2022 2022 | Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Bài thuốc chữa bệnh từ quả mơ - Món ăn rẻ bèo nhưng rất được người Nhật têu thích

 Loại quả "rẻ bèo" nhưng tốt ngang thuốc bổ thượng hạng: Có thể làm sạch phổi, tốt cho F0 hậu COVID-19, bảo sao người Nhật vô cùng yêu thích

Theo các chuyên gia sức khỏe, trong chế độ ăn của F0 hậu COVID, rất nên bổ sung quả mơ. Đối với những F0 đã hồi phục sau COVID-19, dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng. Theo bác sĩ đa khoa Nguyễn Xuân Quang (Học viện Quân Y): "Để chiến thắng COVID thì cơ thể đã phải huy động hết các nguồn dinh dưỡng nhằm tạo ra các kháng thể. Đồng thời những tế bào của ta cũng bị hư hại rất nhiều.


Do đó sau COVID-19, F0 cần được cung cấp đầy đủ nguyên liệu để tạo ra những tế bào mới, thay thế cho những tế bào bị tổn thương. Hãy ăn nhiều lên, đa dạng các loại thực phẩm, thực đơn thay đổi linh hoạt, nên bao gồm 15-20 loại nguyên liệu khác nhau".


Theo các chuyên gia sức khỏe, trong chế độ ăn của F0 hậu COVID, rất nên bổ sung quả mơ.


Nhắc đến mơ, nhiều người sẽ nhăn mặt, lắc đầu vì chúng rất chua và chát, nhưng mơ thực chất có thể dùng để chữa nhiều loại bệnh, bao gồm cả trị ho, làm sạch phổi cho người vừa mắc COVID-19.



Mùa mơ chín rộ thường vào tháng 3, tháng 4 âm lịch hàng năm. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Quả mơ trong Đông y được coi là một bài thuốc trị bệnh. Mơ có vị chua, đi vào 3 kinh can, tì, phế, có công dụng làm sạch phổi, thông đờm, sát khuẩn...


Thịt quả mơ chín chứa nhiều vitamin A, C và các nguyên tố vi lượng. Trong 100g trái mơ cung cấp đầy đủ lượng vitamin A cần thiết mỗi ngày. Vitamin C có trong quả mơ như một "liều thuốc" chống ôxy hóa tự nhiên, có thể giúp làm sáng mắt và đem lại làn da mịn màng, khỏe mạnh.



Cũng vì những công dụng tuyệt vời đó mà từ lâu nay mơ đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong nền ẩm thực Nhật Bản. Ở đất nước này, mơ thường được tận dụng để làm mơ muối, rượu mơ, mứt mơ, nước trái cây vị mơ... Trong thời Kamakura (1185 – 1333), mơ muối được dùng trong những bữa tiệc của giới Samurai. Đến thời kỳ Chiến Quốc (1467 – 1568), các chiến binh Samurai luôn mang theo mơ muối trong túi đựng thức ăn, với tác dụng diệt khuẩn, giảm hụt hơi, giảm cơn khát.

Bài thuốc chữa bệnh từ quả mơ

1. Làm sạch phổi


Ô mai liều lượng tùy ý, sắc, cô đặc thành cao. Trước khi đi ngủ, thêm mật ong để uống. Làm sạch phổi, chữa chứng ho lâu ngày.


2. Chữa ho lâu năm


Quả mơ muối 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, cam thảo 5g, trần bì 10g, hoàng kỳ 20g, đổ 2 bát nước vào sắc đến khi còn 1/2 bát, chia làm 2 lần đem uống trong ngày.



3. Chữa ho nhiệt (khạc đờm, có máu)


Ô mai, hoa hòe sao, dành dành sao, vỏ rễ dâu mỗi thứ 12g. Đem sắc lấy nước uống.


4. Chữa ho viêm họng


Lấy 6g ô mai (lấy thịt bỏ hạt), 12g vỏ rễ dâu tẩm mật sao thơm, 6g thảo dây sắc cùng 200ml nước. Đến khi chỉ còn 100ml nước, dùng uống trong ngày.


