tháng 12 2021 tháng 12 2021 | Thuốc Trị Hôi Nách Tấn Khang

Browsing "Older Posts"

Bệnh xương khớp ở trẻ em nên cảnh giác

 Cảnh giác bệnh xương khớp ở trẻ em.


Đau khớp, nhức tay chân thoáng qua là biểu hiện bình thường ở những trẻ hoạt động, chạy nhảy nhiều hoặc do té ngã. Tuy nhiên, trường hợp trẻ đau nhức xương khớp tái diễn, kéo dài dai dẳng hoặc khiến trẻ vận động hạn chế thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ đề được chẩn đoán chính xác các bệnh xương khớp ở trẻ em. Vậy các bệnh về xương khớp ở trẻ em là gì, nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào?


1. Các bệnh xương khớp ở trẻ em.

Bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trẻ có thể đau mỏi xương khớp lành tính ở nhóm tuổi đang phát triển mạnh về thể chất, cho đến bệnh viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, lao xương khớp hoặc viêm khớp sau chấn thương...


Ngoài ra, các bệnh xương khớp ở trẻ em có thể là mãn tính liên quan đến rối loạn miễn dịch hoặc dấu hiệu khởi phát bạch cầu cấp... Một trong những bệnh về xương khớp ở trẻ em mãn tính hay gặp là viêm khớp tự phát thiếu niên. Đây là bệnh lý thuộc nhóm các bệnh tự miễn khi tình trạng viêm khớp mãn tính kéo dài tối thiểu 6 tuần và đa số trẻ khởi phát triệu chứng trước 16 tuổi. Viêm khớp tự phát thiếu niên thường xảy ra sau khi trẻ nhiễm virus hoặc vi khuẩn (như Chlamydia mycoplasma, Streptococcus, Salmonella và Shigella).


Bệnh xương khớp ở trẻ em này không phải hiếm, tuy nhiên không nhiều cha mẹ nhận biết được dấu hiệu bệnh nên đa số bé thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Nhiều trẻ trước khi đến khám tại bệnh viện chuyên khoa đã chữa trị thời gian dài ở nhiều nơi khác nhau nhưng không khỏi. Việc chậm trễ này khiến bệnh tiến triển nặng, có thể khớp đã biến dạng hoặc có nhiều biến chứng khác làm suy giảm chất lượng cuộc sống sau này của bé.

Bệnh xương khớp ở trẻ em nên cảnh giácĐưa con đến gặp bác sĩ đề được chẩn đoán chính xác các bệnh xương khớp ở trẻ em.

2. Triệu chứng bệnh xương khớp ở trẻ em.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh xương khớp ở trẻ em bao gồm:

  • Triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau cơ toàn thân...;
  • Một số trẻ xuất hiện các nốt ban đỏ ở trên thân mình, gốc chi nhưng đa số chúng biến mất rất nhanh;
  • Các triệu chứng viêm khớp có thể khởi phát ngay từ đầu hoặc sau vài ngày của biểu hiện toàn thân: Các khớp sưng đau nhiều như ở cổ tay, gối, háng, mắt cá chân...

Ở trẻ lớn, bệnh xương khớp ở trẻ em thường là thể viêm ít khớp, hay gặp ở các khớp lớn như khớp gối, khuỷu tay, khớp háng, nhưng một số trường hợp đặc biệt có thể viêm khớp thái dương hàm hoặc khớp cổ. Triệu chứng bệnh bao gồm sưng, phù nề khớp, sờ cảm giác ấm nhưng đa số không đỏ và ít đau. Khi phần sụn khớp đã bị dính và xơ cứng thì khớp đó trở nên cứng, vận động sẽ hạn chế hơn, đôi khi xuất hiện tình trạng teo cơ.


Bên cạnh đó, bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em không chỉ biểu hiện triệu chứng tại khớp mà trẻ có thể sốt rất cao, phát ban, hạch vùng to, hoặc đôi khi viêm thanh mạc hoặc viêm màng phổi.


