Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Bài Thuốc Đông Y Gừng Rang Muối Chữa Bệnh Viêm Khớp Hiệu Quả Cao

   Bài Thuốc Đông Y Gừng Rang Muối Chữa Bệnh Viêm Khớp Hiệu Quả Cao

Muối và gừng đều là nguyên liệu quý trong Đông y và có tác dụng điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Vì thế có rất nhiều bác sĩ Đông y đã sử dụng vị thuốc này để điều trị và hạn chế tối đa biến chứng từ bệnh viêm khớp, đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc.

Chữa bệnh viêm khớp hiệu quả từ bài thuốc Đông y từ muối rang gừng

Trong Đông y, muối và gừng được xem là các nhóm nguyên dược liệu phổ biến và được sử dụng rộng rãi giúp điều trị các bệnh về xương khớp. Chúng có tác dụng thải độc, trừ phong thấp hiệu quả. Nhận thấy được tác dụng đó, nhiều bác sĩ Đông y đã sử dụng bài thuốc muối rang gừng để điều trị bệnh viêm khớp, đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc.

Chữa bệnh viêm khớp hiệu quả từ bài thuốc Đông y từ muối rang gừng

Muối là gia vị phổ biến trong bếp của mỗi gia đình và cũng là nguyên liệu để điều trị các bệnh lý về khớp và tràn dịch khớp. Cách làm thông dụng nhất hiện nay là rang nóng muối và đắp lên vùng da bị đau nhức, mát xa nhẹ vào vùng đau. Tác dụng chính của muối là tả hỏa, thanh tâm lượng huyết, muối giúp dẫn thuốc vào kinh lạc, chữa đau răng, viêm nướu, viêm họng, giảm nhẹ vết bỏng rất hiệu quả.

Có thể không khắc phục hoàn toàn được triệu chứng nhưng sử dụng phương pháp này có thể hạn chế được biến chứng cũng như không để lại các tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh, giúp bệnh nhân có thể vượt qua đực cơn đâu dễ dàng.

Người bệnh đang bị viêm đau khớp nói chung và các bệnh liên quan đến khớp nói riêng có thể áp dụng phương pháp dùng gừng và muối rang nóng chườm ngoài da.

Cách thực hiện bài thuốc Y học cổ truyền muối rang gừng

Cách thực hiện bài thuốc đông y cổ truyền muối rang gừng

Cách thực hiện bài thuốc đông y cổ truyền muối rang gừng đơn giản như sau:

Nguyên liệu cần có:

  • Nửa cân muối hạt.
  • Gừng
  • 1 chiếc túi vải.
  • Có thể thêm hành tây.

Cách thực hiện:

Đầu tiên, rửa sạch gừng và để ráo nước, sau đó thái thành lát mỏng khoảng 3 mm. Bắc chảo lên bếp cho nóng rồi đem muối cho và rang trong 10 phút. Muối nóng rồi đổ vào túi vải, tỷ lệ muối chiếm 2/3 diện tích túi vải, có thể di chuyển. Sau đó, cho vào trong túi vải gừng và hành tây cùng muối rang dùng tay bóp nhẹ. Cho hỗn hợp vừa rang xong vào chiếc khăn và chườm trực tiếp lên vết thương. Chườm đến khi muối nguội, đem ra chảo sao cho nóng rồi tiếp tục đắp lên phần khớp bị đau.

Muối có thể rang nóng lại nhiều lần, sử dụng đến khi muối cháy đen. Với gừng và hành tây, người bệnh nên thay mới sau mỗi lần chườm. Với cách này người bệnh sẽ nhanh chóng khắc phục cơn đau viêm khớp gây ra. Bệnh nhân có thể thực hiện chườm muối và gừng chữa viêm đau khớp mỗi ngày một lần. Cho đến khi dấu hiệu đau giảm hẳn thì có thể giảm tần suất và ngừng điều trị.

Khi thực hiện cách làm muối rang gừng chữa viêm đau khớp, để tránh bỏng thì người bệnh nên lót nhiều lớp vải để giảm tác dụng nhiệt lên da có thể làm tổn thương vùng đau khớp.

Theo chuyên gia đông y gia truyền bệnh nhân nên lót nhiều tấm vải lên vị trí bị đau vì khi rang muối sẽ có độ nóng. Đợi đến khi muối nguội thì tháo lớp lót ra để các dược chất có thể tác động trực tiếp lên da. Người bệnh cũng có thể làm nóng muối bằng lò vi sóng thay vì rang trên bếp.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Bệnh Suy Giảm Nội Tiết Tố Có Trị Khỏi Bằng Các Bài Thuốc Đông Y Hay Không?