5. Chữa kiết lỵ lâu ngày không khỏi


20 quả mơ đem sắc cùng 1 bát nước. Khi còn 6/10 thì dừng lại, uống vào lúc bụng đói.


6. Chữa sốt rét cơn


4 quả ô mai, 8g thường sơn chế giấm đem tán nhỏ, làm viên, uống với rượu lúc sáng sớm, trước cơn sốt.



7. Chữa chứng tiêu khát


80g ô mai, 200 hạt đạm đậu sị. Sắc uống hoặc nấu canh ăn.


8. Giải rượu


Dùng mơ nấu với trà đem uống sẽ có tác dụng giải rượu.


9. Đau răng


Mơ chín giã nát, đem đắp vào răng sẽ có tác dụng.


10. Miệng khô, khát phiền nhiệt


Quả mơ muối, thiên hoa phấn, ngọc trúc, thạch hộc, mỗi loại 6g đem sắc uống.


11. Tẩy giun


Mơ 10g, xuyên tiêu 6g, gừng 3 lát, tất cả đem sắc lấy nước uống.



Lưu ý khi dùng mơ điều trị bệnh:


- Dù trong Đông y, mơ được đánh giá lành tính, bổ dưỡng xong nếu ăn quá nhiều quả tươi sẽ gây hại cho răng, tăng nhiệt do đó người bị bệnh cảm, dạ dày nhiều acid, trẻ em bị lên đậu cấp tính cần kiêng ăn mơ tươi.


- Hạt quả mơ có chứa độc tính. Chính vì thế mỗi khi sử dụng nhân hạt mơ để làm thuốc cần lưu ý đến liều thường dùng là từ 3-10g và được bào chế đúng cách thức để khắc chế độc tố.


Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022

Giường Nằm Spa Massage Toàn Thân Đá Muối Himalaya (Pakistan)

Đá Muối Himalaya (Pakistan)

Giường đá muối HIMALAYA hay còn gọi là Giường Đá Muối, là sự kết hợp giữa giường massage làm từ gỗ tràm tự nhiên nguyên khối và các viên đá muối nhập khẩu trự tiếp từ PAKISTAN. Tạo nên một sản phẩm không thể thiếu trong ngành Spa, Thẩm Mỹ Viện....

Giường Nằm Spa Massage Toàn Thân Đá Muối Himalaya (Pakistan)Giường Đá Muối 12v – Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

1. Giường Đá Muối HIMALAYA là gì?

Giường massage đá muối là một phẩm hoàn hảo được kết hợp từ giường massage thông thường, cùng ánh đèn hồng ngoại tỏa nhiệt nóng và sự sắp xếp hợp lý đến kỳ diệu giữa các viên đá muối được nhập khẩu từ PAKISTAN, là món quà thiên nhiên và vô cùng ý nghĩa.

Giường đã muối tạo nên một không gian thư giãn hoàn hảo trong các Spa, Thẩm Mỹ Viện. Không những thế giường đá muối còn được sử dụng rộng rãi trong cá nhân, gia đình giúp lưu thông mạch máu, ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Giường đá muối massage Himalaya - Pakistan

2. Công dụng của giường đá muối HIMALAYA.

* Điều trị đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy, đau thần kinh tọa, …
* Sản sinh ra các ion âm giúp trung hòa các ion dương làm sạch không khí.
* Phòng ngừa thiếu máu não, đột quỵ do thiếu máu não
* Hỗ trợ thải độc gan, lưu thông máu huyết, ổn định huyết áp
* Làm giảm cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu, stress, trầm cảm.
* Giảm ngay các cơn đau lưng, nhức mỏi
* Giảm thiểu các tác hại các bức xạ sóng điện từ, cân bằng năng lượng trong cơ thể
* Mang đến cho bạn giấc ngủ ngon.
* Hỗ trợ đốt cháy lượng mỡ thừa, đào thải lượng nước dư thừa trong cơ thể.