Các bệnh xương khớp ở trẻ em, đặc biệt là bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên có thể phân chia thành 3 thể khác nhau:

  • Thể viêm ít khớp: Tổn thương viêm khớp giới hạn tối đa 5 khớp, đa phần là các khớp lớn như vai, khuỷu, gối;
  • Thể viêm đa khớp: viêm từ 5 khớp trở lên, hay gặp viêm ở các khớp nhỏ của bàn tay, bàn chân và đôi khi kèm theo viêm ở các khớp lớn;
  • Thể viêm khớp hệ thống: Bên cạnh tình trạng viêm khớp còn biểu hiện tổn thương nhiều cơ quan khác, trẻ sốt cao dao động, mệt mỏi, đau mỏi cơ toàn thân và không đáp ứng với Aspirin liều thông thường.

Bệnh xương khớp ở trẻ em nên cảnh giác
Sử dụng thuốc điều trị bệnh xương khớp ở trẻ em.

3. Cần làm gì khi trẻ mắc các bệnh xương khớp?

Các bệnh về xương khớp ở trẻ em đòi hỏi quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời từ các bác sĩ chuyên khoa. Các bệnh xương khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng, đặc biệt là các thể bệnh nặng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ sau này. Mục đích điều trị bệnh xương khớp ở trẻ em bao gồm kiểm soát tiến triển bệnh càng sớm càng tốt, hạn chế tối đa các tổn thương phá hủy và biến dạng khớp.


Trong đó, các biện pháp điều trị bao gồm vật lý trị liệu, sử dụng thuốc và đôi khi là điều trị ngoại khoa.

  • Vật lý trị liệu: Mục tiêu của biện pháp này là duy trì tối đa tầm vận động khớp của trẻ, hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ cứng hoặc dính khớp. Các biện pháp vật lý trị liệu hay được áp dụng bao gồm sử dụng sóng ngắn, tia hồng ngoại, tắm suối khoáng hoặc cho trẻ tập các bài tập phục hồi chức năng vận động khớp... Tuy nhiên, khi khớp viêm khiến trẻ đau nhiều thì yêu cầu phải bất động khớp, không thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu. Thời gian này cần giữ tư thế khớp sao cho duy trì biên độ vận động cao nhất. Khuyến khích trẻ mắc các bệnh xương khớp duy trì các hoạt động hằng ngày, vẫn học tập bình thường như những trẻ khác. Tuy nhiên, khi viêm khớp tiến triển cần cho bé nghỉ ngơi nhiều kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp và duy trì giấc ngủ đầy đủ;
  • Sử dụng thuốc: Bao gồm Aspirin hoặc các kháng viêm không steroid khác (như ibuprofen, naproxen) với mục đích giảm sưng đau khớp. Nếu các thuốc giảm đau thông thường không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch mạnh như Corticosteroid, Hydroxychloroquine hoặc Methotrexat;
  • Điều trị ngoại khoa: Trường hợp mắc bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em nghiêm trọng có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp hoặc chỉnh hình các cơ bị biến dạng;

Lưu ý: Khi các bệnh về xương khớp ở trẻ em được điều trị và hồi phục thì cần đi khám mắt thường xuyên để phát hiện bệnh lý viêm mống mắt.


Các bệnh về xương khớp ở trẻ em thường có tiên lượng rất tốt. Hầu hết các trường hợp đều khỏi bệnh trong vòng một vài năm nếu được điều trị thích hợp và không để lại bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh xương khớp ở trẻ em tiếp tục phát triển thành một dạng viêm khớp ở người lớn.


Bệnh xương khớp ở trẻ em mãn tính, không được điều trị có thể để lại nhiều di chứng, thậm chí khiến trẻ tàn phế. Do đó, khi phát hiện bé sưng đau các khớp kéo dài trên 6 tuần, hay sốt, mệt mỏi, đau cơ toàn thân và kém đáp ứng với aspirin liều thông thường thì cần đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, điều trị thích hợp.


Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0344.533.134 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Công dụng chữa bệnh của cây dược liệu Hồng Hoa

 Tác dụng của cây hồng hoa dược liệu.


Hồng hoa dược liệu được xem là loại thảo dược quý hiếm, cây hồng hoa thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc đông y có rất nhiều tác dụng như trị đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau tức ngực, ứ huyết thông kinh ở phái nữ.


1. Cây hồng hoa.

Hồng hoa còn hay gọi với tên khác như là đỗ hồng hoa, hồng lam hoa, hồng hoa thái, kết hồng hoa, mạt trích hoa...Có tên khoa học là Carthamus tinctorius L.