 Đông Y Có Điều Trị Hết Được Bệnh Suy Giảm Nội Tiết Tố Hay Không?

Tình trạng suy giảm nội tiết tố ở nữ giới gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sắc đẹp, đặc biệt là khả năng sinh sản. Vì vậy, Đông y gia truyền Tấn Khang sẽ giúp chị em điều trị bằng Đông Y an toàn và hiệu quả.

Suy giảm nội tiết tố nữ estrogen ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe chị em phụ nữ
Suy giảm nội tiết tố nữ estrogen ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe chị em phụ nữ

Hội chứng suy giảm nội tiết tố ở nữ giới như thế nào?

Theo thống kê, phụ nữ từ 35 tuổi trung bình mỗi năm nội tiết tố nữ giảm 1-2% và sau tuổi mãn kinh tỷ lệ này là hơn 2%. Từ thực trạng trên nhiều Bác sĩ cho biết việc suy giảm nội tiết tố nữ estrogen ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của chị em phụ nữ.


Hội chứng suy giảm nội tiết tố thường được diễn ra sau mỗi kỳ sinh đẻ. Khi đó hoạt động của buồng trứng bị suy giảm và tiết ra ít estrogen. Thời kỳ tiền mãn kinh hay mãn kinh hoặc do bệnh lý phải cắt bỏ buồng trứng, tia xạ vào buồng trứng… Khi bị thiếu estrogen, phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, giảm trí nhớ, da nhăn nheo, tóc dễ gãy rụng, dễ viêm nhiễm đường tiết niệu hay dễ ung thư vú…


Theo các bác sĩ thì tiền mãn kinh thường bắt đầu từ khoảng 40- 45 tuổi. Ở thời kỳ này, các hiện tượng có thể xảy ra ngắn trong 5-7 tháng hoặc có thể dài 2-4 năm cá biệt có trường hợp kéo dài 5-10 năm. Giai đoạn này phụ nữ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý và có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, kinh thưa dần, thất thường, ít rồi mất hẳn. Sự sụt giảm estrogen trong cơ thể người phụ nữ có thể dẫn tới hội chứng tiền mãn kinh. Khoảng 80% phụ nữ tuổi tiền mãn kinh bị hội chứng này với mức độ nặng hay nhẹ liên quan tới trạng thái thần kinh, tinh thần hay tâm lý người phụ nữ. Tỷ lệ suy giảm nội tiết tố hay rối loạn tiền mãn kinh ở người lao động trí óc có thể cao hơn người lao động tay chân.


Nghiên cứu cho thấy tuổi mãn kinh tự nhiên từ 47 đến 52 tuổi. Nếu mãn kinh sớm trước 40 tuổi sẽ gặp ở những phụ nữ sinh lý bất thường hút thuốc lá, uống rượu, chiếu tia xạ trị bệnh, suy buồng trứng sớm hoặc cắt buồng trứng do bệnh lý… Hiện tượng mãn kinh có thể có những triệu chứng như rối loạn vận mạch với những cơn bốc hỏa khoảng 10-20 phút, nóng bừng ở phần trên cơ thể đầu lan xuống cổ, xuống ngực, người nóng, đánh trống ngực, vã mồ hôi ớn lạnh, mất ngủ, người lúc nóng lúc lạnh thường xảy ra vào ban đêm và mùa nóng. Một số phụ nữ có hiện tượng rối loạn tâm thần, lo lắng hồi hộp, hay cáu gắt, dễ buồn, giảm trí nhớ.


Hiện tượng Estrogen sụt giảm sẽ làm giảm và mất đi tổ chức mỡ dưới da làm cho làn da của phụ nữ không còn trơn bóng trở nên nhăn nheo, nám da, sạm da, cơ nhão và ngực vì thế cũng lép và chảy sệ. Thay vào sự thiếu hụt đây là sự mỡ tích tụ ở nội tạng, đùi, eo làm cho bụng to lên, tăng cân, cơ thể sồ sề. Bên cạnh đó các tuyến mồ hôi, tuyến bã giảm hoạt động nên một số bộ phận như lông tóc móng bị khô giòn dễ gẫy dễ rụng. Nồng độ estrogen suy giảm gây khô âm đạo giao hợp đau, dễ bị viêm nhiễm do tạp khuẩn, làm giảm khoái cảm và ham muốn tình dục. Nó cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiết niệu, bệnh loãng xương, tim mạch, ung thư vú, ung thư cổ tử cung…

