phẫn nộ hơn, người này còn to tiếng và liên tục tuôn ra những lời thô tục, xúc phạm nặng nề cán bộ nói chuyện với mình.


Cái Kết Cho Những Kẻ Thông Chốt Kiểm Dịch Covid-19
Người phụ nữ này đã có những lời nói, cách ứng xử không đúng chuẩn mực (Ảnh cắt từ clip)


Bất chấp việc đang chở con nhỏ sau lưng, người phụ nữ này chửi bới mày - tao với các cơ quan trực chốt. Trong khi người công an ôn tồn giải thích: "Chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ trực chốt kiểm soát Covid -19 khi TP. HCM áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Đề nghị chị chấp hành lực lượng chức năng. Nếu mà chị xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ là chị vi phạm pháp luật, tôi mời chị về phường. Nếu chị không về, chúng tôi sẽ cưỡng chế".


Người phụ nữ vẫn vung vẩy tay, hét vào mặt công an: "Tao không đi đâu hết. Tao không phải tội phạm. Mày nghĩ mày cưỡng chế bằng bạo lực, mày mạnh hơn tao thì mày cứ làm!".


Đến đây, cán bộ trực chốt không giải thích gì thêm, chỉ ra hiệu cho cấp dưới và nói một chữ: "Bắt", ngắn gọn và dứt khoát. Người phụ nữ này sau đó được xác định là bà P.T.X.D. (SN 1980, ngụ tỉnh Ninh Thuận, trú quận 12) và bị đưa về một phường tại Tân Bình để xử lý.

Câu nói vỏn vẹn 1 chữ của anh công an với đối tượng vi phạm phòng chống dịch gây sốt.


Nhiều người đã đồng tình với quyết định nhanh gọn của lực lượng chức năng. Đặc biệt, câu nói "Bắt" của anh công an đã khiến dân mạng thích thú, cho rằng rất đúng "chất" áp chế, đầy uy lực.


- Lúc đó chị ta tưởng thế là ngầu nhưng lại gục ngã trước chữ ''Bắt''.


- Câu chốt "Bắt" buông nhẹ nhàng mà sâu lắng lòng người.


- Công an là phải dứt khoát như vậy. Nhanh gọn lẹ, giải thích nhiều lời với mấy người không biết điều mệt lắm. Cứ đưa về đồn rồi chị trình bày tiếp, đứng giữa đường mà đôi co chi cho mất thời gian.

Nguồn: báo pháp luật và bạn đọc

Sau 1-8 Tp.HCM Có Thể Áp Dụng Chỉ Thị 16 Thêm 2 Tuần

 TP HCM có thể thực hiện Chỉ thị 16 thêm 2 tuần, sau ngày 1-8.

 

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết trong thời gian tới sẽ áp dụng mọi biện pháp để đảm bảo thực thi triệt để các biện pháp siết chặt Chỉ thị 16, đặc biệt là từ sau 6 giờ sáng đến 18 giờ.


Sáng 30-7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác Trung ương tiếp tục chuyến làm việc tại TP HCM. 


Theo đó, Chủ tịch nước đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP HCM về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.

Sau 1-8 Tp.HCM Có Thể Áp Dụng Chỉ Thị 16 Thêm 2 Tuần
Chủ tịch nước làm việc với lãnh đạo TP HCM về công tác phòng, chống dịch bệnh; Ảnh: VIỆT DŨNG


Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chuyển lời thăm hỏi của lãnh đạo, của Tổng Bí thư, chia sẻ những khó khăn, vất vả của TP HCM – TP lớn nhất cả nước trong việc phòng, chống dịch. Đó là những tình cảm lớn lao mà toàn Đảng, toàn dân dành cho TP HCM trong giai đoạn khó khăn này.


Sau 1-8 Tp.HCM Có Thể Áp Dụng Chỉ Thị 16 Thêm 2 Tuần
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc; Ảnh: VIỆT DŨNG


Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết tính đến nay TP HCM đã trải qua 61 ngày giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ khác nhau.