Giường Nằm Spa Massage Toàn Thân Đá Muối Himalaya (Pakistan)

3. Cách sử dụng, bảo quản giường đá muối.

3.1 Hướng dẫn sử dụng giường đá muối.

Để liệu trình sử dụng giường đá muối mang lại hiệu quả tốt nhất, quý khách hàng vui lòng thực hiện đầy đủ các quy trình sau.

* Bước 1: Uống một li nước ấm (khoảng 200ml) trước khi nằm 10p,
* Bước 2: Cắm nguồn, bật công tác đèn hồng ngoại trước, chờ đá nóng ấm.
* Bước 3: Điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa phải, tùy theo da của khách hàng.
* LƯU Ý: Thời gian sử dụng giường đá muối từ 15p – 20p, để trải nghiệm tốt nhất công dụng của giường đá muối.
* Nên sử dụng tấm lót trải giường trong khi nằm, để đảm bảo vệ sinh, tăng thêm độ bền và độ nóng của đá.

Giường Nằm Spa Massage Toàn Thân Đá Muối Himalaya (Pakistan)

3.2 Cách bảo quản giường đá muối HIMALAYA.

* Giường đá muối nên để ở khu vực khô ráo, thoáng, tuyệt đối không ẩm ướt.
* Nếu không sử dụng trong thời gian dài, mỗi ngày nên bật đèn hồng ngoại khoảng 15p, giữ đá muối luôn khô ráo.
* Vệ sinh khung giường bằng khăn mềm, ẩm nhẹ, không rửa nước.
* Luôn kiểm tra nguồn điện trước khi sử dụng, để đảm bảo an toàn.

Giường đá muối massage, spa Himalaya - Pakistan

4. Nên chọn mua giường đá muối như thế nào, ở đâu uy tín?

4.1 Nên chọn giường đá muối như thế nào?

Hiện tại giường đá muối được sử dụng rộng rãi tại gia đình hoặc các cơ sở kinh doanh như Spa, Massage trị liệu, các trung tâm trị liệu chăm sóc sức khỏe. Nên việc các đơn vị làm giả, làm nhái, làm hàng kém chất lượng là điều không thể tránh khỏi. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang sẽ gợi ý một số các tiêu chí, để quý khách hàng lựa chọn được giường spa đá muối ưng ý.

* Chân giường đá muối phải làm từ gỗ tự nhiên: gỗ thông, gỗ tràm.
* Chân giường đá muối không nứt, không có dấu hiệu chắp vá gỗ tạp.
* Đá muối được nhập khẩu trực tiếp từ PAKISTAN, có vỏ hộp, chứng nhận xuất xứ của đá.
* Đèn được sử dụng là bóng đèn tròn hồng ngoại tỏa nhiệt.

Giường Nằm Spa Massage Toàn Thân Đá Muối Himalaya (Pakistan)Giường Đá Muối HIMALAYA-Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

4.2 Nên mua ở đâu uy tín?

– Để lựa chọn một đơn vị uy tín, chất lượng, tạo ra những chiếc giường đá muối tốt nhất cho người tiêu dùng sẽ không dễ đối với khách hàng. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tiên phong là đơn vị cung cấp giường đá muối HIMALAYA lớn nhất tại khu vực miền Nam.

– Đông Y GIa Truyền Tấn Khang có xưởng sản xuất riêng, đội ngũ thiết kế có kinh nghiệm 5 năm thiết kế từng mẫu, từng quy cách đối với từng nhu cầu của quý khách hàng.

– Đội ngũ kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm chuyên nghiệp, lắp ráp tận nơi trong nội thành Thành Phố Hồ Chí Minh.