Y học cổ truyền Hà Nội chia sẻ những vị thuốc điều trị suy giảm nội tiết nữ

Theo các chuyên gia Đông Y cổ truyền cho biết: Không nói quá nhiều về các đơn thuốc nhiều thành phần, bài viết sẽ chia sẻ với bạn cụ thể về vài vị thuốc có tác dụng điều hòa, cân bằng nội tiết tố nữ, điều trị dứt điểm các bệnh có liên quan đến chúng.

1.Cây trinh nữ

Nhờ các hợp chất bên trong cây trinh nữ mà làm giảm đi các tình trạng mất kiểm soát về tâm sinh lí của người phụ nữ. Đặc biệt, đối với phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, do rối loạn nội tiết tố mà tâm lí luôn trong trạng thái căng thẳng, dễ nóng giận, cáu gắt. Tất cả đều là do thiếu hụt estrogen.
Làm giảm và tiêu diệt các cơn đau của các biến chứng xảy ra ở tuyến yên, tuyến vú, giúp cân bằng các hoạt động của các hệ thống trong cơ thể. Bên cạnh đó, còn làm giảm các triệu chứng liên quan đến stress, lo âu, những lo lắng về nhu cầu sinh lí cơ thể.

2. Mầm đậu nành

Isoflavon từ mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe, giúp dự phòng mỡ máu cao, đặc biệt, những người có nguy cơ mỡ máu cao, uống bổ sung Isoflavon là điều cần thiết. Hơn nữa, những người tăng huyết áp, khi dung nạp Isoflavon sẽ giảm huyết áp, hạ mỡ máu. Ngoài ra, Isoflavon cũng có tác dụng đặc biệt tốt với các chị em phụ nữ nhất là phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh – lứa tuổi đã suy giảm và rối loạn nội tiết tố nữ.

3. Đương quy

Đương quy giúp tăng cường hoạt huyết, sức đề kháng, tăng cường dinh dưỡng làm gia tăng nhu cầu sinh lý, trẻ hóa cơ thể cũng như giúp cho da và các tế bào khỏe mạnh. Các bệnh thường được sử dụng Đương quy mang lại hiệu quả cao đó là thiếu máu, da xanh xao. Các bệnh liên quan tới phụ nữ như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh hoặc bị ứ huyết do rối loạn nội tiết.

4. Sữa ong chúa

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, sữa ong chúa có các thành phần giúp cân bằng hormone, rất giàu estrogen, có tác dụng cải thiện chất lượng của trứng. Chính vì thế, sữa ong chúa thích hợp trong hỗ trợ những vấn đề liên quan đến chứng hiếm muộn con cái và điều chỉnh nội tiết.

5.Dầu dừa

Hàm lượng các chất chống ô-xy hóa dồi dào trong dầu dừa giúp đánh bại các gốc tự do vốn là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ, gây giảm ham muốn. Do đó, bổ sung thêm khoảng 50ml dầu dừa vào khẩu phần ăn mỗi ngày là một trong những cách để bạn khắc phục tình trạng suy giảm ham muốn, khơi gợi lại ngọn lửa đam mê trong chuyện “yêu”.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Trị Bệnh Sốt Xuất Huyết Bằng Các Bài Thuốc Đông Y Hiệu Quả Rất Cao

Trị Bệnh Sốt Xuất Huyết Bằng Các Bài Thuốc Đông Y Hiệu Quả Rất Cao

https://www.youtube.com/watch?v=hkrl8_NdC8I

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm và hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc-xin phòng bệnh. Vì thế ngoài việc tuân thủ điều trị theo y lệnh bác sĩ, bạn có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc Đông sau đây.