Trong 19 ngày thực hiện Chỉ thị 16 (từ ngày 9-7 đến nay), bình quân mỗi ngày TP HCM phát hiện hơn 3.300 ca mắc, trong đó phần lớn trong khu cách ly, phong tỏa. TP HCM đã điều trị khỏi gần 25.200 bệnh nhân, hiện đang điều trị hơn 36.700 bệnh nhân, trong đó có hơn 875 bệnh nhân đang thở máy và 8 bệnh nhân đang can thiệp ECMO.


Sau 1-8 Tp.HCM Có Thể Áp Dụng Chỉ Thị 16 Thêm 2 Tuần
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết TP HCM có thể thực hiện Chỉ thj 16 thêm 2 tuần; Ảnh: VIỆT DŨNG


Theo Chủ tịch UBND TP HCM, từ khi áp dụng Chỉ thị 15, siết chặt theo Chỉ thị 16, tốc độ tăng ca nhiễm bình quân/ngày đã chậm lại, hiện nay chỉ tăng bình quân 1,5 lần /ngày so với lúc áp dụng Chỉ thị 15 (hơn 6 lần bình quân/ ngày).


Tuy nhiên, số tuyệt đối ca mắc hàng ngày vẫn lớn do dịch đã lây lan sâu vào cộng đồng. Do đó để kiểm soát được dịch có thể mất hàng tháng, TP HCM có thể sẽ tiếp tục kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 2 tuần nữa, sau ngày 1-8.


Chủ tịch UBND TP HCM cho biết trong thời gian tới sẽ áp dụng mọi biện pháp để đảm bảo thực thi triệt để các biện pháp siết chặt Chỉ thị 16, đặc biệt là từ sau 6 giờ sáng đến 18 giờ. Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm trường hợp cố tình vi phạm.


Bên cạnh đó, TP HCM sẽ tập trung điều trị F0 nặng có bệnh nền, đưa hệ thống oxy dòng cao vào sử dụng sớm, tránh chuyển biến nặng, tăng điều trị tầng 3, 4, 5, rút ngắn thời gian điều trị F0.


Về tiêm vaccine đợt 5, Chủ tịch UBND TP HCM cho hay tể từ ngày 22-7 đến nay TP HCM đã tiêm được hơn 390.000 liều, lũy kế đến nay đã tiêm được 1,3 triệu lượt. TP HCM cũng đẩy mạnh sản xuất an toàn theo mô hình 3 tại chỗ, với 2.038 doanh nghiệp thực hiện với 100.000 lao động.


Đề nghị TP Thuận An tiếp tục thực hiện giãn cách mạnh mẽ.


Sau khi làm việc với TP HCM, sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng dẫn đầu đoàn công tác các bộ ngành Trung ương làm việc và kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TP Thuận An, tỉnh Bình Dương.


Báo cáo với Chủ tịch nước và đoàn công tác, bà Huỳnh Thị Thanh Phương, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Thuận An cho biết từ đợt dịch thứ tư đến ngày 29-7, địa phương đã ghi nhận tổng cộng 3.824 trường hợp dương tính và 6.783 trường hợp nghi nhiễm virus SARS-CoV-2.


Hiện có 17.180 trường hợp F1 và 19.630 trường hợp F2 được chỉ định cách ly tập trung và cách ly y tế tại nhà, TP đã tổ chức khoanh vùng, cách ly y tế đối với 267 khu vực, tổ chức lấy 33.342 mẫu xét nghiệm Realtime-PCR đơn, 8.661 mẫu xét nghiệm Realtime-PCR gộp và test nhanh kháng nguyên cho khoảng 415.847 lượt người.


Sau 1-8 Tp.HCM Có Thể Áp Dụng Chỉ Thị 16 Thêm 2 Tuần
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Bình Dương sáng 30-7


Tổ chức 4 đợt tiêm phòng vaccine cho lực lượng tuyến đầu, người dân và công nhân lao động đang sinh sống, làm việc trên địa bàn. Hiện TP Thuận An đang triển khai đồng bộ các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.