Với những ưu điểm vượt trội, cũng như bài chia sẻ tận tình này, chắc chắn rằng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang sẽ là địa chỉ uy tín để bạn trang bị giường massage Himalaya cho Spa, Thẩm Mỹ Viện hoặc nhà riêng của mình. Hãy để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với Đông Y Gia Truyền Tân Khang để được tư vấn và lựa chọn những sản phẩm giường đá muối cao cấp, sang trọng với mức giá thật hợp l‎ý nhất.

Giường Nằm Spa Massage Toàn Thân Đá Muối Himalaya (Pakistan) Giường đá muối HIMALAYA hay còn gọi là Giường Đá Muối, là sự kết hợp giữa giường massage làm từ gỗ tràm tự nhiên nguyên khối và các viên đá muối nhập khẩu trự tiếp từ PAKISTAN. Tạo nên một sản phẩm không thể thiếu trong ngành Spa, Thẩm Mỹ Viện....  Giường Nằm Spa Massage Toàn Thân Đá Muối Himalaya (Pakistan)Giường Đá Muối 12v – Đông Y Gia Truyền Tấn Khang  1. Giường Đá Muối HIMALAYA là gì? Giường massage đá muối là một phẩm hoàn hảo được kết hợp từ giường massage thông thường, cùng ánh đèn hồng ngoại tỏa nhiệt nóng và sự sắp xếp hợp lý đến kỳ diệu giữa các viên đá muối được nhập khẩu từ PAKISTAN, là món quà thiên nhiên và vô cùng ý nghĩa.  Giường đã muối tạo nên một không gian thư giãn hoàn hảo trong các Spa, Thẩm Mỹ Viện. Không những thế giường đá muối còn được sử dụng rộng rãi trong cá nhân, gia đình giúp lưu thông mạch máu, ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não.  2. Công dụng của giường đá muối HIMALAYA. * Điều trị đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy, đau thần kinh tọa, … * Sản sinh ra các ion âm giúp trung hòa các ion dương làm sạch không khí. * Phòng ngừa thiếu máu não, đột quỵ do thiếu máu não * Hỗ trợ thải độc gan, lưu thông máu huyết, ổn định huyết áp * Làm giảm cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu, stress, trầm cảm. * Giảm ngay các cơn đau lưng, nhức mỏi * Giảm thiểu các tác hại các bức xạ sóng điện từ, cân bằng năng lượng trong cơ thể * Mang đến cho bạn giấc ngủ ngon. * Hỗ trợ đốt cháy lượng mỡ thừa, đào thải lượng nước dư thừa trong cơ thể.  Giường Nằm Spa Massage Toàn Thân Đá Muối Himalaya (Pakistan)  3. Cách sử dụng, bảo quản giường đá muối. 3.1 Hướng dẫn sử dụng giường đá muối. Để liệu trình sử dụng giường đá muối mang lại hiệu quả tốt nhất, quý khách hàng vui lòng thực hiện đầy đủ các quy trình sau.  * Bước 1: Uống một li nước ấm (khoảng 200ml) trước khi nằm 10p, * Bước 2: Cắm nguồn, bật công tác đèn hồng ngoại trước, chờ đá nóng ấm. * Bước 3: Điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa phải, tùy theo da của khách hàng. * LƯU Ý: Thời gian sử dụng giường đá muối từ 15p – 20p, để trải nghiệm tốt nhất công dụng của giường đá muối. * Nên sử dụng tấm lót trải giường trong khi nằm, để đảm bảo vệ sinh, tăng thêm độ bền và độ nóng của đá.  Giường Nằm Spa Massage Toàn Thân Đá Muối Himalaya (Pakistan)  3.2 Cách bảo quản giường đá muối HIMALAYA. * Giường đá muối nên để ở khu vực khô ráo, thoáng, tuyệt đối không ẩm ướt. * Nếu không sử dụng trong thời gian dài, mỗi ngày nên bật đèn hồng ngoại khoảng 15p, giữ đá muối luôn khô ráo. * Vệ sinh khung giường bằng khăn mềm, ẩm nhẹ, không rửa nước. * Luôn kiểm tra nguồn điện trước khi sử dụng, để đảm bảo an toàn.  4. Nên chọn mua giường đá muối như thế nào, ở đâu uy tín? 4.1 Nên chọn giường đá muối như thế nào? Hiện tại giường đá muối được sử dụng rộng rãi tại gia đình hoặc các cơ sở kinh doanh như Spa, Massage trị liệu, các trung tâm trị liệu chăm sóc sức khỏe. Nên việc các đơn vị làm giả, làm nhái, làm hàng kém chất lượng là điều không thể tránh khỏi. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang sẽ gợi ý một số các tiêu chí, để quý khách hàng lựa chọn được giường spa đá muối ưng ý.  * Chân giường đá muối phải làm từ gỗ tự nhiên: gỗ thông, gỗ tràm. * Chân giường đá muối không nứt, không có dấu hiệu chắp vá gỗ tạp. * Đá muối được nhập khẩu trực tiếp từ PAKISTAN, có vỏ hộp, chứng nhận xuất xứ của đá. * Đèn được sử dụng là bóng đèn tròn hồng ngoại tỏa nhiệt.  Giường Nằm Spa Massage Toàn Thân Đá Muối Himalaya (Pakistan)Giường Đá Muối HIMALAYA-Đông Y Gia Truyền Tấn Khang  4.2 Nên mua ở đâu uy tín? – Để lựa chọn một đơn vị uy tín, chất lượng, tạo ra những chiếc giường đá muối tốt nhất cho người tiêu dùng sẽ không dễ đối với khách hàng. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tiên phong là đơn vị cung cấp giường đá muối HIMALAYA lớn nhất tại khu vực miền Nam.  – Đông Y GIa Truyền Tấn Khang có xưởng sản xuất riêng, đội ngũ thiết kế có kinh nghiệm 5 năm thiết kế từng mẫu, từng quy cách đối với từng nhu cầu của quý khách hàng.  – Đội ngũ kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm chuyên nghiệp, lắp ráp tận nơi trong nội thành Thành Phố Hồ Chí Minh.  Với những ưu điểm vượt trội, cũng như bài chia sẻ tận tình này, chắc chắn rằng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang sẽ là địa chỉ uy tín để bạn trang bị giường massage Himalaya cho Spa, Thẩm Mỹ Viện hoặc nhà riêng của mình. Hãy để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với Đông Y Gia Truyền Tân Khang để được tư vấn và lựa chọn những sản phẩm giường đá muối cao cấp, sang trọng với mức giá thật hợp l‎ý nhất.  Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe - bình an và thành công trong mọi lĩnh vực.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe - bình an và thành công trong mọi lĩnh vực.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2022