Sốt xuất huyết là căn bệnh có biến chứng nguy hiểm

Sốt xuất huyết là căn bệnh có biến chứng nguy hiểm

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng… Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng, có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Bài thuốc Đông y điều trị sốt xuất huyết hiệu quả

Trong Đông y, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian. Một số bài thuốc sau đây sẽ có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả:

Bài thuốc Đông y điều trị sốt xuất huyết hiệu quả

  • Bài 1: Rau má 20g, cỏ mần trầu 20g, lá huyết dụ 20g, lá cối xay 20g, cỏ nhọ nồi sao cháy 40g, sắc đặc uống.
  • Bài 2: Lá cối xay, lá bông mã đề (hoặc rau má hoặc cỏ mần trầu hoặc cỏ tranh) mỗi thứ 10 – 20g, cỏ nhọ nồi tươi 30 – 40g (nếu khô thì 15 – 20g), trắc bá diệp sao đen 12g (hoặc lá huyết dụ hoặc hoa hòe 16g), sắc uống trong ngày. Nếu có ban ngứa cho thêm rau sam 20g; nếu nhức đầu, nôn, khát nước cho thêm sắn dây 20g; nếu đại tiện táo cho thêm mồng tơi 20g hoặc rau sam 20g.
  • Bài 3: Lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bông mã đề 16g, trắc bá diệp sao đen 16g (nếu không có thì thay bằng kinh giới sao đen 12g), sắn dây 20g (nếu không có thì thay bằng lá dâu 16g, rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày.
  • Bài 4: Sinh địa 12g, mạch môn 12g, hoa hòe 12g, huyền sâm 12g, cỏ nhọ nồi khô 30g, sắc với 3 bát nước, cô lại còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp có xuất huyết dưới da, nôn hoặc đại tiểu tiện ra máu.
  • Bài 5: Rau diếp cá 100g, rau ngót 100g, cỏ nhọ nồi 50g, rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, chia uống nhiều lần trong ngày.
  • Bài 6: Hành thái (sâm cau) sao đen 20g, trắc bá diệp sao đen 16g, cỏ nhọ nồi 12g, quả dành dành sao đen 8g, sắc với 600ml nước, cô lại còn 300ml, chia uống 6 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp sốt cao và đã có ban xuất huyết.
  • Bài 7: Cỏ nhọ nồi 20g, lá cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo sao qua 12g (nếu không có thì thay bằng bồ công anh 12g), hoa hòe 10g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm chia 3 lần trong ngày.
  • Bài 8: Cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nếu không có thì thay bằng lá cối xay 12g), bông mã đề 16g (nếu không có thì thay bằng lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước sạch trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.

Những bài thuốc đông y cổ truyền trên đây đều đơn giản, dễ kiếm và có giá thành rẻ, tiện dùng ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, các bài thuốc trên chỉ được dùng đơn thuần cho sốt xuất huyết độ I (người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết) và cấp độ 2 (người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài).

Với độ III và IV (bệnh nhân có biểu hiện sốc và sốc nặng) bệnh nhân cần phải sử dụng các biện pháp của y học hiện đại, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Hướng Dẫn Cách Chữa Bệnh Viêm Họng Mãn Tính Bằng Cây Cam Thảo Rất Hiệu Quả.

 Hướng Dẫn Cách Chữa Bệnh Viêm Họng Mãn Tính Bằng Cây Cam Thảo Rất Hiệu Quả.



https://www.youtube.com/watch?v=LSgKZ0oPkxI&t=58s

Cam thảo là một vị thuốc chữa bệnh rất phổ biến trong đông y để chữa trị nhiều căn bệnh. Các nghiên cứu hiện đại cũng xác định dùng cam thảo chữa bệnh mang lại nhiều lợi ích, nhất là dùng để chữa bệnh viêm họng dứt điểm tại nhà mà không cần dùng tới thuốc kháng sinh. Dưới đây là những thông tin về công dụng và cách dùng cam thảo trị viêm họng hiệu quả tốt nhất được khuyên áp dụng.

Công dụng chữa bệnh của cam thảo

Cam Thảo và tác dụng điều trị dứt điểm bệnh viêm họng

Cam thảo là một loại cây sống lâu năm, cao khoảng 30 – 100cm. Đặc điểm nhận dạng của cây là thân có lông mềm; lá mọc so le hình dáng như lông chim sẻ; hoa mọc thành từng chùm ở nách, hoa nhỏ và có màu tím nhạt; quả cam thảo có hình lưỡi liềm dài khoảng 3 – 4cm có màu nâu đen, lông, trong quả chữa 2 – 8 hạt nhỏ dẹt, màu nâu bóng; rễ cây có màu vàng nhạt.