TP Thuận An cũng kiện toàn tổ chức và phát huy tốt vai trò của các Tổ Covid cộng đồng và Tổ An toàn Covid, vận động doanh nghiệp thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ". Hiện trên địa bàn TP đã có 706 doanh nghiệp tham gia thực hiện phương án này "3 tại chỗ".


Sau 1-8 Tp.HCM Có Thể Áp Dụng Chỉ Thị 16 Thêm 2 Tuần
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với UBND TP Thuận An, tỉnh Bình Dương sáng 30-7


Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những biện pháp phòng, chống dịch của TP Thuận An.


Chủ tịch nước cho rằng thời gian qua Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Thuận An đã chung sức, chung lòng và có quyết tâm cao trong việc thực hiện các nội dung chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Bình Dương trong công tác phòng, chống dịch.


Chủ tịch nước đề nghị TP Thuận An tiếp tục thực hiện giãn cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn theo nguyên tắc người với người, gia đình với gia đình, khu phố với khu phố, doanh nghiệp với doanh nghiệp… Phân tầng, điều trị tích cực các bệnh nhân Covid-19 để hạn chế nguy cơ diễn biến nặng và cố gắng điều trị, cứu chữa kịp thời.


Hôm 29-7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến công tác tại TP HCM. Ngay khi xuống máy bay, Chủ tịch nước đã đi thăm bà con trong khu phong tỏa trên tuyến đường KP01-10, khu phố 1, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn.

Sau đó, Chủ tịch nước đã làm việc với UBND huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; tặng mỗi huyện 5 tỉ đồng và 5 máy thở.

Kết thúc cuộc làm việc với huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen ở Khu Công nghệ cao - đơn vị sản xuất vắc-xin phòng Covid-19; Bệnh viện dã chiến số 16, quận 7.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/tp-hcm-co-the-thuc-hien-chi-thi-16-them-2-tuan-sau-ngay-1-8-20210730120312054.htm

Nguồn: Phan Anh (Người lao động)

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Bách Hóa Xanh Mỗi Cửa Hàng Thu Về 1,4 Tỷ Đồng Trong Tháng 6, Kỷ Lục Chưa Từng Có

 Mỗi cửa hàng Bách Hoá Xanh thu về 1,4 tỷ đồng, lập kỷ lục chưa từng có.

 

Tại thời điểm 30/6, chuỗi Bách Hoá Xanh có tổng cộng 1.888 điểm bán, tăng 37 cửa hàng trong tháng 6 tại 25 tỉnh thành.


Theo báo cáo kết quả kinh doanh tháng 6 và 6 tháng đầu năm của CTCP Đầu tư Thế giới Di động MWG, chuỗi Bách Hoá Xanh tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho công ty với doanh thu 6 tháng tăng 42% lên 13.360 tỷ đồng và chiếm 21,4% trong cơ cấu doanh thu của cả công ty.


Tính riêng tháng 6, Bách Hoá Xanh đạt mốc doanh thu kỉ lục khi vượt 2.700 tỷ đồng, tăng 7% so tháng 5 và tăng 69% so với cùng kỳ năm trước.


Doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng trong tháng 6 đạt hơn 1,4 tỷ đồng.


Bách Hóa Xanh Mỗi Cửa Hàng Thu Về 1,4 Tỷ Đồng Trong Tháng 6, Kỷ Lục Chưa Từng Có
Một cửa hàng Bách Hoá Xanh


Trong 6 tháng đầu năm, kênh Bách Hoá Xanh online ghi nhận số lượng đơn hàng gấp 5 lần và doanh thu gấp 4,4 lần so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở khu vực phía Nam đặc biệt là tâm dịch TP HCM.