Những thói quen làm tăng mỡ bụng, mỡ nội tạng

Thói quen gây tích mỡ nội tạng


Theo nghiên cứu mới từ Mayo Clinic, ngủ không đủ giấc kết hợp ăn uống thiếu khoa học làm tăng lượng calo tiêu thụ, tích tụ chất béo, đặc biệt ở vùng bụng, trong nội tạng.

Kết quả này do TS Naima Covassin, nhà nghiên cứu y học tim mạch của Mayo Clinic, công bố. Các phát hiện sẽ được đăng tải trên tạp chí Journal of the American College of Cardiology, xuất bản ngày 5/4.


Thiếu ngủ làm tăng tích mỡ nội tạng 11%: Những thói quen làm tăng mỡ bụng, mỡ nội tạng


Nhóm chuyên gia phát hiện thiếu ngủ dẫn tới tổng thể tích mỡ bụng tăng 9%, mỡ nội tạng tăng 11%. Mỡ nội tạng được tích tụ sâu trong bụng xung quanh các cơ quan nội tạng và có liên quan bệnh về tim, rối loạn chuyển hóa.


Thiếu ngủ là thói quen đang dần trở nên phổ biến. Hơn 35% người trưởng thành tại Mỹ thường xuyên không ngủ đủ giấc, một phần do làm việc theo ca, nghiện các thiết bị điện tử, mạng xã hội. Ngoài ra, mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn mà không tăng thời gian hoạt động thể chất.