Cây cam thảo thường được thu hoạch khoảng từ 5 năm tuổi trở lên và dùng để làm thuốc chữa bệnh rất phổ biến trong đông y. Thông thường, rễ cây cam thảo dược dùng để làm thuốc nhiều nhất. Theo đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, tả hoả; cam thảo tẩm mật sao vàng (chích thảo) tính ấm, có tác dụng bổ (ôn trung) nhuận phế, điều hoà các vị thuốc. Đây là vị thuốc lành tính được dùng trong điều trị các bệnh dạ dày – tá tràng, viêm gan B, các bệnh ngoài da, mụn nhọt, nhiễm độc thức ăn,…

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy đây là một vị thuốc quý từ tự nhiên có nhiều dược tính chữa bệnh rất tốt. Tiêu biểu như cam thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc tố, chống co thắt cơ trơn trong ống tiêu hóa, chống lại tình trạng viêm loét đường tiêu hóa, làm lành vết thương, kháng khuẩn rất tốt,…

Vì sao cam thảo dùng để chữa viêm họng, có thể trị dứt điểm bệnh ?

Cam Thảo và tác dụng điều trị dứt điểm bệnh viêm họng

Theo kinh nghiệm dân gian từ xa xưa đã dùng cam thảo để chữa viêm họng, ho kéo dài rất hiệu quả, an toàn. Hiện nay, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra công dụng đặc biệt của cam thảo trị viêm họng như sau:

  • Cam thảo có tác dụng thanh nhiệt, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, cả các độc tố trong các loại thuốc như Chloralhydrat, Physostigmin, Acetylcholin, Pilocarpin,…
  • Dùng cam thảo có khả năng kích thích hệ thần kinh xuất tiết làm hóa đờm, từ đó làm giảm, tiêu đờm trong cổ họng.
  • Công dụng kháng khuẩn của cam thảo vô cùng quan trọng giúp chữa trị nhiều bệnh, loại bỏ các loại vi khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn lao,… Bên cạnh đó nó còn có khả năng kháng viêm mạnh mẽ giúp làm lành vết thương nhanh chóng.

Do vậy, người bệnh có thể dùng cam thảo để trị viêm họng tại nhà mang lại hiệu quả cao, an toàn hơn cả dùng thuốc kháng sinh và được khuyến khích sử dụng.

Cách chữa viêm họng bằng cam thảo

Có nhiều cách dùng cam thảo chữa trị bệnh như dùng để ngậm hay hãm nước uống là cách phổ biến nhất; có thể dùng độc vị cam thảo hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác để trị bệnh thúc đẩy hiệu quả cao. Khi bị viêm họng, người bệnh có thể lựa chọn áp dụng theo các bài thuốc như sau:

Cam Thảo và tác dụng điều trị dứt điểm bệnh viêm họng

– Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: cam thảo, nhân sâm mỗi thứ 10g; bạch linh, hoàng cầm, cát cánh, ngưu bang tử, thăng ma, bạch thược mỗi thứ 12g và hoàng liên 8g.
  • Cách dùng: cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc thuốc, cho thêm khoảng 7 lát gừng, đổ 1,2 lít nước, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Chia bài thuốc uống 5 lần, uống hết mỗi ngày 1 thang.

– Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: cam thảo, cây rẻ quạt mỗi thứ 6g; mạch môn 10g, lá húng chanh 8g.
  • Cách dùng: Bài thuốc đem sắc với 650ml nước sắc còn 300ml, chia làm 3 lần uống trước mỗi bữa ăn. Dùng bài thuốc này liên tiếp trong 5 ngày sẽ hết bị viêm họng.

– Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: cam thảo đất, kinh giới, lá tía tô, sài hồ nam mỗi thứ 3g; mạn kinh 2g; kim ngân 4g và 3 lát gừng.
  • Cách dùng: tất cả nguyên liệu cho vào ấm sắc uống trong ngày. Dùng bài thuốc liên tiếp trong 2 – 3 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng lát cam thảo để ngâm mỗi khi bị viêm họng cũng có tác dụng giúp làm dịu cổ họng, giảm ho, rát họng và tiêu đờm rất tốt.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Các Bài Thuốc Đông Y Làm Đẹp Da

 Các Bài Thuốc Đông Y Làm Đẹp Da

Là phái đẹp, ai cũng muốn có được làn da đẹp không tì vết nhưng cách chăm sóc như thế nào mới chính xác để đạt được hiệu quả tốt thì vẫn còn là một vấn đề.

da-dep-1

Làn da đẹp không tì vết được nhiều người ao ước có được

Có rất nhiều cách để có thể sở hữu được một làn da đẹp không tì vết với nhiều phương pháp khác nhau, với một số công thức bôi da, đắp mặt bằng các bài thuốc Đông y cổ truyền…sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ và an toàn.