Tại thời điểm 30/6, chuỗi Bách Hoá Xanh có tổng cộng 1.888 điểm bán, tăng 37 cửa hàng trong tháng 6 tại 25 tỉnh thành.


Theo phạm vi phân bổ, 70% số cửa hàng hoạt động ở tỉnh, so với tỷ lệ 67% cùng kỳ năm trước.


Trước đó, trong 5 tháng đầu năm, chuỗi Bách Hoá Xanh ghi nhận doanh thu hơn 10.600 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Doanh thu chuỗi này lần đầu tiên vượt mốc 2.500 tỷ đồng trong tháng 5, tăng 19% so tháng 4 và tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.


Theo công ty mẹ Thế Giới Di Động, doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng của Bách Hoá Xanh trong tháng 5 này đạt hơn 1,35 tỷ đồng, một phần do nhu cầu tích trữ hàng hóa thiết yếu của người dân tăng mạnh trước các đợt giãn cách xã hội.


MWG cho biết việc được phục vụ từ 800.000 đến 1 triệu lượt khách hàng trung bình mỗi ngày trong tháng 7 vừa là cơ hội lớn vừa là thách thức cho vận hành của Bách Hoá Xanh.


Trên trang web tuyển việc làm chính thức của Bách Hóa Xanh, chuỗi bán lẻ đang có nhu cầu tuyển hàng chục nghìn người vào các vị trí, bao gồm Khởi nghiệp Bách Hóa Xanh (quản lý), nhân viên kho hàng, thu ngân, nhân viên giao nhận kho trung tâm,...


Trong đó vị trí Quản lý Bách Hóa Xanh có nhu cầu tuyển nhiều nhất, lên đến hơn 25.400 người. Hạn nộp hồ sơ hầu hết rơi vào trung tuần tháng 8/2021.


Trong một thông cáo gửi đi mới đây, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động cho biết nhân viên của Bách Hóa Xanh phải tăng ca liên tục từ kho đến cửa hàng khi nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến; nhiều nhân viên phải đi cách ly, hoặc trong vùng phong tỏa không thể tiếp tục công việc.

Nguồn: http://danviet.vn/moi-cua-hang-bach-hoa-xanh-thu-ve-14-ty-dong-lap-ky-luc-chua-tung-co-5020212972092416.htm

Nguồn: Xuyến Chi (Dân Việt)

Giữa Lúc Cách Ly 30 Người Vẫn Say Sưa Hát Karaoke Trong Quán

 "Tập kích" quán karaoke lúc nửa đêm, 30 người vẫn say sưa hát.

 

Công an TP Hạ Long (Quảng Ninh) vừa kiểm tra đột xuất một quán karaoke trên địa bàn vào lúc nửa đêm và phát hiện 30 người (gồm khách và nhân viên) đang say sưa hát.


Theo đó, Công an TP Hạ Long vừa có quyết định xử phạt chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke và 30 khách hát 75 triệu đồng do vi phạm các quy định về phòng, chống dịch. Cả chủ cơ sở và 30 khách buộc phải cách ly theo quy định.


Giữa Lúc Cách Ly 30 Người Vẫn Say Sưa Hát Karaoke Trong QuánNgười dân sống quanh khu vực phản ánh quán karaoke này thường xuyên hoạt động và sẵn sàng điều nhân viên nữ phục vụ khi hách yêu cầu.


Trước đó, vào lúc 00h12 ngày 29/7, trong lúc kiểm tra việc chấp hành quy định phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, UBND phường Hà Tu phối hợp cùng Công an TP Hạ Long phát hiện tại quán Karaoke Anh Tươi – Cơ sở 2 (tổ 2, khu 6, phường Hà Tu, TP Hạ Long, Quảng Ninh) có 30 người (gồm cả nam và nữ) đang tổ chức hát karaoke tại 5 phòng hát.