Giáo sư tim mạch Virend Somers, điều tra viên chính của nghiên cứu, cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng thiếu ngủ ngay cả ở người trẻ, khỏe mạnh và tương đối gầy có liên quan tăng lượng calo, cân nặng và đáng kể lượng mỡ tích tụ trong bụng”.


Nghiên cứu được thực hiện trên 12 người khỏe mạnh, không bị béo phì. Mỗi ngày, họ dành 2 buổi điều trị nội trú trong 21 ngày. Những người tham gia được chia ngẫu nhiên vào hai nhóm. Một là ngủ bình thường, hai là chỉ ngủ một nửa thời gian. Sau đó, nhóm thứ 2 quay trở lại thói quen ngủ bình thường.


Mỗi nhóm được ăn bất kỳ thực phẩm nào mà họ muốn trong quá trình nghiên cứu. Họ sẽ được đo lượng calo ăn vào, tiêu hao, trọng lượng, cấu tạo cơ thể; phân bổ chất béo chung và ở bụng, nội tạng


Thiếu ngủ làm tăng tích mỡ nội tạng 11%: Những thói quen làm tăng mỡ bụng, mỡ nội tạng
Nghiên cứu mới phát hiện thiếu ngủ dễ gây tích mỡ nội tạng, mỡ bụng cao hơn. Ảnh: Freepik.

Bốn ngày đầu tiên là giai đoạn thích nghi. Trong thời gian này, tất cả người tham gia được phép ngủ 9 tiếng. Trong 2 tuần tiếp theo, nhóm ngủ hạn chế chỉ được ngủ 4 tiếng và nhóm kiểm soát vẫn tiếp tục ngủ đủ 9 tiếng. Sau đó, 3 ngày đêm tiếp theo cả hai nhóm ngủ đủ 9 tiếng.


Những người thuộc nhóm ngủ ít ăn nhiều hơn 300 calo mỗi ngày. Họ ăn nhiều hơn 13% protein, 17% chất béo so với giai đoạn thích nghi. Mức tăng tiêu thụ calo, chất béo, protein cao nhất trong những ngày đầu bị thiếu ngủ. Sau đó, lượng này giảm dần về mức ban đầu trong giai đoạn hồi phục. Năng lượng tiêu hao gần như không đổi trong suốt thời gian này.


Tảng băng ngầm: Những thói quen làm tăng mỡ bụng, mỡ nội tạng.


GS Virend Somers cho biết: “Thông thường, chất béo được ưu tiên đọng lại dưới da. Tuy nhiên, việc ngủ không đủ giấc sẽ khiến chất béo di chuyển đến khoang nội tạng, gây nhiều nguy hiểm hơn. Điều quan trọng là ngay cả khi chúng ta ngủ đủ giấc trở lại, lượng calo, cân nặng có thể giảm đi nhưng chất béo nội tạng vẫn tiếp tục tăng lên”.


Điều này cho thấy rằng ngủ không đủ giấc là nguyên nhân gây tích mỡ nội tạng mà chúng ta chưa từng biết đến trước đó. Việc ngủ đủ giấc, ít nhất trong thời gian ngắn hạn, không giúp cải thiện được tình trạng tích mỡ nội tạng. Về lâu dài, những phát hiện này cho thấy việc ngủ không đủ giấc là nguyên nhân dẫn tới béo phì, bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa.


Theo tiến sĩ Covassin, mỡ nội tạng chỉ được phát hiện bằng cách chụp CT và thường bị bỏ sót, đặc biệt nếu người đó chỉ tăng cân nhẹ. Chỉ đo cân nặng khiến chúng ta yên tâm và bỏ qua những hậu quả về sức khỏe của việc không ngủ đủ giấc.