Hiệu quả của Đông y trong làm đẹp da

Hiện nay trên thị trường lĩnh vực mỹ phẩm chăm sóc da có rất nhiều sản phẩm với những giá cả khác nhau từ vài chục nghìn đến vài trăm, vài triệu…Có một số viện thẩm mỹ, làm đẹp sử dụng những mỹ phẩm kết hợp với một số máy móc để giúp khách hàng có được làn da như mong muốn. Nhưng phương pháp này tốn thời gian, tiền bạc, kết quả lại ít khả quan và ít an toàn.

Nhưng nhiều người lại ít biết đến các phương pháp làm đẹp từ Đông y, từ các dược liệu quý hiếm trong thiên nhiên, không chỉ đem lại hiệu quả vượt trội mà còn hoàn toàn vô hại với làn da và sức khỏe, những bài thuốc Đông y làm đẹp còn có tác dụng tốt với những làn da yếu, mẫn cảm hay bị kích ứng với mỹ phẩm.

da-dep-3

Các bài thuốc Đông y làm đẹp da

Da đẹp nhờ chăm sóc da bằng các bài thuốc Đông y

Hiện nay, bởi sự ảnh hưởng từ văn hóa của người phương Đông, việc chú trọng đến làn da ngày càng được nhiều quan tâm vì người ta cho rằng “một cái trắng che được ba cái xấu”. Sau đây là một số công thức làm đẹp từ các bài thuốc Đông y được Bác sĩ  Đông Y Cổ truyền TPHCM Nguyễn Thanh Hậu chia sẻ, giúp bạn có được một làn da rạng rỡ, trắng hồng không tì vết…

Đắp, bôi ngoài da

Bài thuốc 1: Dùng 600g lá dâu phơi qua sương + 16g lá ngải cứu. Sắc lấy nước tắm hằng ngày. Kiên trì thực hiện hằng ngày không chỉ có thể chữa khỏi các chứng bệnh ngoài da và đau thần kinh, lại làm trắng sạch da.

Bài thuốc 2: Dùng hạnh nhân sau khi được bỏ vỏ nghiền nhỏ hòa với lòng đỏ trứng gà. Đối với da mặt sần sùi, nổi mụn cơm đen, bạn sử dụng hỗn hợp trên thoa lên mặt vào mỗi tối, để qua đêm sáng hôm sau thì dùng rượu gạo hoặc nước ấm rửa sạch. Nếu dùng lâu ngày sẽ giúp bạn có được làn da trắng sạch.

da-dep-2

Hạnh nhân có tác dụng làm đẹp rất hiệu quả

Đối với những người bị tàn nhang, cũng với cách thực hiện như trên nhưng dùng 3 quả hạnh nhân, kiên trì thực hiện 2-3 tháng sẽ thấy hiệu quả. Hoặc có thể chữa tàn nhang bằng cách dùng dấm 500g, bạch truật 50g, ngâm 7 ngày rồi lấy dung dịch thoa lên mặt mỗi ngày vài lần.

Thuốc uống

– Dùng 30g hoa cúc tươi cho nước vào đun sôi, sắc đặc, thêm một chút mật ong chế thành cao. Mỗi lần dùng 15g pha với nước sôi uống có tác dụng đẹp da.

– Dùng 10g rau sam khô sắc uống ba lần trước bữa ăn 30 phút hoặc làm rau ăn cũng được, nhưng không nên ăn quá nhiều, có tác dụng giúp làm trắng da hiệu quả.

da-dep-4

Hạt sen chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng làm đẹp rất hay

– Hạt sen, khiếm thực (mỗi vị 30 gr), 50g ý dĩ nhân, 8g long nhãn nhục. Cho tất cả vào 500ml nước, sắc lửa nhỏ trong một tiếng đồng hồ, cho thêm một chút mật ong là ăn được. Bài thuốc này có tác dụng ích khí bổ huyết, nhuận da và tăng trắng da.

– Vào mùa đông da thường bị khô, nhão, sần sùi, bạn có thể lấy 15 quả hồng táo và một ít nhân sâm, cho vào siêu đất ngâm nước nửa giờ, dùng lửa nhỏ sắc 30 phút là uống được. Loại trà dược này giúp ích khí dưỡng huyết, làm đẹp da. Lúc uống nhân sâm không nên uống trà và ăn củ cải.