Tại thời điểm kiểm tra, chủ quán karaoke Anh Tươi cơ sở 2 là bà Bùi Thị Tươi (SN1983, trú tại tổ 3, khu 6, phường Hà Tu, TP. Hạ Long) không cung cấp được giấy phép kinh doanh.


Tổ công tác đã ra quyết định lập biên bản và phạt tiền 15 triệu đồng đối với chủ quán karaoke Anh Tươi cơ sở 2 và 30 người hát karaoke tại quán bị phạt mỗi người 2 triệu đồng.


Tổ công tác cũng yêu cầu cả chủ cơ sở và người hát karaoke tại quán đều phải thực hiện cách ly ngay cho đến khi có chỉ đạo tiếp theo của BCĐ phòng chống dịch COVID-19 phường Hà Tu và TP Hạ Long.

Nguồn: https://tienphong.vn/tap-kich-quan-karaoke-luc-nua-dem-30-nguoi-van-say-sua-hat-post1360724.tpo

Nguồn: Hoàng Dương (Tiền Phong)

Chủ Tịch Xã Cho F1 Đang Cách Ly Về Nhà Thăm Vợ Đẻ Bị Đình Chỉ Công Tác

 Cho F1 đang cách ly về nhà thăm vợ đẻ, Chủ tịch UBND xã bị đình chỉ công tác.


 

Là F1, đang cách ly tập trung nhưng ông H.T.C. lại được chủ tịch xã cho về thăm vợ đẻ. Ông C. sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.


Sáng 29-7, trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cho biết huyện đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 14 ngày đối với ông Hồ Ngọc Trường, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lâm, vì thiếu trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Chủ Tịch Xã Cho F1 Đâng Cách Ly Về Nhà Thăm Vợ Đẻ Bị Đình Chỉ Công Tác
Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu ra quyết định tạm đình chỉ công tác ông Hồ Ngọc Trường, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lâm.


Trước đó, vào ngày 27-7, trên địa bàn xã Quỳnh Lâm ghi nhận một trường hợp F1 là ông H.T.C. (43 tuổi, tài xế xe bus). Ông C. đi chăm vợ đẻ tại Bệnh viện Đa khoa Minh An và có tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19. Sau khi truy vết, ông C. được cách ly tập trung tại Trường tiểu học Quỳnh Lâm. 


Tuy nhiên, sau đó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lâm đã cho phép ông C. về nhà với lý do vợ mới đẻ. Theo ông C., tại nhà, ông chỉ tiếp xúc với vợ con. Một ngày sau, chiều 28-7, mẫu xét nghiệm của ông C. cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.


Được biết, trong thời gian ông Trường bị đình chỉ công tác, việc điều hành hoạt động của UBND xã Quỳnh Lâm được giao cho bà Bùi Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lâm.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/cho-f1-dang-cach-ly-ve-nha-tham-vo-de-chu-tich-ubnd-xa-bi-dinh-chi-cong-tac-20210729105634965.htm

Nguồn: Đức Ngọc (Người lao động)

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Bà Nguyễn Thị Phương Hằng Hỗ Trợ 1.500 Lít Oxy Mỗi Ngày Cho Bệnh Viện Chợ Rẫy

 Bệnh viện Chợ Rẫy chính thức lên tiếng về việc bà Phương Hằng hỗ trợ 1.500 lít oxy mỗi ngày


Trước đó, bà Nguyễn Phương Hằng cũng từng đứng ra hiến tặng 4 héc-ta đất trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng cùng một lô găng tay cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.


Liên quan đến thông tin bà Nguyễn Phương Hằng ủng hộ 1.500 lít oxy mỗi ngày cho Bệnh viện Chợ Rẫy, trưa ngày 28/7, trang fanpage chính thức của Bệnh viện đã xác nhận thông tin này. Nguyên văn bài đăng như sau:


Bà Nguyễn Thị Phương Hằng Hỗ Trợ 1.500 Lít Oxy Mỗi Ngày Cho Bệnh Viện Chợ Rẫy

“BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TRÂN TRỌNG CẢM ƠN VÀ GHI NHẬN TẤM LÒNG CỦA DOANH NHÂN NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG – CEO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI NAM


Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid, nhu cầu sử dụng oxy tại các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid -19 ngày càng gia tăng theo số lượng bệnh nhân nặng. Là những đơn vị trực tiếp điều trị cho bệnh nhân COVID -19 nặng, số lượng oxy sử dụng tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hồi sức COVID -19 luôn ở mức cao.