Cây có kích thước nhỏ, cao khoảng chừng 0,6 – 1m, có thể đến 1,5 m. Hoa hồng hoa mọc ở ngọn thân, bao ngoài là lá, mép có gai, những lá bên trong nhỏ hơn hình trứng, hoa màu đỏ thẫm nằm dính trên đế hoa dẹt; bao hoa hình ống dạng sợi, đỉnh có 5 thùy, nhị 5, đính ở họng của bao hoa thành ống bao quanh nhụy, mào lông không thấy có. Quả nhỏ, không quá to, hình trứng, dài 5-8 mm, rộng 4-5 mm ở đỉnh có 4 cạnh lồi. Mùa hoa : tháng 6-8; mùa quả vào tháng 9-10.


2. Nơi phân bố chủ yếu của hồng hoa.

Khoảng 35 loài trên thế giới, phân bố rộng khắp châu Á, châu Phi và vùng Địa Trung Hải của châu Âu. Ở nước ta, hồng hoa dược liệu được trồng nhiều ở Lào Cai, Hà giang, và một số vùng lân cận Hà nội và đều có kết quả tốt.


Hồng hoa được trồng bằng hạt, phát triển tốt với khí hậu xuân – hè ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Hồng hoa ưa đất cát, màu mỡ, thoát nước tốt. Đất cần bừa kỹ, nát vụn, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 20 – 25 cm, mặt luống rộng 70 hoặc 100cm trước khi trồng hồng hoa.

Công dụng chữa bệnh của cây dược liệu Hồng HoaHình ảnh dược liệu hồng hoa.

3. Thành phần hóa học.

Hoa hồng hoa chứa carthamin trong đó aglycon gồm 2 đơn vị carthamin và isocart hamidin. Ngoài carthamin còn có sắc tố màu vàng như là safflor yellow A, sailor yellow B và salomon A.


Hạt chứa serotonin, N-feruloyl tryptamine và N – (p.coumaroyl) – tryptarnin. Ngoài ra, hạt còn có luteolin, hồng hoa còn có polysaccharide và rất nhiều chất khác.


4. Tác dụng của cây hồng hoa.

Tác dụng của hồng hoa là chủ yếu được dùng chữa ùn ứ kinh, đau kinh, ứ máu sau đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng. Đôi khi hồng hoa được sử dụng để uống cho ra thai đã chết trong bụng. Trong đó, dược liệu còn có tác dụng thanh nhiệt, ra mồ hôi, và được dùng trong bệnh viêm phổi, viêm dạ dày khi kết hợp với các vị thuốc khác.


Cây hồng hoa còn dùng để làm thuốc nhuộm màu vàng đỏ và để nhuộm màu thực phẩm. Phụ nữ có thai không nên sử dụng hồng hoa. Dịch ép từ quả được dùng xoa ngoài da chữa thấp khớp. Ngoài ra cây còn được dùng để điều trị sởi, bệnh tinh hồng nhiệt.


Chữa một số bệnh khác như là chữa viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng teo cơ, dính cứng khớp, sỏi đường tiết niệu, chữa chàm, phòng chống nổi ban, sởi,...) khi kết hợp với các dược liệu khác.

Công dụng chữa bệnh của cây dược liệu Hồng HoaDược liệu hồng hoa được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý.

5. Một số bài thuốc có hồng hoa dược liệu.

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc có hồng hoa chữa bệnh hiệu quả dưới đây:


Loại bỏ thai lưu trong bụng: Hồng hoa đun với rượu xong uống. Hoặc kết hợp hồng hoa cùng rễ cây gấc, cỏ nụ áo, vỏ cây vông đồng, lá đào, sắc nước rồi chế thêm đồng tiện.

Chữa huyết vận lên tim: Hồng hoa 40g, sắc cùng rượu và đồng tiện.

Dưỡng huyết: Hồng hoa cân 2g, sắc uống.

Ứ máu, thông kinh: Hồng hoa 6 – 8g, sắc hoặc ngâm rượu để dùng.

Chữa đau bụng với phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ tắc kinh lâu ngày: Hồng hoa, tô mộc, nghệ đen, đều 8g sắc, rồi cho thêm một chén rượu.

Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, không được tự ý sử dụng, việc kết hợp các dược liệu phải được sự đồng ý từ bác sĩ đông y để đạt được hiệu quả trị bệnh hiệu quả nhất


Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0989.675.179 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. 

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.


Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021