Ngoài dùng những bài thuốc trên thì bạn cần phải kết hợp với tập thể dục thường xuyên, nên ăn những thực phẩm sạch và đúng tháp dinh dưỡng, sử dụng những loại mỹ phẩm phù với loại da và lứa tuổi…thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

Nguồn: Đinh Bá Tường

Một Số Bài Thuốc Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Cây Lá Dứa

 Cây Lá dứa dân gian còn thường với tên khác là cây Lá nếp hay cây cơm nếp thơm. Lá dứa được biết đến như một cây thuốc quý với vô số lợi ích mang lại đối với sức khỏe con người. Bài viết này các lương y tại Đông y gia truyền Tấn Khang xin chia sẻ sơ lược về thông tin cũng như công dụng về loại cây này.

Cây lá dứa thường mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở nước ta

Cây lá dứa thường mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở nước ta

Thông tin cần biết về cây Lá dứa

Cây lá dứa có tên khoa học là Pandanus amaryllifolia Roxb; thuộc họ Dứa gai Pandanaceae. Cây lá dứa thường mọc thành bụi, thường mọc hoang  có thể cao 1 m, đường kính thân 1cm -3 cm, phân nhánh, lá hình mác, nhẵn, xếp thành hình máng, dài 40cm -50 cm, rộng 3cm -4 cm, mép không gai, mặt dưới màu nhạt, có nhiều gân , mùi thơm như mùi cơm nếp, để khô càng thơm.

Cây lá dứa có mùi thơm đặc biệt, dân gian thường dùng cây Lá dứa Lá để nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle. Lá dùng phối hợp với một số vị thuốc khác, nấu nước xông giúp cho các bà mẹ mới sinh con thêm sức khoẻ và có da dẻ hồng hào. Là cây hương liệu cổ truyền ở Malaixia và cả ở Inđônêxia người ta cũng đều gọi là Dứa thơm.

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây Lá dứa

Các dược sĩ Đông y gia truyền Tấn Khang cho biết Lá có mùi xạ rất đặc trưng mà các loài Pandanus khác không có. Mùi này do một enzym không bền vững dễ bị oxy hoá. Về tác dụng dược lý Cao toàn phần cồn 50% từ lá dứa làm hạ rõ rệt mức glucose huyết của các chuột được gây đái tháo đường thực nghiệm. Cao chiết này không gây biểu hiện độc tính cấp trên chuột bình thường uống liều tối đa có thể bơm qua kim cho chuột uống (200g/kg). Những kết quả trên đem lại hy vọng về khả năng tận dụng một nguồn nguyên liệu dễ tìm trong đời sống để phát triển một sản phẩm sử dụng trong điều trị hỗ trợ bệnh đái tháo đường.

Lá dứa và một số đơn thuốc chữa bệnh hiệu quả

Cây lá dứa được áp dụng vào nhiều đơn thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả

Cây lá dứa được áp dụng vào nhiều đơn thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả

  • Có tác dụng tạo cảm giác ngon miệng: Những người gầy gò do biếng ăn và không có cảm giác ngon miệng thì lá dứa có thể là một giải pháp. Đun sôi 2 miếng lá dứa uống trước khi ăn 30 phút thường xuyên có thể giúp bạn tăng sự thèm ăn.
  • Hiệu quả với tóc Từ quan điểm về cái đẹp, lá dứa rất hữu ích để khắc phục những vấn đề về tóc. Một mớ lá dứa thơm (khoảng 7 lá) đun đến khi nước ngả màu xanh đậm (khoảng 1 bát đầy), để qua đêm, sau đó thêm nước cốt của 3 quả nhàu trộn thành hỗn hợp. Gội đầu 3 lần một tuần sẽ làm tóc đen bóng. Để loại bỏ gàu , ta dùng lá dứa xay rồi massage nhẹ nhàng trên da đầu, sau đó gội sạch.
  • Loại bỏ cảm giác lo lắng Với những người hay lo lắng hoặc căng thẳng, người ta cũng dùng nước sắc của lá dứa dại với liều 2 lá dứa to sắc với một ly nước. Lá dứa hiệu quả trong việc làm dịu căng thẳng từ các chất tannin.
  • Chữa chứng đau nhức khớp và bệnh thấp khớp 3 lá dứa cùng một chén dầu dừa trộn cùng dầu bạch đàn giúp chữa đau nhức cơ bắp do thấp khớp, bằng cách xoa bóp và ngâm trong nước lá dứa ấm.
  • Chữa chứng cho những người thần kinh yếu Rửa sạch 3 miếng lá dứa , hãm với 3 bát nước sôi và uống 2 lần sáng , chiều đều đặn sẽ có tác dụng bồi bổ thần kinh.
  • Chữa tăng huyết áp Ngoài việc điều trị bệnh thần kinh yếu , lá dứa đun sôi với nước cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề về huyết áp. Chỉ với 2 cốc mỗi ngày là đủ để đối phó với căn bệnh này.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