Vị chuyên gia khuyến cáo cần quan tâm tác động tiềm ẩn của thói quen thiếu ngủ và tích mỡ nội tạng trong nhiều năm. Để giảm mỡ nội tạng, TS Somers khuyến cáo những người bị khó ngủ, thiếu ngủ nên tăng cường tập thể dục, ăn thực phẩm lành mạnh.


Chất béo là nhóm chất quan trọng, tham gia xây dựng cấu trúc của cơ thể. Vai trò lớn nhất của chất béo là dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ bắp và các hoạt động sống. Điều đó không đồng nghĩa chúng ta nên ăn mọi loại chất béo.


Người thiếu ngủ bị tích mỡ nội tạng nhiều hơn nhưng ngay cả khi điều chỉnh, ngủ đủ giấc, tình trạng mỡ nội tạng rất khó cải thiện. Ảnh: iStock.


Trong cơ thể chúng ta, khoảng 90% chất béo nằm ở dưới da. 10% còn lại được gọi là mỡ nội tạng hay mỡ trong bụng mà bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó bao quanh ruột, gan, nằm ở lớp đệm dưới cơ bụng. Khi dư thừa mỡ nội tạng, bụng của bạn có xu hướng dày, cứng hơn và gây ra tình trạng bụng bia. Chất béo chuyển hóa là loại không lành mạnh nhất, dẫn tới béo bụng, gây tăng cân. Ngoài ra, nó cũng có thể khiến bạn mắc một số bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, ung thư…


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mỡ máu, đau tim, đột quỵ. Chất béo chuyển hóa có thể được tìm thấy trong đồ chế biến sẵn, đóng hộp, nướng, chiên, bơ thực vật, thức ăn nhanh, pizza, bánh ngọt, bánh nướng…


Để giảm mỡ bụng, bạn cần cắt giảm các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo chuyển hóa cao. Chúng ta nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ, rau củ quả.


WHO khuyến cáo người dân chỉ tiêu thụ chất béo chuyển hóa dưới 1% lượng calo cần thiết mỗi bữa ăn để phòng bệnh tim mạch. Nếu nhu cầu năng lượng của người trưởng thành là 2.000 kcal mỗi ngày, chất béo chuyển hóa nên dưới 20 kcal (khoảng 2 g).

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công nha.


Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

Việt Nam 7 Nhóm bệnh Xương Khớp phổ biến nhất

 Top 7 căn bệnh xương khớp phổ biến ở người Việt Nam

Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở người ở độ tuổi khoảng 45 trở lên. Tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, khiêng vác nặng, sai tư thế là những nguyên nhân gây bệnh lý xương khớp thường gặp. Dưới đây là top 7 bệnh xương khớp phổ biến ở người Việt Nam.

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, có phản ứng viêm và giảm dịch khớp. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp chủ yếu do tuổi cao, bên cạnh đó còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao...

Những triệu chứng của thoái hóa khớp gồm:

  • Đau nhức quanh khớp: ở những vùng xung quanh khớp bị thoái hóa thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ, lúc đầu người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau sẽ giảm nhưng khi bệnh trở nặng thì cơn đau kéo dài và đau dữ dội hơn.
  • Cứng khớp: Cứng khớp buổi sáng là một triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân thoái hóa khớp. Biểu hiện rõ nhất khi bệnh nhân ngủ dậy, khó cử động các khớp bị thoái hóa, đau, sau khoảng 30 phút mới có thể bình thường trở lại.
  • Khớp bị biến dạng: có thể vùng khớp thoái hóa sẽ bị sưng to lên hoặc các cơ sẽ bị teo nhỏ lại.
  • Hạn chế các hoạt động: các hoạt động trong đời sống hàng ngày bị hạn chế như cúi đầu sát đất, quay cổ ra sau.

Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp như:

  • Điều trị không dùng thuốc: bệnh nhân được hướng dẫn giảm cân nếu bị thừa cân, hướng dẫn phương pháp tập luyện chống thoái hóa khớp gối hiệu quả; điều trị vật lý trị liệu để giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp, tránh cho khớp gối tổn thương không bị quá tải.
  • Điều trị dùng thuốc: thuốc chống viêm giảm đau (đường uống, bôi tại chỗ, tiêm vào trong khớp gối), các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerein, piascledine,...).
  • Điều trị phẫu thuật: Điều trị dưới nội soi khớp (Cắt lọc, bào, rửa khớp), khoan kích thích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp.

2. Viêm khớp dạng thấp

Việt Nam 7 Nhóm bệnh Xương Khớp phổ biến nhất
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp mà viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.


Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng các triệu chứng có nhiều khả năng thuyên giảm khi điều trị bắt đầu sớm với các thuốc được gọi là DMARDs (disease-modifying antirheumatic drugs).


3. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên, bị tai nạn, chấn thương cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

4. Bệnh gai cột sống

Gai cột sống là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau.


Phần lớn bệnh nhân thường không cảm thấy bất cứ triệu chứng gì trong thời gian đầu. Tuy nhiên khi bệnh bắt đầu trở nặng, gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện.

Một số triệu chứng của gai cột sống là:

  • Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.
  • Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, cảm giác đau ở lưng, dọc xuống hai chân.
  • Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.

Việt Nam 7 Nhóm bệnh Xương Khớp phổ biến nhất
Khi bệnh bắt đầu trở nặng, gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện

5. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là cụm từ mô tả tình trạng đau lan từ mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Các nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa gồm có:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, khối lồi ra của đĩa đệm làm đè ép vào dây thần kinh tọa gây đau.
  • Thoái hoá cột sống thắt lưng: Thoái hoá gây ra gai xương xâm lấn vào lỗ liên đốt cột sống, là nơi dây thần kinh tọa thoát ra khỏi cột sống, gai xương đủ lớn sẽ tác động tới dây thần kinh tọa mà gây đau. Đôi khi thoái hoá làm hẹp ống sống cũng là nguyên nhân gây đau.
  • Trượt đốt sống: Khi trượt đốt sống sẽ làm hẹp lỗ liên đốt cột sống gây tác động vào thần kinh tọa gây đau.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa còn do chấn thương, viêm...

6. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống bắt đầu từ sau tuổi 30, tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhanh. Thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp, trong đó tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng hàng đầu. Trong hệ thống cột sống có 3 vùng thường xảy ra thoái hóa và tùy thuộc vào từng vị trí mà có những triệu chứng thoái hóa cột sống khác nhau:

  • Thoái hóa cột sống cổ: bệnh nhân bị thoái hóa vùng cổ sẽ có những triệu chứng như đau ê ẩm vùng cổ (vùng sau gáy), đau nhức sang vùng bả vai, có thể lan sang cánh tay. Thậm chí, những người bị nặng có thể bị tê bì xuống đốt ngón tay hoặc đau lan lên đỉnh đầu, ù tai, tức hốc mắt...
  • Thoái hóa cột sống lưng: biểu hiện thường gặp là đau nhức thường xuyên vùng thắt lưng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể bị tê bì dọc từ mông xuống chân, thậm chí còn đau nhức cả bàn chân.
  • Thoái hóa cột sống ngang ngực: ít gặp hơn 2 trường hợp trên, bệnh nhân thường có biểu hiện đau ngang lưng, đau kéo ra trước ngực, thậm chí gây tức ngực khó thở.

7. Loãng xương

Việt Nam 7 Nhóm bệnh Xương Khớp phổ biến nhất

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Nguyên nhân gây loãng xương có thể là do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc... Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 - 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 - 10 năm sau khi mãn kinh.


Bệnh xương khớp là một trong các bệnh phổ biến của người Việt Nam và gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống người bệnh, nhất là người trong độ tuổi trung niên, người già, người có sức đề kháng kém. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh xương khớp đều có thể phát hiện và đoán từ rất sớm, vì thế việc thăm khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất cần thiết.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.


Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022