Vừa qua, do tuân thủ chỉ thị 16 của TPHCM, đại diện Công ty Cổ phần Đại Nam đã liên hệ qua điện thoại với Ban Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy, bày tỏ mong muốn chung tay cùng Bệnh viện Chợ Rẫy trong công tác điều trị cho bệnh nhân Covid nặng. Theo đó, Công ty Đại Nam sẽ cung cấp oxy cho Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hồi sức Covid -19 để điều trị bệnh nhân COVID -19 tại 2 bệnh viện này.

Bà Nguyễn Thị Phương Hằng Hỗ Trợ 1.500 Lít Oxy Mỗi Ngày Cho Bệnh Viện Chợ Rẫy

Tuy nhiên, trước đó, do đánh giá tình hình dịch bệnh sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hồi sức COVID -19 (Do UBND TPHCM chỉ định) đã chuẩn bị nhiều phương án để đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng oxy trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Và hiện nay, lượng oxy sử dụng vẫn đang đáp ứng được nhu cầu.


Vì vậy, Ban Lãnh đạo Bệnh viện xin trân trọng đón nhận và đã gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần Đại Nam nói chung và CEO Nguyễn Phương Hằng nói riêng bởi hành động cao quý này. Trong thời gian tới, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và lượng bệnh nhân nặng có thể tăng cao hơn nữa, trữ lượng oxy dự trữ trước đó có thể sẽ không đáp ứng đủ, Ban Lãnh đạo bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hồi sức COVID -19 sẽ tiến hành sử dụng lượng oxy mà Công ty Đại Nam sẽ hỗ trợ.

Bà Nguyễn Thị Phương Hằng Hỗ Trợ 1.500 Lít Oxy Mỗi Ngày Cho Bệnh Viện Chợ Rẫy


Từ năm 2015 đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã nhận được sự chung tay giúp đỡ bệnh nhân nghèo của Công ty Cổ phần Đại Nam nói chung và CEO Nguyễn Phương Hằng nói riêng. Theo đó, từ ngày 21/09/2015 – ngày 6/6/2016, Công ty Cổ phần Đại Nam đã hỗ trợ phẫu thuật tim miễn phí cho 68 bé. Sau khi thành lập Quỹ từ thiện Hằng Hữu đến tháng 1/2021, Công ty tiếp tục hỗ trợ phẫu thuật tim miễn phí cho 264 bé. Bên cạnh đó, Công ty cũng chung tay hỗ trợ cho 32 Bệnh nhân nghèo của khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy nằm trong chương trình Quỹ giờ vàng.


Một lần nữa, Bệnh viện Chợ Rẫy trân trọng cảm ơn sự đồng hành của Công ty Cổ phần Đại Nam và tấm lòng của CEO Nguyễn Phương Hằng cho các hoạt động thiện nguyện tại Bệnh viện Chợ Rẫy”.


Trước đó, bà Nguyễn Phương Hằng cũng từng đứng ra hiến tặng 4 héc-ta đất trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng cùng một lô găng tay cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nữ đại gia còn sẵn sàng cho mượn Đại Nam, cùng một khu nhà ở để làm bệnh viện dã chiến.

https://tuoitrexahoi.vn/708-721-4-benh-vien-cho-ray-cam-on-ba-phuong-hang-vi-ho-tro-binh-oxy-cuu-giup-cac-hoan-canh-kho-khan-suot-5-nam-qua-186266.html

Nguồn: Tuổi trẻ xã hội