Các công dụng kỳ diệu của cây Mướp Hương

Các công dụng kỳ diệu của cây Mướp Hương

Mướp hương là loại cây thuộc họ bí. Theo Đông y cổ truyền, mướp có vị ngọt, không độc, tính mát, có tác dụng điều kinh, bình can, nhuận da, thông đại tiểu tiện, chỉ đới, thanh nhiệt, thông kinh lạc, hành huyết mạch. Mọi bộ phận của mướp hương đều có thể sử dụng như một bài thuốc Đông y cổ truyền: lá mướp (ty qua diệp), xơ mướp (ty qua lạc), dây mướp (ty qua đằng),… có thể sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau.

mướp hương
mướp hương

Chữa ho nhiều đờm, viêm phế quản: mướp tươi rửa sạch để cả vỏ, xong giã nát để lấy 40ml nước, trộn với 10ml mật ong, uống 2-3 lần trong 1 ngày.

Chữa viêm đường tiết niệu, tiểu tiện ra máu: mướp hương 250g để cả cuống và vỏ, thêm nước nấu thành 400ml, để nguội xong cho mật ong vừa phải vào rồi cho bệnh nhân uống.

Chữa đại tiện ra máu, trĩ nội: dùng 250g mướp non, nạo vỏ ngoài, thái thành miếng rồi nấu lên cho người bệnh ăn.

Chữa thông tuyến sữa: dùng vừa phải mướp đắng, nướng tồn tính, sau đó nghiền vụn, cho người bệnh uống 3-6g với chút rượu.

Xơ mướp

Chữa trĩ ra máu, băng huyết, rong kinh, kiết lị ra máu: xơ mướp nướng tồn tính, xay thành bột, cho người bệnh mỗi ngày uống 4-8g chia làm 2 lần chiêu với nước ấm.

Chữa tắc tia sữa: xơ mướp 1 cái, hành tươi hoặc khô 1 củ, gai bồ kết 10 cái. Băm nhỏ tất cả, sắc với 400ml nước đến khi chỉ còn lại 100ml, uống mỗi ngày 2 lần trong vòng 2-3 ngày.

Chữa hen: hạt đay quả dài 12g, giã dập, sao; xơ mướp 20g băm nhỏ, sao. Trộn đều tất cả xong sắc lấy nước uống, uống nóng 2 lần 1 ngày, uống trong vòng 2-3 ngày.

Chữa sởi ( khiến cho sởi mọc nhanh và đều, đồng thời hạn chế các biến chứng ): xơ mướp 20g, bạch chỉ 12g, cỏ mần trầu 8g, kinh giới 12g, kim ngân 12g, cam thảo nam 4g. Thái nhỏ tất cả, sao vàng rồi sắc lấy nước uống 2 lần trong 1 ngày.

xơ mướp
xơ mướp

Lá mướp

Chữa viêm họng: lá mướp rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm nước, cho người bệnh uống.

Chữa hen, ho kéo dài: lấy 15g lá mướp hương nấu nước uống hoặc chế dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml

Chữa phù thũng: lấy 15g lá mướp hương và 10g cây cứt lợn, thái nhỏ rồi phơi khô, sắc với 200ml nước đến khi còn lại 50ml rồi đem cho người bệnh uống 1 lần mỗi ngày trong vòng 5-7 ngày.

Thân cây mướp

Chữa chảy nước mũi, viêm xoang mũi: lấy thân cây mướp (từ mặt đất trở lên khoảng 1m) chặt nhỏ, đốt tồn tính, giã mịn. Uống 10g mỗi lần với ít rượu.

Chữa đau hông, đau lưng do thấp nhiệt: thân cây mướp 30g, hổ trượng 15g, phối hợp với xa tiền tử 30g, hoàng bá 10g, sắc lấy nước uống một lần mỗi ngày.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang